1.3.1.3. Phân tích khái quát báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
So sánh các khoản mục trên bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm để biết được mức độ biến động của từng khoản mục và tỷ lệ tăng/giảm, nhằm đánh giá được tình hình sản xuất của công ty trong những năm qua.
Mức độ tăng/giảm = Mức cuối kỳ – mức đầu kỳ
Tỷ lệ tăng/giảm
Mức tăng/giảm
Mức đầu kỳ
=
Có thể bạn quan tâm!
- Phân tích tình hình tài chính tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hóa dầu Quân Đội - 2
- Sự Cần Thiết Của Việc Phân Tích Tình Hình Tài Chính
- Phân Tích Biến Động Theo Thời Gian Tài Sản Và Nguồn Vốn:
- Nhóm Tỷ Số Phản Ánh Về Năng Lực Hoạt Động Kinh Doanh
- Lịch Sử Hình Thành Và Phát Triển Của Công Ty
- Tổng Quan Về Lĩnh Vực Hoạt Động Của Công Ty
Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.
Mục đích của phương pháp này cũng nhằm cho thấy được hiệu quả sản xuất kinh doanh trong những năm qua, nhưng nó còn cho thấy rõ hơn về sự thay đổi mức chênh lệch giữa các năm một cách tổng quát hơn. Các chỉ tiêu sẽ được đánh giá theo quy mô chung.
1.3.2. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ
1.3.2.1. Phân tích dòng tiền từ hoạt động kinh doanh
Khái niệm:
Phân tích dòng tiền từ hoạt động kinh doanh chủ yếu xem xét tỷ trọng giữa dòng tiền từ hoạt động kinh doanh so với tổng lưu chuyển tiền từ các hoạt động, để biết được có bao nhiêu phần trăm dòng tiền từ hoạt động kinh doanh trong tổng lưu chuyển tiền của công ty.
Công thức:
Tỷ trọng lưu chuyển tiền
từ hoạt động kinh doanh =
Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh
Tổng lưu chuyển tiền từ các hoạt động
Tỷ trọng dòng tiền thu
từ hoạt động kinh doanh
Dòng tiền thu từ hoạt động kinh doanh
=
Dòng tiền thu từ các hoạt động
Tỷ trọng dòng tiền chi
từ hoạt động kinh doanh
Dòng tiền chi từ hoạt động kinh doanh
=
Dòng tiền chi từ các hoạt động
1.3.2.2. Phân tích dòng tiền từ hoạt động đầu tư
Khái niệm:
Phân tích dòng tiền từ hoạt động đầu tư chủ yếu xem xét tỷ trọng giữa dòng tiền từ hoạt động đầu tư so với tổng lưu chuyển tiền từ các hoạt động, để biết được có bao nhiêu phần trăm dòng tiền từ hoạt động đầu tư trong tổng lưu chuyển tiền của công ty.
Công thức:
Tỷ trọng lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư
Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư
=
Tổng lưu chuyển tiền từ các hoạt động
Tỷ trọng dòng tiền thu
từ hoạt động đầu tư
Dòng tiền thu từ hoạt động đầu tư
=
Dòng tiền thu từ các hoạt động
Tỷ trọng dòng tiền chi
từ hoạt động đầu tư
Dòng tiền chi từ hoạt động đầu tư
=
Dòng tiền chi từ các hoạt động
1.3.2.3. Phân tích dòng tiền từ hoạt động tài chính
Khái niệm:
Phân tích dòng tiền từ hoạt động tài chính chủ yếu xem xét tỷ trọng giữa dòng tiền từ hoạt động tài chính so với tổng lưu chuyển tiền từ các hoạt động, để biết được có bao nhiêu phần trăm dòng tiền từ hoạt động tài chính trong tổng lưu chuyển tiền của công ty.
Công thức:
Tỷ trọng lưu chuyển tiền
từ hoạt động tài chính
Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính
=
Tổng lưu chuyển tiền từ các hoạt động
Tỷ trọng dòng tiền thu từ hoạt động tài chính
Dòng tiền thu từ hoạt động tài chính
=
Dòng tiền thu từ các hoạt động
Tỷ trọng dòng tiền chi từ hoạt động tài chính
Dòng tiền chi từ hoạt động tài chính
=
Dòng tiền chi từ các hoạt động
1.3.3. Phân tích các tỷ số tài chính
1.3.3.1. Tỷ số khoản thu so với khoản phải trả
Tỷ số này đánh giá xem các khoản phải thu có ảnh hưởng gì đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Tỷ lệ này càng lớn thì chứng tỏ đơn vị bị chiếm dụng vốn càng nhiều và ngược lại.
Tỷ số giữa khoản phải thu so với phải trả
Tổng các khoản phải thu
= Tổng các khoản phải trả
1.3.3.2. Nhóm tỷ số phản ánh khả năng thanh toán
Phân tích khả năng thanh toán là đánh giá tính hợp lý về sự biến động các khoản phải thu, phải trả, tìm ra những nguyên nhân dẫn đến sự trì trệ trong thanh toán nhằm giúp công ty làm chủ tình hình tài chính đảm bảo sự phát triển của công ty.
1.3.3.2.1. Tỷ số khả năng thanh toán nhanh
Tỷ số này phản ánh khả năng thanh toán thực sự của công ty trước những khoản nợ ngắn hạn. Tỷ số này được tính dựa trên các tài sản ngắn hạn có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền, không bao gồm khoản mục hàng tồn kho.
Khả năng thanh toán nhanh
Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho
=
Nợ ngắn hạn
Tiền + tương đương tiền
Trong thực tế nợ ngắn hạn được chia thành nợ trong hạn, nợ tới hạn và nợ quá hạn. Vì vậy hệ số khả năng thanh toán được xác định như sau:
Khả năng thanh toán nhanh
=
Nợ tới hạn + Nợ quá hạn
Thông thường tỷ số này bằng 1 là lý tưởng.
Tài sản ngắn hạn
1.3.3.2.2. Tỷ số khả năng thanh toán hiện thời
Tỷ số nợ
=
Nợ ngắn hạn
Tỷ số này thể hiện mối quan hệ tương đối giữa tài sản ngắn hạn với nợ ngắn hạn là một trong những thước đo khả năng thanh toán của công ty được sử dụng rộng rãi.
1.3.3.2.3. Tỷ số khả năng thanh toán tổng quát
Phân tích tỷ số khả năng thanh toán tổng quát là phân tích khả năng thanh toán chung của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này cho biết với tổng số tài sản hiện có, doanh nghiệp có đảm bảo trang trải được các khoản nợ phải trả hay không.
Tỷ số khả năng thanh toán tổng quát
=
Tổng số tài sản
Tổng số nợ phải trả
Nếu trị số của tỷ số khả năng thanh toán tổng quát của doanh nghiệp ≥ 1, doanh nghiệp đảm bảo được khả năng thanh toán và ngược lại, khi trị số này ≤ 1, doanh nghiệp không đảm bảo được khả năng trang trải các khoản nợ. Trị số càng nhỏ hơn 1, doanh nghiệp càng mất dần khả năng thanh toán.
1.3.3.2.4. Tỷ số khả năng thanh toán nhanh bằng tiền
Tỷ số thanh toán nhanh
bằng tiền
=
Tiền + Tương đương tiền
Tỷ số thanh toán nhanh bằng tiền đo lường số tiền hiện có tại công ty có đủ thanh toán các khoản nợ ngắn hạn phải trả hay không. Tỷ số này chỉ ra lượng tiền dự trữ so với khoản nợ hiện hành.
Nợ phải trả ngắn hạn