1.1.3.2. Ý nghĩa của phân tích tình hình tài chính
Phân tích tình hình tài chính của công ty giữ vai trò cực kỳ quan trọng không thể thiếu được trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh:
Cung cấp đầy đủ, kịp thời và trung thực về tài chính để có những quyết định đúng đắn trong tương lai để đạt được hiệu quả cao nhất.
Đánh giá được đúng mực thực trạng của công ty.
Cung cấp thông tin về tình hình huy động vốn, các hình thức huy động vốn, chính sách vay nợ,… nhằm gia tăng lợi nhuận trong tương lai.
1.1.4. Nhiệm vụ phân tích tình hình tài chính
Căn cứ trên những nguyên tắc về tài chính công ty để phân tích, đánh giá tình hình thực trạng và triển vọng của hoạt động tài chính, vạch rõ những mặt tích cực và tồn tại của việc thu chi tiền tệ, xác định nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố. Trên cơ sở đó, công ty đề ra các biện pháp tích cực nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.2. TÀI LIỆU PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH:
Có thể bạn quan tâm!
- Phân tích tình hình tài chính tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hóa dầu Quân Đội - 1
- Phân tích tình hình tài chính tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hóa dầu Quân Đội - 2
- Sự Cần Thiết Của Việc Phân Tích Tình Hình Tài Chính
- Phân Tích Khái Quát Báo Cáo Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh
- Nhóm Tỷ Số Phản Ánh Về Năng Lực Hoạt Động Kinh Doanh
- Lịch Sử Hình Thành Và Phát Triển Của Công Ty
Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.
1.2.1. Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn vốn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định.
Cơ sở lập:
- Căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp.
- Căn cứ vào sổ, thẻ kế toán chi tiết hoặc bảng tổng hợp chi tiết.
- Cắn cứ vào Bảng cân đối kế toán năm trước.
1.2.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh, phản ánh thu nhập qua một thời kỳ kinh doanh.
Cơ sở lập:
- Căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết trong kỳ dùng cho các tài khoản từ loại 5 đến loại 9.
- Căn cứ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của năm trước.
1.2.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một bộ phận hợp thành của báo cáo tài chính, thể hiện dòng tiền ra và dòng tiền vào của một doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định.
Cơ sở lập:
- Bảng cân đối kế toán.
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ kì trước.
- Các tài liệu kế toán khác: sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết,..
1.3. NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
1.3.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính
1.3.1.1. Nhiệm vụ phân tích
Nhiệm vụ của đánh giá khái quát tình hình tài chính là phân tích đánh giá thực trạng của hoạt động tài chính, vạch rõ những mặt tích cực và tiêu cực của tình hình tài chính, xác định nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố. Từ đó đề ra các biện pháp tích cực nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.3.1.2. Phân tích khái quát bảng cân đối kế toán
1.3.1.2.1. Phân tích biến động theo thời gian tài sản và nguồn vốn:
Phân tích biến động theo thời gian cho thấy sự tăng/giảm của tổng số tài sản/nguồn vốn và của từng chỉ tiêu tài sản/nguồn vốn, việc phân tích này làm rõ tình hình, đặc điểm về lượng và tỷ lệ các khoản mục theo thời gian.
Phân tích biến động theo thời gian được thực hiện bằng cách so sánh giá trị của các chỉ tiêu ở các kỳ khác nhau với nhau. Việc so sánh được thực hiện cả về số tuyệt đối, lẫn tương đối.
Kết quả tính theo số tuyệt đối thể hiện mức tăng/giảm của chỉ tiêu: Mức tăng/giảm = Mức đầu kỳ - Mức cuối kỳ
Tỷ lệ tăng/giảm
Mức tăng/giảm
Mức đầu kỳ
=
Kết quả tính theo số tương đối thể hiện tỷ lệ tăng/giảm của chỉ tiêu:
1.3.1.2.2. Phân tích kết cấu và biến động kết cấu tài sản và nguồn vốn
Phân tích kết cấu và biến động kết cấu là việc xác định tỷ trọng của từng chỉ tiêu trong tổng số và thay đổi về mặt kết cấu.
Giá trị của Tổng tài sản
Phân tích kết cấu nhằm đánh giá tầm quan trọng của từng khoản mục tài sản trong tổng tài sản, hay từng khoản mục nguồn vốn trong tổng nguồn vốn, từ đó đánh giá tính hợp lý của việc phân bố vốn và đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Tỷ lệ khoản mục tài
sản/Tổng tài sản
=
Giá trị của khoản mục tài sản
Tỷ lệ khoản mục nguồn
vốn/Tổng nguồn vốn
=
Giá trị của khoản mục nguồn vốn
Giá trị của Tổng nguồn vốn
Phân tích biến động kết cấu nhằm đánh giá về mặt kết cấu của tài sản và nguồn vốn, được thực hiện bằng cách so sánh kết cấu giữa các kỳ với nhau, qua đó đánh giá biến động của từng khoản mục.
Công thức:
Mức tăng/giảm về kết cấu = Tỷ lệ cuối kỳ - Tỷ lệ đầu kỳ