Chỉ Số Thành Phần Tính Minh Bạch Cả Nước Năm 2008

Nhóm chỉ tiêu thứ hai là tính công bằng và nhất quán của văn bản: nhóm chỉ tiêu thứ nhất tuy đã thể hiện tính sẵn có của các văn bản quản lý nhà nước nhưng chưa nói lên tính công bằng trong tiếp cận thông tin. Thiếu công bằng trong tiếp cận thông tin có thể dẫn đến tình trạng sử dụng nguồn lực của tỉnh kém hiệu quả không đơn giản chỉ nằm ở việc chuyển giao nguồn lực từ chủ thể này sang chủ thể khác. Có thể lấy các văn bản kế hoạch của tỉnh làm ví dụ. Nếu một số thành viên nội bộ tiếp cận được nội dung chi tiết của kế hoạch chuyển đổi đất và phát triển cơ sở hạ tầng, thì tác dụng của kế hoạch này sẽ bị hạn chế rất nhiều. Do chỉ có những người này biết rõ vị trí, địa điểm sẽ có dự án phát triển cơ sở hạ tầng và khu công nghiệp nên nhiều khả năng họ sẽ trục lợi bằng cách mua đất ở gần địa điểm các dự án này trước khi có thông tin chính thức qui hoạch. Các nhà đầu tư bất động sản khác buộc phải phỏng đoán tình hình dựa trên lượng thông tin it ỏi, dẫn đến tình trạng thị trường biến động và cơn sốt đất trầm trọng hơn. Tương tự như vậy, cơ hội cho tham nhũng cũng nảy sinh khi chính quyền tỉnh không công khai ngân sách địa phương cho doanh nghiệp vì doanh nghiệp không thể đối chiếu thực tế chi tiêu ngân sách với kế hoạch chi ngân sách. Doanh nghiệp chỉ còn cách tiếp cận văn bản của tỉnh thông qua mối quan hệ riêng có lợi cho các cán bộ tỉnh. Các doanh nghiệp có thể chỉ tiếp cận với tài liệu, văn bản của tỉnh khi họ có mối quan hệ đặc biệt với quan chức nhà nước của tỉnh. Do đó, chỉ tiêu dưới đây được đưa ra nhằm đánh giá những khía cạnh khác nhau về khả năng tiếp cận công bằng trong chỉ số cấu thành về tính minh bạch: Khả năng tiếp cận phụ thuộc vào mối quan hệ với chính quyền tỉnh là chỉ tiêu đánh giá phần trăm số doanh nghiệp cho rằng mối quan hệ với quan chức nhà nước cấp tỉnh là quan trọng hoặc rất quan trọng trong việc tiếp cận với những loại tài liệu trên. Các mối quan hệ đặc biệt cần thiêt đối với 100% những doanh nghiệp ở tỉnh Vĩnh Phúc. Theo bảng tổng hợp tính minh bạch của tỉnh, trong hai năm 2007 và 2008, tỉnh Bình Dương luôn đứng đầu cả nước với số điểm 1.8 và

giảm nhẹ vào năm 2008 còn 1.78. Tỉnh Vĩnh Phúc đạt 1.39 và có tăng lên mức điểm 1.49 vào năm 2008. Nhìn chung cả hai tỉnh đều có mức điểm cao thể hiện sự công bằng và nhất quán của các văn bản. Tuy nhiên khi các nhà đầu tư xem xét những con số này họ sẽ có nhiều thiện cảm hơn với Tỉnh Bình Dương, bởi ở đây, họ ít phải thiết lập mối quan hệ với chính quyền địa phương, chí phí sẽ giảm, còn nếu như đầu tư tại Vĩnh Phúc thì ngoài các chi phí chính họ còn tốn thêm một khoản để thiết lập với chính quyền sở tại khi mà họ còn đang “chân ướt, chân ráo” bước vào địa bàn đầu tư mới.

Nhóm chỉ tiêu thứ ba của tính minh bạch là khả năng tiên liệu nói cách khác là các văn bản pháp luật nhà nước và các quy định của tỉnh phải được diễn giải và áp dụng sao cho doanh nghiệp có thể dự đoán về các thay đổi có thể xảy ra và cập nhật những khả năng đó vào trong kế hoạch sản xuất, kinh doanh của mình. Ở đây, điều quan trọng là tìm hiểu xem doanh nghiệp có hiểu cách thức ra quyết định và thi hành quyết định của tỉnh hay không để từ đó họ có thể đưa ra chiến lược dài hạn đúng hướng cũng như cân nhắc quyết định đầu tư một cách hợp lý. Để đánh giá chỉ tiêu này VCCI đã dựa vào hai chỉ tiêu: khả năng dự đoán và thái độ cởi mở của các doanh nghiệp. Tính dự báo trước được đo lường bằng tỷ lệ phần trăm số doanh nghiệp trả lời là ”thường xuyên” hay “ luôn luôn” cho hai câu hỏi sau: “Doanh nghiệp của bạn có thể dự đoán trước được những thay đổi trong các quy định pháp luật về kinh tế và tài chính của Trung Ương ảnh hưởng tới công việc kinh doanh của bạn”, “Đại diện ủy ban nhân dân hay các ngành của tỉnh có thường xuyên gặp doanh nghiệp kinh doanh khác để thảo luận về các quy định và chính sách không?”. Từ kết quả tổng hợp bản câu trả lời của các doanh nghiệp, VCCI đã đưa ra điểm đạt được của tỉnh Vĩnh Phúc và Bình Dương. Năm 2007, Vĩnh Phúc dẫn trước Bình Dương 1.26 và 1.09 nhưng đến năm 2008 Bình Dương đã đạt điểm cao hơn Vĩnh Phúc trong khả năng tiên liệu.

Nhóm chỉ tiêu cuối cùng đó là: độ cởi mở của trang web tức là doanh nghiệp có khả năng truy cập trang web để đánh giá nội dung thông tin dành cho doanh nghiệp sẵn có trên mạng. Mỗi tỉnh được tính 1 điểm cho mỗi loại thông tin liệt kê trong bản dưới đây. Tổng số là 15 loại thông tin như sau:

Bảng 17: Thang điểm đánh giá trang web của tỉnh


Tiêu chí

Điểm

Tỉnh có website

1

Trang web có bản đồ địa chính của tỉnh

1

Thông tin về tình trạng cơ sở hạ tầng, dự án hoặc kế hoạch triển khai


1

Số liệu thống kê về diện tích/địa lý/khí hậu/nguồn nhân lực

1

Các chính sách thu hút đầu tư dành cho nhà đầu tư trong nước

1

Các chính sách thu hút đầu tư dành cho nhà đầu tư nước ngoài

1

Thông tin về các khu công nghiệp cụm công nghiệp

1

Số liệu thống kê về các nhà đầu tư hiện tại

1

Thông tin kinh tế xã hội kinh doanh của từng đơn vị hành chính cấp tỉnh trong tỉnh


1

Thông tin về những ưu đãi, lợi thế nhân lực của tỉnh

1

Các thông báo về thành tích phát triển của tỉnh

1

Mẫu hồ sơ đăng ký kinh doanh

1

Thông tin liên hệ của các hồ sơ liên quan

1

Thông tin về thủ tục xin mua hóa đơn tài chính VAT

1

Thông tin khác

1

Tổng

15


Xếp hạng trang web theo công cụ Alexa của google

0_200,000=5

200,001_400,000=4

400,000_600,000=3

600,000_800,000=2

800,000+ =1

Điểm tối đa

20

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

(Nguồn: http://developers.evrsoft.com/find-traffic-rank-shtml.)

Như vậy độ mở trang web của tỉnh được đánh giá với nhiều chỉ tiêu khác nhau và sau khi tổng hợp VCCI đã xác định được mức điểm của tỉnh Bình Dương và Vĩnh Phúc gần tương đương nhau: 3.1 và 3.19. Nhưng đến năm 2008, Vĩnh Phúc đã vượt trội và bỏ xa Bình Dương đạt mức 3.69 trong khi mức cao nhất cả nước là: 4.0. Trong thời gian ngắn mà tỉnh Vĩnh Phúc đã đạt được thành công lớn trong việc thiết lập website riêng của tỉnh, điều này tạo thuận lợi cho những nhà đầu tư nước ngoài biết ít thông tin ban đầu thì nguồn thông tin đầu tiên mà họ tìm đến là qua các website. Có thể nói đây chính là thuận lợi của tỉnh Vĩnh Phúc tạo ấn tượng đẹp cho các nhà đầu tư, ấn tượng tốt hơn nhiều so với tỉnh Bình Dương.

Nhìn vào bảng chỉ số thành phần tính minh bạch, biểu đồ cho ta thấy mức độ minh bạch của các tỉnh trong cả nước, trong đó, Bình Dương đứng thứ hai về mức độ minh bạch còn Vĩnh Phúc đứng thứ năm. Như vậy so với các tỉnh khác hai tỉnh này đều đứng ở ví trí hàng đầu trong việc minh bạch hóa các tài liệu, văn bản…

Bảng 18: Chỉ số thành phần tính minh bạch cả nước năm 2008


Nguồn Phân tích năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của VCCI năm 2008 Chương 1

(Nguồn: Phân tích năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của VCCI năm 2008)

Chương III:‌‌

MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VÀ KẾT LUẬN

1. Bài học kinh nghiệm cho các tỉnh khác

1.1. Điểm mạnh của hai tỉnh trong thu hút FDI

Kể từ khi tách tỉnh Bình Dương (6-11-1996), và thành lập tỉnh Vĩnh Phúc (1-1-1997) luôn đạt được nhiều thành tích trong công cuộc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và cả hai tỉnh luôn được các doanh nghiệp đánh giá là có môi trường đầu tư kinh doanh tốt. Qua những thành tích đạt được, các tỉnh bạn có thể học hỏi nhiều kinh nghiệm từ Bình Dương và Vĩnh phúc như:

1.1.1. Coi các doanh nghiệp là đối tác tin cậy của chính quyền

Tỉnh đã luôn coi thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp là yếu tố quyết định phát triển kinh tế, xã hội, là đối tác mà bộ máy chính quyền các cấp phải đồng hành. Nhận thức đó đã được thống nhất trong các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở, được nhân dân cả tỉnh cùng chia sẻ, và được thể hiện bằng hành động thực tế với thái độ thân thiện và trách nhiệm hết mình đối với các nhà đầu tư và doanh nghiệp. Sự thống nhất về nhận thức và hành động đó được thể hiện:

Mỗi nhà đầu tư, mỗi doanh nghiệp đến làm ăn ở Bình Dương đều nhận được tình cảm thân thiết thông qua việc giới thiệu, hướng dẫn và cung cấp các thông tin cần thiết, giúp cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp có đủ thông tin để lựa chọn hướng đầu tư, địa điểm đầu tư và thành lập doanh nghiệp. Khi đã chấp nhận đầu tư, thành lập doanh nghiệp, mọi thủ tục trước sau, trong đầu tư, thành lập doanh nghiệp được thực hiện nhanh gọn.

Mọi khó khăn của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động được chính quyền chia sẻ và cùng hợp tác giải quyết trong phạm vi chức năng và thẩm quyền cho phép. Với một thái độ trách nhiệm rõ ràng, cởi mở. Những công việc không thể giải quyết được cũng nói rõ để doanh nghiệp chủ động, ít có tình trạng tiếp thu, hứa nghiên cứu rồi “ngâm”, bắt doanh nghiệp phải chờ đợi.

Các nhà đầu tư, các doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trên địa bàn, cho dù là đầu tư từ nước ngoài, hay từ trong nội bộ, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước nước ngoài…đều được đối xử bình đẳng.

Trước khi bàn và quyết định những vấn đề quan trọng liên quan đến sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, bằng nhiều hình thức (diễn đàn doanh nghiệp, ngày truyền thống doanh nghiệp hàng năm, gặp gỡ các doanh nhân…) để nghe ngóng ý kiến của doanh nghiệp đối với chủ trương, chính sách của tỉnh. Những thông tin về điều chỉnh, bổ sung quy hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng, quy hoạch sử dụng đất, chính sách phát triển khu vực tư nhân nói riêng…của tỉnh được thông tin kịp thời đến với doanh nghiệp, tất cả mọi công văn quyết định đều “nói đi đôi với làm”.

1.1.2. Công khai minh bạch, đảm bảo môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp

Trong quá trình điều hành kinh tế, cả hai tỉnh luôn coi việc công khai minh bạch hóa bảo đảm việc tiếp cận thông tin thuận lợi, kịp thời của các doanh nghiệp, trong đó đặc biệt chú ý đến các vấn đề sau:

Về quy hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch các khu công nghiệp, các cụm công nghiệp, các chủ trương, chính sách của địa phương, nhất là các thông tin về đền bù, tiền thuê đất, thời gian giao đất, các thông số về đấu thầu đất, xây dựng công trình.. đều được cung cấp đầy đủ đến các doanh nghiệp. Điều đáng chú ý ở đây là, mỗi khi có sự điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi các vấn đề nêu trên đều được cung cấp thông tin cập nhật.

Các giấy tờ cần có để tiến hành giải quyết các thủ tục hành chính cần thiết ngoài việc công khai niêm yết tại nơi giải quyết thủ tục đó. Cả hai tỉnh đều cung cấp thông tin miễn phí cho các doanh nghiệp bằng đĩa, trong đó bao gồm các quy định của nhà nước về các quy định thực hiện các thủ tục hành chính, các chủ trương, chính sách liên quan đến các doanh nghiệp. Các cơ quan được giao thực hiện các thủ tục hành chính đều được công bố danh tính, điện thoại của người đứng đầu các cơ quan để doanh nghiệp tiện liên kết khi cần thiết.

Kết qủa giải quyết các công việc theo yêu cầu của doanh nghiệp cũng như kế hoạch thanh tra, kết quả thực hiện việc thanh tra của các cấp chính quyền địa phương, được thông báo công khai, đến các đơn vị có liên quan. Bảo đảm các yêu cầu của các doanh nghiệp đều được trả lời, các cuộc thanh tra đều có kết luận rõ ràng.

1.1.3. Chính quyền thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, không bao biện, làm thay, không can thiệp vào công việc quản trị kinh doanh của doanh nghiệp

Một là, xây dựng kế hoạch kết cấu hạ tầng, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch các khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Điều đáng quan tâm là các quy hoạch đó luôn được xuất phát từ yêu cầu thị trường, được điều chỉnh, bổ sung và phát triển theo yêu cầu của cuộc sống. Đồng thời tìm kiếm mọi nguồn lực, chủ động điều chỉnh các nguồn vốn tập trung đầu tư đồng bộ, dứt điểm ( đường nước, điện) cho các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, phát huy hiệu quả nhanh.

Hai là, tập trung thực hiện việc cung ứng dịch vụ công như: hành chính công, dịch vụ sự nghiệp công, dịch vụ công ích. Đặc biệt và trước hết là dịch vụ hành chính công rất được coi trọng. Từ khi tiếp nhận hồ sơ đến khi giải quyết các thủ tục trước và sau thành lập doanh nghiệp và các yêu cầu khác về đất đai, đăng ký mã số thuế, mua hóa đơn…theo các quy định của trung ương được tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh và chặt chẽ. Những thủ tục hành chính liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, cơ quan chủ trì cùng các cơ quan liên đới cùng giải quyết, không bắt buộc các doanh nghiệp phải đi giải quyết các vấn đề đó ở các cơ quan khác nhau.

Khu công nghiệp phát triển cùng với hàng loạt các nhà máy là hàng trăm nghìn công nhân từ nhiều nơi đổ về làm việc. Họ có nhu cầu ăn, ở, đi lại, phòng và chữa bệnh, học hành vui chơi, giải trí thì công tác trật tự an toàn xã hội là vấn đề rất đáng quan tâm. Chính quyền cả hai tỉnh đã cố gắng cao, đảm bảo giữ vững trật tự an toàn xã hội, tạo điều kiện cho các doanh nhân bỏ vốn.

Xem tất cả 106 trang.

Ngày đăng: 12/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí