Giải Pháp Phát Triển Nguồn Nhân Lực Chất Lượng Cao‌


- Lồng ghép nhiệm vụ bảo vệ môi trường vào các hoạt động phát triển của ngành, đặc biệt thực hiện đánh giá tác động môi trường trong công tác quy hoạch phát triển du lịch.

- Xây dựng những quy chế, nội quy chặt chẽ hợp lý giữa khai thác, kinh doanh du lịch với việc bảo vệ tài nguyên môi trường.

- Quản lý phát triển du lịch theo luật pháp Nhà nước. Có hình thức thưởng, phạt nghiêm minh đối với những hành vi vi phạm quy tắc bảo vệ môi trường (người gây ô nhiễm phải trả tiền, người được hưởng lợi về môi trường phải đóng góp về kinh tế, khen thưởng các cơ sở kinh doanh du lịch thực hiện tốt biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường).

- Khi triển khai dự án ở tỉnh Bình Thuận, tất cả nhà đầu tư phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường của cơ quan chức năng. Yêu cầu các nhà đầu tư phải có nghĩa vụ đóng góp tài chính để khắc phục hậu quả, gây tác động xấu tới môi trường du lịch.

- Chính sách khuyến khích và hỗ trợ phát triển các loại hình du lịch thân thiện với môi trường, đặc biệt là du lịch sinh thái biển, đã được thể hiện rõ trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam.

- Xử lý nghiêm chủ dự án chỉ tập trung vào mục đích san nền để chia lô, bán đất mà không quan tâm xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị, gây ảnh hưởng vệ sinh môi trường, phá vỡ quy hoạch, cảnh quan thiên nhiên. Ngoài ra, tất cả ngành kinh tế khác phải chấp hành tốt những điều khoản luật liên quan đến bảo vệ môi trường; bảo tồn và quản lý những nguồn lợi sinh vật dưới nước; bảo vệ di sản tự nhiên; phòng ngừa ô nhiễm do các tàu biển gây ra.


3.4. Các giải pháp cụ thể‌


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.

3.4.1. Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch‌

Phát triển hệ thống sản phẩm du lịch chất lượng, đặc sắc, đa dạng và đồng bộ, có giá trị gia tăng cao, đảm bảo đáp ứng nhu cầu của khách du lịch nội địa và quốc tế. Đa dạng hóa các loại hình du lịch, ưu tiên phát triển du lịch biển đảo, du lịch sinh thái và du lịch văn hóa.

Phân tích tác động của hoạt động du lịch đến môi trường ở tỉnh Bình Thuận - 15


Căn cứ vào tiềm năng tài nguyên du lịch của tỉnh hướng tới hình thành các vùng du lịch với sản phẩm du lịch đặc trưng riêng. Theo qui hoạch xây dựng vùng tỉnh Bình Thuận đến năm 2030, định hướng tổ chức không gian du lịch Bình Thuận hình thành 5 vùng du lịch sau:

Vùng du lịch thành phố Phan Thiết: là trung tâm du lịch mang tầm quốc gia, quốc tế, bao gồm thành phố Phan Thiết, một phần diện tích Bắc Bình (từ Hồng Phong đến Hòa Thắng) và dải ven biển huyện Hàm Thuận Nam. Sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng là: du lịch nghỉ dưỡng biển cao cấp; du lịch vui chơi, giải trí, thể thao cao cấp; du lịch MICE; du lịch mua sắm; du lịch văn hóa, lễ hội mang tầm quốc gia và quốc tế.

Vùng du lịch La Gi – Hàm Tân : là cụm du lịch phía Tây Nam của tỉnh Bình Thuận, bao gồm Thị xã La Gi, dải ven biển huyện Hàm Tân và khu vực ven hồ Sông Dinh 3. Sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng là: du lịch văn hóa-tín ngưỡng- lễ hội, du lịch nghỉ dưỡng sinh thái biển - hồ cảnh quan, vui chơi giải trí.

Vùng du lịch Bắc Bình - Tuy Phong : là cụm du lịch phía Đông Bắc của tỉnh Bình Thuận, bao gồm 1 phần dãy ven biển huyện Tuy Phong và thị xã Phan Rí Cửa, thị trấn Chợ Lầu, Phan Rí Thành. Sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng là: du lịch văn hóa Chăm, nghỉ dưỡng biển, điều dưỡng chữa bệnh suối khoáng nóng Vĩnh Hảo, du lịch sinh thái khu bảo tồn biển Cù Lao Cau, du lịch home-stay.

Vùng du lịch Hàm Thuận Bắc - Đức Linh – Tánh Linh: là cụm du lịch phía Tây Bắc của tỉnh Bình Thuận, bao gồm một phần diện tích huyện Hàm Thuận Bắc, Tánh Linh và Đức Linh. Sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng là: du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái rừng - hồ cảnh quan, tham quan khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông, thể thao mạo hiểm, săn bắn, du lịch về nguồn, tìm hiểu văn hóa dân tộc Chơ ro, Cơ ho, Raglai.

Vùng du lịch đảo Phú Quý: Phú Quý là một hòn đảo giữa biển khơi gồm một đảo lớn và bao bọc xung quanh là các hòn đảo nhỏ, tạo thành quần thể đảo mang nhiều dáng vẻ độc đáo, có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế biển, đặc biệt là ngành du lịch. Sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng là: du lịch sinh thái (khu bảo


tồn biển Phú Quý); du lịch nghỉ dưỡng biển – núi cao cấp; du lịch vui chơi giải trí cao cấp; du lịch thể thao; du lịch cộng đồng dân cư làng chài.


3.4.2. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao‌

Tăng cường mở rộng liên kết với các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và các cơ sở dạy nghề có uy tín trong nước và quốc tế, mở các lớp đào tạo tu nghiệp tại nước ngoài và tại tỉnh về ngành du lịch.

Tại các trường Đại học, Cao Đẳng, trường dạy nghề, trường trung học chuyên nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên của tỉnh Bình Thuận cần đầu tư, đào tạo ngành du lịch để có thể cung cấp nguồn nhân lực phục vụ du lịch tại chỗ.

Có chính sách sử dụng và thu hút nhân tài về tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ người lao động ngành du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch.

Có chính sách khuyến khích xã hội hóa đầu tư giáo dục đào tạo, hình thành các trường ngoài công lập chuyên ngành du lịch có chất lượng.

Tăng cường công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý các doanh nghiệp, nâng cao trình độ bồi dưỡng chuyên môn về du lịch đối với cán bộ quản lý Nhà nước.

Nguồn nhân lực du lịch được đào tạo phải có kĩ năng chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, kĩ năng giao tiếp, ứng xử, am hiểu kiến thức về các điểm tham quan.


3.4.3. Giải pháp đầu tư phát triển du lịch‌

Ưu tiên đầu tư xây dựng mới các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh theo qui hoạch tạo tiền đề cho du lịch Bình Thuận phát triển.

Sử dụng hợp lí nguồn vốn từ các chương trình phát triển hạ tầng du lịch, chương trình hành động quốc gia về du lịch, chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa đảm bảo đầu tư hiệu quả.

Khuyến khích các dự án đầu tư vào các vùng có tiềm năng như: Hàm Thuận Nam, Hàm Tân, La Gi, Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình, Tuy Phong, Tánh Linh…

Tiếp tục triển khai các dự án ở khu vực La Gi, Thuận Quý, Tân Thành (Hàm Thuận Nam), Tiến Thành (Phan Thiết), Hòa Thắng (Bắc Bình), Hàm Thuận-Đa Mi (Hàm Thuận Bắc)…Ưu tiên các dự án giải trí cao cấp, các trung tâm mua sắm.


Đẩy mạnh đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc và công tác quản lí môi trường tại các khu du lịch.


3.4.4. Giải pháp giám sát công tác đánh giá tác động môi trường‌


3.4.4.1. Tác động đến môi trường tự nhiên

a. Giám sát môi trường không khí

- Tiến hành quan trắc môi trường không khí và tiếng ồn: Các thông số cần quan trắc: nhiệt độ, độ ẩm, CO, NO2, NH3, SO2, H2S, bụi, các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi, tổng khí hữu cơ, các chất hữu cơ khó phân hủy. Địa điểm quan trắc là tại các khu du lịch, các nút giao thông đô thị và các tuyến giao thông chính của vùng.

- Cải tiến và nâng cấp hệ thống đường giao thông vận tải, giảm thiểu khí thải, tiếng ồn phát sinh từ các phương tiện giao thông.

- Xây dựng mạng lưới vận tải hành khách công cộng giữa các đô thị, khu du lịch, cụm dân cư tập trung.

- Tăng cường bảo vệ an ninh trật tự khu du lịch, hạn chế việc xe cộ bóp còi inh ỏi tại các khu vực tập trung đông dân cư.

- Các nhà hàng, khách sạn, khu du lịch phải xây dựng nhà máy xử lí rác thải và chất thải, không thải trực tiếp vào môi trường.

- Khuyến khích lập các vành đai xanh tại các khu du lịch góp phần tạo bầu không khí thoáng đãng, trong xanh.

b. Giám sát môi trường nước

Tiến hành quan trắc, phân tích chất lượng môi trường nước mặt lục địa, nước ngầm và nước biển ven bờ tại các khu vực phát triển du lịch như Hàm Tân, Hàm Thuận Nam, La Gi, thành phố Phan Thiết và Tuy Phong:

- Quan trắc môi trường nước mặt lục địa: các thông số cần quan trắc là nhiệt độ, độ pH, BOD5, COD, As, SS, Coliform…

- Quan trắc môi trường nước ngầm: các thông số cần quan trắc là nhiệt độ,

độ pH, BOD5, COD, As, SS, Coliform, chì, kẽm, Mangan…

- Quan trắc môi trường nước biển ven bờ: các thông số cần quan trắc là nhiệt độ, độ pH, độ cứng, BOD5, COD, As, Coliform, ván dầu mỡ…


Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các nguồn gây ô nhiễm nguồn nước, trong đó tập trung vào các cơ sở kinh doanh du lịch, các cơ sở chế biến thủy hải sản, các cơ sở khai thác chế biến khoáng sản.

Đối với các khu dân cư ven biển không được xả thải trực tiếp ra biển, phải có hệ thống thu gom rác thải đúng quy định. Đẩy mạnh công tác thu gom, giải quyết rác thải của các hộ dân cư ven biển, đặc biệt là khu dân cư nằm gần các khu du lịch, khu di tích văn hóa, lịch sử.

Đối với tàu thuyền lưu thông trên biển hoặc trên sông phải có hệ thống thu gom nước thải và dầu thải, không được thải trực tiếp ra sông hay biển. Thực hiện đăng kiểm chặt chẽ về an toàn kĩ thuật và môi trường đối với phương tiện vận tải thủy, kiểm soát sự thay đổi dòng chảy, ô nhiễm.

Nâng cao nhận thức và sự tham gia của cộng đồng trong việc sử dụng tiết kiệm nguồn nước, đảm bảo khai thác và sử dụng hợp lí, tránh lãng phí tài nguyên nước.

Cần phải qui hoạch chặt chẽ việc khai thác nguồn nước ngầm, hạn chế tối đa các giếng khai thác tầng nông, không đảm bảo yêu cầu kĩ thuật và có kế hoạch tích cực trồng rừng, bảo vệ rừng góp phần gia tăng mạch nước ngầm.

Cần phải cải tạo, nâng cấp và xây dựng thêm các hồ chứa nước để đảm bảo việc cung cấp nước cho người dân.

Tiến hành xử phạt hành chính hoặc đình chỉ hoạt động đối với những cơ sở kinh doanh du lịch không chấp hành đúng các quy định về bảo vệ môi trường.

Xây dựng các nhà máy xử lí nước thải và rác thải tại khu du lịch, khu đô thị tập trung dân cư. Tăng cường thu gom rác thải sinh hoạt du lịch tại các khu du lịch và bãi biển tập trung đưa về khu liên hợp xử lí rác.

Các cơ sở kinh doanh lưu trú phục vụ du lịch phải cam kết bảo vệ môi trường đúng qui định, phải có hệ thống xử lí nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường.

Nhanh chóng triển khai và thực hiện dự án phòng ngừa, giảm thiểu, xử lý và kiểm soát ô nhiễm vùng du lịch như: dự án khoanh vùng bảo vệ các lưu vực nước,


nhất là các hồ chứa nước lớn của tỉnh; dự án tăng cường quản lý khai thác, sử dụng hợp lí nguồn nước ngầm tại các khu du lịch ven biển.

c. Giám sát môi trường đất

Tiến hành quan trắc môi trường đất, các thông số quan trắc: độ chua, hàm lượng muối, sức giữ nước, hạt kết bền trong đất…

Nội dung quan trắc: lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trong sân golf. Diện tích đất bị ô nhiễm do chất thải sinh hoạt; đất bị xói mòn, rửa trôi, mạc màu, laterit hóa, mặn hóa, phèn hóa.

d. Bảo vệ đa dạng sinh học

Bảo vệ diện tích rừng hiện có và tiếp tục mạnh tốc độ trồng rừng tập trung và phân tán theo Chương trình trồng mới “5 triệu ha rừng” nhằm đạt độ che phủ rừng là 43,2% vào năm 2015 và tăng độ che phủ thực vật toàn tỉnh lên 53-55% vào năm 2020.

Phát triển rừng phòng hộ ở các huyện Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Đức Linh, Tánh Linh, trồng rừng phòng hộ ven biển, chống sa mạc hóa. Cải tạo vi khí hậu khu vực, khoanh nuôi bảo vệ rừng non, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ.

Thiết lập vành đai cây xanh xung quanh các hồ thủy lợi nhằm bảo vệ nguồn cấp nước sinh hoạt và sản xuất cho tỉnh.

Tăng cường bộ máy và chất lượng đội ngũ kiểm lâm; công tác thanh tra, xử lý việc vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, khu bảo tồn thiên nhiên.

Ngăn chặn kịp thời các hoạt động khai thác lâm sản của người dân tại các khu bảo tồn thiên nhiên như Tà Cú, Núi Ông đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng địa phương.

Tăng cường công tác quan trắc môi trường rừng và đa dạng sinh học, phòng chống và xử lí nghiêm các hành vi chặt phá, chiếm dụng, khai thác trái phép tài nguyên đa dạng sinh học.

Nghiên cứu qui hoạch và xây dựng một số khu di sản thiên nhiên đặc sắc nhằm bảo tồn thiên nhiên và phục vụ phát triển du lịch.


Hình thành bộ máy quản lý và bảo vệ các khu bảo tồn Cù lao Cau và đảo Phú Quý, nghiêm cấm khai thác tài nguyên hải sản bằng biện pháp hủy diệt.

Có chính sách cụ thể để thu hút các thành phần trong xã hội tham gia vào bảo tồn đa dạng sinh học khu bảo tồn thiên nhiên Tà Cú, khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông, khu Bảo tồn biển đảo Phú Quý và Cù Lao Cau. Có các chương trình cụ thể để nâng cao nhận thức về bảo vệ đa dạng sinh học cho cộng đồng cũng như các ngành, các cấp.

Phối hợp với cộng đồng tham gia bảo vệ, quản lý sử dụng khôn khéo hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái cỏ biển, hệ sinh thái rạn san hô. Tổ chức nâng cao nhận thức cho cộng đồng ở vùng đảo, cù lao và khách tham quan du lịch.

Quy định số lượng khách tham quan tối đa đối với với các điểm du lịch sinh thái có tính nhạy cảm cao như các khu bảo tồn thiên thiên, khu bảo tồn sinh thái biển đảo, khu vực có nhiều loài động, thực vật quý hiếm.

Thực hiện công tác đánh giá tác động môi trường đối với các dự án phát triển kinht tế- xã hội trọng điểm của tỉnh, đặc biệt là các dự án gây ảnh hưởng lớn đến nguồn nước sông và các khu bảo tồn.

Nhanh chóng triển khai và thực hiện các dự án bảo tồn đa dạng sinh học như: dự án trồng, bảo vệ và gia tăng độ che phủ rừng phòng hộ; dự án tăng cường quản lí và phát triển đa dạng sinh học của các khu bảo tồn thiên nhiên; dự án điều tra, tuần tra và kiểm soát để ngăn chặn khai thác các rạn san hô, rong và cỏ biển… tại các khu bảo tồn biển; đề án tăng cường chất lượng đội ngũ kiểm lâm, công tác thanh tra và xử lí các vụ vi phạm về pháp luật bảo vệ rừng, các khu bảo tồn, di sản thiên nhiên.

e. Sử dụng công nghệ, kĩ thuật bảo vệ môi trường

Khuyến khích và ưu tiên hoạt động nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ mới bảo vệ môi trường trong phát triển du lịch.

Sử dụng các phương tiện thân thiện với môi trường trong du lịch sinh thái ở khu bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn biển.


Ưu tiên các dự án đầu tư du lịch có các giải pháp cụ thể trong vấn đề giảm thiểu và giải quyết ô nhiễm để giữ môi trường trong sạch, mang lại hiệu quả trực tiếp cho cộng đồng và lâu dài cho toàn xã hội.

Đảm bảo sự đầu tư thích đáng cho công tác nghiên cứu khoa học công nghệ du lịch đạt hiệu quả, thu hút trí tuệ của các nhà khoa học, đặc biệt trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Khuyến khích ứng dụng các công nghệ làm giảm tiêu thụ năng lượng, nước sạch và tái sử dụng chất thải trong các cơ sở dịch vụ du lịch; sử dụng polyme phân hủy sinh học vào sản xuất và đời sống (thay thế cho sản phẩm nhựa thông dụng), làm giảm ô nhiễm môi trường sống; khuyến khích và hỗ trợ phát triển các loại hình du lịch thân thiện với môi trường, đặc biệt là du lịch sinh thái.

Khuyến khích phát triển công nghiệp sạch nhằm giảm thiểu phát thải và hạn chế mức độ ô nhiễm môi trường, bảo vệ tài nguyên du lịch, góp phần phát triển kinh tế ổn định và bền vững.

f. Tuyên truyền, quảng cáo, xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường

Đẩy mạnh tuyên truyền và thi hành Luật Bảo vệ môi trường, đồng thời nghiêm cấm những hành vi gây ô nhiễm môi trường.

Quan tâm, phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, đoàn thể, cộng đồng dân cư trong việc tham gia và giám sát công tác bảo vệ môi trường.

Giáo dục môi trường cấp cơ sở, chú trọng đến giáo dục môi trường cho các cấp học sinh, là giải pháp chiến lược mang tính lâu dài.

Nâng cao ý thức của nhân dân ở các vùng nông thôn trong việc bảo vệ môi trường sinh thái, làm đẹp quê hương, giữ gìn văn hóa, làng nghề truyền thống đặc trưng của làng chài, dân tộc thiểu số,…để tạo ra những sản phẩm du lịch. Đây chính là nét đặc sắc rất hấp dẫn khách du lịch quốc tế.

Xây dựng chiến lược bảo vệ môi trường của địa phương trên quan điểm lấy phòng ngừa là chính, hạn chế tác động xấu đối với môi trường. Kết hợp linh hoạt

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/04/2023