- Mức độ và tính chất tác động khác nhau tùy theo từng ngành, từng doanh nghiệp, thậm chí khác nhau đối với các bộ phận của một doanh nghiệp.
- Sự thay đổi của nó có thể làm thay đổi cục diện môi trường cạnh tranh và môi trường nội bộ.
- Mỗi yếu tố của môi trường vĩ mô có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp một cách độc lập hoặc liên kết với các yếu tố khác.
Mục đích phân tích:
Việc phân tích ảnh hưởng của môi trường vĩ mô tập trung nhận diện và đánh giá các xu hướng cùng các sự kiện vượt quá khả năng kiểm soát của một doanh nghiệp duy nhất. Việc đánh giá các yếu tố bên ngoài cho thấy những cơ hội và mối đe dọa quan trọng mà doanh nghiệp gặp phải để các nhà quản lý có thể soạn thảo chiến lược nhằm tận dụng các cơ hội và tránh hoặc làm giảm đi ảnh hưởng của các mối đe dọa.
Các ảnh hưởng quan trọng của môi trường vĩ mô bao gồm:
Bảng 2: Các yếu tố của môi trường vĩ mô
[VI 2, ch.3, tr.4]
Yếu tố chính phủ và chính trị | |
- Giai đoạn trong chu kỳ kinh tế. - Xu hướng của GDP/GNP. - Chính sách kiểm soát giá của Nhà nước. - Tỷ lệ lạm phát. - Lãi suất ngân hàng. - Chính sách tài chính. - Chính sách tiền tệ. | - Các quy định về cho vay tiêu dùng. - Các quy định về cạnh tranh và chống độc quyền. - Luật bảo vệ môi trường - Các luật thuế. - Các chính sách ưu đãi đặc biệt. - Các quy định về ngoại thương. - Quy định về quảng cáo và khuyến |
Có thể bạn quan tâm!
- Phân tích hiệu quả Marketing của Dòng sản phẩm Tour du lịch trong nước ở Trung tâm điều hành du lịch thuộc Công ty Canthotourist - 1
- Phân tích hiệu quả Marketing của Dòng sản phẩm Tour du lịch trong nước ở Trung tâm điều hành du lịch thuộc Công ty Canthotourist - 2
- Lược Khảo Tài Liệu Có Liên Quan Đến Đề Tài Nghiên Cứu:
- Các Nội Dung Chủ Yếu Cần Phân Tích Đối Thủ Cạnh Tranh [Vi 2, Ch.3,
- Sử Dụng Kết Quả Của Kiểm Tra Marketing Như Thế Nào?
- Khái Quát Về Công Ty Cổ Phần Du Lịch Cần Thơ (Canthotourist)
Xem toàn bộ 151 trang tài liệu này.
mại. - Mức độ ổn định về chính trị. | |
Yếu tố văn hóa, xã hội | Yếu tố công nghệ |
- Quan điểm về mức sống - Phong cách sống - lao động nữ - ước vọng nghề nghiệp - Thay đổi thói quen tiêu dùng - Sự khác biệt văn hóa giữa các vùng của quốc gia | - Mức chi ngân sách Nhà nước cho Nghiên cứu & phát triển - Chi phí cho nghiên cứu và phát triển trong ngành - Tiêu điểm về công nghệ trong ngành. - Bảo vệ bản quyền. - Chuyển giao công nghệ mới. - Xu hướng tự động hóa. |
Yêu tố dân số | Yếu tố tự nhiên |
- Kết cấu dân số: giới tính, tuổi - Tỷ lệ tăng dân số - Sự dịch chuyển dân số và di cư | - Ảnh hưởng của điều kiện địa lý - Ô nhiễm môi trường - Sự thiếu hụt năng lượng - Sự lãng phí tài nguyên thiên nhiên |
- Tỷ giá hối đoái
i) Yếu tố kinh tế:
Môi trường kinh tế bao gồm rất nhiều yếu tố, ở đây chỉ đề cập một số yếu tố
quan trọng nhất:
- Xu hướng tổng sản phẩm quốc dân (GNP) và tổng sản phẩm quốc nội
(GDP): số liệu về tốc độ tăng GDP và GNP hàng năm cho ta biết tốc độ tăng trưởng
nên kinh tế và tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người. Dựa vào đó, ta dự đoán dung lượng thị trường của từng ngành và thị phần của doanh nghiệp.
- Lãi suất và xu hướng lãi suất: Hai yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến xu thế tiết kiệm, tiêu dùng, và đầu tư, do đó ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Nhìn chung, lãi suất tăng sẽ gây khó khăn cho hoạt động của các doanh nghiệp.
- Cán cân thanh toán quốc tế: do quan hệ giữa xuất và nhập khẩu quyết định. Sự thâm hụt cán cân thanh toán có thể gây khó khăn cho nền kinh tế. Ví dụ: sự thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế của Mỹ, làm ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu.
- Xu hướng của tỷ giá hối đoái: Sự biến động của tỷ giá hối đoái ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động xuất nhập khẩu, có thể làm thay đổi kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Chính phủ thường điều chỉnh tỷ giá hối đoái theo hướng có lợi cho nền kinh tế, tuy nhiên lại có thể gây hại cho một vài doanh nghiệp nhất định.
- Lạm phát: Tỷ lệ lạm phát có ảnh hưởng lớn đến mức độ đầu tư của các doanh nghiệp. Mức lạm phát cao khiến cho người dân không muốn tiết kiệm, tạo nên rủi ro lsơn cho hoạt động đầu tư của doanh nghiệp, làm giảm sức mua của nền kinh tế, từ đó làm nền kinh tế trở nên trỳ trệ. Tuy vật, tình trạng thiểu phát cũng không tốt cho nền kinh tế. Mục tiêu của đa số các Chính phủ là duy trì một tỷ lệ lạm phát vừa phải để khuyến khích đầu tư của doanh nghiệp và kích thích nền kinh tế phát triển.
- Các biến động trên thị trường chứng khoán
ii) Yếu tố văn hóa, xã hội:
Các ảnh hưởng xã hội chủ yếu bao gồm: sở thích vui chơi giải trí, chuẩn mực đạo đức, quan điểm về mức sống, cộng đồng kinh doanh và lao động nữ. Sự thay đổi các yếu tố văn hóa – xã hội thường là hệ quả của sự tác động lâu dài của các yếu tố vĩ mô khác. Do đó, thường xảy ra chậm hơn, phạm vi tác động rộng, lâu dài, tinh tế và khó nhận biết.
Các khía cạnh của môi trường văn hóa – xã hội có ảnh hưởng mạnh tới các
hoạt động kinh doanh như:
- Quan niệm về đạo đức, thẩm mỹ, lối sống, nghề nghiệp.
- Những phong tục, tập quán, truyền thống.
- Những quan tâm và ưu tiên của xã hội.
- Trình độ nhận thức và học vấn chung của xã hội.
Cần lưu ý rằng, trong thực tế, môi trường văn hóa – xã hội thay đổi không ngừng, dù với tốc độ chậm và khó nhận biết. Điều đó đòi hỏi các nhà quản trị không chỉ nhận thấy sự hiện diện của các yếu tố văn hóa – xã hội mà còn phải dự đóan được xu hướng biến động của chúng, từ đó, chủ động đề xuất những chiến lược đón đầu.
iii) Yếu tố dân số:
Một trong những yếu tố môi trường cần theo dõi là dân số, bởi vì con người tạo nên thị trường. Những người làm Marketing quan tâm sâu sắc đến quy mô và tỷ lệ tăng dân số ở các thành phố, khu vực và quốc gia khác nhau, sự phân bố tuổi tác và cơ cấu dân tộc, trình độ học vấn, mẫu hình hộ gia đình, cũng như các đặc điểm và phong trào của khu vực. Chúng ta sẽ nghiên cứu những đặc điểm và xu hướng chủ yếu về nhân khẩu và minh họa những hàm ý của chúng đối với việc lập kế hoạch Marketing.
- Tốc độ phát triển dân số trong nước: Dân số tăng không có nghĩa là nhu cầu của con người tăng, nhưng không có nghĩa là thị trường tăng lên trừ khi có, đủ sức mua. Nếu dân số tăng gây sức ép quá mức cho nguồn cung ứng thực phẩm và tài nguyên hiện có, thì chi phí sẽ tăng vọt và mức lời sẽ giảm xuống.
- Cơ cấu tuổi của dân số quyết định các nhu cầu: Mỗi nhóm có một nhu cầu sản phẩm và dịch vụ nhất đinh, những sở thích về phương tiện truyền thông và hình thức bán hàng, sẽ giúp cho người làm marketing xác định chi tiết hơn những hàng hóa tung ra thị trường của mình.
- Các nhóm trình độ học vấn: Những người có trình độ học vấn thấp ít có cơ hội kiếm được việc làm ngoài những việc lao động chân tay và giúp việc nhà. Những người có trình độ học vấn cao sẽ tạo nên một thị trường đáp ứng nhu cầu lớn về sách, tạp chí, đi ăn ngoài và du lịch chất lượng cao, …
- Các kiểu hộ gia đình: Mọi người đều nghĩ, một hộ gia đình truyền thống gồm chồng, vợ và con cái (đôi khi cả ông bà). Ngày nay kiểu hộ gia đình có nhiều thay đổi. Hộ gia đình ngày nay gồm người độc thân sống một mình, những người lớn tuổi cùng giới hay khác giới sống chung với nhau, những gia đình chỉ có bố hoặc mẹ, những cặp vợ chồng không có con, và những tổ ấm trống trải. Mỗi nhóm có những nhu cầu và thói quen mua sắm riêng. Ví dụ, nhóm độc thân, ly thân, góa bụa, ly dị cần những căn hộ nhỏ hơn, những thiết bị không đắt tiền và nhỏ hơn, đồ gỗ và trang trí nội thất không đắt tiền và thực phẩm đóng gói nhỏ hơn. Những người làm Marketing phải chú ý nghiên cứu ngày càng nhiều hơn những nhu cầu đặc biệt của những hộ gia đình không theo truyền thống này, vì số hộ gia đình kiểu này đang tăng nhanh hơn số hộ gia đình truyền thống.
Những khía cạnh chủ yếu cần quan tâm, bao gồm:
- Tổng số dân và tỷ lệ tăng dân số.
- Kết cấu và xu hướng thay đổi của dân số về: tuổi, giới tính, dân tộc, nghề
nghiệp, phân phối thu nhập.
- Tuổi thọ và tỷ lệ sinh tự nhiên.
- Các xu hướng chuyển dịch dân số giữa các vùng.
iv) Yếu tố chính trị, pháp luật:
Các yếu tố luật pháp, chính phủ và chính trị có ảnh hưởng ngày càng lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải tuân theo các quy định về thuê mướn, cho vay, an tòan, giá, quảng cáo, bảo vệ môi trường … Nhìn chung, các doanh nghiệp hoạt động được là vì điều kiện xã hội cho phép. Chừng nào xã hội không còn chấp nhận các điều kiện và bối cảnh thực tế nhất định thì xã hội sẽ rút lại
sự cho phép đó bằng cách đòi hỏi chính phủ can thiệp bằng chế độ, chính sách hoặc
thông qua hệ thống pháp luật.
Các ảnh hưởng chính của luật pháp, chính phủ và chính trị bao gồm:
- Luật pháp: Đưa ra những quy định cho phép hoặc không cho phép những
ràng buộc đòi hỏi doanh nghiệp phải tuân thủ.
- Chính phủ: có vai trò to lớn trong điều tiết vĩ mô nền kinh tế thông qua hệ thống chính sách kinh tế, tài chính, và tiền tệ của mình. Trong mối quan hệ với doanh nghiệp, Chính phủ vừa là khách hàng quan trọng và cũng là nhà cung cấp dịch vụ (như thông tin vĩ mô, cácd dịch vụ công cộng…) cho doanh nghiệp. Để tận dụng được thời cơ hội và giảm thiểu nguy cơ, các doanh nghiệp phải nắm bắt được các chính sách, quy định, quan điểm, ưu tiên … của Chính phủ, đồng thời cũng phải thiết lập mối quan hệ tốt đẹp với chính phủ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp.
- Các xu hướng chính trị và đối ngoại: Chứa đựng những mầm mống cho sự thay đổi trong môi trường kinh doanh. Những biến động phức tạp trong môi trường chính trị và pháp luật của một nước sẽ tạo ra rủi ro lớn đối với hầu hết các doanh nghiệp trong nước.
v) Yếu tố tự nhiên:
Điều kiện tự nhiên bao gồm: vị trí địa lý, khí hậu, cảnh quan thiên nhiên, đất đai, sông, biển, khoáng sản trong lòng đất, dầu mỏ, rừng, môi trường nước, không khí, …
Điều kiện tự nhiên luôn có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống con người cũng như hoạt động của doanh nghiệp. Nó cũng là yếu tố đầu vào quan trọng của nhiều ngành như: nông nghiệp, công nghiệp khai khoáng, du lịch, vận tải. Trong nhiều trường hợp chính điều kiện tự nhiên góp phần hình thành nên lợi thế cạnh tranh.
Tuy nhiên, cùng với quá trình phát triển nền kinh tế nhanh chóng, nhiều
nguồn tài nguyên thiên nhiên của nước ta bị đe dọa nghiêm trọng. Và cái giá phải
trả cho sự xuống cấp môi trường tự nhiên rất lớn. Vì vậy cộng động dân cư và Nhà nước đang siết chặt luật pháp về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
vi) Yếu tố công nghệ:
Công nghệ là một yếu tố rất năng động, có sự thay đổi liên tục, vì thế nó mang đến cho doanh nghiệp rất nhiều cơ hội cũng như đe dọa.
Ít có ngành công nghiệp và doanh nghiệp nào lại không phụ thuộc vào công nghệ. Chắc chắn sẽ có nhiều công nghệ tiên tiến tiếp tục ra đời, tạo cơ hội cũng như nguy cơ đối với tất cả các ngành và các doanh nghiệp. Sự phát triển của công nghệ mới có thể làm nên thị trường mới, kết quả là sự sinh sôi của những sản phẩm mới, làm thay đổi các mối quan hệ cạnh tranh trong ngành và làm cho các sản phẩm hiện có trở nên lạc hậu.
Sự xuất hiện của công nghiệp mới có thể mang đến những mối đe dọa cho
doanh nghiệp:
- Làm tăng ưu thế cạnh tranh của các sản phẩm thay thế hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho những đối thủ mới xâm nhập, đe dọa các doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành.
- Làm công nghệ hiện tại bị lỗi thời, tạo áp lực buộc doanh nghiệp đổi mới
công nghệ để tránh bị đào thải.
- Làm vòng đời sản phẩm ngắn lại, buộc doanh nghiệp phải rút ngắn thời
gian khấu hao, làm tăng chi phí.
Tuy vậy, công nghệ mới cũng có thể mang đến cho doanh nghiệp nhiều cơ
hội:
- Có thể sản xuất sản phẩm rẻ hơn với chất lượng cao hơn, tăng khả năng
cạnh tranh của sản phẩm.
- Tạo cơ hội để phát triển sản xuất và hoàn thiện sản phẩm.
- Có thế tạo ra những thị trường mới cho các sản phẩm của doanh nghiệp.
Có thể mô tả mối quan hệ giữa các yếu tố môi trường vĩ mô và chiến lược doanh
nghiệp qua hình 5.
Hình 5: Mối quan hệ giữa các yếu tố môi trường vĩ mô và chiến lược của doanh
nghiệp [EN 5, pp.147]
(2) Môi trường tác nghiệp:
Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường tác nghiệp tác nghiệp là nội dung cực
kỳ quan trọng trong quá trình phân tích ảnh hưởng của môi trường bên ngoài.
Môi trường tác nghiệp được xác định đối với mỗi ngành kinh doanh cụ thể và gắn trực tiếp với từng doanh nghiệp trong ngành. Phần lớn các hoạt động và cạnh tranh của doanh nghiệp xảy ra ở đây.
Do môi trường tác nghiệp quyết định tính chất và mức độ cạnh tranh trong một ngành kinh doanh nên chìa khóa để xây dựng chiến lược kinh doanh thành công là doanh nghiệp phải phân tích các ảnh hưởng của nó. Công việc này được gọi là phân tích cấu trúc ngành kinh doanh.
Ta sẽ áp dụng mô hình Năm áp lực của Michael E.Porter để phân tích cấu trúc ngành kinh doanh. Theo mô hình này, 5 yếu tố cơ bản tạo thành bối cảnh cạnh tranh của một doanh nghiệp là: đối thủ cạnh tranh, người mua, người cung cấp, đối thủ tiềm ẩn và sản phẩm thay thế.
Mô hình Năm áp lực được trình bày ở hình 6: