Đẩy Nhanh Việc Thu Hồi Nợ Và Rà Soát Khách Hàng Vay


3.2.2.4. Kết quả kỳ vọng:

- Với việc đưa vào vận hành thêm 3 máy ATM, BIDV Ninh Bình kỳ vọng sẽ

tạo ra được nguồn thu như sau:

+ Phí phát hành thẻ lần đầu: Chi nhánh dự kiến năm đầu sẽ phát hành được

thêm 9000 thẻ

+ Phí giao dịch trên ATM: giao dịch đạt 72000 giao dịch/ 1máy/1 năm

+ Lãi không kỳ hạn cho số tiền duy trì tài khoản TGTT tối thiểu 50.000

VND


+ Phí thường niên sử dụng thẻ

Tổng nguồn thu dự kiến 1 máy đem lại năm đầu tiên là 350 triệu đồng. So

với số tiền đầu tư hàng năm là 308 triệu đồng, rõ ràng chi nhánh sẽ có được nguồn thu từ việc đầu tư thêm máy ATM. Nguồn lợi này còn chưa tính đến việc khi khách hàng mở tài khoản, sử dụng thẻ của BIDV, ngân hàng có cơ hội bán chéo sản phẩm, gia tăng giá trị dịch vụ và phát triển nguồn huy động vốn trong tương lai.

- Mở mới 5 phòng giao dịch, mạng lưới hoạt động của chi nhánh sẽ rộng hơn, khả năng tiếp cận đến khách hàng sẽ tốt hơn. Nhờ đó, hoạt động dịch vụ ngân hàng bán lẻ: thanh toán, cho vay và huy động vốn của chi nhánh đều tăng trưởng. Nhờ đó, thị phần huy động vốn, dư nợ của chi nhánh sẽ tăng. Cuối cùng, chi nhánh kỳ vọng lợi nhuận của mình sau khi mở mới 5 phòng giao dịch sẽ tăng 20% năm đầu tiền và 40% vào năm kế tiếp.

- Với việc lắp đặt thêm 5 POS mới, chi nhánh kỳ vọng doanh thu qua POS sẽ tăng lên gấp 1.5 lần

3.2.3. Đẩy nhanh việc thu hồi nợ và rà soát khách hàng vay

3.2.3.1. Lý do chọn giải pháp:

Lãi treo của ngân hàng liên tục tăng và ở mức cao. Năm 2012 lãi treo đã tăng gấp 3 lần so với năm 2011 và cao hơn kế hoạch chi nhánh giao là 24.5 tỷ đồng (kế hoạch giao là 30 tỷ đồng). 6 tháng đầu năm 2013, tốc độ thu hồi lãi treo còn chậm, mới thu hồi được 12.5 tỷ đồng, bằng gần 23% lãi treo của năm 2012. Dư lãi treo ở mức cao như vậy, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả lợi nhuận của chi nhánh.


Bên cạnh đó, theo phân tích ở chương 2, tỷ lệ nợ xấu của BIDV Ninh Bình vẫn đang ở mức cho phép, thấp hơn tỷ lệ nợ xấu hệ thống BIDV và toàn ngành ngân hàng nói chung. Tuy nhiên, nợ nhóm II ở mức cao, dao động quanh mức 12 % năm 2012 và tháng 06/2013. Những khoản vay nợ nhóm 2 nếu không được kiểm soát và theo dõi chặt chẽ, khả năng chuyển nhóm nợ của những khoản nợ này là rất cao.

3.2.3.2. Nội dung giải pháp:

Theo công văn 4046/CV-TC của ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triên Việt Nam về cơ chế, hỗ trợ đẩy mạnh thu hồi lãi treo năm 20113 đã quy định rõ từng bước và có hỗ trợ đến chi nhánh trong hoạt động thu hồi lãi treo năm 2013. Cụ thể:

+ Nghiêm túc thực hiện chỉ đạo về lãi suất trong hoạt động cho vay theo công văn của BIDV, trong đó đặc biệt lưu ý về định kỳ hạn trả lãi đối với khách hàng.

+ Tiếp tục vận dụng các giải pháp, biện pháp theo công văn chỉ đạo của BIDV ngày 31/05/2013 để tập trung xử lý, tận thu lãi vay tín dụng (trong hạn, quá hạn), lãi treo gắn với cơ cấu nợ vay (kỳ hạn nợ, cấu trúc nợ) cho khách hàng theo quy định

+ Tăng cường quản lý doanh nghiệp, thường xuyên nắm bắt tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng để có biện pháp xử lý kịp thời, quản lý chặt chẽ dòng tiền của khách hàng, kiểm soát chất lượng tín dụng, không để phát sinh nợ nhóm 2, nợ xấu, dẫn đến làm phát sinh số dư lãi treo, ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả hoạt động của chi nhánh.

+ Đối với các khách hàng khó khăn không có khả năng phục hồi hoạt động

sản xuất kinh doanh, kiên quyết xử lý tài sản đảm để thu hồi nợ theo quy định

+ Đối với khách hàng có tinh thần hợp tác, thiện chí trả nợ và đã trả hết nợ

gốc, chi nhánh có thể xem xét giảm một phần lãi hoặc miễn lãi theo quy định.

Như vậy, theo công văn về cơ chế động lực thu hồi lãi treo năm 2013 của hội

sở, BIDV Ninh Bình cần làm ngay một số việc sau:

+ Thành lập khẩn cấp tổ thu hồi nợ với công việc chính là phân loại nợ, phân

loại khách hàng theo quy định, kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay, tình hình trả nợ,


cùng khách hàng tìm nguồn trả nợ nhằm tận thu lãi treo từ đó tăng hiệu quả hoạt động. Phân loại khách hàng thành từng nhóm theo tiêu chí : tuổi nợ, khả năng trả nợ. Lãi treo là lãi chưa thu hồi được của khách hàng từ nhóm 2 đến nhóm 5. Vậy từ đây, ta có thể tạm chia thành lãi của từng nhóm:

Đối với lãi treo nhóm 2: Khả năng khách hàng trả được lãi là cao. Những khách hàng này có thể sao nhãng, hoặc không được cán bộ tín dụng thông báo sát sao việc trả lãi. Đối với khách hàng này cán bộ tín dụng thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở khách hàng trả lãi đúng kỳ lãi

Đối với lãi treo từ nhóm 3 đến nhóm 5, lãi treo đã chuyển sang nợ xấu. Chi

nhánh cần nhanh chóng đưa ra biện pháp xử lý

Hiện nay, nợ xấu chủ yếu tập trung ở nhóm những khách hàng, doanh nghiệp kinh doanh vân tải thủy, vật liệu xây dụng. Trong đó, 80% là nhóm khách hàng vận tải thủy. Những khách hàng này có đặc điểm là hoạt động sông nước nhưng ở các địa bản khác nhau. Có người hiện tàu neo đậu và hoạt động ở Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định,… Do đó, việc gặp gỡ khách hàng và cùng tìm cách giải quyết là rất khó khăn và có những trường hợp khách hàng không nhận điện thoại liên lạc của cán bộ quan hệ khác hàng, có thái độ không hợp tác trong việc cùng nhau xử lý nợ. Ngành vận tải thủy trong những năm gần đây gặp rất nhiều khó khăn. Thời điểm năm 2008 trở về trước, doanh nghiệp vận tải thủy làm ăn phát đạt, dẫn đến tình trạng “đua nhau” đóng tàu, kinh doanh vận tải thủy. Ngành này trở nên tăng trưởng nóng. Sau đó chuyển sang giai đoạn bão hòa. Trong những năm gần đây, giá cước thuê tàu sụt giảm, chưa có dấu hiệu phục hồi, giá nguyên liệu tăng cao. Bên cạnh đó, do phát triển ồ ạt, khách hàng đã bất chấp sử dụng vốn vay ngân hàng để kinh doanh trong khi vốn tự có rất thấp, do vậy thời điểm lãi suất ngân hàng tăng cao, chi phí trả lãi là rất lớn. 3 lý do chủ yếu trên khiến doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực vận tải thủy thu không đủ bù đắp chi phí, nhiều doanh nghiệp lâm vào nguy cơ phá sản.

Trước những khó khăn của khách hàng kinh doanh vận tải thủy, chi nhánh

cần tiến hành nghiên cứu hoạt động kinh doanh của họ, cử cán bộ tín dụng chuyên


trách đến tận nơi khảo sát, xem xét tình hình hoạt động của khách hàng, từ đó phân

loại khách hàng để có biện pháp xử lý cụ thể:

Đối với những khách hàng vẫn có khả năng, tiềm năng hoạt động trong tương lai:cùng bàn bạc, tháo gỡ khó khăn với khách hàng, tư vấn khách hàng mở rộng thêm ngành nghề như kinh doanh vật liệu xây dựng, nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải….Từ đây, chi nhánh xem xét gia hạn hoặc cơ cấu khoản nợ, có chính sách hỗ trợ giảm lãi suất cho vay đối với nhóm khách hàng này, tạo điều kiện làm ăn và trả nợ cho ngân hàng trong thời gian tới.

Đối với nhóm khách hàng không còn năng lực hoạt động, khả năng trả nợ ngân hàng, chi nhánh nhanh chóng gấp rút hoàn thiện hồ sơ khởi kiện ra tòa, tiến hành phát mại tài sản đảm bảo, thu hồi nợ cho ngân hàng. Trong trường hợp nhận thấy sự bất hợp tác trong việc cùng nhau xử lý nợ, khó có thể thu hồi được nợ từ khách hàng nào đó, chi nhánh có thể phải chấp nhận tổn thất bằng cách thuê hoặc bán nợ cho các công ty thu hồi nợ thuê với mức phí bao gồm 500.000 đồng < phí thẩm định hồ sơ < 10.000.000 đồng và phí dịch vụ cơ bản từ 15 % đến 50% khoản tiền thu hồi được tùy thuộc vào số tiền phải thu cũng như mức độ phức tạp, địa bàn, đối tượng, tuổi nợ...

Đối với tất cả những khách hàng rơi vào nợ nhóm 3 trở lên, chi nhánh xem xét và kiên quyết không cho vay mới trong vòng ít nhất là 5 năm tới.

3.2.3.3. Chi phí thực hiện giải pháp:

Chi phí cho việc thu hồi nợ của chi nhánh gồm rất nhiều chi phí: chi cho công tác phí của cán bộ tín dụng chuyên trách, khi đã nắm giữ tài sản của khách hàng liên quan đến chi phí trông giữ, bảo quản tài sản, chi phí khởi kiện ra tòa án…..Hội sở chính của ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Ninh Bình đã ban hành quy chế, động lực hỗ trợ chi nhánh trong việc thu hồi nợ như sau:

+ Đối tượng làm căn cứ tính chi phí hoạt động thu hồi: lãi treo thực thu bằng tiền của các danh mục thuộc kế hoạch được giao năm 2013, không bao gồm lãi treo do xử lý nợ, miễn giảm lãi, chuyển nhóm nợ, lãi nhập gốc.

+ Mức chi: Căn cứ vào mức độ hoàn thành kế hoạch thu lãi treo của đơn vị,


hội sở chính sẽ hỗ trợ chi phí hạch toán cho chi nhánh theo tỷ lệ như sau:


Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch

Tỷ lệ chi/tổng số lãi treo thực thu

<50%

0.5%

50-70%

0.7%

70-100

1.0%

100-120%

1.2%

>120%

1.5%

Mức chi tối đa đối với một đơn vị là 1 tỷ đồng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.

Phân tích hoạt động dịch vụ và giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Ninh Bình - 15

3.2.3.4.Thời gian thực hiện và người chịu trách nhiệm cao nhất:

Theo kế hoạch trung ương giao năm 2013, BIDV Ninh Bình phấn đấu cả năm 2013 phải thu hồi được 35 tỷ đồng lãi treo nhưng đến thời điểm 31/06/2013, lãi treo của chi nhánh vẫn đang ở mức 42 tỷ đồng, có nghĩa là 6 tháng còn lại của năm 2013, chi nhánh phải gấp rút hoàn thành chỉ tiêu thu lãi treo là 22.5 tỷ đồng. Bên cạnh đó, kiểm soát chặt chẽ các khoản vay hiện tại để không có lãi treo phát sinh thêm.

Chi nhánh cũng đã thành lập hội đồng thu hồi nợ bao gồm đồng chí trưởng phòng quan hệ khách hàng cá nhân và phòng quan hệ khách hàng 2 ( là 2 phòng hiện đang có lãi treo cao nhất), cán bộ tín dụng chuyên trách liên quan đến khởi tạo món vay hoặc quản lý món vay quá hạn lãi đến thời điểm hiện tại chịu trách nhiệm thu hồi nợ khách hàng trước toàn chi nhành.

Đồng thời, thành lập hội đồng phán quyết tín dụng trong đó chủ tịch hội đồng là đồng chí giám đốc chi nhánh, ủy viên là các phó giám đốc phụ trách các mảng liên quan kiểm soát chặt chẽ các món vay mới, trình vượt hạn mức phòng giao dịch nhằm thẩm định kỹ khách hàng, lọc khách hàng ngay từ vòng thẩm định đầu tiền, hạn chế thấp nhất rủi ro tín dụng xảy ra với những món mới phát sinh.

3.2.3.5. Kết quả kỳ vọng:

Nếu áp dụng những biện pháp kể trên, thực hiện được đúng kế hoạch thu lãi treo đề ra, chi nhánh kỳ vọng sẽ có được kết được tính toán ở bảng 3.3:


Bảng 3.3: Bảng kết quả thu nhập của BIDV Ninh Bình ngày 31/06/2013

ĐVT: đồng


THU NHẬP

CHI PHÍ

THU NHẬP

SỐ TIỀN

CHI PHÍ

SỐ TIÊN


505,644,796,996


447,999,430,005

Thu nhập từ lãi

346,090,077,119

Chi phí trả lãi vay và

tiền gửi

102,607,840,363

Thu nhập từ hoạt động đầu

-

Chi phí hoạt động tài

chính

-

Thu nhập từ hoạt động kinh

doanh

162,331,388

Chi phí hoạt động

KDNT

15,467

Thu phí dịch vụ

12,311,311,132

Chi phí dịch vụ

586,377,856

Thu hoàn nhập dự phòng

12,570,868,278

Chi phí quản lý

19,054,826,440

Thu nhập nội bộ trong hệ

thống

134,502,880,729

Chi phí dự phòng

11,852,755,117

Thu nhập khác

7,328,350

Chi phí nội bộ trong hệ

thống

313,742,697,162



Chi phí khác

154,917,600

Như vậy, lợi nhuận trước thuế của chi nhánh đạt được đến 31/06/2013 là: (505,644,796,996- 447,999,430,005) = 57,645,366,991 đồng.

Nếu thực hiện các biện pháp kể trên, chi nhánh cuối năm hoàn thành chỉ tiêu thu lãi treo và thu thêm được 22.5 tỷ đồng, đưa số lãi treo thu được hoàn thành kế hoạch lên 35 tỷ đồng năm 2013, hoàn thành 100% kế hoạch được giao, được trung ương chuyển về hạch toán chi phí của chi nhánh là : 1.2% * 22.5 tỷ = 270,000,000 đồng. Điều này sẽ tác động trực tiếp đến lợi nhuận của chi nhánh, khiến lợi nhuận chi nhánh tăng :

(22,500,000,000 – 270,000,000) = 22,230,000,000 đồng

Lợi nhuận của chi nhánh tăng lên, cái đích cuối cùng của hoạt động doanh

nghiệp, đó là thu nhập nhân viên tăng lên, đời sống được nâng cao, mọi người yên tâm cống hiến cho sự nghiệp phát triển chung của chi nhánh.


3.2.4. Cơ cấu lại kỳ hạn huy động vốn và kỳ hạn cho vay

3.2.4.1. Lý do chọn giải pháp:

Từ phân tích chương 2 ta thấy : huy động vốn từ khu vực bán lẻ chủ yếu tập trung ở kỳ hạn 1-3 tháng (chiếm đến 55%) trong khi cho vay bán lẻ lại chủ yếu rơi vào kỳ hạn 4-11 tháng (chiếm đến 60% trong đó cho vay kỳ hạn 6 tháng và 10 tháng là cao nhất). Từ đây có thể thấy được sự mất cân đối giữa kỳ hạn tiền gửi và tiền vay. Khi đến hạn thanh toán những món gửi kỳ hạn 1-3 tháng mà khách hàng không có nhu cầu gửi lại trong khi phần vốn này đã được chi nhánh đem cho vay với kỳ hạn dài hơn. phần thiếu hụt tạm thời đó, chi nhánh sẽ phải tiến hành mua vốn từ trung ương với chi phí cao. Ta đã biết rủi ro thanh khoản là rủi ro khi ngân hàng không có khả năng cung ứng đẩy đủ lượng tiền mặt cho nhu cầu thanh khoản tức thời hoặc cung ứng với chi phí cao. Như vậy, việc chênh lệch kỳ hạn giữa hoạt động huy động vốn và cho vay đã khiến BIDV Ninh Bình đang gặp phải rủi ro thanh khoản. Và như vậy, hoạt động cho vay của chi nhánh không an toàn và hiệu quả

Năm 2012, cho vay dài hạn của chi nhánh chiếm tỷ lệ cao 32%, lượng vốn chi nhánh có thể sử dụng cho vay dài hạn không đủ để cung cấp cho nhu cầu vay dài hạn của khách hàng. Năm 2012 thiếu hụt 191 tỷ đồng. Theo cơ chế quản lý vốn tập trung, phần thiếu chi nhánh lại mua vốn của trung ương với chi phí cao trong khi khung lãi suất áp dụng cho khách hàng đã có khung cụ thể, dẫn đến càng cho vay dài hạn nhiều, chi nhánh càng bị thiệt và gặp rủi ro thanh khoản

Từ những hiện trạng trên, cần thiết phải cơ cấu lại kỳ hạn tiền gửi và tiền vay nhằm giảm thiểu rủi ro thanh khoản, tăng cường hiệu quả hoạt động cho vay của chi nhánh

3.2.4.2. Nội dung giải pháp

* Tăng cường huy động kỳ hạn dài:

Hiện tại, mức lãi suất chưa có tính phân tầng cao. Kiến nghị với trung ương thiết kê mức lãi suất khác nhau khi kỳ hạn gửi khác nhau. Hay nói cách khác, thiết lập đường cong lãi suất. Có nghĩa khoản tiền gửi kỳ hạn dài hơn thì lãi suất cao hơn. Khoảng cách lãi suất huy động vốn ngắn hạn và dài hạn càng xa nhau thì càng hấp dẫn khách hàng gửi kỳ hạn dài hơn. Ví dụ: lãi suất được phân chia theo thời gian


thực gửi: lãi suất kỳ hạn 1 tháng thấp nhất, tiếp theo là 2 tháng, kỳ hạn 3-11 tháng và cao nhất là kỳ hạn 12, 13 tháng. Hiện tại, NHNN chỉ đưa ra quy định khống chế lãi suất huy động kỳ hạn dưới 12 tháng là 8%, đối với kỳ hạn trên 12 tháng, NHNN cho phép các ngân hàng TMCP căn cứ vào nhu cầu và khả năng của mình để đưa ra mức lãi suất phù hợp. Như vậy, BIDV Ninh Bình kiến nghị với hội sở cho chi nhánh tự quyết định mức lãi suất đối với khoản tiền gửi kỳ hạn trên 12 tháng để thu hút huy động vốn dài hạn và có sức cạnh tranh với các ngân hàng TMCP khác trên địa bàn.

Bên cạnh đó, những sản phẩm tiết kiệm dự thưởng được triển khai tại BIDV lại không có sản phẩm tiết kiệm dự thưởng kỳ hạn 13 tháng. Cần thiết phải thiết kế sản phẩm tiết kiệm dự thưởng dành cho kỳ hạn dài này. Đồng thời, chương trình tiết kiệm dự thưởng, do chi phí phải bù đắp cho quà tặng, chi thưởng, lãi suất kỳ hạn thường thấp hơn 0.1%/năm - 0.15%/năm so với gửi kỳ hạn thông thường. Nhằm khuyến khích khách hàng gửi nhiều hơn, lãi suất áp dụng cho gửi tiết kiệm dự thưởng kỳ hạn dài không thấp hơn so với lãi suất tiền gửi tiết kiệm thông thưởng

Thu hút tiền gửi ngoại tệ kỳ hạn dài. Trên địa bàn tỉnh Ninh Bình hiện có rất nhiều gia đình có người đi xuất khẩu lao động. Hàng năm, lượng ngoại tệ gửi về nước là rất lớn. Những gia đình có người đi nước ngoài này thường có xu hướng tích góp tiền cho con cái khi kết thúc hợp động lao động ở nước ngoài, trở về nước có khoản tiền vốn làm ăn. Nắm bắt được nhu cầu này, chi nhánh Ninh Bình cần chú trọng tiếp thị sản phẩm huy động vốn đến bộ phận khách hàng này. Cụ thể, cử cán bộ phụ trách mảng ngoại tệ của chi nhánh, lập danh sách theo dõi, phân loại khách hàng theo tiêu chí lượng tiền ngoại tệ nhận về của khách hàng. Từ đó có chính sách khuyến khích, vận động khách hàng gửi tiền kỳ hạn dài lãi suất hâp dẫn và hưởng khuyến mại. Đối với các món tiền gửi bằng ngoại tệ có kỳ hạn dài dưới dạng các chứng chỉ tiền gửi, chi nhánh thực hiện nghiệp vụ chiết khấu ngắn hạn khi khách hàng có nhu cầu. Hình thức này đã được ngân hàng ngoại thương áp dụng và rất có hiệu quả.

* Nâng cao chất lượng cho vay dài hạn:

Đối với những khoản vay hiện tại:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/05/2023