Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang - 1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG

----------***----------


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA 1

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài:

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA

CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN AN GIANG

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.


Sinh viên thực hiện : Lê Thị Thúy Ngọc Lớp : A9

Khoá : K43 – KT&KDQT

Giáo viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Thị Việt Hoa


Hà Nội, 06/2008

LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay chúng ta đang chứng kiến sự chuyển dịch từ cơ cấu kinh tế nhà nước sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, dựa trên nền tảng nền kinh tế tri thức và xu hướng mở cửa, hội nhập với nền kinh tế toàn cầu. Chính sự chuyển dịch này đã tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc khối kinh tế tư nhân phát triển. Song xu hướng này cũng làm phát sinh nhiều vấn đề phức tạp đặt ra cho các doanh nghiệp những yêu cầu và thách thức mới, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự vận động, vươn lên vượt qua được những khó khăn, thách thức, tránh nguy cơ bị đào thải bởi quy luật cạnh tranh khắc nghiệt của cơ chế thị trường.

Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp muốn đứng vững trên thương trường cần phải nhanh chóng đổi mới, hoạt động có hiệu quả. Các nhà quản lý phải nhanh chóng nắm bắt những tín hiệu của thị trường, tìm kiếm và sử dụng những yếu tố sản xuất hiệu quả với chi phí thấp nhất, đẩy mạnh hoạt động tìm kiếm thị trường, huy động và sử dụng vốn một cách hợp lý nhất. Các doanh nghiệp cần nắm được những nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác động của từng nhân tố đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Điều này chỉ thực hiện được trên cơ sở phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh.

Việc thường xuyên phân tích tình hình hoạt động kinh doanh sẽ giúp các nhà quản lý doanh nghiệp nắm rõ thực trạng, từ đó nhận ra những mặt mạnh, mặt yếu, những bất ổn một cách sớm nhất để có phương án hành động phù hợp cho tương lai, đồng thời đề xuất những giải pháp hữu hiệu để ổn định và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng doanh nghiệp.

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, em quyết định đi sâu nghiên cứu đề tài: “Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phẩn xuất nhập khẩu thủy sản An Giang”

Mục tiêu nghiên cứu: Nội dung đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2005-2007 để thấy rõ xu hướng, tốc độ tăng trưởng và thực trạng của doanh nghiệp, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp và kiến nghị giúp cải thiện tình hình tài chính và giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn.

Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu được vận dụng trong đề tài chủ yếu là phương pháp phân tích, chi tiết, so sánh và tổng hợp số liệu thực tế từ những báo cáo tài chính, báo cáo thuyết minh, bản cáo bạch của công ty và các công ty đối thủ trong ngành.

Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang trong giai đoan 2005-2007 và so sánh với hoạt động sản xuất kinh doanh của ba công ty trong cùng ngành là Công ty cổ phần thủy sản Nam Việt, Công ty cổ phẩn xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre và Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Cửu Long.

Đề tài còn bao gồm những nội dung chủ yếu sau:

Chương I: Cơ sở lý luận về phân tích hoạt động kinh doanh

Chương II: Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang

Chương III: Một số biện pháp nâng cao hoạt động sản xuất của Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang

Bằng những hiểu biết của mình, cùng với kiến thức đã được trang bị trong quá trình học tập, em đã cố gắng hoàn thành đề tài này một cách tốt nhất. Tuy nhiên do sự giới hạn trong kiến thức, đề tài không thể tránh khỏi những sai lầm và hạn chế. Vì vậy, em mong nhận được những nhận xét và chỉ bảo của các thầy cô.

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH‌‌

HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH


I. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ VÀ NỘI DUNG CỦA PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH

1. Khái niệm

Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh hiểu theo nghĩa chung nhất là quá trình nghiên cứu tất cả các hiện tượng, sự vật có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của con người. Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh là quá trình phân tích nhằm đánh giá, xem xét việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế, những mục tiêu đặt ra, từ đó rút ra những tồn tại, tìm nguyên nhân khách quan, chủ quan và đề ra biện pháp khắc phục. Quá trình phân tích được tiến hành từ bước khảo sát thực tế đến tư duy trừu tượng, tức là từ việc quan sát thực tế, thu thập thông tin số liệu, xử lý phân tích các thông tin số liệu, tìm nguyên nhân, đến việc đề ra các định hướng hoạt động và các giải pháp thực hiện các định hướng đó.

Quá trình phân tích cũng như kết luận rút ra từ phân tích một trường hợp cụ thể nào cũng đều thể hiện tính khoa học và tính nghệ thuật. Sự đúng đắn của nó được xác nhận bằng chính thực tiễn. Vì vậy, trong quá trình phân tích con người phải nhận thức được thực tế khách quan với những quy luật của nó, phải có những hiểu biết đầy đủ và có nghệ thuật trong kinh doanh để đề ra những định hướng phù hợp với thực tế khách quan và đạt được hiệu quả trong thực tế.

2. Vai trò

Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh chiếm một ví trí quan trọng trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Đó là một công cụ quản lý kinh tế có hiệu quả mà các doanh nghiệp đã sử dụng từ trước tới nay. Tuy nhiên, trong cơ chế bao cấp cũ, phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh chưa phát

huy đầy đủ tác dụng bởi các doanh nghiệp hoạt động trong sự đùm bọc che chở của Nhà nước. Nhà nước quyết định từ khâu sản xuất, đảm bảo nguyên vật liệu, giá cả đến địa chỉ tiêu thụ sản phẩm. Nếu hoạt động thua lỗ đã có Nhà nước lo, doanh nghiệp không phải chịu trách nhiệm vẫn ung dung tồn tại. Trong điều kiện đó, kết quả sản xuất kinh doanh chưa được đánh giá đúng đắn, hiện tượng lời giả lỗ thật thường xuyên xảy ra.

Ngày nay, nền kinh tế Việt Nam chuyển sang kinh tế thị trường, vấn đề đặt lên hàng đầu đối với mọi doanh nghiệp là hiệu quả kinh doanh. Có hiệu quả kinh doanh mới có thể đứng vững trên thị trường, đủ sức cạnh tranh được với các doanh nghiệp khác, vừa có điều kiện tích lũy và mở rộng sản xuất kinh doanh, vừa đảm bảo đời sống cho người lao động và làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước. Để làm được điều đó, doanh nghiệp phải thường xuyên kiểm tra đánh giá đầy đủ chính xác mọi diễn biến và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, những mặt mạnh, mặt yếu của doanh nghiệp trong mối quan hệ với môi trường xung quanh và tìm mọi biện pháp để không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất hoạt động kinh doanh.

Những điều đó chứng tỏ rằng việc tiến hành phân tích một cách toàn diện mọi hoạt động của doanh nghiệp là điều hết sức cần thiết và càng có vị trí quan trọng hơn khi chuyển sang nền kinh tế thị trường.

Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh không chỉ là điểm kết thúc một chu kỳ kinh doanh mà còn là điểm khởi đầu của một hoạt động kinh doanh mới. Kết quả phân tích của thời kỳ kinh doanh đã qua và dự đoán về điều kiện kinh doanh sắp tới là những căn cứ quan trọng để doanh nghiệp có thể hoạch định chiến lược phát triển và phương án kinh doanh hiệu quả.

Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh không chỉ được tiến hành sau mỗi kỳ kinh doanh mà còn phân tích trước khi tiến hành kinh doanh như phân tích các dự án và tính khả thi, các kế hoạch và các bản thuyết minh, phân tích dự toán, phân tích các luận chứng kinh tế kỹ thuật… Chính hình thức phân

tích này sẽ giúp các nhà đầu tư quyết định hướng đầu tư và các dự án đầu tư. Các nhà đầu tư cũng quan tâm đến việc điều hành hoạt động và tính hiệu quả của công tác quản lý, đến khả năng thực hiện bổn phận trong việc vay mượn, nợ nần và các trách nhiệm khác.

Nói tóm lại, phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh là điều hết sức quan trọng đối với mọi doanh nghiệp và các nhà đầu tư. Nó gắn liền với hoạt động kinh doanh, là cơ sở của nhiều quyết định quan trọng, và chỉ ra hướng phát triển của doanh nghiệp.

3. Nội dung

Trong phân tích, kết quả kinh doanh được biểu hiện bằng các chỉ tiêu kinh tế. Nội dung chủ yếu của phân tích là các chỉ tiêu kết quả kinh doanh như: doanh thu bán hàng, giá trị sản xuất, giá thành, lợi nhuận… Tuy nhiên, các chỉ tiêu kết quả kinh doanh luôn được phân tích trong mối quan hệ với các điều kiện của quá trình kinh doanh như: lao động, vật tư, tiền vốn. Khi phân tích cần hiểu rõ ranh giới giữa chỉ tiêu số lượng và chỉ tiêu chất lượng.

Tùy mục đích phân tích, cần sử dụng các loại chỉ tiêu khác nhau: chỉ tiêu tuyệt đối, chỉ tiêu tương đối, chỉ tiêu bình quân. Chỉ tiêu tuyệt đối dùng để đánh giá quy mô kết quả kinh doanh hay điều kiện kinh doanh. Chỉ tiêu tương đối dùng trong phân tích các mối quan hệ giữa các bộ phận, các quan hệ kết qủa, quan hệ tỷ lệ và xu hướng… Chỉ tiêu bình quân phản ánh trình độ phổ biến của các hiện tượng.

Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh không chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết quả kinh doanh thông qua các chỉ tiêu kinh tế mà còn đi sâu nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh biểu hiện trên các chỉ tiêu đó.

Khi phân tích, kết quả sản xuất kinh doanh biểu hiện thành các chỉ tiêu kinh tế dưới sự tác động của các nhân tố mới chỉ là quá trình định tính, cần phải lượng hóa các chỉ tiêu và nhân tố ở những trị số xác định với độ biến

động nhất định. Để thực hiện được công việc cụ thể đó, cần nghiên cứu khái quát các phương pháp phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh.‌

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ CÁC CHỈ TIÊU TRONG PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH

1. Phương pháp

1.1. Phương pháp luận

Một môn khoa học ra đời bao giờ cũng có đối tượng nghiên cứu riêng và phương pháp nghiên cứu thích ứng với đặc điểm của đối tượng nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh chính là quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

Phương pháp luận của phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh là cách nhận thức đối với việc nghiên cứu quá trình hoạt động kinh doanh trong mối quan hệ biện chứng với các sự kiện, các hiện tượng kinh tế bao quanh. Cơ sở phương pháp luận của phân tích này là phép duy vật biện chứng của Các Mác và Ănghen. Ngoài ra cơ sở lý luận của phân tích hoạt động kinh doanh còn là các môn học về kinh tế vi mô, kinh tế vĩ mô, kinh tế học chuyên ngành. Khi nghiên cứu một hiện tượng, một quá trình kinh tế nào đó cần nắm được những đặc trưng kinh tế chung nhất, đồng thời phải nắm được đặc điểm ngành của nơi mà đối tượng đó được hình thành và phát triển.

1.2. Phương pháp tính toán kỹ thuật của phân tích

Cùng với sự phát triển của nhận thức các hiện tượng kinh tế, cũng như sự phát triển của các môn khoa học kinh tế và toán ứng dụng, hình thành nên các phương pháp tính toán kỹ thuật được sử dụng trong khoa học phân tích kinh tế. Để đạt được mục đích của phân tích, có thể sử dụng các phương pháp phân tích khác nhau. Mỗi phương pháp đều có thế mạnh và hạn chế của nó, đòi hỏi phải có trình độ vận dụng một cách thành thạo mới đạt được mục đích

đặt ra. Sau đây là một số phương pháp tính toán kỹ thuật thường dùng phân tích hoạt động kinh doanh.

1.2.1. Phương pháp chi tiết

Đây là phương pháp sử dụng rộng rãi trong phân tích hoạt động kinh doanh. Mọi kết quả kinh doanh đều cần thiết và có thể chi tiết theo các hướng khác nhau. Thông thường, trong phân tích phương pháp chi tiết được thực hiện theo những hướng sau:

Chi tiết theo các bộ phận cấu thành chỉ tiêu: Các chỉ tiêu biểu hiện kết quả hoạt động kinh doanh bao gồm nhiều bộ phận cấu thành. Từng bộ phận biểu hiện chi tiết về một khía cạnh nhất định của kết quả kinh doanh. Phân tích chi tiết các chỉ tiêu cho phép đánh giá một cách chính xác, cụ thể kết quả kinh doanh đạt được. Đây là biện pháp được sử dụng rộng rãi trong phân tích mọi mặt kết quả hoạt động kinh doanh.

Chi tiết theo thời gian: Kết quả sản xuất kinh doanh bao giờ cũng là kết quả của một quá trình. Do nhiều nguyên nhân khác nhau, tiến độ thực hiện quá trình đó trong từng đơn vị thời gian thường không đồng đều. Việc phân tích chi tiết theo thời gian giúp ta đánh giá được xu hướng, tốc độ phát triển của hoạt động sản xuất kinh doanh qua các thời kỳ khác nhau, từ đó tìm nguyên nhân và giải pháp có hiệu quả cho công việc kinh doanh.

Chi tiết theo địa điểm: Kết quả sản xuất kinh doanh được thực hiện bởi các phân xưởng, tổ, đội sản xuất hay các cửa hàng, trạm, trại, xí nghiệp trực thuộc doanh nghiệp. Phân tích chi tiết theo địa điểm, giúp đánh giá kết quả việc thực hiện hạch toán kinh tế nội bộ. Thông qua các chỉ tiêu khoán khác nhau cho các bộ phận để đánh giá mức khoán đã hợp lý chưa và thực hiện các mức khoán như thế nào. Cũng thông qua việc thực hiện mức khoán mà phát hiện các bộ phận tiên tiến hoặc lạc hậu trong việc thực hiện các mục tiêu kinh doanh, khai thác các khả năng tiềm tàng về sử dụng vật tư, lao động, tiền vốn trong kinh doanh. Chi tiết theo địa điểm còn được hiểu là theo từng vị trí khác

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/05/2022