Thứ nhất, NTD sử dụng dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Theo phân tích ở trên, có thể nói mối quan hệ giữa NTD sử dụng dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa và NHTM là quan hệ hợp đồng dân sự. Do đó, để trở thành chủ thể hợp đồng này thì cá nhân, tổ chức phải đáp ứng các điều kiện của hợp đồng dân sự. Điều 117 Bộ luật dân sự (BLDS) 2015 quy định: “Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập”. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự. [Điều 16] và Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau. Năng lực dân sự của cá nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp do pháp luật quy định. Như vậy, yếu tố năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là điều đương nhiên và sẵn có. Tuy nhiên, để tham gia được vào quan hệ hợp đồng, cá nhân còn phải có năng lực hành vi dân sự. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân được BLDS quy định theo các tiêu chí khác nhau phụ thuộc vào độ tuổi và khả năng nhận thức trong các Điều 19, 20, 21, 22, 23, 24 BLDS 2015. Căn cứ vào đó, văn bản pháp quy lĩnh vực ngân hàng đã quy định về chủ thể được phép thực hiện các giao dịch liên quan đến dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa. Theo Điều 16 Thông tư 19/2016/TT-NHNN quy định chủ thẻ:
“1. Đối với chủ thẻ chính là cá nhân:
a) Người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật được sử dụng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước;
b) Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự, có tài sản riêng đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trong việc sử dụng thẻ được sử dụng thẻ ghi nợ không được thấu chi, thẻ trả trước.”
2. Đối với chủ thẻ chính là tổ chức: Các tổ chức được thành lập, hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam, bao gồm: pháp nhân, doanh nghiệp tư nhân được sử dụng các loại thẻ. Chủ thẻ là tổ chức được ủy quyền bằng văn bản cho cá nhân sử dụng thẻ của tổ chức hoặc cho phép cá nhân sử dụng thẻ phụ theo quy định tại Thông tư này.
3. Đối với chủ thẻ phụ:
Chủ thẻ phụ được sử dụng thẻ theo chỉ định cụ thể của chủ thẻ chính nhưng chỉ trong phạm vi quy định sau đây:
a) Người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật được sử dụng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước;
b) Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự được người đại diện theo pháp luật của người đó đồng ý bằng văn bản về việc sử dụng thẻ được sử dụng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước;
Có thể bạn quan tâm!
- Pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sử dụng dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa tại Ngân hàng thương mại ở Việt Nam - 1
- Pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sử dụng dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa tại Ngân hàng thương mại ở Việt Nam - 2
- Đặc Điểm Pháp Luật Về Bảo Vệ Ntd Sử Dụng Dịch Vụ Thẻ Ghi Nợ Nội Địa Tại Nhtm Ở Việt Nam.
- Chương 2: Thực Trạng Pháp Luật Về Bảo Vệ Quyền Lợi Người Tiêu Dùng Sử Dụng Dịch Vụ Thẻ Tại Nhtm Ở Việt Nam
- Nhân Viên, Người Quản Lý, Người Điều Hành Của Tổ Chức Tín Dụng, Chi Nhánh Ngân Hàng Nước Ngoài Không Được Tiết Lộ Bí Mật Kinh Doanh Của Tổ Chức
Xem toàn bộ 81 trang tài liệu này.
c) Người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự được người đại diện theo pháp luật của người đó đồng ý bằng văn bản về việc sử dụng thẻ được sử dụng thẻ ghi nợ không được thấu chi, thẻ trả trước.”
Như vậy, theo các quy định này thì chủ thẻ chính sẽ là người bị ràng buộc các điều kiện khắt khe hơn chủ thẻ phụ do chủ thẻ chính là người giao dịch trực tiếp với ngân hàng và với những người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện cũng đã có thể trở thành chủ thể sử dụng dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa không có thấu chi. Còn nếu muốn mở tài khoản ghi nợ nội địa đầy đủ có thêm thấu chi thì bắt buộc phải là người từ đủ 18 tuổi đáp ứng các điều kiện nêu ra. Thêm nữa, do phân tích ở trên, NTD được hiểu ở đây có cả cá nhân và pháp nhân nên pháp nhân cũng hoàn toàn có thể tham gia giao dịch thẻ thông qua người đại diện của mình, người đại diện cho pháp nhân sẽ tham gia giao dịch thẻ giống với quy định đối với cá nhân.
Thứ hai, NTD là bên yếu thế trong quan hệ phát hành, sử dụng thẻ ATM tại NHTM do sự hạn chế về thông tin, về kiến thức chuyên môn, về khả năng đàm phán hợp đồng cũng như khả năng tự bảo vệ mình. NTD các dịch vụ tài chính nói chung và dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa nói riêng nhìn chung có mức độ hiểu biết về các sản phẩm tài chính thấp. Trong vòng một thập kỷ vừa qua, tất cả các nền kinh tế đang trên đà phát triển trong khu vực và trên thế giới đều có những bước tiến vượt bậc trong việc tạo dựng và phát triển các khu vực tài chính của mình. Sự mở cửa của các nền kinh tế cho các công ty đa quốc gia được tự do vào hoạt động, mức độ cạnh tranh ngày càng gia tăng giữa các tổ chức tín dụng như ngân hàng, bảo hiểm,
các quỹ đầu tư tương hỗ,...và sự phát triển của công nghệ và cơ sở hạ tầng, đã dẫn đến sự ra đời của các sản phẩm tài chính ngày càng phức hợp dành cho công chúng. Tuy nhiên, công chúng tại các nền kinh tế chuyển đổi và đang phát triển như Việt Nam lại không có được một lịch sử lâu dài trong việc làm quen với các sản phẩm tài chính phức tạp, tinh vi. Ví dụ, việc sử dụng thẻ ATM để rút tiền từ các máy rút tiền tự động, hay sử dụng thẻ tín dụng trong thanh toán vẫn còn xa lạ với đại bộ phận dân chúng, đặc biệt tại khu vực ngoại ô, nông thôn hoặc cả các thị xã, thị trấn. Mức tăng hiểu biết về tài chính, do đó, chậm hơn rất nhiều so với tốc độ phát triển của những kênh đầu tư, hoặc các sản phẩm tín dụng được chào bán trên thị trường, dẫn đến khoảng cách ngày càng gia tăng giữa sự phức hợp của các sản phẩm tài chính và khả năng của NTD có thể hiểu biết tường tận những sản phẩm mà họ đang mua. Đặc biệt tại các nước có mức thu nhập thấp, với những NTD lần đầu tiên đến với các sản phẩm tài chính, khoa học công nghệ cũng có tác động thay đổi đáng kể đối với những sự bảo vệ mà NTD cần có trong các giao dịch tài chính. Như vậy, vô hình chung, NTD đã ở một bên yếu thế hơn, không chủ động được thông tin trong quan hệ giao dịch thẻ với bên tổ chức phát hành là các NHTM với sự hiểu biết và chủ động về sản phẩm tài chính cao.
Thứ ba, dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa mang đến cho NTD rất nhiều lợi ích tuy nhiên bên cạnh đó cũng là những rủi ro rất lớn. Không thể chối cãi rằng với một chiếc thẻ ATM, NTD sử dụng rất nhanh, gọn và tiện lợi trong việc cất giữ tiền và thanh toán do thẻ ATM ngày càng được chấp nhận tại nhiều điểm thanh toán. Ngoài ra thẻ thanh toán cũng rất dễ dàng cho việc quản lý chi tiêu và an toàn với các nghiệp vụ khoá thẻ hoặc huỷ thẻ khi có báo mất. Tuy nhiên, điểm yếu lớn nhất của thẻ ATM cũng chính là thứ mang lại rủi ro lớn nhất cho NTD chính là rủi ro về thông tin. Thẻ được tích hợp chip EMW có độ bảo mật rất cao, nhưng với tội phạm công nghệ cao đang ngày càng phức tạp và tinh vi như hiện nay, thông tin của chủ thẻ bị rủi ro đánh cắp là rất lớn, đơn cử như hàng loạt vụ mất tiền trong tài khoản ngân hàng không rõ nguyên nhân như báo chí đưa tin rầm rộ thời gian gần đây. Ngoài ra, rủi ro về phí và lãi suất cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi của NTD. Phần lớn NTD khi sử dụng dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa không hoặc rất ít quan tâm đến biểu phí cũng như quy định sử dụng thẻ do tổ chức phát hành đưa ra một
phần do những quy định chưa rõ ràng hoặc chi phí quá nhỏ đã tạo tâm lý chủ quan nơi NTD, đến khi mức phí hoặc lãi suất phình to đến mức gây bất ngờ và cần can thiệp thì có thể đã gây ra thiệt hại rất lớn rồi.
1.2. Sự cần thiết phải bảo vệ quyền lợi NTD sử dụng dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa tại NHTM ở Việt Nam.
Hiện nay bảo vệ quyền lợi NTD đã ngày càng được quan tâm nhưng quyền lợi của NTD dịch vụ tài chính nói chung và quyền lợi của NTD dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa tại NHTM nói riêng vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Nhìn vào một số vụ việc mới đây như vụ việc ngân hàng tự ý thu phí thường niên, 1 chiếc thẻ ATM “cõng” trên mình 25 loại phí, mất tiền trong tài khoản qua giao dịch thẻ, xâm phạm việc bảo mật thông tin cá nhân, giải quyết khiếu nại và tranh chấp chưa hợp lý… , số lượng các vụ khiếu nại liên quan đến lĩnh vực tài chính ngân hàng không ngừng tăng lên có thể thấy được rằng rất cấp thiết phải có một cơ chế bảo vệ quyền lợi NTD sử dụng dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa một cách triệt để và an toàn hơn. Có thể thấy rằng quyền lợi NTD đã bị vi phạm nhưng NTD rất khó tự bảo vệ mình vì pháp luật bảo vệ NTD trong lĩnh vực ngân hàng của Việt Nam vẫn còn quá chung chung và đơn giản, và việc thực thi luật bảo vệ NTD vẫn còn chưa hiệu quả.
Ngoài ra, mức độ phát triển và văn minh của một quốc gia không chỉ được đánh giá bằng tốc độ tăng trưởng của GDP, của thu nhập bình quân đầu người mà còn phụ thuộc vào giá trị công bằng và khả năng thực thi của pháp luật. Một nền pháp chế văn minh phải ưu tiên bảo vệ kẻ yếu. [20] Có lẽ vì thế, pháp luật về quyền của người tiêu dùng luôn là một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống pháp luật thương mại của các quốc gia phát triển và đã trở thành vấn đề pháp lý quốc tế. Vì vậy, xây dựng cơ chế bảo vệ quyền lợi NTD sử dụng dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa mạnh hơn cũng là việc cần thiết để bảo vệ quyền lợi NTD nhằm đảm bảo và thực hiện quyền con người và để phù hợp với thông lệ quốc tế và khung chung của Liên Hợp Quốc về bảo vệ quyền con người trong kinh doanh. Hơn nữa, vấn đề quyền con người ở Việt Nam đã trở thành mục tiêu đạt tới của các chính sách phát triển đất nước. Các quan điểm của Đảng và chính sách phát triển của Nhà nước đều nhằm thực hiện mục tiêu cuối cùng là thực hiện trên thực tế các quyền của con người về
dân sự, kinh tế, chính trị, xã hội và văn hoá. Cụ thể tại Điều 14 Hiến pháp năm 1992 sửa đổi bổ sung năm 2013 quy định: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”. Vì vậy, việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ quyền của người sử dụng dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa góp phần thực hiện quyền con người thực tế. Bởi lẽ các quyền của người sử dụng dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa tại NHTM như quyền được an toàn, quyền được thông tin, quyền được lựa chọn…là các biểu hiện cụ thể của quyền con người trên lĩnh vực kinh tế và xã hội. Một quốc gia không được đánh giá là đảm bảo quyền con người nếu trong giao dịch với NH, NTD không được cung cấp đầy đủ thông tin về các dịch vụ tài chính, không được đảm bảo an toàn khi mở và sử dụng thẻ… [17]
1.3. Các quyền lợi của NTD sử dụng dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa tại NHTM ở Việt Nam.
Theo từ điển Tiếng Việt thì quyền lợi được hiểu là lợi ích được hưởng mà người khác không được xâm phạm đến. Như vậy, trong quá trình thực hiện giao dịch thẻ tại NHTM, thì chủ thẻ luôn có những lợi ích nhất định mà họ được hưởng và ngân hàng không được phép xâm phạm. Dưới góc độ lý luận, chủ thẻ được coi là NTD trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, nên chủ thẻ cũng có những quyền cơ bản của một NTD.
Theo nghị quyết số 39/248 ngày 9/4/1985 của Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua “Bản hướng dẫn bảo vệ NTD”, thì NTD có tám quyền sau: Quyền được thoả mãn những nhu cầu cơ bản; quyền được an toàn; quyền được cung cấp thông tin; quyền được lựa chọn; quyền được đại diện; quyền được khiếu nại và bồi thường thiệt hại; quyền được giáo dục về tiêu dùng và quyền được sống trong môi trường trong lành. [15]
Tám quyền trên là các quyền cơ bản nhất của NTD, trong mỗi lĩnh vực tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ khác nhau, quyền của NTD có thể có những điểm khác biệt. Tuy vậy, điểm khác biệt chỉ là quyền nào thể hiện sâu sắc hơn. Lĩnh vực tài chính
ngân hàng là lĩnh vực kinh doanh đặc biệt, người sử dụng dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa tại NHTM – NTD đặc biệt có những quyền chủ yếu sau:
(i) Một là, quyền được an toàn: người sử dụng dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa phải được bảo đảm an toàn về số tiền trong tài khoản cũng như tính mạng, sức khỏe, bảo mật thông tin cá nhân, quyền, lợi ích hợp pháp khác khi tham gia giao dịch thẻ do tổ chức phát hành hoặc chấp nhận thanh toán cung cấp.
(ii) Hai là, quyền được cung cấp thông tin: chủ thẻ được quyền có các số liệu cần thiết như biểu phí, lãi suất, việc thay đổi hợp đồng…để trên cơ sở đó lựa chọn việc thực hiện giao dịch của mình.
(iii) Ba là, quyền được chọn lựa: NTD được tự do lựa chọn sản phẩm cũng như ngân hàng phát hành phù hợp với yêu cầu và điều kiện của mình.
(iv) Bốn là, quyền được khiếu nại và bồi thường thiệt hại: chủ thẻ được quyền khiếu nại với NHTM đã gây ra thiệt hại cho mình và được thực hiện việc đền bù một cách hữu hiệu.
(v) Năm là, quyền được giáo dục về tiêu dùng: NTD có quyền được giáo dục về lựa chọn và sử dụng dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa cho phù hợp với yêu cầu bản thân, giáo dục về quyền và nghĩa vụ của mình trong quan hệ chủ thẻ - tổ chức phát hành…
(vi) Sáu là, quyền được đại diện: NTD có quyền được đưa ra ý kiến với đại diện của mình trong việc hoạch định chính sách của Chính phủ, được phép tự do thành lập các nhóm hay các tổ chức NTD thích hợp và tạo điều kiện cho các tổ chức đó trình bày quan điểm của mình trong các quá trình ra quyết định có ảnh hưởng đến họ.
Trong pháp luật Việt Nam, xem xét trong hệ thống pháp luật hiện hành, thật sự đã thấy có được sự kế thừa và phát triển các quyền nêu trên trong các văn bản pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD, cụ thể như quy định về quyền của NTD tại Điều 8 Luật bảo vệ NTD 2010.
1. Được bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác khi tham gia giao dịch, sử dụng hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp.
2. Được cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; nội dung giao dịch hàng hóa, dịch vụ; nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa; được cung cấp hóa đơn, chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch và thông tin cần thiết khác về hàng hóa, dịch vụ mà NTD đã mua, sử dụng.
3. Lựa chọn hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo nhu cầu, điều kiện thực tế của mình; quyết định tham gia hoặc không tham gia giao dịch và các nội dung thỏa thuận khi tham gia giao dịch với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
4. Góp ý kiến với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ về giá cả, chất lượng hàng hóa, dịch vụ, phong cách phục vụ, phương thức giao dịch và nội dung khác liên quan đến giao dịch giữa NTD và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
5. Tham gia xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD.
6. Yêu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng hóa, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng, giá cả hoặc nội dung khác mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đã công bố, niêm yết, quảng cáo hoặc cam kết.
7. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
8. Được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn kiến thức về tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ.”
Các quy định trên tuy cách diễn đạt khác nhau nhưng về bản chất cũng thể hiện sáu quyền chủ yếu mà NTD dịch vụ tài chính nói chung và NTD sử dụng dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa tại NHTM nói riêng.
1.4. Pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD sử dụng dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa tại NHTM ở Việt Nam.
1.4.1. Khái niệm pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD sử dụng dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa tại NHTM ở Việt Nam.
Có thể thấy các quan hệ giữa NTD và nhà cung cấp hàng hóa dịch vụ là các quan hệ tư và bản thân NTD cũng là một bên trong quan hệ hợp đồng đó. Tuy nhiên, do có đặc điểm về sự khác biệt giữa vị thế của người cung cấp và NTD trong quan hệ này, cụ thể là NTD luôn ở thế yếu hơn, thiếu thông tin hơn, ít chuyên nghiệp hơn, nên cần thiết phải có sự can thiệp nhất định của nhà nước vào quan hệ này để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của bên yếu thế. Do vậy cần xác định phạm vi các loại quan hệ tư này sẽ được điều chỉnh bởi pháp luật bảo vệ NTD, cụ thể là pháp luật bảo vệ NTD sẽ can thiệp vào những quan hệ tư nào, còn những quan hệ nào sẽ được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật tư khác.
Hiện nay, trên thế giới có hai phương pháp chủ đạo mà thông qua đó Nhà nước có thể bảo vệ lợi ích của NTD:
(i) Xây dựng một hệ thống pháp lý trong đó quy định trách nhiệm pháp lý đối với các bên sau khi đã xảy ra vi phạm;
(ii) Hoặc xây dựng một hệ thống pháp lý điều chỉnh, ngăn chặn trước các hành vi vi phạm để giảm thiểu vi phạm.[14]
Với phương pháp thứ nhất, các bên liên quan phải bồi thường thiệt hại sau khi xảy ra thiệt hại thực sự. Theo cách này, các cơ quan phân xử, trong đại đa số các trường hợp là các toà án, bao gồm cả các toà chuyên biệt, sẽ quyết định mức độ bồi thường thiệt hại, căn cứ trên bản chất và thực tế vụ việc. Các bên liên quan sẽ phải chịu bồi thường thiệt hại do hành vi sai sót của họ gây ra, nhưng chỉ sau khi bên bị thiệt hại đã kiện ra toà hoặc khiếu nại đến các cơ quan chức năng có thẩm quyền khác. Hệ thống quy định liên quan đến bảo vệ NTD thường bao gồm các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, môi trường, hay sức khoẻ. Ở nhiều quốc gia trên thế giới, hệ thống quy định này do các cơ quan chức năng giám sát thực thi. Ví dụ như tại Ấn Độ, các vấn đề tiêu chuẩn do Cục Tiêu chuẩn Ấn Độ (cơ quan tồn tại song song với Vụ Các Vấn đề Tiêu dùng thuộc