Đánh Giá Rủi Ro Phá Sản (Hệ Số Z):


* Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE – Return on Equity)



ROE


=

Lãi ròng (Lợi nhuận sau thuế)

Vốn chủ sở hữu bình quân

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Phân tích tài chính công ty cổ phần Licogi 14 - 7

Chỉ số này cho biết một trăm đồng vốn chủ sở hữu đầu tư vào doanh nghiệp góp phần tạo ra bao nhiêu đồng lãi cho chủ sở hữu. Đây là một chỉ số tài chính quan trọng nhất và thiết thực nhất đối với chủ sở hữu.

1.4.2.5. Hệ số tăng trưởng:


Đây là nhóm tỷ số phản ánh mức tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nhóm tỷ số này gồm 2 tỷ số là:

* Tỷ số lợi nhuận giữ lại:


Tỷ số lợi nhuận giữ lại (hay hệ số tái đầu tư) là một tỷ số tài chính đánh giá mức độ sử dụng lợi nhuận sau thuế cho tái đầu tư của doanh nghiệp. Tỷ số này được tính bằng cách lấy lợi nhuận giữ lại chia cho lợi nhuận sau thuế.


Tỷ số lợi nhuận giữ lại (b)


=

Lợi nhuận giữ lại

Lợi nhuận sau thuế

Tỷ số này cho biết cứ trong 1 đồng lợi nhuận sau thuế thì doanh nghiệp giữ lại bao nhiêu đồng để tái đầu tư. Tỷ số càng lớn tức là doanh nghiệp tái đầu tư càng mạnh.

* Tỷ số tăng trưởng nội tại:



IGR


=

ROA x b

1-ROA x b

Tỷ số này cho biết tốc độ tăng trưởng lớn nhất mà doanh nghiệp đạt được khi không cần bất kỳ nguồn tài trợ nào từ bên ngoài.


* Tỷ số tăng trưởng bền vững (SGR):



SGR


=

ROE x b

(1-ROE x b)

Tỷ số này cho biết tốc độ tăng trưởng lớn nhất doanh nghiệp có thể đạt được mà không cần tài trợ cho vốn chủ sở hữu từ bên ngoài với điều kiện không tăng đòn bẩy tài chính (tỷ lệ giữa nợ và vốn chủ sở hữu không thay đổi).

1.4.2.6. Phân tích DuPont


Phương pháp phân tích tài chính Dupont còn được gọi là phân tích tách đoạn, được thực hiện bằng cách tách ROE thành các nhân tố khác nhau, nhằm phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đó tới thu nhập của chủ sở hữu và cho phép đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh.


ROE = ROS x Vòng quay tổng tài sản x Đòn bẩy tài chính

Hoặc:


Lợi nhuận ròng Doanh thu

Tổng tài sản

ROE =

 x  x 

Doanh thu

Tổng tài sản

Vốn chủ sở hữu

Trong đó:


Vốn chủ sở hữu = Tài sản (A) - Nợ (D)


Tổng tài sản/Vốn chủ sở hữu = 1/(1-D/A) = 1/(1-Rd) ROE tăng khi ROS, doanh thu/Tài sản và đòn bẩy tài chính tăng

Theo đó doanh nghiệp có thể tăng ROE bằng cách quản lý tốt chi phí,


nâng cao hiệu quả sử dụng tổng tài sản , hoặc tăng tỷ lệ đòn bẩy tài chính.


1.4.2.7. Đánh giá rủi ro phá sản (hệ số Z):


* Ý nghĩa:


Phá sản được xem như dấn chấm hết đối với một doanh nghiệp. Làm thế nào để phát hiện sớm các dấu hiệu báo trước nguy cơ phá sản để có biện pháp kịp thời. Một trong những công cụ phổ biến nhất để phát hiện nguy cơ phá sản là chỉ số Z.

Chỉ số Z (Z score) – công cụ phát hiện nguy cơ phá sản:


Việc tìm ra một công cụ để phát hiện dấu hiệu báo trước sự phá sản luôn là một trong những mối quan tâm hang đầu của các nhà nghiên cứu về tài chánh doanh nghiệp. Có nhiều công cụ đã được phát triển để làm việc này. Trong đó, chỉ số Z là công cụ được cả hai giới học thuật và thực hành, công nhận và sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Chỉ số này được phát minh bởi Giáo Sư Edward I. Altman, trường kinh doanh Leonard N. Stern, thuộc trường Đại Học New York, dựa vào việc nghiên cứu khá công phu trên số luợng nhiều công ty khác nhau tại Mỹ. Mặc dù chỉ số Z này được phát minh tại Mỹ, nhưng hầu hết các nuớc, vẫn có thể sử dụng với độ tin cậy khá cao.

Chỉ số Z bao gồm 5 chỉ số X1, X2, X3, X4, X5:


X1 = Tỷ số vốn lưu động trên tổng tài sản (Working Capitals/Total Assets).


X2 = Tỷ số lợi nhuận giữ lại trên tổng tài sản (Retain Earnings/Total Assets)


X3 = Tỷ số lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên tổng tài sản (EBIT/Total Assets)

X4 = Giá trị thị trường của vốn chủ sỡ hữu trên giá trị sổ sách của tổng nợ (Market Value of Total Equity / Book values of total Liabilities)


X5 = Tỷ số doanh số trên tổng tài sản (Sales/Total Assets)


Từ một chỉ số Z ban đầu, Giáo Sư Edward I. Altman đã phát triển ra Z‟ và Z‟‟ để có thể áp dụng theo từng loại hình và ngành của doanh nghiệp, như sau:

Đối với doanh nghiệp đã cổ phần hoá, ngành sản suất:


Z = 1.2*X1 + 1.4*X2 + 3.3*X3 + 0.64*X4 + 0.999*X5


- Nếu Z > 2.99 : Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản

- Nếu 1.8 < Z < 2.99 : Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản

- Nếu Z <1.8: : Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao.

Đối với doanh nghiệp chưa cổ phần hoá, ngành sản suất:


Z‟ = 0.717*X1 + 0.847*X2 + 3.107*X3 + 0.42*X4 + 0.998*X5


- Nếu Z‟ > 2.9 : Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản

- Nếu 1.23 < Z‟ < 2.9 : Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản

- Nếu Z‟ <1.23 : Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao.

Đối với các doanh nghiệp khác:


Chỉ số Z‟‟ dưới đây có thể được dùng cho hầu hết các ngành, các loại hình doanh nghiệp. Vì sự khác nhau khá lớn của X5 giữa các ngành, nên X5 đã được đưa ra. Công thức tính chỉ số Z‟‟ được điều chỉnh như sau:


Z‟‟ = 6.56*X1 + 3.26*X2 + 6.72*X3 + 1.05*X4


- Nếu Z‟‟ > 2.6 : Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản

- Nếu 1.2 < Z‟‟ < 2.6 : Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản

- Nếu Z‟‟ <1.1 : Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao.


CHƯƠNG 2:PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

2.1.Phương pháp nghiên cứu


2.1.1. Phương pháp nghiên cứu tổng quát


Luận văn kết hợp cả phương pháp định tính và định lượng để phân tích, tổng hợp… Thông tin định tính sẽ giúp cho việc phân tích sâu nhằm khẳng định về quan điểm, nhận thực, thái độ và khả năng của các đối tượng nghiên cứu, đồng thời làm sáng tỏ số liệu định lượng thu được. Thông tin định lượng sẽ giúp cho việc xác định thực trạng và lập kế hoạch cho quá trình quản lý tài chính

2.1.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể


2.1.2.1. Phương pháp thu thập số liệu:


Tiến hành thu thập những thông tin, số liệu sơ cấp cũng như thứ cấp cần thiết tại công ty đang như các báo cáo tài chính thường niên, … cũng như qua sự hướng dẫn của các cán bộ nhân viên phòng kế toán, phòng hành chính. Ngoài ra còn tham khảo sách, báo, luận văn tốt nghiệp và các trang website có liên quan

2.1.2.2. Phương pháp phân tích tổng hợp và so sánh


Luận văn sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp và so sánh trong việc nghiên cứu các lý luận và thực tiễn về hoạt động phân tích tài chính của Công ty cổ phần Licogi 14, so sánh với các công ty khác, từ đó tổng hợp để rút ra các lý luận và bài học kinh nghiệm cho việc phát triển, nâng cao chất lượng quản lý tài chính

Bên cạnh đó, đề tài còn sử dụng phương pháp mô hình hóa và phân tích định lượng để đưa ra những đánh giá, nhận định mang tính khái quát. Luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp phân tích định lượng và mô phỏng theo


các mô hình, sơ đồi, biểu đồ, bảng biểu để đánh giá kết quả đạt được trong nghiệp vụ tài chính

Phương pháp phân tích thống kê mô tả được sử dụng để mô tả đặc tính của các bảng biểu như tỉ lệ phần trăm, độ chênh lệch. Các kết quả nghiên cứu sau khi được xử lý sẽ được trình bày trong luận văn dưới dạng các con số rời rạc, bảng số liệu, biểu đồ, đồ thị…

Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: được thể hiện cụ thể qua các con số. Là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế.


kinh tế

Dy = Y1 – Y0


Trong đó: Yo: chỉ tiêu năm trước


Y1: chỉ tiêu năm sau


Dy: phân chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu


Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm sau so với năm trước của các chỉ tiêu, cho thấy sự biến động về mặt số lượng các chỉ tiêu qua các năm phân tích và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục

- Phương pháp so sánh bằng số tương đối: được tính theo tỷ lệ %, là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.

Dy = x 100%

Trong đó: Y0: Chỉ tiêu năm trước.


Y1: Chỉ tiêu năm sau.


Dy: tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế.


Phương pháp này dùng để làm rõ tình hình biến động của mức độ của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục.

2.2.Công cụ thực hiện luận văn


Luận văn được nghiên cứu bằng cách sử dụng tổng hợp các phương pháp: Thống kê mô tả, tổng hợp, phân tích, đánh giá, so sánh… về quy mô Doanh nghiệp, tình hình nguồn vốn vay của doanh nghiệp, quá trình thanh quyết toán, giám sát các hoạt động lưu chuyển nguồn vốn, phương thức sử dụng vốn vay trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp… Thông qua đó đánh giá một cách toàn diện hiệu quả trong việc sử dụng vốn kinh doanh sản xuất của công ty

Xem tất cả 116 trang.

Ngày đăng: 27/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí