1.3.3.3. Nhóm tỷ số phản ánh về năng lực hoạt động kinh doanh
Các tỷ số hoạt động đo lường hoạt động kinh doanh của công ty. Để nâng cao tỷ số hoạt động các nhà quản trị phải biết những tài sản chưa dùng hoặc không dùng, không tạo ra thu nhập vì thế công ty cần phải biết sử dụng chúng có hiệu quả hoặc loại bỏ.
1.3.3.3.1. Vòng quay hàng tồn kho
Vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ, đánh giá hiệu quả quản lý hàng tồn kho của công ty.
Doanh thu
Vòng quay hàng tồn kho
Có thể bạn quan tâm!
- Sự Cần Thiết Của Việc Phân Tích Tình Hình Tài Chính
- Phân Tích Biến Động Theo Thời Gian Tài Sản Và Nguồn Vốn:
- Phân Tích Khái Quát Báo Cáo Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh
- Lịch Sử Hình Thành Và Phát Triển Của Công Ty
- Tổng Quan Về Lĩnh Vực Hoạt Động Của Công Ty
- Phân Tích Tình Hình Tài Chính Thông Qua Bảng Cân Đối Kế Toán
Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.
=
Hàng tồn kho bình quân
Số ngày hàng tồn kho
Số ngày trong năm
Số vòng quay hàng tồn kho
=
Số vòng quay hàng tồn kho càng cao thì việc kinh doanh thường được đánh giá cao. Tuy nhiên nếu chỉ tiêu này càng cao thì việc duy trì mức tồn kho thấp có thể khiến cho mức tồn kho không đủ để đáp ứng các hợp đồng tiêu thụ của kỳ sau và nó có thể gây ảnh hưởng không tốt cho việc kinh doanh của công ty.
1.3.3.3.2. Vòng quay khoản phải thu
Phản ánh tốc độ biến đổi các khoản phải thu thành tiền mặt. Hệ số này là một thước đo quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Vòng quay khoản phải thu
=
Doanh thu bán chịu
Bình quân KPT
Hoặc có thể chuyển đổi công thức thành:
Ngày trong năm
Kỳ thu tiền bình quân
=
Vòng quay khoản phải thu
Tỷ số này càng cao cho biết khả năng thu hồi nợ tốt nhưng cho biết chính sách bán chịu nghiêm ngặt sẽ làm mất doanh thu và lợi nhuận. Ngược lại, nếu thấp cho biết chính sách bán chịu không hiệu quả có nhiều rủi ro.
1.3.3.3.3. Vòng quay tài sản ngắn hạn
Doanh thu
Tỷ số này đo lường hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn nói chung của công ty.
Vòng quay tài sản ngắn hạn
=
Tài sản ngắn hạn bình quân
Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng tài sản ngắn hạn của công ty tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Tài sản ngắn hạn càng được sử dụng nhiều thì vòng quay tài sản ngắn hạn càng cao.
1.3.3.3.4. Vòng quay tài sản dài hạn
Tỷ số này phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn, chủ yếu quan tâm đến tài sản cố định như máy móc, thiết bị và nhà xưởng.
Vòng quay tài sản dài hạn
=
Doanh thu
Tài sản dài hạn bình quân
Tỷ số này cho biết 1 đồng tài sản dài hạn của công ty tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Tài sản dài hạn càng được sử dụng nhiều thì vòng quay tài sản dài hạn càng cao.
1.3.3.3.5. Vòng quay tổng tài sản
Vòng quay tổng tài sản
=
Tỷ số này đo lường hiệu quả sử dụng tài sản nói chung mà không có phân biệt là tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Giúp cho nhà quản trị nhìn thấy được hiệu quả đầu tư của công ty.
Doanh thu
Bình quân tổng tài sản
Tỷ số này cho biết mỗi đồng tài sản của doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Tài sản càng được sử dụng nhiều thì vòng quay tổng tài sản càng cao.
1.3.3.4. Nhóm tỷ số phản ánh tình hình đầu tư và cơ cấu tài chính
1.3.3.4.1. Tỷ số nợ trên tổng tài sản
Thường được gọi là tỷ số nợ (D/A), đo lường mức độ sử dụng nợ của công ty để tài trợ cho tổng tài sản. Điều này có nghĩa là trong số tài sản hiện tại của công ty được tài trợ khoảng bao nhiêu phần trăm là nợ phải trả.
Tỷ số nợ trên
tổng tài sản
Tổng nợ
= Tổng tài sản
Các nhà quản trị công ty thường thích tỷ số nợ cao, vì tỷ số nợ càng cao nghĩa là công ty chỉ cần góp 1 phần nhỏ trên tổng số vốn thì rủi ro trong kinh doanh chủ yếu do các chủ nợ gánh chịu. Nhưng mức nợ càng cao sự an toàn trong kinh doanh càng kém.
1.3.3.4.2. Tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu.
Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu
Tổng nợ
=
Tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu (D/E) đo lường mức độ sử dụng nợ của công ty trong mối quan hệ tương quan với mức độ sử dụng vốn chủ sở hữu.
Vốn chủ sở hữu
1.3.3.4.3. Tỷ số khả năng trả lãi
Lãi vay phải trả là một chi phí cố định. Tỷ số khả năng trả lãi phản ánh khả năng trang trải lãi vay của công ty từ hoạt động lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tỷ số khả năng
trả lãi
=
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
Chi phí lãi vay
Tỷ số này cho biết mối quan hệ giữa chi phí lãi vay và lợi nhuận của công ty, giúp đánh giá xem công ty có khả năng trả lãi vay hay không.
1.3.3.4.4. Tỷ số tự tài trợ
Tỷ số tự
tài trợ
Vốn chủ sở hữu
=
Tổng nguồn vốn
Tỷ số tự tài trợ phản ánh tỷ lệ vốn tự có của doanh nghiệp trong tổng nguồn vốn.
Qua việc tính toán tỷ số nợ và tỷ số tự tài trợ, ta thấy độ độc lập hay phụ thuộc của doanh nghiệp đối với các chủ nợ, mức độ tự tài trợ của doanh nghiệp đối với vốn kinh doanh của mình. Tỷ số tự tài trợ càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp có nhiều vốn tự có, có tính độc lập cao với các chủ nợ, do đó không bị ràng buộc hoặc bị sức ép với các khoản nợ vay.
Các nhà cho vay thường quan tâm đến các chỉ số này và họ thích tỷ số tự tài trợ của doanh nghiệp càng cao càng tốt, vì điều này chứng tỏ vốn của bản thân doanh nghiệp chiếm phần lớn trong tổng số vốn, do đó nếu có rủi ro trong kinh doanh thì phần thiệt hại của các chủ nợ sẽ ít hơn trong trường hợp vốn tự có của doanh nghiệp thấp.
1.3.3.5. Nhóm tỷ số phản ánh khả năng sinh lời
1.3.3.5.1. Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu
Doanh thu
Tỷ số này phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận và doanh thu nhằm cho biết 1 đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Tỷ số lợi nhuận
trên doanh thu
Lợi nhuận ròng
=
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm của ngành sản xuất kinh doanh.
1.3.3.5.2. Tỷ số lợi nhuận trước thuế và lãi vay so với tổng tài sản
Tỷ số này phản ánh khả năng sinh lợi căn bản của công ty, chưa kể đến ảnh hưởng của thuế và đòn bẩy tài chính của công ty.
Tỷ số EBIT trên
tổng tài sản
EBIT
=
Tổng tài sản bình quân
Tỷ số cho biết bình quân 1 đồng tài sản của công ty tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Tỷ số phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm của ngành sản xuất kinh doanh.
1.3.3.5.3. Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản
Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (ROA) đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của công ty.
Lợi nhuận ròng
ROA
=
Tổng tài sản bình quân
Tỷ số này thể hiện thu nhập của doanh nghiệp từ số tài sản của doanh nghiệp tham gia vào kinh doanh. Tỷ số này càng cao phản ánh hiệu quả sử dụng vốn càng tốt, vốn đưa vào hoạt động đã thực sự mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.
1.3.3.5.4. Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Tỷ số này nói lên một đồng vốn chủ sở hữu đầu tư vào kinh doanh đã tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Lợi nhuận ròng
ROE
=
Vốn chủ sở hữu bình quân
Đây là chỉ tiêu được nhà đầu tư quan tâm nhiều nhất vì nó thể hiện mức sinh lợi trên vốn đầu tư của họ.
1.3.4. Phân tích Dupont các chỉ số tài chính
Phương trình phân tích Dupont cho thấy mối quan hệ tương hỗ giữa các tỷ số tài chính. Sơ đồ Dupon trình bày mối quan hệ giữa lợi nhuận trên vốn đầu tư, sự luân chuyển của tài sản có mức lợi nhuận trên doanh thu và mức nợ. Ta có
ROA = Mức lợi nhuận trên doanh thu x Tỷ số luân chuyển tài sản
Lợi nhuận sau thuế
Doanh thu thuần
=
Doanh thu thuần
x
Tổng tài sản
(1)
ROE = ROA x Tỷ số đòn bẩy tài chính
Lợi nhuận sau thuế
Tổng tài sản
=
Tổng tài sản
x
Vốn chủ sở hữu
(2)
Từ (1) và (2), ta có phương trình Dupont:
ROE =
Lợi nhuận sau thuế
Doanh thu thuần
Doanh thu thuần
Tổng tài sản
x
Tổng tài sản
x
Vốn chủ sở hữu
Tác dụng của phương trình:
Cho thấy mối quan hệ và tác động của nhân tố là các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản.
Cho phép phân tích lượng hoá những nhân tố ảnh hưởng đến suất sinh lời của vốn chủ sở hữu bằng các phương pháp loại trừ.
Đề ra các quyết sách phù hợp và hiệu quả căn cứ trên mức độ tác động khác nhau của từng nhân tố khác nhau để làm tăng suất sinh lời.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Phân tích tình hình tài chính giữ vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp, cung cấp đầy đủ, kịp thời và trung thực về tài chính cũng như đánh giá đúng mực thực trạng của công ty để có những quyết định đúng đắn trong tương lai nhằm đạt được hiệu quả cao nhất.
Trong chương 1, khoá luận đã khái quát một cách có hệ thống những vấn đề lý luận về phân tích tình hình tài chính của một doanh nghiệp: khái niệm về báo cáo tài chính, khái niệm về phân tích tình hình tài chính cùng với nêu lên những mục tiêu, ý nghĩa và nhiệm vụ cần thiết trong việc phân tích báo cáo tài chính. Đồng thời, chương 1 cũng đưa ra các cơ sở lý luận nhằm đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp:
Phân tích bảng cân đối kế toán
Phân tích khái quát báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Phân tích các nhóm tỷ số tài chính Phân tích sơ đồ dupont
Hệ thống lý luận trên đã làm sáng tỏ các vấn đề liên quan đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp, giúp chúng ta có cơ sở lý luận rõ ràng để đi sâu vào việc phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp. Từ đó, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về thực trạng tài chính của công ty, đánh giá những ưu điểm và nhược điểm để đưa ra các biện pháp nhằm khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong công tác quản trị tài chính của công ty.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH MTV HÓA DẦU QUÂN ĐỘI
2.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH MTV HOÁ DẦU QUÂN ĐỘI
2.1.1. Giới thiệu về công ty