thức trách nhiệm của công nhân ở mọi khâu sản xuất, xử lý nghiêm khác với những hành vi làm lãng phí nguyên liệu.
Giảm chi phí tiền lương của doanh nghiệp bằng cách nâng cao năng suất lao động, cắt giảm những lao động lười nhác, có trình độ chuyên môn yếu kém. Để thực hiện công tác này đạt kết quả tốt yêu cầu công ty phải xây dựng được cơ cấu lao động tối ưu nhất, tổ chức lao động khoa học, phù hợp với yêu cầu của sản xuất kinh doanh. Tiến hành xây dựng bản kế hoạch công việc, thời gian làm việc, số lượng công việc hợp lý.
Ngoài ra, công ty cũng nên thực hiện tiết kiệm tối đa các loại chi phí khác như chi phí điện, nước, các nguyên vật liệu phụ, chịu khó chăm sóc, bảo quản máy móc cẩn thận để tránh những khoản chi cho việc sửa chữa hay thay thế các bộ của máy móc, vì hầu hết các trang thiết bị của công ty đều là những trang thiết bị hiện đại do đó chi phí sữa chữa không phải là nhỏ.
Về việc giảm chi phí bán hàng.
Chi phí này bao gồm các chi phí chung như chi phí khấu hao TSCĐ cho các cửa hàng, hoa hồng hàng bán, chi phí vận chuyển, quảng cáo, các khoản chi phí của nhân viên bán hàng,… Năm 2010, chi phí bán hàng của Thái Dương tăng lên khá nhiều cho thấy công ty đã ý thức được tầm quan trọng của việc quảng bá sản phẩm, xúc tiến bán hàng, tuy nhiên đây là một khoản chi phí vì vậy cần phải có kế hoạch cụ thể, hợp lý chứ không phải càng nhiều thì càng tốt. Thái Dương có thể sử dụng các giải pháp sau cho việc giảm chi phí bán hàng của mình:
Tính toán chi phí cho nhân viên bán hàng một cách hợp lý để vừa có thể động viên, khuyến khích sự nhiệt tình, chủ động, sáng tạo của họ trong công việc mà cũng vừa tiết kiệm được chi phí cho doanh nghiệp.
Công ty nên áp dụng đa dạng các biện pháp quảng cáo nhưng không làm giảm hiệu quả của nó chẳng hạn liên kết mạnh mẽ với các doanh nghiệp cùng ngành trong nước cũng như các Hiệp hội nghề nghiệp để có thể sớm tìm thêm được những thị trường khác mà không mất nhiều chi phí quảng bá, ứng dụng thương mại điện tử trong quảng bá doanh nghiệp thông qua các cổng thông tin thương mại điện tử hay các sàn giao dịch B2B để tiết kiệm chi phí quảng cáo.
Cắt giảm chi phí đi lại giao dịch của nhân viên bán hàng bằng cách ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thông tin trao đổi với đối tác.
Xúc tiến mở rộng sang các thị trường mới hiệu quả hơn, cần mở rộng thêm những sản phẩm khác cho đa dạng hơn. Khi thâm nhập vào các thị trường mới, không thể tránh khỏi việc gia tăng chi phí cho các nghiên cứu, thử nghiệm ban đầu tuy nhiên không phải vì vậy mà lạm dụng quá mức chi phí bán hàng, cần có sự giám sát chặt chẽ những hoạt động xúc tiến bán hàng ở thị trường mới đồng thời liên tục đánh giá hiệu quả của chúng.
Chi phí quản lý doanh nghiệp.
Là một doanh nghiệp được thành lập chưa lâu, quy mô kinh doanh của Thái Dương không phải là lớn, trong năm 2010 công ty đã thực hiện những biện pháp để cắt giảm chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí này cũng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong chi phí kinh doanh nên đây không phải là một vấn đề đáng lo ngại. Chi phí này bao gồm chi phí lương cho bộ phận quản lý, khấu hao máy tính và thiết bị văn phòng, chi phí điện nước, điện thoại… Công ty Thái Dương có thể duy trì những biện pháp quản lý hiện tại nhằm ổn định chi phí kinh doanh đồng thời tăng cường công tác quản lý doanh nghiệp, công tác tổ chức nhân sự, quản lý tiền lương, không ngừng đạo tạo, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, chính sách đãi ngộ tốt đối với đội ngũ lao động, quản lý công ty.
4. Gải pháp cho việc quản lý chất lượng sản phẩm.
Khi mua một sản phẩm ngoài việc mong muốn sản phẩm, dịch vụ phải có khả năng thoả mãn một nhu cầu xác định, người tiêu dùng còn mong muốn sản phẩm đó có độ tin cậy, độ an toàn và chi phí để thoả mãn nhu cầu phải thấp hơn các sản phẩm cùng loại. Đây chính là một trong những yếu tố làm tăng tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Trong mấy năm vừa qua, chất lượng sản phẩm của Thái Dương đã được nâng cao lên rất nhiều nhưng với nhu cầu thị hiếu của khách hàng ngày càng thay đổi theo chiều hướng khắt khe hơn về việc lựa chọn những sản phẩm phải có chất lượng cao hơn. Do vậy, để nâng cao chất lượng sản phẩm, hạn chế tối đa lô hàng bị trả về do không đủ tiêu chuẩn của hàng thì ngay từ khi chọn nhà cung cấp phải lựa chọn những bên có uy tín bởi những nguyên vật liệu đầu vào
nếu có kiểm tra thì rất khó có thể nhận thấy được chất lượng của nó mà chỉ khi đưa vào sử dụng mới nhận thấy được chất lượng của nguyên vật liệu đầu vào đó có đạt tiêu chuẩn hay không. Ngoài ra, để nâng cao chất lượng sản phẩm công ty có thể thực hiện lập ngay một đội kiểm tra chất lượng, đảm trách việc kiểm nghiệm từ khâu nhập nguyên vật liệu về, sản xuất sản phẩm, đưa sản phẩm vào trong kho, chịu trách nhiệm theo dõi số lượng hàng lỗi, hàng bị trả lại, tìm ra nguyên nhân để báo cáo lên ban giám đốc nhằm tìm ra những giải pháp để ngăn chặn kịp thời những nhân tố có thể ảnh hưởng xấu đến chất lượng sản phẩm.
5. Giải pháp cho việc bán hàng, mở rộng thị trường.
Trong nền kinh tế thị trường, công ty cần phải bán cái mà thị trường cần chứ không phải bán cái mà công ty có. Nhưng để biết thị trường đang có nhu cầu về loại sản phẩm nào công ty phải tiến hành nghiên cứu thị trường. Nghiên cứu thị trường là một công việc phức tạp do đó công ty cần phải có một bộ phận chuyên trách về công việc này. So với mấy năm trước đây hoạt động bán hàng của công ty Thái Dương đã khá hơn rất nhiều, song vẫn còn điểm yếu so với các doanh nghiệp trong ngành. Đội ngũ xúc tiến thương mại, tiếp thị, hệ thống nhân viên bán hàng còn yếu về kinh nghiệm. Mạng lưới trao đổi thông tin, đại lý tiêu thụ của công ty còn ít. Hạn chế này đã làm ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của công ty, ảnh hưởng đến khả năng phản ứng nhanh, khả năng xoay chuyển tình thế của công ty.
Các hoạt động xúc tiến bao gồm các nội dung như: Quảng cáo, các hoạt động yểm trợ, xúc tiến bán hàng, hội chợ triển lãm... được sử dụng để thông tin về hàng hoá nhằm lôi kéo khách hàng về phía mình, giới thiệu về công ty, nâng cao uy tín của công ty. Các hoạt động hỗ trợ bán là một trong những hoạt động quan trọng trong chính sách cạnh tranh của một doanh nghiệp vì đây không chỉ là biện pháp hỗ trợ mà nó còn tăng cường cho các chính sách giá cả, phân phối... nhằm tằng sức cạnh tranh của một doanh nghiệp trên thị trường. Chi phí cho hoạt động quảng cáo xúc tiến thường rất lớn song hiệu quả của quá trình kinh doanh tăng lên rõ rệt. Do vậy, bất kỳ một doanh nghiệp nào tham gia thị trường cạnh tranh đều phải xây dựng những chương trình quảng cáo hấp dẫn nhằm thu hút sự chú ý, gây ấn tượng cho
khách hàng. Đây chính là những cuộc cạnh tranh phi giá giữa các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh trên thị trường.
Công ty có thể tiến hành các hoạt động quảng bá sản phẩm, doanh nghiệp mình theo các hướng sau:
Mở rộng hoạt động quảng cáo cho những sản phẩm của công ty, đặc biệt là những sản phẩm mang tính năng đặc biệt. Hoạt động quảng cáo được thực hiện nhằm tạo ra sự chú ý của khách hàng và thông tin cho khách hàng biết về sản phẩm của mình. Trong thời kỳ hiện nay khi mà người tiêu dùng không chỉ quan tâm đến mẫu mã sản phẩm mà còn còn quan tâm đến mức độ an toàn đối với người sử dụng. Khi quảng bá các sản phẩm của mình công ty Thái Dương cần khẳng định những thế mạnh của sản phẩm đó là những sản phẩm thân thiện với môi trường, không gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng. Nếu làm được như vậy, chắc chắn sản phẩm của công ty sẽ được gây được sự chú ý, niềm tin, uy tín đối với khách hàng.
Công ty cần tận dụng lợi thế của công nghệ thông tin, sử dụng trang web của công ty để quảng bá sản phẩm của mình với các khách hàng trong và ngoài nước. Đối với những khách hàng đã từng biết đến công ty thì việc quảng cáo qua mạng sẽ mang lại hiệu quả cao, còn đối với những khách hàng mới chưa hề biết đến tên tuổi, hàng hoá của công ty thì trang web của công ty chưa chắc đã được họ quan tâm. Vì lý do đó, công ty nên quảng cáo các sản phẩm của mình qua cách trình bày trên bao bì, nhãn hiệu sản phẩm vì bao bì là một trong những phương tiện quảng cáo hữu hiệu. Trên các nhãn mác cần ghi rõ thông tin như: tên, ký hiệu hàng hóa, số điện thoại, địa chỉ công ty.
Công ty nên duy trì tổ chức các hoạt động như hội nghị khách hàng, tham gia hội chợ giới thiệu sản phẩm, đặc biệt là những hội chợ ở nước ngoài, in ấn, phát hành các tài liệu về công ty, về sản phẩm của mình như ra đời catologue, tờ rơi quảng cáo.
Đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ, quảng cáo sẽ góp phần đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng doanh thu, tăng sức mạnh về cạnh tranh, tăng thị phần của công ty trên thị trường. Tuy nhiên khi thực hiện các hoạt động này, công ty cần tính toán sao cho
chi phí bỏ ra phải phù hợp với tình hình tài chính cũng như tương xứng với doanh thu thu được của mình.
6. Giải pháp công nghệ.
Đối với bất cứ một công ty nào, mà nhất là đối với những công ty sản xuất kinh doanh chủ yếu theo phương thức đơn đặt hàng thì sản phẩm sản xuất đủ số lượng, đảm bảo về chất lượng đơn đặt hàng theo đúng thời gian tiến độ giao hàng sẽ làm tăng uy tín, độ tin cậy của khách hàng đối với công ty từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Ngược lại việc sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng kém, số lượng không đảm bảo, không đúng tiến độ giao hàng, sẽ nhanh chóng làm mất lòng tin của khách, làm giảm sút khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Muốn sản phẩm sản xuất ra theo đúng yêu cầu của khách hàng, đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường thì công ty phải có năng lực phù hợp.
Một năng lực công nghệ cũ kỹ, lạc hậu không thể cho ra đời những sản phẩm bảo đảm được những đòi hỏi của thị trường. Một năng lực công nghệ lỗi thời chỉ có thể cho ra những sản phẩm ngốn nhiều nhiên liệu, chất lượng kém, giá thành cao với tiến độ sản xuất ì ạch. Tất cả những điều này đều tạo ra những tác động tiêu cực đối với khả năng cạnh tranh của công ty. Do vậy, muốn nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty thì đầu tư đổi mới công nghệ là một giải pháp hết sức cần thiết.
Trong năm 2010 vừa qua, công ty Thái Dương đã có những đầu tư nhất định về công nghệ nhưng nếu muốn tiếp tục nâng cao năng lực sản xuất, khẳng định vị thế của mình trên thị trường thì Thái Dương cần phải tiếp tục đầu tư hơn nữa các máy móc trang thiết bị hiện đại. Đầu tư về công nghệ cần phải đầu tư một cách đồng bộ, đúng hướng và có trọng điểm nhằm tạo ra được những sản phẩm đáp ứng yêu cầu khắt khe về chất lượng cũng như mẫu mã của khách hàng.
KẾT LUẬN
Trong chặng đường hình thành và phát triển của mình, từ năm 2003 cho tới nay, từ khi mới là một công ty nhỏ mới chập chững tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh trong ngành bao bì nhựa, công ty cổ phần đầu tư và phát triển Thái Dương đã trải qua không ít những thăng trầm. Nhưng với những nỗ lực lao động hết mình xuất phát trong chính những con người Thái Dương, công ty đã vượt qua được những khó khăn đó và ngày càng khẳng định được vị trí của mình như ngày hôm nay.
Trong giai đoạn 2008-2010 vừa qua, mặc dù phải đương đầu với những khó khăn do cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 và những dư âm mà nó để lại, công ty Thái Dương cũng đã đạt được những thành quả nhất định như sự tăng lên của doanh thu và lợi nhuận. Công ty đã tạo được niềm tin đối với khách hàng của mình thông qua việc cung cấp kịp thời các đơn đặt hàng, xuất khẩu ngày một tăng. Bên cạnh đó, công ty cũng đã ý thức được tầm quan trọng của việc nâng cao năng suất lao động, công nghệ, việc quảng cáo, tiếp thị để từ đó có hướng quản lý phù hợp. Trong năm 2010 với sự linh hoạt trong việc thay đổi cơ cấu sản xuất đã giúp Thái Dương tiết kiệm được một khoản khi phí.
Tuy nhiên, công ty cổ phần đầu tư và phát triển Thái Dương vẫn còn khá nhiều yếu điểm cần phải được khắc phục như công ty chưa thực sự đưa ra một sách lược bán hàng phù hợp, chất lượng lao động của doanh nghiệp chưa thực sự tốt, tỷ suất phí của công ty vẫn còn cao so với các doanh nghiệp trong ngành đặc biệt là tỷ suất phí giá vốn hàng bán. Công ty có quy mô nhỏ nhưng có tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu cao, khả năng thanh toán trong ngắn hạn thấp, công ty phải đối mặt với mức rủi ro tín dụng lớn.
Qua việc đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Thái Dương giai đoạn 2008-2010, thấy được những điểm mạnh cũng như điểm yếu của công ty, em đã mạnh dạn đưa ra những giải pháp mà cần thiết cho việc phát triển của công ty giúp công ty phát huy những điểm mạnh, khắc phục nhũng điểm yếu, vượt qua những thách thức cũng như tận dụng được cơ hội mà thị trường mang lại trong thời gian gian tới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. THS. Nguyễn Tấn Bình (2006), Phân tích hoạt động doanh nghiệp, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội
2. PGS.TS. Phạm Thị Gái (2004) Phân tích hoạt động kinh doanh, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
3. Các báo cáo tài chính, thông tin, số liệu nội bộ của Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Thái Dương năm 2008, 2009, 2010.
4. Các báo tài chính đã được kiểm toán của các công ty HPB, STP, TTP năm 2010.
5. Quyết định về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển ngành nhựa Việt Nam đến năm 2010, Bộ Công nghiệp Số 11/2004/QĐ-BCN, ngày 17 tháng 2 năm 2004.
5. Nguyễn Thị Vân Anh- chuyên viên phân tích (2011), Báo cáo triển vọng ngành nhựa, ngày 06/05/2011,<http://www.smes.vn>.
6. Lê Đăng Doanh (2008), Nhìn lại kinh tế Việt Nam 2008, ngày 10/03/2011, http://vneconomy.vn/2008122605381258P0C5/nhin-lai-kinh-te-viet-nam-2008.htm7. Anh Quân (2010), Kinh tế vĩ mô 2010, ngày 12/03/2011
<http://vneconomy.vn/20101229123746374P0C9920/kinh-te-vi-mo-nam-2010-da-co-mot-co-hoi-de-on-dinh.htm>
8. Anh Quân (2010), Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê, ngày 10/03/2011, <http://www.tinkinhte.com/nd5/detail/viet-nam/phan-tich-du-bao/viet-nam-2009-cac-chi-so-kinh-te-va-bon-han-che-tu-goc-nhin-thong-ke/77960.113121.html>
9. Vốn cho doanh nghiệp: Không chỉ từ ngân hàng ngày 27/03/2011
<http://atpvietnam.com/vn/thongtinnganh/85797/index.aspx>
10. Giải pháp về vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, ngày 04/05/2011,
<http://www.businessedge.com.vn/kien-thuc-kinh-doanh/156-giai-phap-ve-von-cho-doanh-nghiep-vua-va-nho.html>
11. Cơ sở dữ liệu của Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ, ngày 01/03/2011
<http://www.eia.doe.gov/dnav/pet/hist/LeafHandler.ashx?n=PET&s=WTOTWORLD&f=W>
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bảng cân đối kế toán công ty Thái Dương giai đoạn 2008-2010.
ĐVT: Triệu đồng
31/12/2007 | 31/12/2008 | 31/12/2009 | 31/12/2010 | |
A. Tài sản ngắn hạn | 22,081 | 29,143 | 34,414 | 45,776 |
I. Tiền và các khoản tương đương tiền | 1,025 | 2,458 | 1,458 | 2,845 |
II. Các khoản phải thu | 10,642 | 13,094 | 16,391 | 28,339 |
1. Phải thu của khách hàng | 9,765 | 11,518 | 14,407 | 25,166 |
2. Trả trước cho người bán | 877 | 1,576 | 500 | 1,686 |
3. Phải thu khác | 0 | 0 | 1,500 | 1,503 |
4. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi (*) | 0 | 0 | (16) | (16) |
III. Hàng tồn kho | 10,348 | 12,579 | 15,000 | 12,851 |
IV. Tài sản ngắn hạn khác | 66 | 1,012 | 1,565 | 1,741 |
1. Chi phí trả trước ngắn hạn | 54 | 90 | 100 | 50 |
2. Thuế GTGT được khấu trừ | 0 | 898 | 0 | 0 |
- Thuế GTGT được khấu trừ 133 | 0 | 0 | 1,415 | 1,277 |
3. Tài sản ngắn hạn khác | 12 | 24 | 50 | 414 |
B. Tài sản dài hạn | 45,005 | 40,728 | 36,601 | 37,504 |
I. Tài sản cố định | 45,005 | 40,728 | 36,451 | 36,973 |
1. Tài sản cố định hữu hình | 41,129 | 37,030 | 32,930 | 33,630 |
- Nguyên giá | 55,468 | 55,468 | 55,468 | 61,068 |
- Giá trị hao mòn luỹ kế (*) | (14,338) | (18,438) | (22,538) | (27,438) |
2. Tài sản cố định vô hình | 3,876 | 3,698 | 3,521 | 3,343 |
- Nguyên giá | 5,454 | 5,454 | 5,454 | 5,454 |
- Giá trị hao mòn luỹ kế (*) | (1,578) | (1,756) | (1,933) | (2,111) |
Có thể bạn quan tâm!
- Tình Hình Luân Chuyển Khoản Phải Thu Của Thái Dương 2008-2010 Và So Sánh Với Hpb, Stp, Ttp Năm 2010.
- Khả Năng Sinh Lời Của Tổng Tài Sản, Vốn Chủ Sở Hữu Của Thái Dương 2008-2010 So Sánh Với Hpb, Stp, Ttp 2010.
- Phương Hướng Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Thái Dương Trong Thời Gian Tới.
- Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần đầu tư và phát triển Thái Dương - 14
- Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần đầu tư và phát triển Thái Dương - 15