Pháp luật về bảo đảm an toàn trong hoạt động cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 25

23) Thông tư 21/2012/TT-NHNN ngày 18/6/2012 về cho vay, đi vay, mua bán giấy tờ có giá giữa TCTD, chi nhánh NH nước ngoài

24) Thông tư 21/2016/TT-NHNN ngày 30/6/2016 sửa đổi Thông tư 04/2013/TT- NHNN

25) Thông tư 23/2016/TT-NHNN ngày 30/6/2016 sửa đổi Thông tư 16/2010/TT- NHNN

26) Thông tư 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 về quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn hoạt động của TCTD, chi nhánh NH nước ngoài

27) Thông tư 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 quy định về hoạt động cho vay của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài với khách hàng

28) Thông tư 44/2011/TT-NHNN ngày 29/12/2011 về hệ thống kiểm soát, kiểm toán nội bộ của TCTD, chi nhánh NH nước ngoài


(Nguồn: tác giả thống kê và sưu tầm từ cơ sở dữ liệu: thuvienphapluat.vn và các nguồn khác)

Phụ lục 3. Các nguyên tắc thanh tra giám sát hiệu quả theo Basel


STT

Nguyên tắc

Nội dung (tóm tắt)

01

Nguyên tắc 1. Trách nhiệm, mục tiêu và thẩm quyền

Trách nhiệm và mục tiêu rõ ràng trong việc giám sát ngân hàng và hệ thống (nhóm ngân hàng); khung giám sát phù hợp, xem xét tính tuân thủ pháp luật và thực hiện những sửa chữa để đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn và lành mạnh.

02

Nguyên tắc 2. Sự độc lập, trách nhiệm, nguồn lực và bảo vệ người giám sát

Độc lập về hoạt động, quy trình công khái, quản trị hiệu quả, đa dạng hóa nguồn tài chính và đủ các nguồn lựa cần thiết; khung pháp lý thanh tra giám sát bao gồm cả sự bảo vệ cơ quan (người) giám sát.

03

Nguyên tắc 3. Sự hợp tác và cộng tác

Luật pháp và quy định liên quan cung cấp một khung (khuôn khổ) cho sự hợp tác và công tác với cơ quan giám sát trong nước và nước ngoài.

04

Nguyên tắc 4. Hoạt động được phép

Các tiêu chí cấp phép cần định nghĩa rõ ràng đảm bảo cho quá trình giám sát và thuật ngữ “ngân hàng” cần được kiểm soát.

05

Nguyên tắc 5. Các tiêu chí cấp phép

Cơ quan giám sát có quyền đưa ra các tiêu chí cấp phép; quy trình cấp pháp bao gồm cả sự đánh giá cấu trúc sở hữu và quản trị ngân hàng cũng như các yếu tố khác.

06

Nguyên tắc 6. Chuyển giao cổ phần quan trọng

Cơ quan giám sát có quyền đồng ý hoặc từ chối hoặc đưa ra các điều kiện đối với yêu cầu chuyển giao sở hữu vốn cũng như sự kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp của ngân hàng đối với các bên thứ ba.

07

Nguyên tắc 7. Mua lại phần quan trọng

Cơ quan giám sát có quyền đồng ý hoặc từ chối hoặc đưa ra các điều kiện đối với các yêu cầu mua lại hoặc đầu tư bởi một ngân hàng, ngoài các tiêu chí đã nêu, nhằm đảm bảo an toàn và lành mạnh hoạt động ngân hàng.

08

Nguyên tắc 8. Tiếp cận giám sát

Hệ thống giám sát ngân hàng hiệu quả yêu cầu cơ quan giám sát duy trì và phát triển sự đánh giá dài hạn rủi ro của ngân hàng và hệ thống ngân hàng; nhận dạng, đánh giá và đo

lường rủi ro của ngân hàng và hệ thống ngân hàng; khung

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 212 trang tài liệu này.

Pháp luật về bảo đảm an toàn trong hoạt động cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 25


pháp lý nhằm can thiệp kịp thời, kế hoạch chấn chỉnh, phối hợp với các cơ quan giám sát các quốc gia.

09

Nguyên tắc 9. Công cụ và kỹ thuận giám sát

Cơ quan giám sát sử dụng những công cụ và kỹ thuật phù hợp để thực thi hoạt động giám sát, triển khai các nguồn lực giám sát.

10

Nguyên tắc 10. Báo cáo giám sát

Cơ quan giám sát lựa chọn, xem xét và phân tích các báo cáo và thống kê lấy từ các ngân hàng đơn lẻ và hợp nhất; đánh giá độc lập các báo cáo hoặc sử dụng các chuyên gia ngoài.

11

Nguyên tắc 11. Thẩm quyền xử phạt và sửa chữa của cơ quan giám sát

Cơ quan giám sát can thiệp kịp thời đối với các rủi ro,cơ quan giám sát quyết định ở mức độ đầy đủ các công cụ giám sát nhằm sửa chữa, kể cà việc thu hồi giấy phép đối với các ngân hàng.

12

Nguyên tắc 12. Giám sát hợp nhất

Một yếu tố hữu hiệu của giám sát ngân hàng là cơ quan giám sát thực hiện giám sát nhóm ngân hàng hoặc trên nền tảng hợp nhất, kiểm tra đầy đủ và áp dụng các tiêu chuẩn cần thiết đối với tất cả các nghiệp vụ ngân hàng.

13

Nguyên tắc 13. Quan hệ giữa cơ quan giám sát các nước

Cơ quan giám sát trong nước và nước ngoài cần chia sẻ

thông tin và hợp tác hiệu quả sự giám sát của nhóm các định chế ngân hàng; giải quyết có hiệu quả các tình huống khủng hoảng. Cơ quan giám sát có thể yêu cầu nghiệp vụ của các ngân hàng nước ngoài được thực hiện theo tiêu chuẩn như ngân hàng trong nước.

14

Nguyên tắc 14. Quản trị công ty

Cơ quan giám sát xác định rằng ngân hàng và nhóm ngân hàng có quy trình và chính sách quản trị công ty hiệu quả. Chính sách và quy trình này phải tương xứng với rủi ro và sự quan trọng hệ thống của ngân hàng.

15

Nguyên tắc 15. Quy trình quản trị rủi ro

Cơ quan giám sát xác định rằng ngân hàng và nhóm ngân hàng có quy trình quản trị rủi ro hiệu quả để nhận dạng, đo lường, đánh giá, giám sát, báo cáo và kiểm soát hoặc giảm thiểu tất cả các rủi ro; đánh giá đủ vốn và thanh khoản trong mối liên hệ với rủi ro, thị trường và điều kiện kinh tế vĩ mô.

16

Nguyên tắc 16. Sự đủ vốn

Cơ quan giám sát có thể đưa ra các yêu cầu về đủ vốn đối với ngân hàng nhằm chịu đựng các rủi ro trong điều kiện thị



trường và kinh tế vĩ mô. Cơ quan giám sát định nghĩa các yếu tố của vốn, đảm bảo khả năng hấp thụ các tổn thất.

17

Nguyên tắc 17. Rủi ro tín dụng

Cơ quan giám sát xác định rằng ngân hàng có đủ quy trình quản trị rủi ro tín dụng theo “khẩu vị rủi ro” của từng ngân hàng, phù hợp với thị trường và kinh tế vĩ mô, bao gồm

chính sách và quy trình nhằm nhận dạng, đo lường, đánh giá, giám sát, báo cáo, giám sát và giảm thiểu rủi ro tín dụng.

18

Nguyên tắc18. Nợ xấu, dự phòng và dự trữ

Cơ quan giám sát cần xác định rằng ngân hàng có đầy đủ chính sách và quy trình để nhận dạng sớm và quản trị nợ xấu; duy trì sự đầy đủ của dự phòng và dự trữ.

19

Nguyên tắc 19. Rủi ro tập trung và giới hạn tổn thất

Cơ quan giám sát cần xác định rằng ngân hàng có đầy đủ chính sách và quy trình để nhận dạng, đo lường, đánh giá, giám sát, báo cáo và kiểm soát hoặc giảm thiểu rủi ro tập trung.

20

Nguyên tắc 20. Giao dịch với các bên liên quan

Nhằm phòng ngừa sự lạm dụng từ các giao dịch với các bên liên quan hoặc nhận rõ rủi ro từ xung đột lợi ích, cơ quan giám sát yêu cầu các ngân hàng khi thực hiện giao dịch với các bên liên quan cần theo những giới hạn, kiểm soát giao dịch, tiến hành các bước nhằm kiểm soát và hạn chế rủi ro, xóa bỏ tổn thất với các bên liên quan phù hợp với chính sách và quy trình.

21

Nguyên tắc 21. Rủi ro quốc gia và rủi ro chuyển giao

Cơ quan giám sát cần xác định rằng ngân hàng có đầy đủ chính sách và quy trình để nhận dạng, đo lường, đánh giá, giám sát, báo cáo và kiểm soát hoặc giảm thiểu rủi ro quốc gia và rủi ro chuyển đổi trong tín dụng quốc tế và đầu tư.

22

Nguyên tắc 22. Rủi ro thị trường

Cơ quan giám sát xác định ngân hàng có đầy đủ quy trình quản trị rủi ro thị trường, có tính đến “khẩu vị rủi ro”, thị trường và điều kiện kinh tế vĩ mô.

23

Nguyên tắc 23. Rủi ro lãi suất

Cơ quan giám sát cần xác định rằng ngân hàng có đầy đủ hệ thống để nhận dạng, đo lường, đánh giá, giám sát, báo cáo và kiểm soát hoặc giảm thiểu rủi ro lãi suất.

24

Nguyên tắc 24. Rủi ro thanh khoản

Cơ quan giám sát đưa ra các yêu cầu thanh khoản thích hợp (cả yêu cầu về số lượng, chất lượng hoặc cả hai) nhằm phản



ánh yêu cầu thanh khoản cho một ngân hàng. Cơ quan giám sát xác định ngân hàng có một chiến lược cho phép quản trị rủi ro thanh khoản phù hợp với yêu cầu thanh khoản.

25

Nguyên tắc 25. Rủi ro vận hành

Cơ quan giám sát xác định ngân hàng có đầy đủ khung quản trị rủi ro vận hành, có tính đến “khẩu vị rủi ro”, thị trường và điều kiện kinh tế vĩ mô.

26

Nguyên tắc 26. Kiểm toán và kiểm soát nội bộ

Cơ quan giám sát xác định ngân hàng có đủ khung kiểm soát nội bộ để thiết lập và duy trì môi trường hoạt động có kiểm soát phù hợp cho việc thực hiện hoạt động kinh doanh.

27

Nguyên tắc 27. Kiểm toán ngoài và báo cáo tài chính

Cơ quan giám sát xác định ngân hàng và nhóm ngân hàng duy trì các báo cáo tin cậy và đầy đủ, chuẩn bị các báo cáo tài chính phù hợp với chính sách kế toán và thực hành. Cơ quan giám sát cũng cần xác định ngân hàng và công ty mẹ trong nhóm ngân hàng có đầy đủ quản trị và giám sát chức năng kiểm toán ngoài.

28

Nguyên tắc 28. Công khai và minh bạch

Cơ quan giám sát xác định ngân hàng và nhóm ngân hàng

thường xuyên xuất bản (cung cấp) thông tin về hợp nhất trên cơ sở truy cập dễ dàng phản ánh điều kiện tài chính, thành quả, rủi ro tổn thất, chiến lược quản trị rủi ro…

29

Nguyên tắc 29. Lạm dụng các dịch vụ tài chính

Cơ quan giám sát xem xét ngân hàng có đầy đủ chính sách và quy trình, gồm cả quy tắc cẩn trọng cần thiết với khách hàng để khuyến khích tiêu chuẩn cao về đạo đức và chuyên nghiệp trong lĩnh vực tài chính và ngăn ngừa cho ngân hàng bị sử dụng cố ý hoặc vô ý vào các hoạt động phạm tội.


(Nguồn: tác giả dịch từ tài liệu: Basel Committee on Banking Supervision (2012), Core principles for effective banking supervision)

Phụ lục 4. Số liệu về thực trạng tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của hệ thống NHTM Việt Nam theo FSIs


STT

Tên ngân hàng

Tỷ lệ CAR

Ghi chú

01

Vietcombank

6,64%


02

ACB

5,76%


03

Habubank

!0,09%


04

Nam Á Bank

13,78%


05

SHB

8,41%


06

Techcombank

6,88%


07

VIB

6,34%


08

Bao Viet Bank

15,30%


09

Đại Á Bank

23,42%


10

Đại Tín Bank

17,02%


11

Eximbank

14,31%


12

Liên Việt Bank

15,16%


13

MHB

4,83%


14

Tiên Phong Bak

15,29%


15

VP Bank

8,88%


16

An Bình Bank

14,17%


17

BIDV

6,34%


18

Maritime Bank

5,51%


19

Phương Đông Bank

16,90%


Sài Gòn Công Thương

19,00%


21

Agribank

4,64%


22

Kiên Long Bank

21,59%


23

MB

9,14%


24

Nam Việt Bank

8,24%


25

Ocean Bank

7,13%


26

PG Bank

12.19%


27

Phương Tây Bank

16,4%


28

Gia Định Bank

27,56%


29

HD Bank

7,76%


30

Sacombank

6,16%


31

Southernbank

6,85%


32

Tín Nghĩa Bank

12,10%


33

Vietinbank

5,03%


34

SeAbank

13,44%


20


Nguồn: Nguyễn Thị Minh Huệ, “Đánh giá hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam qua một số chỉ số lành mạnh tài chính”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh 28 (2012), 158-166.

Phụ lục 5. Các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động xử rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại


1) Bộ luật dân sự năm 2015

2) Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010

3) Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010

4) Nghị định 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012 sửa đổi Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm

5) Nghị định 34/2015/NĐ-CP ngày 31/3/2015 sửa đổi Nghị định 53/2013/NĐ-CP về thành lập, tổ chức và hoạt động của công ty quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam

6) Nghị định 53/2013/NĐ-CP ngày 18/5/2013 về thành lập, tổ chức và hoạt động của công ty quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam

7) Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 về giao dịch bảo đảm

8) Quyết định 30/2008/QĐ-NHNN ngày 16/10/2008 sửa đổi Quyết định 1096/2004/QĐ-NHNN ngày 6/9/2004 về hoạt động bao thanh toán của TCTD

9) Quyết định 109/2003/QĐ-TTg ngày 05/6/2003 về việc thành lập Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp

10) Quyết định 150/2001/QĐ-TTg ngày -5/10/2001 về việc thành lập Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc NHTM

11) Quyết định 843/QĐ-TTg ngày 31/5/2013 của Thủ tướng về phê duyệt Đề án xử lý nợ xấu của hệ thống các TCTD và Đề án thành lập công ty quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam

12) Quyết định 1096/2004/QĐ-NHNN ngày 6/9/2004 về hoạt động bao thanh toán của TCTD

13) Quyết định 1389/2001/QĐ-NHNN ngày 07/11/2001 về việc thành lập Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc NHTM

14) Thông tư 02/2017/TT-NHNN ngày 17/5/2017 về hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (có hiệu lực từ ngày 30/9/2017)

15) Thông tư 04/2013/TT-NHNN ngày 01/3/2013 về chiết khấu giấy tờ có giá

16) Thông tư 07/2015/TT-NHNN ngày 25/6/2015 của NHNN về bảo lãnh NH

17) Thông tư 08/2016/TT-NHNN ngày 16/6/2016 sửa đổi Thông tư 19/2013/TT- NHNN ngày 06/9/2013 về việc mua bán và xử lý nợ xấu của Công ty quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam

18) Thông tư 09/2015/TT-NHNN ngày 17/7/2015 về hoạt động mua bán nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

19) Thông tư số 14/2015/TT-NHNN ngày 28/8/2015 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2013/TT-NHNN

Xem tất cả 212 trang.

Ngày đăng: 14/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí