Chức Năng, Nhiệm Vụ Và Ngành Nghề Kinh Doanh Của Công Ty


Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ Phần Quản lý đường bộ và Xây dựng công trình Thừa Thiên Huế.

Công ty Cổ phần Quản lý đường bộ và Xây dựng công trình Thừa Thiên Huế tiền thân là công ty xe máy – Trực thuộc xí nghiệp liên hiệp các công trình giao thông Bình Trị Thiên. Năm 1989 sau khi tách tỉnh Bình Trị Thiên thành ba tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, công ty xe máy trở thành công ty trực thuộc công ty Cầu đường Thừa Thiên Huế.

Tháng 1/1991 Xưởng sửa chữa xe máy sáp nhập với xí nghiệp giao thông thủy lợi Hương Thủy hình thành xí nghiệp quản lý và sửa chữa đường bộ II Thừa Thiên Huế.

Ngày 14/12/1992 UBND Thừa Thiên Huế ra quyết định số 847/QĐ-UB chuyển Xí nghiệp quản lý và sửa chửa đường bộ II Thừa Thiên Huế thành Đoạn quản lý đường bộ II Thừa Thiên Huế.

Ngày 13/01/1999 ra quyết định số 55/QĐ-UB của UBND TT Huế về việc chuyển Đoạn Quản lý đường bộ II Thừa Thiên Huế thành Công ty Quản lý và sửa chữa đường bộ II Thừa Thiên Huế.

Ngày 11/10/2005 ra quyết định số 3509/ QĐ-UB của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc Chuyển Công ty Quản lý và sửa chữa đường bộ II Thừa Thiên Huế thành Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Quản lý đường bộ và Xây dựng công trình Thừa Thiên Huế.

Ngày 29/06/2009 Quyết định số 1229/ QĐ-UB của UBND Thừa Thiên Huế về việc chuyển công ty TNHH Một thành viên Quản lý đường bộ và Xây dựng công trình Thừa Thiên Huế thành Công ty Cổ phần Quản lý đường bộ và Xây dựng công trình Thừa Thiên Huế.

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh của Công ty


- Chức năng


Công ty Cổ Phần QLĐB và XDCT Thừa Thiên Huế có các chức năng sau:


Quản lý duy tu bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống cầu đường bộ (các thiết bị an toàn giao thông và hành lang bảo vệ đường bộ.

Tư vấn khảo sát, thiết kế các công trình giao thông, thủy lợi, dân dụng công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật.

Xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi, dân dụng công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật, san lấp mặt bằng, vỉa hè, cấp thoát nước, thi công xây lắp điện.

Lập, quản lý và tổ chức thực hiện các dự án đầu tư xây dựng phát triển hạ tầng đô thị.


Khai thác chế biến đá xây dựng: Sản xuất, kinh doanh các loại vật tư, vật liệu xây dựng nung và không nung, cầu kiện đúc sẵn, vật tư thiết bị chuyên ngành giao thông.

- Nhiệm vụ


Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao.


Từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động, dồng thời áp dụng khoa học, kỹ thuật tiên tiến vào nền sản xuất để nâng cao tay nghề cho công nhân viên.

Chấp hành tốt các quy định về xây dựng đảm bảo an toàn tuyệt đối.


- Ngành nghề kinh doanh


Công ty Cổ Phần QLĐB và XDCT Thừa Thiên Huế có các ngành nghề đăng ký

kinh doanh sau:


Nuôi trồng thủy sản nội địa


Khai thác đá, cát, sỏi, đất sét


Sửa chữa máy móc, thiết bị


Xây dựng nhà các loại


Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác


Phá dỡ


Chuẩn bị mặt bằng


Lắp đặt hệ thống xây dựng khác


Hoàn thiện công trình xây dựng


Hoạt động xây dựng chuyên dụng khác


Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sỡ hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê

Hoạt động tư vấn quản lý


Hoạt động kiến trúc sư và tư vấn kỹ thuật có liên quan


Hoạt động thiết kế chuyên dụng


Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác


2.1.3 Mục tiêu và chiến lược phát triển của Công ty


- Đa dạng hóa các ngành nghề có thế mạnh, nâng cao chất lượng công trình.


- Đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh.


- Nâng cao, phát triển văn hóa doanh nghiệp.


- Tạo công việc ổn định, lâu dài cho cán bộ công nhân viên của Công ty


- Mở rộng thị trường tiêu thụ cho các ngành khai thác đá và các loại vật liệu thiết bị khác của công ty.

- Luôn đảm bảo các chỉ tiêu tăng trưởng, các lợi ích của người Lao Động, bảo

đảm thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà Nước.


2.1.4 Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của các phòng ban của Công ty Cổ Phần Quản lý đường bộ và Xây dựng công trình Thừa Thiên Huế

2.1.4.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ánh Dương


Đại Hội Đồng Cổ Đông

Ban kiểm soát

Hội Đồng Quản Trị

Ban Giám Đốc

Các Phó Giám Đốc

Phòng Tổ chức Hành chính

Phòng Quản lý Giao Thông

Phòng Kế hoạch - Kỹ Thuật

Phòng Kế toán

– Tài chính

Xí nghiệp

QLĐB 1,2,3

Xí nghiệp BTN XDCT Hương Thọ

Xí nghiệp BTN XDCT Phú Lộc

Xí nghiệp XDCT 10



Chú thích: Quan hệ trực tuyến

Quan hệ chức năng

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty



(Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính)



2.1.4.2 Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận


- Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của công ty. Có quyền quyết định những vấn đề được Pháp luật và điều lệ công ty quy định.

- Hội đồng quản trị: Là cấp quản trị cao nhất của Công ty. Có toàn quyền quyết định các vấn đề liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Thường xuyên giám sát hoạt động kinh doanh, hoạt động kiểm soát nội bộ và hoạt động quản lý rủi ro của công ty.

- Ban kiểm soát: Giám sát toàn diện mọi hoạt động của công ty, thẩm định báo cáo tài chính hàng năm, kiểm soát từng vấn đề cụ thể liên quan đến hoạt động tài chính. Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra về tính chính xác, trung thực và hợp pháp của chứng từ, sổ sách kế toán, báo cáo tài chính và hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ.

- Giám đốc Công ty: Là đại diện theo pháp luật, người chịu trách nhiệm điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo quyết định của Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông. Tìm kiếm và tổ chức thực hiện các phương án, chiến lược kinh doanh. Ban hành các quy chế để quản lý hoạt động của các thành viên trong Công ty.

- Phó Giám đốc: Là người hỗ trợ cho Giám đốc công ty điều hành công ty theo sự phân công và ủy quyền của Giám đốc. Chủ động và tích cực triển khai thực hiện nhiệm vụ được phân công và chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động.

Các chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban


- Phòng Tổ chức hành chính: Tham mưu cho BGĐ về công tác quản lý, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ cán bộ, lao động; Tổ chức lao động tiền lương, thưởng; Thực hiện chính sách, chế độ pháp luật, các nội quy, quy chế đối với nhân lực của công ty.

- Phòng Quản lý giao thông: Tham mưu cho lãnh đạo công ty về lĩnh vực quản lý giao thông, có trách nhiệm thường xuyên cập nhật đánh giá tình trạng chất lượng các công trình giao thông mà Công ty đang quản lý; Tổ chức giám sát việc thực hiện kế hoạch sửa chữa, bảo trì các công trình; Thống kê lưu trữ và cập nhật số liệu hiện trạng các công trình giao thông trên địa bàn quản lý.


- Phòng Kế hoạch- Kỹ thuật: Có trách nhiệm tham mưu cho BGĐ về kĩ thuật xây dựng, triển khai chỉ đạo giám sát, đánh giá kiểm tra chất lượng các công trình, hạng mục công trình, thẩm tra hồ sơ quyết toán các công trình,.. Tham gia theo dòi việc quản lý tài sản, máy móc, lập kế hoạch khấu hao thiết bị hàng năm; Xác định chi phí vật tư, nhân công, chi phí sản xuất chung,

- Phòng Kế toán – Tài chính: Tham mưu cho BGĐ công ty trong việc đầu tư, góp vốn, cân đối nguồn vốn,..xây dựng các phương án công tác quản lý kinh tế, xây dựng các kế hoạch tài chính dài hạn hay hàng năm để phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh; Xây dựng các định mức chi phí; Thường xuyên kiểm tra, đối chiếu tình hình công nợ. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra chế độ kế toán tài chính các đơn vị trực thuộc.

2.1.5 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần Quản lý đường bộ và Xây dựng công trình Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017 – 2019

2.1.5.1 Tình hình tài sản, nguồn vốn của công ty Cổ phần Quản lý đường bộ và Xây dựng công trình Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017 – 2019

Tài sản là một nguồn lực rất quan trọng đối với sự phát triển của một doanh nghiệp. Vì vậy, để kiểm tra và đánh giá được kết quả hoạt động kinh doanh thì doanh nghiệp đó cần phải nắm rò tình hình sự biến động của tài sản trong quá trình hoạt động.

Tài sản và nguồn vốn là hai yếu tố không thể thiếu để duy trì hoạt động của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Nó thể hiện được khả năng cũng như tiềm lực về tài chính của chủ thể kinh doanh.

Tình hình biến động tài sản, nguồn vốn của công ty Cổ Phần QLĐB và XDCT

Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017 – 2019 được thể hiện qua bảng sau:


Bảng 2.1: Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty qua 3 năm 2017 – 2019


DVT: Triệu đồng



Chỉ tiêu

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019


Năm 2018/2017


Năm 2019/2018

Giá trị

Giá trị

Giá trị

Giá trị

%

Giá trị

%

A.TÀI SẢN

75.104

82.443

75.663

7.339

9.77

(6.780)

(8.22)

I.Tài sản ngắn hạn

50.722

62.995

58.262

12.273

24.19

(4.733)

(7.51)

1.Tiền và các khoản tương đương tiền


2.386


7.381


10.121


4.995


209.35


2.740


37.12

2.Các khoản phải thu ngắn

hạn


32.421


30.281


32.776


(2.140)


(6.60)


2.495


8.24

3.Hàng tồn kho

12.805

21.237

13.913

8.432

65.85

(7.324)

(34.49)

4.Tài sản ngắn hạn khác

3.109

4.095

1.451

986

31.71

(2.644)

(64.57)

II.Tài sản dài hạn

24.381

19.447

17.400

(4.934)

(20.24)

(2.047)

(10.53)

1.Các khoản phải thu dài hạn

310

383

454

73

23.55

71

18.54

2.Tài sản cố định

18.879

18.044

15.925

(835)

(4.42)

(2.119)

(11.74)

3.Đầu tư tài chính dài hạn

1.020

1.020

1.020

0

0.00

0

0.00

4.Tài sản dài hạn khác

4.172

0

0

(4.172)

(100.0)

0

0.00

B.NGUỒN VỐN

75.104

82.443

75.663

7.339

9.77

(6.780)

(8.22)

II.Nợ phải trả

60.247

62.779

55.337

2.532

4.20

(7.442)

(11.85)

1.Nợ ngắn hạn

58.998

62.291

54.876

3.293

5.58

(7.415)

(11.90)

2.Nợ dài hạn

1.248

488

461

(760)

(60.89)

(27)

(5.53)

II, VỐN CHỦ SỠ HỮU

14.856

19.664

20.325

4808

32.36

661

3.36

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc đối với nhân viên tại Công ty Cổ Phần Quản Lý Đường Bộ và Xây Dựng Công Trình Thừa Thiên Huế - 6

(Nguồn Phòng Kế toán – Tài chính Công ty)


Qua số liệu ở bảng, ta thấy tình hình tài chính của Công ty giai đoạn 2017 – 2019 có sự biến động đáng kể. Tổng tài sản và tổng nguồn vốn năm 2017 75.104 triệu đồng, năm 2018 tăng lên 82.443 triệu đồng và năm 2019 giảm còn 75.663 triệu đồng. Cụ thể:

- Về tài sản:


Tổng tài sản năm 2018 so với năm 2017 tăng 7.339 triệu đồng tương ứng tăng

9.77%. Năm 2019 giảm so với năm 2018 6.780 triệu đồng tương ứng giảm 8.22%.


Tổng tài sản ngắn hạn năm 2018 so với năm 2017 tăng 12.273 triệu đồng tương ứng tăng 24.19%. Năm 2019 giảm 4.733 triệu đồng tương ứng giảm 7.51% so với năm 2018. Nguyên nhân của sự biến động này là do sự tăng mạnh của khoản mục Tài sản ngắn hạn, khoản mục này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản, hơn 65% qua các năm, không ngừng tăng lên. Khoản mục Tiền và các khoản tương đương tiền: Qua 3 năm 2017 – 2019 thấy được có sự tăng trưởng nhẹ, cho thấy công ty đã hoàn thành được nhiều công trình và tiếp tục nhận được nhiều hợp đồng. Có thể nói Công ty đang hoạt động khá tốt.

Tổng tài sản dài hạn trong liên tục giảm trong 3 năm qua. Cụ thể vào năm 2018 là 19.447 triệu đồng giảm so với năm 2017 là 4.934 triệu đồng tương ứng giảm 20.24%. Năm 2019 17.400 triệu đồng giảm 2.047 triệu đồng tương ứng giảm 10.53% so với năm 2018. Nguyên nhân của sự giảm này là do Công ty đã thanh lý một số tài sản cố định hữu hình có giá trị lớn.

Về nguồn vốn:


Vì tổng tài sản bằng tổng nguồn vốn nến sự biến động của tài sản cũng giống như sự biến động của nguồn vốn. Sự biến động của nguồn vốn là do ảnh hưởng của: nợ ngắn hạn, nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu, trong đó nợ ngắn hạn và vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng rất lớn. Nợ phải trả qua 3 năm biến động lên xuống không đều. Năm 2018 62.779 triệu đồng tăng 2.532 triệu đồng tương ứng tăng 4.20%. Năm 2019

55.337 triệu đồng giảm 7.442 triệu đồng so với năm 2018 tương ứng giảm 11.85%. Do đặc thù là công ty xây dựng, để đáp ứng yêu cầu công việc, điều này đặt công ty vào tình trạng vay và chi phí phải trả các khoản vay là rất lớn.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/07/2022