Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm rượu tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế - 2

TÀI LIỆU THAM KHẢO 86

PHỤ LỤC 1 89

PHỤ LỤC 2 92


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

1TV : Một thành viên

ADB : The Asian Development Bank - Ngân hàng Phát triển Châu Á CP : Cổ phần

CP : Chính phủ

DT : Doanh thu

ĐVT : Đơn vị tính

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

GDP : Gross Domestic Product là tổng sản phẩm nội địa hay tổng sản phẩm quốc nội

HFC : Hue Foods Company Limited

Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm rượu tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế - 2

ISO : International Organization for Standardization là tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế

NĐ : Nghị định

NNPTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn TCVN : Tiêu chuẩn quốc gia (Việt Nam) TTH : Thừa Thiên Huế

TNHH : Trách nhiệm hữu hạn TS : Tiến sĩ

VBA : Hiệp hội Bia-Rượu Nước Giải Khát Việt Nam VCCI : Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VINASME : Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam VSATTP : Vệ sinh an toàn thực phẩm

VUSTA : Liên hiệp hội các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam PGS : Phó giáo sư

SPSS : Statistical Package for the Social Sciences là một chương

trình máy tính phục vụ công tác thống kê


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Đề xuất các nội dung nghiên cứu 22

Bảng 2.1: Danh sách các sản phẩm của HFC 32

Bảng 2.2: Hệ thống mạng lưới phân phối sản phẩm 37

Bảng 2.3: Tình hình lao động của công ty giai đoạn 2018-2020 38

Bảng 2.4: Tình hình tài sản của công ty giai đoạn 2018-2020 41

Bảng 2.5: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2018-2020...43 Bảng 2.6: Tình hình hoàn thành kế hoạch theo khối lượng toàn bộ sản phẩm giai đoạn 2018-2020 51

Bảng 2.7: Tình hình tiêu thụ theo khối lượng từng loại sản phẩm giai đoạn 2018- 2020 53

Bảng 2.8: Tình hình biến động khối lượng tiêu thụ một số mặt hàng chủ yếu giai

đoạn 2018-2020 54

Bảng 2.9: Tình hình biến động khối lượng tiêu thụ một số mặt hàng chủ yếu tại khu vực miền Bắc 56

Bảng 2.10: Tình hình biến động khối lượng tiêu thụ một số mặt hàng chủ yếu tại khu vực miền Trung 57

Bảng 2.11: Tình hình biến động khối lượng tiêu thụ một số mặt hàng chủ yếu tại khu vực miền Nam 58

Bảng 2.12: Tình hình doanh thu tiêu thụ theo khu vực giai đoạn 2018-2020 60

Bảng 2.13: Doanh thu tiêu thụ trung bình của các đại lý giai đoạn 2018-2020 62

Bảng 2.14: Kiểm định One Sample T-test về nhóm biến sản phẩm 68

Bảng 2.15: Kiểm định One Sample T-test về nhóm biến giá bán 69

Bảng 2.16: Kiểm định One Sample T-test về nhóm biến hỗ trợ bán hàng 71

Bảng 2.17: Kiểm định One Sample T-test về nhóm biến xúc tiến sản phẩm 72

Bảng 2.18: Kiểm định One Sample T-test về nhóm biến hoạt động bán hàng 73

Bảng 2.19: Kiểm định One Sample T-test về nhóm biến đánh giá chung hoạt động tiêu thụ sản phẩm 74


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH


Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức bộ máy quản lý tại HFC 30

Sơ đồ 2.2: Quá trình sản xuất rượu Sake 36

Sơ đồ 2.3: Quá trình sản xuất rượu Shochu 37

Biểu đồ 2.1: Biến động khối lượng tiêu thụ một số mặt hàng chủ yếu giai đoạn 2018-2020 55

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu kênh thông tin các nhà bán lẻ biết đến 66

Biểu đồ 2.3: Số năm kinh doanh sản phẩm rượu của công ty 67

Biểu đồ 2.4: Đánh giá của nhà bán lẻ để nâng cao hoạt động tiêu thụ sản phẩm 75


Hình 2.1: Một số sản phẩm rượu của công ty 34

Hình 2.2: Tình hình doanh thu tiêu thụ theo thị trường giai đoạn 2018-2020 64


PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lý do chọn đề tài

Quá trình đổi mới và phát triển nền kinh tế của Việt Nam trong những năm gần đây đã giúp cho đời sống của người dân ngày càng được nâng cao. Xu hướng tiêu dùng rượu bia và những loại đồ uống có cồn khác trong sinh hoạt hàng ngày, quan hệ công việc, các dịp lễ hội, tết… đang ngày càng gia tăng. Sử dụng rượu bia là một thói quen mang đậm nét văn hoá truyền thống tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Sử dụng rượu bia với một lượng vừa phải có thể đem lại cảm giác phấn chấn, tỉnh táo, dịu bớt căng thẳng, lưu thông huyết mạch…

Theo nghiên cứu mới đây được công bố trên The Lancet cho biết Việt Nam, Ấn Độ và Nhật Bản là ba quốc gia có lượng rượu bia tiêu thụ tăng nhanh nhất trong giai đoạn 2010-2017. So với năm 2010, vào năm 2017 mức tiêu thụ rượu bia của Việt Nam đã tăng tới gần 90%, mức tăng này của Việt Nam đứng đầu thế giới và gấp đôi quốc gia xếp thứ 2 - Ấn Độ và gấp Mỹ 16 lần. Theo thống kê của Trang Vàng, cả nước hiện có khoảng 139 cơ sở sản xuất bia và 266 cơ sở sản xuất rượu tập trung chủ yếu ở các tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Huế. Ngoài ra còn có các loại rượu do người dân tự nấu và rượu nhập khẩu cũng thu hút được nhiều người tiêu dùng. Vì vậy đối với các doanh nghiệp kinh doanh đồ uống thì việc cạnh tranh ngày nay khốc liệt hơn bao giờ hết, các loại rượu và đồ uống lên men phát triển thành nhiều loại khác nhau như rượu sake Nhật Bản, rượu vang, bia và các loại nước ép có cồn phản ánh thị hiếu của khách hàng ngày một đa dạng hơn nên doanh nghiệp phải tính toán cẩn thận để đưa ra các quyết định chiến lược nhằm tránh những bất lợi xảy ra trên thị trường. Đặc biệt đối với Nghị định 100 của chính phủ vừa được áp dụng từ ngày 01/01/2020 đã ảnh hưởng rất lớn đến các công ty bia rượu, tác động đến sản lượng tiêu thụ của toàn ngành và đang kìm hãm một trong những thị trường có tốc độ tiêu thụ tăng nhanh nhất thế giới. Theo bài báo mới đây của Bloomberg thì doanh số bia rượu ở Việt Nam đã giảm ít nhất 25% kể từ khi nghị định này có hiệu lực. Ngoài ra đối với tình hình dịch Covid-19 hiện nay đã làm đảo lộn mọi mặt đời sống xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt


động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và người lao động trên cả nước và toàn thế giới. Theo thống kê của Hiệp hội Bia-Rượu Nước Giải Khát (VBA), từ đầu năm 2020, ngành bị ảnh hưởng bởi tác động kép do dịch COVID-19 và Nghị định 100/2019/NĐ-CP nên sản xuất, kinh doanh gặp rất nhiều khó khăn. Thống kê của VBA cho thấy nhiều doanh nghiệp giảm sản lượng tiêu thụ đến 40-50%.

Đối với các doanh nghiệp kinh doanh đồ uống, để tiếp tục đứng vững trong môi trường cạnh tranh hiện nay thì bên cạnh những vấn đề về chất lượng sản phẩm thì những vấn đề trong khâu tiêu thụ sản phẩm cũng cần được quan tâm khắc phục hàng đầu. Theo Trương Đình Chiến (2007), tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp và là khâu quan trọng nối liền với sản xuất và tiêu dùng, đảm bảo sự cân đối giữa cung và cầu. Khi doanh nghiệp thực hiện công tác tiêu thụ sản phẩm có hiệu quả thì doanh nghiệp mới có thể tăng doanh thu và lợi nhuận. Doanh thu và lợi nhuận luôn là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp, thông qua việc phân tích tình hình tiêu thụ thì các nhà quản trị sẽ thấy được những mặt đạt được và những mặt còn hạn chế để có thể tìm ra những biện pháp giải quyết kịp thời và khai thác những tiềm năng sẵn có giúp các công tác tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp ngày càng hoàn thiện hơn.

Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế là một công ty chuyên sản xuất và kinh doanh các sản phẩm đồ uống như rượu, nước giải khát có cồn và luôn nỗ lực cung cấp các sản phẩm của công ty đến với mọi người trên thị trường toàn quốc và xuất khẩu sang nước ngoài một cách thuận tiện nhất, đem lại sự tiện lợi cho người tiêu dùng. Công ty đã hoạt động được hơn 25 năm và là một công ty có uy tín trên thị trường song hoạt động tiêu thụ gần đây của công ty gặp không ít khó khăn do biến động của thị trường và sự cạnh tranh gay gắt của các công ty trong và ngoài nước. Theo báo cáo của phòng hành chính – kế toán công ty cho biết, do tác động kép của dịch Covid-19 và Nghị định 100 của Chính phủ thì sản lượng tiêu thụ của công ty năm 2020 đã giảm hơn 30% so với năm 2019 và chỉ hoàn thành được 70% so với


sản lượng kế hoạch đã đề ra, dẫn đến lợi nhuận của công ty giảm 34% so với năm trước. Nhận thức được tầm quan trọng của quá trình tiêu thụ, trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế tôi quyết định chọn đề tài: “Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm rượu tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế” làm khóa luận tốt nghiệp của mình.

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu chung

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về tình hình tiêu thụ sản phẩm tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế, đề tài phân tích, đánh giá hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế, từ đó đề xuất một số giải pháp giúp nâng cao hoạt động tiêu thụ sản phẩm rượu tại công ty.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về tiêu thụ sản phẩm.

- Phân tích, đánh giá tình hình tiêu thụ sản phẩm tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế giai đoạn 2018-2020.

- Đề xuất một số giải pháp giúp nâng cao hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế.

3. Đối tượng nghiên cứu

- Tình hình tiêu thụ sản phẩm tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế.

- Trung gian phân phối: cửa hàng bán lẻ, nhà hàng.

4. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế, trung gian phân phối sản phẩm của công ty trên địa bàn thành phố Huế.

- Phạm vi nội dung: tập trung vào phân tích, đánh giá tình hình tiêu thụ sản phẩm tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế.


5. Phương pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Các thông tin chung về Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế, các số liệu qua các năm 2018-2020 được công ty cung cấp như kết quả sản xuất kinh doanh, bảng cân đối kế toán, doanh thu kế hoạch, doanh thu trong 3 năm.

Các thông tin, tài liệu liên quan đến đề tài được tìm hiểu qua thư viện, báo chí, website và các trang mạng xã hội.

Quan sát thực tế từ công ty, tham khảo từ trang web của công ty. Nghiên cứu các lý thuyết về tiêu thụ sản phẩm.

5.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

Thu thập thông tin qua hình thức khảo sát bằng bảng hỏi với trung gian phân phối sản phẩm của công ty. Mục đích của việc khảo sát này là để lấy được ý kiến của trung gian phân phối, thông qua đó có thể biết thêm về tình hình tiêu thụ sản phẩm tại công ty. Ngoài ra còn có thể tiến hành phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty thông qua những câu trả lời của bảng hỏi này.

Với đề tài này, phương pháp sử dụng để chọn mẫu là phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên và cỡ mẫu sẽ điều tra là 40. Mục tiêu chính của đề tài là phân tích tình hình tiêu thụ và đề xuất một số giải pháp nâng cao hoạt động tiêu thụ nên sẽ điều tra cửa hàng bán lẻ, nhà hàng kinh doanh sản phẩm của công ty trên địa bàn thành phố Huế.

Theo thông tin của các nhân viên bán hàng trực tiếp đến các trung gian phân phối sản phẩm công ty thì biết được số lượng và địa chỉ các nơi đang kinh doanh sản phẩm của công ty tại thành phố Huế. Sau khi xin được địa chỉ của các nơi này thì tác giả tiến hành đến các địa điểm này để xin điều tra bảng hỏi đã được lập sẵn và điều tra đủ 40 bảng hỏi.

Xem tất cả 122 trang.

Ngày đăng: 31/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí