Phát Triển Hoạt Động Của Các Công Ty Làm Tăng Hiệu Quả Thông Tin Trên Ttck.

môn cao và hoạt động độc lập để kiểm tra tình hình hoạt động và các báo cáo tài chính của các công ty niêm yết dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế từ đó phát hiện những điểm bất bình thường ở các công ty niêm yết để khuyến cáo và cảnh báo cho nhà đầu tư. Có như vậy lòng tin của nhà đầu tư mới được duy trì.

Nhà nước cũng nên có những chính sách quản lý và tạo điều kiện phát các công ty bán thông tin. Đây là giải pháp cho các vấn đề thiếu thông tin và các thông tin không có hệ thống, không thống nhất là đưa ra thông tin có tác dụng loại bỏ thông tin không cân xứng, cho phép các nhà đầu tư có thông tin đầy đủ về những cá nhân hay những công ty công ty cần tài trợ cho hoạt động đầu tư. Một cách để thu thập thông tin này là có các công ty chuyên thu thập và đưa ra thông tin giúp phân biệt các công ty tốt với các công ty hoạt động kém.

Đương nhiên, để các công ty như thế thành lập và hoạt động một cách có tổ chức và hiệu quả thì pháp luật phải đi trước một bước. Vì vậy, các cơ quan quản lý cần nghiên cứu, thử nghiệm và triển khai các văn bản pháp luật liên quan đến sự thành lập, tổ chức và hoạt động của các công ty cung cấp thông tin chuyên nghiệp. Việc làm này không chỉ có ý nghĩa trong việc hạn chế tác động tiêu cực của thông tin không cân xứng mà còn giúp tăng cường tính chuyên nghiệp và hiệu quả cho TTCK nói riêng và thị trường tài chính nói chung.

Tuy nhiên, cũng cần nhận thấy rằng, việc cung cấp thông tin theo cách này chưa giải quyết một cách triệt để vấn đề cung cấp thông tin đầy đủ nhất trên TTCK do sự tồn tại của hiện tượng khi những người không chi tiền mua thông tin nhưng vẫn có thể hưởng lợi từ thông tin mà người khác đã mua bằng cách đầu tư theo.

2. Hoàn thiện hệ thống pháp luật.

TTCK hoạt động dưới điều tiết và quản lý của Nhà nước. Muốn hoạt động có hiệu quả, trước tiên TTCK cần được điều chỉnh bởi một hệ thống pháp luật hoàn thiện. Hệ thống pháp luật nghiêm khắc nhưng đồng thời cũng tạo điều kiện phát triển thị trường, quản lý và thu hút các luồng đầu tư.

Luật Chứng khoán được thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2007 và có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2007 đã chấm dứt thời kỳ hoạt động “không luật” của TTCK Việt Nam. Luật chứng khoán Việt Nam gồm có 11 chương đưa ra những quy định chung về chứng khoán và TTCK; quy định về hình thức, điều kiện, đăng ký, hồ sơ đăng ký, trách nhiệm của các bên liên quan trong chào bán chứng khoán ra công chúng; quy định về công ty đại chúng, quy định về thị trường giao dịch chứng khoán; quy định về đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán; quy định về công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ chứng khoán; quy định về quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán và ngân hàng giám sát; quy định về công bố thông tin; quy định về thanh tra và xử lý vi phạm về chứng khoán; quy định về giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và bồi thường thiệt hại về chứng khoán.

Kể từ khi TTCK đi vào hoạt động, Đảng và Nhà nước đã từng bước xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh để điều tiết hoạt động của thị trường đầy biến động này. Hiện nay, hệ thống pháp luật về chứng khoán ở Việt Nam mới được xây dựng và áp dụng. Chính phủ cần theo dõi sự hoạt động của các doanh nghiệp, của thị trường nhằm đưa ra các giải pháp quản lý cho phù hợp. Đồng thời hệ thống luật cũng cần được chỉnh sửa, bổ sung kịp thời với những diễn biến của thị trường. Có như vậy, pháp luật mới trở thành công cụ để Nhà nước quản lý, là cơ sở để thị trường và các chủ thể tham gia hoạt động hiểu quả. Ngoài ra, pháp luật tạo sự công bằng cho các nhà đầu tư. Nhà nước cần chú ý hơn nữa trong việc đưa ra các quy định về công bố thông tin giúp các nhà đầu tư có thể phân tích, định giá được chứng khoán mà mình đầu tư.

Dưới sự quản lý vĩ mô của Đảng và Nhà nước, hệ thống pháp luật về chứng khoán của Việt Nam đã, đang và sẽ được hoàn thiện, điều chỉnh kịp thời theo xu thế phát triển nhanh chóng của thị trường.

3. Phát triển hoạt động của các công ty làm tăng hiệu quả thông tin trên TTCK.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Giải pháp cho các vấn đề thiếu thông tin và các thông tin không có hệ thống, không thống nhất là đưa ra thông tin có tác dụng loại bỏ thông tin không cân xứng, cho phép các nhà đầu tư có thông tin đầy đủ về những cá nhân hay những công ty công ty cần tài trợ cho hoạt động đầu tư. Một cách để thu thập thông tin này là có các công ty chuyên thu thập và đưa ra thông tin giúp phân biệt các công ty tốt với các công ty hoạt động kém.

Đương nhiên, để các công ty như thế thành lập và hoạt động một cách có tổ chức và hiệu quả thì pháp luật phải đi trước một bước. Vì vậy, các cơ quan quản lý cần nghiên cứu, thử nghiệm và triển khai các văn bản pháp luật liên quan đến sự thành lập, tổ chức và hoạt động của các công ty cung cấp thông tin chuyên nghiệp. Việc làm này không chỉ có ý nghĩa trong việc hạn chế tác động tiêu cực của thông tin không cân xứng mà còn giúp tăng cường tính chuyên nghiệp và hiệu quả cho TTCK nói riêng và thị trường tài chính nói chung.

Phân tích và định giá cổ phiếu của các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 10

Tuy nhiên, cũng cần nhận thấy rằng, việc cung cấp thông tin theo cách này chưa giải quyết một cách triệt để vấn đề cung cấp thông tin đầy đủ nhất trên TTCK do sự tồn tại của hiện tượng khi những người không chi tiền mua thông tin nhưng vẫn có thể hưởng lợi từ thông tin mà người khác đã mua bằng cách đầu tư theo.

4. Nâng cao trình độ nhận thức của các doanh nghiệp

Tình hình TTCK phát triển sôi động trong thời gian vừa qua cho thấy sức hấp dẫn của thị trường này với công chúng nói chung và bản thân các doanh nghiệp, nhà đầu tư nói riêng. Một xu thế rõ ràng là hàng loạt các công ty và ngân hàng đổ xô mở rộng kinh doanh sang lĩnh vực đầy rủi ro nhưng cũng lắm lợi nhuận này, mặc dù đó không phải là lĩnh vực kinh doanh chính của họ. Không chỉ có vậy, một lượng lớn các công ty thực hiện cổ phần hoá, tham gia niêm yết trên thị trường trong thời gian qua đã cho thấy một thực tế rằng các doanh nghiệp đã phần nào nhận thức được những lợi thế khi tham gia TTCK.

Trên thực tế, nhiều công ty chứng khoán tổ chức cho các cán bộ, nhân viên của mình đi học các khoá học nâng cao về chứng khoán nhằm nâng cao

kiến thức về TTCK. Trong thời gian qua hàng loạt các lớp chứng khoán được mở ra thu hút hàng ngàn học viên, có những lớp học lên đến hàng nghìn người cho thấy một sự chuyển biến mới. Học viên tham gia các khoá học đủ loại lứa tuổi, ngành nghề, tầng lớp cho thấy nhu cầu tìm hiểu về TTCK ngày càng ra tăng. Thị trường sẽ không còn giao dịch theo “tâm lý đám đông”, mà các nhà đầu tư sẽ có những quyết định đầu tư của riêng mình dựa trên những kiến thức về thị trường và thông tin nắm bắt được. Theo nhiều chuyên gia đánh giá, TTCK Việt Nam đang dần điều chỉnh sang một xu hướng phát triển bền vững và lâu dài, dần bước sang một nấc thang mới của một thị trường phát triển hơn.

Các doanh nghiệp ở đây còn bao gồm các doanh nghiệp niêm yết trên TTCK. Đối với các doanh nghiệp này, trình độ quản lý của lãnh đạo doanh nghiệp cũng cần phải được nâng cao hơn nữa, nhằm đưa ra các biện pháp quản lý cũng như kế hoạch sản xuất kinh doanh hợp lý, có như vậy các nhà đầu tư mới tin tưởng đầu tư vào doanh nghiệp.

Hiện nay các doanh nghiệp niêm yết trên TTCK có một phần lớn là các công ty cổ phần. Các công ty này vốn là những công ty Nhà nước, hoạt động với bộ máy cồng kềnh, cán bộ quản lý thì trì trệ. Chính vì thế bên cạnh quá cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước, Nhà nước cũng cần phải có chính sách đổi mới cán bộ công nhân viên của các doanh nghiệp này. Các doanh nghiệp cũng phải có chính sách đào tạo nhân viên linh hoạt, theo kịp những biến động của thị trường.

Các tổ chức niêm yết đặc biệt phải chú ý đối với những cán bộ nòng cốt, quản lý công ty. Khi các công ty này niêm yết trên TTCK thì nhiệm vụ cũng rất nặng nề, đi đôi với những quyền lợi họ đạt được về các nguồn vốn đầu tư. Các nhiệm vụ đó có thể kể đến là minh bạch hoá các báo cáo tài chính, bộ máy điều hành phải hiệu quả. Muốn làm được như vậy, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, những người trong Hội đồng quản trị phải được đào tạo bài bản, hiểu rõ về TTCK, hiểu được nghĩa vụ và quyền lợi của doanh nghiệp khi tham gia niêm

yết trên TTCK. Có như vậy họ mới lãnh đạo thành công doanh nghiệp trước những biến động mới của thị trường, đem lại niềm tin cho các nhà đầu tư.

Số lượng các doanh nghiệp niêm yết trên TTCK ngày càng nhiều, buộc các doanh nghiệp muốn thu hút được các luồng vốn đầu tư thì phải nỗ lực rất nhiều. Các công ty chứng khoán, tư vấn đầu tư, các tổ chức tài chính tham gia thúc đẩy hoạt động của TTCK cũng ngày một đông. Chủ thể tham gia TTCK đông như vậy buộc Đảng và Nhà nước cần có chiến lược phát triển đối với các loại hình công ty này. Đồng thời hệ thống pháp luật, các chương trình đào tạo cán bộ cũng cần được củng cố cho phù hợp.


5. Nâng cao trình độ của các nhà đầu tư chứng khoán.


Nhà đầu tư là những người hơn ai hết phải phân tích và định giá được những chứng khoán mà mình đầu tư vào. Hiện nay trên TTCK Việt Nam có hơn 200 mã chứng khoán khác nhau và con số này không ngừng tăng, vì vậy nếu các nhà đầu tư không phân tích và định giá được chứng khoán thì họ sẽ không biét nên đầu tư vào loại chứng khoán nào, vào thời điểm nào cho thích hợp. Có thể nhận thấy trong thời gian qua, các nhà đầu tư chứng khoán còn đầu tư theo phong trào mà nhiều khi không có kiến thức cơ bản về chứng khoán. Đây cũng là một nguyên nhân khiến cho giá thị trường của cổ phiếu vượt xa giá trị thực của nó.

Chính vì thế, để đầu tư chứng khoán một cách có hiệu quả, các nhà đầu tư trước hết phải có kiến thức về chứng khoán. Để trở thành một nhà đầu tư chuyên nghiệp trên thị trường, chí ít cũng phải biết phân tích và định giá giá trị của các loại chứng khoán. Quy trình này thường trải qua 5 bước:

• Hiểu biết về hoạt động kinh doanh (sản phẩm, khả năng cạnh tranh, thế mạnh công ty…)

• Phân tích thông tin từ bên trong và bên ngoài báo cáo tài chính.

• Triển khai các dự báo để xác định thành quả.

• Chuyển dự báo thành định giá bằng các mô hình thích hợp.

• Thực hiện giao dịch trên cơ sở định giá.

Đối với công tác đào tạo kiến thức về TTCK, trước đây UBCKNN giữ vị trí độc quyền về đào tạo, thi sát hạch và cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán, mà cụ thể chính là Trung tâm nghiên cứu khoa học và đào tạo chứng khoán. Nhưng hiện nay tình trạng độc quyền đó đã được cải thiện ít nhiều. Gần đây UBCKNN đã ban hành chính sách cho phép năm trường đại học được đào tạo chứng khoán. Đây được xem là bước đi đúng đắn nhằm nâng cao nhận thức của nhà đầu tư về thị trường.


KẾT LUẬN


TTCK Việt Nam nếu so sánh với các TTCK khác trên thế giới thì mới chỉ ở giai đoạn sơ khai, song với 7 năm hoạt động, TTCK cũng đã đạt được những thành quả đáng kể. Đối với các nhà đầu tư hiện nay, việc lựa chọn loại chứng khoán nào để đầu tư là một vấn đề hết sức quan trọng bởi trên TTCK Việt Nam hiện nay đã có trên 200 mã chứng khoán mà số lượng này sẽ tiếp tục tăng lên trong thời gian tới. Chính nhờ phân tích và định giá cổ phiếu thì các nhà đầu tư mới có thể biết mình nên đầu tư vào loại chứng khoán nào, hạn chế tâm lý đầu tư theo số đông như hiện nay mà không biết rõ mình đang đầu tư có hiệu quả hay không, có đúng thời điểm hay không.

Bài khoá luận này xin được góp một phần nhỏ vào việc giúp các nhà đầu tư phân tích và định giá cổ phiếu, cung cấp lý thuyết chung và đưa ra một vài ví dụ (phân tích và định giá cổ phiếu 5 doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu niêm yết trên TTCK Việt Nam). Thông qua đó ta có thể đánh giá chung cổ phiếu của các doanh nghiệp kinh doanh XNK niêm yết trên TTCK Việt Nam có giá thị trường cao hơn so với giá trị được định giá.

Qua quá trình nghiên cứu, người viết nhận thấy vấn đề thông tin công bố trên TTCK hiện nay còn rất nhiều bất cập dẫn đến khó khăn cho việc phân tích và định giá cổ phiếu, chính vì vậy bài viết có đưa ra một số kiến nghị nâng cao hiệu quả của việc công bố thông tin, các chỉ số thị trường để các nhà đầu tư có thể phân tích và định giá cổ phiếu một cách chính xác.

Do hạn chế về thời gian và trình độ nghiên cứu, khoá luận không thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Em kính mong các thầy cô giáo chỉ dẫn và góp ý để khoá luận được hoàn thiện hơn.

Một lần nữa em xin được chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Đình Thọ đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành bài viết này. Em cũng xin được cảm ơn sự quan tâm, theo dõi và đóng góp cho bài viết của các thầy cô giáo và các bạn.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Tấn Bình (2005) Phân tích hoạt động doanh nghiệp, NXB Thống Kê, Hà Nội.

2. Bùi Nguyên Hoàn (2004) Thị trường chứng khoán Việt Nam-Nhìn lại lộ trình và bàn về triển vọng, Tạp chí Chứng khoán Việt Nam, số 1-tháng 1 năm 2004.

3. Th.S. Lê Thị Mai Linh, Uỷ Ban Chứng Khoán Nhà Nước, Trung tâm Nghiên Cứu và Bồi Dưỡng Nghiệp Vụ Chứng Khoán (2003) Giáo trình Phân tích và đầu tư chứng khoán, NXB Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội.

4. Vũ Thanh Long, Nguyễn Quang Hải (2006) Diễn biến thị trường chứng khoán tại Việt Nam, NXB Thanh Niên, Hà Nội.

5. TS. Đào Lê Minh, Uỷ Ban Chứng khoán Nhà nước, Trung tâm nghiên cứu và bồi dưỡng nghiệp vụ chứng khoán (2002) Giáo trình Những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

6. Nguyễn Minh Soạn (2006) Tìm hiểu về chứng khoán và thị trường chứng khoán, Nhà xuất bản Lao động-Xã hội, Hà Nội.

7. PGS. NGƯT Đinh Xuân Trình, PTS. Nguyễn Thị Quy (1998) Giáo trình Thị trường chứng khoán, NXB Giáo Dục.

8. GS.TS. Lê Văn Tư, TS. Thân Thị Thu Thuỷ Thị trường chứng khoá, NXB Tài Chính, Hà Nội.

9. PGS. HTS. Bùi Kim Yến, Trường Đại Học Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh, Bộ môn Thị Trường Chứng Khoán (2007) Bài tập và bài giải phân tích chứng khoán và định giá chứng khoán, NXB Thống Kê.

10. Luật Chứng khoán Việt Nam (2006).

11. Tạp chí Đầu tư chứng khoán.

12. Tạp chí Chứng khoán Việt Nam.

13. Ben McClure (2003) Use Price – To – Sales Ratios To Value Stocks.

Xem tất cả 97 trang.

Ngày đăng: 15/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí