Nợ Cần Chú Ý Và Nợ Dưới Tiêu Chuẩn Giai Đoạn 2008 - 2012


Như vậy kết quả quản lý nợ xấu trong thời gian vừa qua tại ACB đang có những tín hiệu xấu thể hiện ở việc các khoản nợ xấu tăng mạnh trong năm 2011 và 2012. Nhìn nhận cả vào chu kỳ quản lý các khoản nợ xấu từ năm 2008 – 2012, ACB đã kiềm chế và quản lý tốc độ tăng các khoản nợ xấu hiệu quả trong năm 2008 – 2010 (Số nợ xấu của từng năm đều dưới 300 tỷ đồng và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ đều giảm qua các năm). Tuy nhiên sau những giai đoạn phá triển thuận lợi, sang năm 2011 và 2012 do ảnh hưởng bởi tình hình kinh tế khó khăn và việc sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp bị đình trệ dẫn tới hàng loạt doanh nghiệp phá sản, chất lượng nợ suy giảm mạnh. So sánh về tuyệt đối, thực tế số nợ xấu chỉ tính đến 09 tháng đầu năm 2012 đã tăng thêm 1,250 tỷ đồng. Tình hình này đặt ra những thách thức với ngân hàng trong việc ngăn chặn đà gia tăng của các khoản nợ bị quá hạn, đồng thời quản lý rủi ro tín dụng để tránh gây tổn thất cho Ngân hàng.

c) Nợ có khả năng mất vốn

Biểu đồ 2.8: Nợ có khả năng mất vốn giai đoạn 2008 - 2012


Theo các tiêu chí phân loại nợ tại QĐ 493 2005 NHNN và QĐ 18 nợ quá hạn nhóm 05 1

Theo các tiêu chí phân loại nợ tại QĐ 493/2005/NHNN và QĐ 18, nợ quá hạn nhóm 05 – nợ có khả năng mất vốn là loại nợ có nguy cơ ngân hàng mất vốn cao nhất. Qua từng năm từ 2008 đến 2012, nợ có khả năng mất vốn có nhịp độ tăng đều đặn qua các năm, và tăng mạnh trong năm 2011 và 2012. Cụ thể,


năm 2008 số nợ có khả năng mất vốn chỉ ở mức 18,127 triệu đồng, năm 2009 tăng lên 141,402 triệu đồng và năm 2010 đã là 169,648 triệu đồng. Mức tăng nợ có khả năng mất vốn trong giai đoạn này ổn định theo tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng. Tuy nhiên, số nợ có khả năng mất vốn đã tăng vọt trong năm 2011 (297,339 triệu đồng) và năm 2012 tăng đột biến lên 829,141 triệu đồng. Kết quả này là do nhiều doanh nghiệp và các cá nhân được cho vay lâm vào tình trạng phá sản hay mất khả năng thanh toán sau khủng hoảng kinh tế. Do kinh doanh thua lỗ nên khách hàng không còn đủ khả năng trả nợ gốc lãi cho ngân hàng. Thêm vào đó, tình trạng đóng băng của thị trường Bất động sản cũng như nền kinh tế suy thoái dẫn tới việc khách hàng và ngân hàng gặp nhiều khó khăn để tìm hướng xử lý trả nợ, hoặc thậm chí nhiều tài sản ban dùng để bảo đảm cho khoản vay không còn đủ giá trị để trả nợ vay. Bên cạnh những nhân tố khách quan từ phía khách hàng, còn một phần khác cũng là bởi qui mô dư nợ cho vay của ACB tăng mạnh trong khi công tác quản trị rủi ro tín dụng lại chưa đủ để áp ứng.

Xét về nợ nghi ngờ thì cũng tương đối ổn định qua các năm 2010, 2011 và tăng mạnh trong năm 2012. Năm 2010, có 58,399 triệu đồng nợ quá hạn nghi ngờ tương ứng 0.07% trên tổng dư nợ. Đến năm 2011 thì chỉ tiêu này tăng lên mức 301,204 triệu đồng, tăng 242,805 triệu đồng tương ứng với mức tăng 5 lần so với năm 2010. Đến 2012, mới chỉ 09 tháng đầu năm mà số nợ nghi ngờ đã tăng vọt lên 681,234 triệu đồng. Mức gia tăng nợ này tương xứng với mức tăng đồng đều của các nhóm nợ xấu khác trong năm 2012, và cũng cho thấy rủi ro tín dụng đe dọa đến việc thu hồi các khoản nợ ngày càng rõ nét trong năm 2012.

d) Các chỉ tiêu nợ cần chú ý và nợ dưới tiêu chuẩn

Đây chính là bộ phận có nhiều biến động trong năm 2012 và làm tổng nợ quá hạn tăng mạnh nhất trong năm 2012.


Biểu đồ 2.9: Nợ cần chú ý và nợ dưới tiêu chuẩn giai đoạn 2008 - 2012

Đơn vị: triệu đồng


Như quan sát qua biểu đồ trên thì nợ cần chú ý giảm dần qua các năm từ 2008 2

Như quan sát qua biểu đồ trên thì nợ cần chú ý giảm dần qua các năm từ 2008 – 2009 – 2010, tăng trở lại trong năm 2011 và tăng vọt trong năm 2012 (tính đến 09 tháng đầu năm). Xét về mặt giá trị, nợ cần chú ý trong năm 2012 đã tăng mạnh từ mức 326.758 tỷ đồng năm 2011 lên tới 1,111.599 tỷ đồng của năm 2012 – mức tăng đến 340% so với năm trước và tăng cả tỷ trọng trong tổng dư nợ lên mức 1.09%. Tương tự như đà biến động của Nợ cần chú ý, Nợ nhóm 03

– Nợ dưới tiêu chuẩn cũng thể hiện đà tăng vọt trong năm 2011 và 2012. Nếu như trong năm 2010, tổng dư nợ dưới tiêu chuẩn mới chỉ ở mức 64.759 tỷ đồng thì năm 2011 đã lên đến mức 274.973 tỷ đồng. Sang năm 2012, Nợ nhóm 03 đã là 613.663 tỷ đồng – tăng đến 2.23 lần so với năm 2011.

Về cơ bản, biến động tăng của nợ nhóm 02 và nợ nhóm 03 trong năm 2011 và năm 2012 phản ánh phù hợp với đà tăng của các khoản nợ qúa hạn tại ACB. Có thể thấy rằng khủng hoảng kinh tế dàn trải ở tất cả các nhóm khách hàng vay vốn, dẫn tới dù ít hay nhiều thì các khách hàng đều chậm trả nợ gốc, nợ lãi ở các mức độ khác nhau. So sánh với tỷ lệ nợ quá hạn của toàn ngành và của một số ngân hàng khác (như thông báo của các NHTM thì tỷ lệ nợ xấu bình quân toàn hệ thống là khoảng 4.3%, theo NHNN và các báo cáo độc lập của cơ quan thanh


tra giám sát ngân hàng thì tỷ lệ nợ xấu thực của hệ thống Ngân hàng Việt Nam ước khoảng 8.8%) thì tỷ lệ nợ quá hạn tại ACB chưa phải là lớn. Tuy nhiên, với tình hình tài chính của ACB khi mà qua các năm đều kiềm chế và duy trì một tỷ lệ rất thấp nợ quá hạn, đây là những con số đáng lo ngại. Vì vậy, công tác quản trị rủi ro tín dụng càng cần phải được lưu ý và đẩy mạnh hơn nữa trong giai đoạn sắp tới.

e) Hệ số rủi ro tín dụng

Biểu đồ 2.10: Hệ số rủi ro tín dụng 2007 - 2012

Đơn vị : %


Như đã quan sát ở biểu đồ trên thì hệ số rủi ro tín dụng có xu hướng 3

Như đã quan sát ở biểu đồ trên thì hệ số rủi ro tín dụng có xu hướng biến động không đều qua các năm và đặc biệt cao nhất trong năm 2012. Cụ thể, hệ số rủi ro tín dụng sau khi giảm từ 37% năm 2007 xuống còn 32.9% vào năm 2008 thì hệ số này lại tăng lên trong 2 năm 2009 và 2010 lên tới mức 42%. Tiếp tục, năm 2011 hệ số rủi ro tín dụng giảm xuống 37% do tốc độ tăng trưởng tín dụng (~ 18%) nhỏ hơn tốc độ tăng trưởng tổng tài sản có (35.5%). Tuy nhiên tính đến 09 tháng năm 2012, trong khi tăng trưởng tín dụng âm thì tổng tài sản của ACB lại giảm ở mức ~ 30% dẫn đến hệ số rủi ro tín dụng đạt mức cao nhất so với các năm trước là 48%. Xét về dài hạn, việc duy trì một hệ số rủi ro dao động quanh mức 37% như ACB bảo đảm an toàn cho Ngân hàng. Tuy nhiên trong ngắn hạn,


có thể thấy rằng việc gia tăng đột biến hệ số này trong 09 tháng đầu năm 2012 cảnh báo nguy cơ tiềm ẩn của việc suy giảm tổng tài sản có của ngân hàng và tạo áp lực để ngân hàng cơ cấu lại danh mục tài sản trong tương lai nhằm đưa hệ số này về mức an toàn hơn.

f) Tỷ lệ an toàn vốn

Đồng thời, tỷ lệ an toàn vốn của Ngân hàng Á Châu tính đến ngày 31/12/2011 là: tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ đạt 9.24%, tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất đạt 9.25% cao hơn gần 0.24% so với quy định là 9% của Ngân Hàng Nhà Nước mặc dù mức độ rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng nhìn chung đều tăng. Điều này chứng tỏ rằng Ngân hàng Á Châu đã có chính sách kiểm soát chất lượng tín dụng tốt. Trong tương lai sắp tới, để có thể xử lý nợ xấu tốt hơn thì việc tìm hiểu những nguyên nhân và đề ra những giải pháp quản lý rủi ro tín dụng hiệu quả hơn là điều rất cần thiết.

g) Dự phòng rủi ro

Ngày 31/12/2008 dự phòng cho các khoản cho vay khách hàng đạt 227,865 triệu đồng, tăng 69.4% so với năm 2007. Ngày 31/12/2009 dự phòng cho các khoản cho vay khách hàng đạt 500,698 triệu đồng, tăng 119.73% so với cùng kỳ năm 2008. Đến hết năm 2010 thì con số này tăng lên 743,050 triệu đồng, tăng mạnh đến 149% so với năm 2009. Điều này là tất yếu đối với kết quả dư nợ cho vay tăng mạnh trong năm 2010. Đến 2011, con số này tăng lên 967,760 triệu đồng (bao gồm cả dự phòng chung rủi ro tín dụng và dự phong cụ thể rủi ro tín dụng) do tăng cùng với tốc độ tăng quy mô tín dụng. Tuy nhiên đến 2012, do sự gia tăng của nợ quá hạn, nợ xấu khiến chi phí dự phong rủi ro tín dụng ở mức độ cao kỷ lục là 1.523,715 triệu đồng.


Bảng 2.7: Dự phòng tài chính năm 2011 – 2012



Dự phòng cụ thể

Dự phòng chung

Triệu đồng

Triệu đồng



Tại ngày 01/01/2012

224,339

743,361

Trích lập trong kỳ/ (Hoàn nhập trong kỳ)

289,837

267,173

Sử dụng trong kỳ

(1,055)

-

Tại ngày 30/09/2012

513,181

1,010,534




Tại ngày 01/01/2011

73,662

640,442

Trích lập trong kỳ/ (Hoàn nhập trong kỳ)

151,568

102,919

Sử dụng trong kỳ

(831)

-

Tại ngày 31/12/2011

224,399

743,361

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.


Nhìn chung, trong bối cảnh thị trường tài chính như hiện nay thì tỷ lệ nợ xấu có chiều hướng tăng cao đối với hệ thống các Ngân hàng trong nước nói chung tăng cao và ngân hàng Á Châu nói riêng.

Viêc trích lập dự phòng làm tăng gánh nặng lên việc thực hiện chỉ tiêu lợi nhuận của các Ngân hàng.

Do mảng tín dụng có sức tăng trưởng thấp, tình trạng đóng băng tín dụng đã làm nguồn thu nhập chính của các Ngân hàng bị co hẹp….

Chính vì thế mà Lợi nhuận hầu hết các ngân hàng đều sụt giảm do nợ xấu tăng cao, biên sinh lời giảm.

2.4 Đánh giá chung và các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng

2.4.1 Đánh giá chung công tác quản lý rủi ro

a) Những kết quả đạt được

Trong những năm qua, ACB đã đặc biệt chú trọng tới công tác hạn chế rủi ro tín dụng vì vậy công tác này đã đạt được một số thành quả nhất định:

Thứ nhất, ngân hàng đã xây dựng nhiều biện pháp để hạn chế rủi ro tín dụng và xử lý những hậu quả xấu của nó để lại, cụ thể: ACB không ngừng chú ý và nâng cao khả năng quản trị rủi ro, từng bước hoàn thiện hệ thống quản lý, giám sát hạn chế rủi ro chuyên sâu. Bên cạnh đó, tại việc tập trung công tác thẩm định


tín dụng về trung tâm phân tích tín dụng cũng đã giúp cho ACB tối ưu hóa nguồn lực và giảm thiểu rủi ro tín dụng ngân hàng.

Thứ hai, công tác thực hiện đảm bảo tín dụng được đảm bảo nhất quán với những điều kiện đối với tài sản đảm bảo phải theo chuẩn mực của ngân hàng, luôn đặt tiêu chí an toàn lên hàng đầu. Chính với những điều kiện khắt khe như vậy đã giúp ACB luôn có được các tài sản đảm bảo có chất lượng tốt, không gây khó khăn cho ACB trong quá trình quản lí hay giải chấp. Điều này cũng phần nào thể hiện được vị thế và quan điểm của ngân hàng và là nhân tố quan trọng góp phần vào kết quả hạn chế rủi ro tín dụng.

Thứ ba, ACB là một ngân hàng phát triển chủ yếu dựa trên việc áp dụng các thành tựu công nghệ hiện đại, đường truyền thông tin được kết nối trên toàn hệ thống để các đơn vị trong cùng hệ thống có thể trao đổi, truyền đạt thông tin về chính sách của ngân hàng. Và chính điều đó giúp hệ thống ACB có được tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu trong những năm gần đây ở mức an toàn.

Thứ tư, công tác xử lý các khoản nợ đã phát sinh dấu hiệu rủi ro tín dụng được ACB thực hiện triệt để, ráo riết và quyết liệt nhằm tránh các khoản nợ bị lâm vào tình trạng xấu hơn. Trong năm 2011 và 2012, ACB đã tập trung nhiều nguồn lực cho công tác phân tích nguyên nhân và cảnh báo nguy cơ phát sinh nợ quá hạncủa hệ thống đồng thời thực thi rất quyết liệt công tác đốc thúc, xử lý thu hồi nợ. Kết quả là tỷ lệ nợ xấu của ACB bảo đảm thấp hơn mức bình quân của toàn ngành.

b) Những điểm hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được, trong thời gian qua việc hạn chế rủi ro tín dụng tại NHTMCP Á Châu cũng bộc lộ một số mặt còn tồn tại như sau:

Thứ nhất, Nợ có khả năng mất vốn của ngân hàng có xu hướng tăng mạnh trong giai đoạn 2010 - 2012, đặc biệt là trong năm 2012 có mức tăng kỷ lục lên đến 829.141 tỷ đồng - tương ứng tăng gần 5 lần so với cùng kì năm 2010. Và hiện nay tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn trên tổng dự nợ đang duy trì ở mức 0.81%, trong khi tỷ lệ này của ngân hàng trong những năm trước đó luôn chỉ nằm ở mức dưới 0.3%. Bên cạnh đó, một chỉ tiêu cũng thể hiện được những rủi


ro tín dụng tiềm ẩn trong ngân hàng đó là hệ số rủi ro tín dụng. Hệ số này cũng có những sự gia tăng đáng kể lên tới 48% (do tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay mạnh qua các năm nhưng tổng tài sản có tính đến 30/09/2012 lại suy giảm mạnh so với các năm trước). Điều này cũng phản ánh được rủi ro hiện hữu của việc giảm tổng tài sản hay thậm chí khả năng quản lý của ngân hàng là chưa đủ để đáp ứng hết được.

Thứ hai, ngân hàng luôn đặt chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ cao cho các cán bộ tín dụng, dẫn đến tình trạng cán bộ tín dụng vì thành tích ngắn hạn mà bỏ qua việc đánh giá các rủi ro dài hạn, không phân tích đến chất lượng tín dụng và không thực hiện đủ các thủ tục theo quy trình nghiệp vụ. Xuất hiện tình trạng, mua nợ xấu của các ngân hàng khác, cho khách hàng vay đảo nợ, cấu kết với khách hàng vay để cho vay không theo quy định.

Thứ ba, trong chiến lược hoạt động ACB chưa có sự phân tích toàn diện liên quan đến các điều kiện kinh tế vĩ mô, xu hướng phát triển ngành ngân hàng, thị trường dịch vụ, thị trường vốn, cũng như tính đến tình hình quốc tế. Điều này có thể thấy rõ qua các báo cáo tổng kết kinh doanh hàng năm.

Thứ tư, hệ thống kiểm soát nội bộ tỏ ra không hiệu quả trong việc phát hiện kịp thời các sai phạm về nghiệp vụ tín dụng, về đạo đức nghề nghiệp. Chỉ đến khi phát sinh nợ xấu, nợ khó đòi, mới bắt đấu truy tìm nguyên nhân và tìm cách khắc phục hậu quả. Sự phối hợp giữa các cơ quan kiểm tra, giám sát ngân hàng như Thanh tra ngân hàng, kiểm toán độc lập và kiểm toán nội bộ chưa đồng bộ. Trong khi, các thủ tục trong quy trình nghiệp vụ tín dụng chưa được kiểm tra chặt chẽ, chưa được đánh giá một cách độc lập, khách quan. Đội ngũ kiểm toán nội bộ ngân hàng còn thiếu về số lượng và chất lượng chuyên môn.

Thứ năm, các quy định nội bộ về hoạt động tín dụng chưa cụ thể hóa trách nhiệm của các cá nhân đối với việc thẩm định, kiểm tra, giám sát khoản vay và quản lý tài sản đảm bảo. Ví dụ như: trách nhiệm về sự xác thực của các thông tin nêu trong báo cáo thẩm định, trách nhiệm kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay và kiểm tra khách hàng, nội dung kiểm tra, định kỳ kiểm tra đối với từng

Xem tất cả 108 trang.

Ngày đăng: 14/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí