Ngoài ra, tái định cư còn được định nghĩa là quá trình trong đó con người tự nguyện hay bị tác động, di chuyển từ địa bàn cư trú này sang địa bàn cư trú khác trong một khoảng thời gian nhất định, có thể là tạm thời hay vĩnh viễn. TĐC là quá trình di chuyển và thay đổi cuộc sống của con người, không chỉ là quá trình chuyển dịch vật chất mà còn là quá trình cắt bỏ các quan hệ cũ và tạo lập các quan hệ mới. TĐC đã làm thay đổi các mối quan hệ giữa mỗi người với môi trường xã hội xung quanh, với các quan hệ chính như: công ăn việc làm, chỗ ở, nơi học hành, điều kiện đi lại và sự tiếp cận các dịch vụ, quan hệ láng giềng,...[3]. Đặc biệt, quá trình TĐC còn tác động và gây ra những biến đổi trong quan hệ cộng đồng, quan hệ dòng họ, quan hệ tộc người và liên quan đến nhiều vấn đề văn hóa, xã hội như giáo dục, y tế, phong tục tập quán,..
Các hình thức tái định cư:
Cho đến nay, việc di dân TĐC của các công trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung, đặc biệt là di dân ở các công trình xây dựng nhà máy thủy điện nói riêng được thực hiện theo 4 hình thức là: Di vén, di vén xen ghép, di dân tập trung và di dân tự chọn (tự di chuyển) [4].
- Hình thức di vén: Là quá trình di dân tại chỗ, đôi khi mang tính tự phát của người dân vùng ngập lụt, theo mức nước dâng mà họ di chuyển dần lên nơi cao hơn. Hình thức TĐC này là trường hợp bố trí địa bàn TĐC thuận lợi về quy mô diện tích, nguồn nước sinh hoạt, đất sản xuất, đáp ứng nhu cầu cho khối dân cư phải di chuyển từ lòng hồ lên vị trí cao hơn và không bị ngập lụt, nhưng vẫn ở xung quanh hồ chứa. Trường hợp này ít bị thay đổi về điểm ngụ cư và khoảng cách giữa nơi ở cũ và nơi ở mới không xa. Do đó một phần diện tích đất không bị ngập hoặc bán ngập có khả năng sản xuất thuộc quyền sở hữu của họ, tránh được sự tranh chấp về đất đai. Tuy nhiên hình thức di dân này còn có những hạn chế là dân cư sống phân tán, khó đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng [4].
- Hình thức di vén xen ghép: Là hình thức di dân vùng lòng hồ lên sinh sống chung với người dân địa phương trong xã hay khác xã. Hình thức này tạo sự đoàn kết giữa người dân di cư và người dân sở tại. Nhược điểm của phương pháp này là
người dân sở tại phải chia sẻ một phần diện tích canh tác vốn đã hạn chế. Mặt khác người dân di cư đến mặc nhiên được thừa hưởng các công trình phúc lợi xã hội như đường giao thông, trạm y tế, trường học và các cơ sở hạ tầng khác. Trong khi đó người dân sở tại chỉ được đền bù một phần đất mà chia sẻ cho người dân TĐC. Sự chênh lệch về mức ưu đãi giữa hai nhóm người này nảy sinh mâu thuẫn giữa người cũ và người mới đến, nhất là họ không cùng dân tộc.
- Hình thức di dân tập trung: Là hình thức đưa một số lượng người dân bị ảnh hưởng từ (25 – 30 hộ) đến một nơi ở mới mà hầu như chưa có cơ sở hạ tầng và chưa có người dân sở tại sinh sống, hoặc nếu có thì cũng chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Hình thức này có ưu điểm là hoàn toàn chủ động trong việc quy hoạch bố trí dân cư phù hợp với quy mô, nguyện vọng của người dân và yêu cầu xây dựng khu kinh tế mới. Nhưng hình thức này khó khăn là phải đầu tư lớn cho công tác khảo sát điều kiện tự nhiên, quỹ đất, nước,… và đặc biệt là đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng. Một khó khăn nữa là định hướng phát triển kinh tế xã hội hoàn toàn mới, về lựa chọn giống cây trồng, vật nuôi sao cho phù hợp với điều kiện tại đây [4].
- Hình thức di dân tự chọn: Là hình thức mà các hộ phải di chuyển được nhận toàn bộ tiền đền bù, sau đó họ tự lo kiếm nơi ở mới và các sinh kế cho mình. Hình thức này ít được khuyến khích với cộng đồng dân tộc vùng sâu, vùng xa do hiệu quả đạt được thấp.
b. Tái định cư do thủy điện
Di dân TĐC trong các công trình thuỷ điện thường là di dân bắt buộc để giải phóng mặt bằng, thi công công trình thuỷ điện. Các công trình thuỷ điện đều mang tính quan trọng quyết định đối với sự phát triển của địa phương, khu vực và quốc gia. Tuy nhiên, chúng cũng làm nảy sinh mâu thuẫn giữa mục đích phát triển quốc gia lâu dài với quyền lợi của các cộng đồng và cá nhân - những người chịu bất lợi trước tiên. Các dự án này đều có thể tác động bất lợi tới những người đang sử dụng các nguồn tài nguyên như đất đai, nguồn nước hay các loại tài nguyên thiên nhiên khác và các phương tiện kinh tế, xã hội, văn hoá và tôn giáo liên quan.
Có thể bạn quan tâm!
- Phân tích hiện trạng sử dụng tài nguyên rừng của người dân tái định cư Cân Tôm 2, thủy điện A Lưới, Thừa Thiên Huế - 1
- Phân tích hiện trạng sử dụng tài nguyên rừng của người dân tái định cư Cân Tôm 2, thủy điện A Lưới, Thừa Thiên Huế - 2
- Tình Hình Nghiên Cứu Tại Khu Tđc Do Thủy Điện A Lưới
- Hiện Trạng Tđc Tại Thôn Cân Tôm 2
- Hiện Trạng Các Loài Động Thực Vật Rừng A Lưới
Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.
Điều quan trọng là phải cân nhắc lợi ích đạt được với cái giá phải trả cho các ảnh hưởng này bằng cách xem xét các phương án triển khai hoặc không phải di dân,
hoặc chỉ gây gián đoạn nhỏ về kinh tế - xã hội và tìm ra cách để hoà hợp những quyền lợi và mâu thuẫn nói trên. Trường hợp không tránh khỏi TĐC, phải tiến hành các biện pháp cụ thể nhằm đạt được các nội dung như sau:
Bảo vệ quyền lợi và cuộc sống của những người bị di chuyển do dự án; Giảm và đền bù những thiệt hại về tiềm năng kinh tế của người bị ảnh hưởng, của nền kinh tế khu vực và địa phương;
Hỗ trợ phát triển tiềm năng kinh tế, xã hội và văn hoá cho các cộng đồng và người bị ảnh hưởng.
Các công trình thuỷ điện chủ yếu được đầu tư xây dựng ở bên các con sông có địa hình đồi núi cao. Mục đích xây dựng nhằm lợi dụng địa thế tự nhiên để hình thành các hồ chứa nhân tạo. Một nhà máy thuỷ điện không chiếm nhiều diện tích
nhưng hồ chứa nước để đảm bảo vận hành nhà máy chiếm diện tích rất lớn, từ vài km2 đến hàng trăm km2 (diện tích hồ thuỷ điện Hoà Bình là 208 km2, Sơn La là 224 km2). Điều đó cũng có nghĩa là có diện tích đất tương ứng bị mất đi, hơn nữa, đó chủ yếu là diện tích canh tác đã ổn định lâu đời (do điều kiện đất ở đây gần nguồn nước, trong thung lũng và được canh tác lâu đời chủ yếu là đất tốt).
Số lượng người dân phải TĐC và bị ảnh hưởng một phần từ các dự án thuỷ điện thông thường cũng rất lớn. Đại đa số người dân TĐC rất nghèo, trình độ nhận thức thấp và thiếu ăn hàng năm. Các dự án TĐC này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của các huyện cũng như của toàn tỉnh và có khả năng sẽ làm cho chính quyền địa phương gặp khó khăn hơn trong việc đạt được các mục tiêu phát triển đã đề ra [8].
* Quan điểm chung cho tái định cư do thủy điện:
Quan điểm chung trong việc bố trí TĐC bắt buộc là phải đảm bảo cho người dân chuyển cư có cuộc sống tốt hơn nơi cũ, đây là quan điểm nhất quán của chính phủ cho mọi dự án phát triển có liên quan tới TĐC bắt buộc hiện nay [15].
- Tái định cư phải đảm bảo tính cộng đồng
Đồng bào các dân tộc ở miền núi có tính cộng đồng rất cao. Mỗi người, mỗi gia đình đều gắn bó với dòng tộc, làng bản của mình. Khi di chuyển TĐC cần chú ý bố trí cả cộng đồng (làng, bản, dòng họ,…) đến sống ở cùng một địa điểm. Hạn chế việc tách rời các hộ, các nhóm hộ hiện nay.
Việc xác định chính xác và số lượng dân bị ảnh hưởng TĐC của dự án là một trong những yêu cầu quan trọng của dự án TĐC. Các yếu tố ảnh hưởng chính là tỷ lệ tăng dân số và tính bảo toàn cộng đồng đã được chú ý đến. Tất cả các bản chỉ ngập một phần đều được tính đến tính bảo toàn cộng đồng.
- Tái định cư cho các hộ nông nghiệp phải dựa trên cơ sở đất sản xuất
Nhân dân phải di chuyển hầu hết là dân nông nghiệp, với hộ sản xuất khi bị TĐC bắt buộc nếu không có đủ đất sản xuất thì không thể phục hồi được thu nhập, không đảm bảo được cuộc sống.
Khi lập phương án TĐC phải dựa trên cơ sở tiềm năng đất đai để phù hợp với đặc điểm của cộng đồng bị ảnh hưởng và là yếu tố cơ bản quyết định tính thực thi của dự án TĐC, phương châm TĐC cho các hộ nông nghiệp là “đất đổi đất” có nghĩa là các khu vực TĐC phải khai thác đầy đủ đất sản xuất giao cho các hộ TĐC đảm bảo về số lượng và chất lượng. Việc khai thác đất sản xuất có thể bằng hình thức khai hoang, cải tạo hoặc trưng dụng lại đất của nông dân sở tại.
- Quy hoạch tái định cư phải phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
Để có tính khả thi cao, phương án TĐC phải được lồng ghép phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Việc bố trí dân cư TĐC phải phục vụ cho việc hình thành các vùng kinh tế trong điểm và kế hoạch sắp xếp, ổn định dân cư trên địa bàn, kế hoạch TĐC cũng cần phải phù hợp với kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng của địa phương nhằm khai thác triệt để các tiềm năng sẵn có cho phát triển kinh tế - xã hội nói chung và TĐC nói riêng.
- Cộng đồng sở tại được hưởng lợi từ kế hoạch tái định cư
Người dân sở tại phải san sẻ bớt nguồn tài nguyên đất đai, nguồn nước,… cho người dân TĐC. Người dân TĐC được thừa hưởng một phần cơ sở hạ tầng và dịch vụ hiện có. Để tránh sự xung đột có thể xảy ra giữa dân cũ và dân mới, kế hoạch TĐC nhất thiết phải chú ý xuất phát từ quan điểm “cộng đồng sở tại cùng hưởng lợi”.
Nói một cách cụ thể mọi phương án bố trí TĐC đến lợi ích của người dân sở tại. Các công trình đầu tư phát triển thủy lợi, xây dựng hệ thống điện, cấp nước sinh
hoạt, xây dựng trường học,… luôn luôn phải tính đến nhu cầu của người dân sở tại để tính toán, quy hoạch.
Tóm lại, các quan điểm nói trên cho thấy việc tổ chức TĐC cho các hộ buộc phải di chuyển theo kế hoạch của nhà nước cần phải đảm bảo cho họ có điều kiện sinh hoạt, sản xuất để nhanh chóng phục hồi và tiến tới nâng cao thu nhập, đảm bảo cho người dân TĐC sống trong một môi trường xã hội hòa hợp với môi trường xã hội xung quanh. Muốn đạt được mục tiêu trên, công tác TĐC cần phải có chính sách, chủ trương cụ thể đối với người dân buộc phải di chuyển hợp lý.
1.1.4 Khái niệm về sinh kế
Theo khái niệm của DFID đưa ra thì: “Sinh kế là sự tập hợp các nguồn lực và khả năng của con người có được kết hợp với những quyết định và hoạt động mà họ thực thi nhằm để kiếm sống cũng như để kiếm sống cũng như để đạt được các mục tiêu và ước nguyện của họ” [9].
Khái niệm về sinh kế của hộ hay một cộng đồng là một tập hợp các nguồn lực và khả năng của con người kết hợp với những quyết định và những hoạt động mà họ sẽ thực hiện để không những kiếm sống mà còn đạt đến mục tiêu đa dạng hơn. Hay nói cách khác, sinh kế của một hộ gia đình hay một cộng đồng còn được gọi là kế sinh nhai của hộ gia đình hay cộng đồng đó [14].
Để duy trì sinh kế, mỗi hộ gia đình thường có các kế sách sinh nhai khác nhau.
Chiến lược sinh kế của hộ phải dựa vào năm loại nguồn lực (tài sản) cơ bản sau:
- Nguồn nhân lực: bao gồm kỹ năng, kiến thức, khả năng lao động và sức khoẻ con người. Các yếu tố đó giúp cho con người có thể theo đuổi những chiến lược tìm kiếm thu nhập khác nhau và đạt những mục tiêu kế sinh nhai của họ. Ở mức độ gia đình nguồn nhân lực được xem là số lượng và chất lượng nhân lực có sẵn.
- Nguồn lực xã hội: là những nguồn lực định tính dựa trên những gì mà con người đặt ra để theo đuổi mục tiêu kế sinh nhai của họ. Chúng bao gồm uy tín của hộ, các mối quan hệ xã hội của hộ.
- Nguồn lực tự nhiên: là cơ sở các tài nguyên thiên nhiên của hộ hay của cộng đồng, được trông cậy vào để sử dụng cho mục đích sinh kế như đất đai, nguồn nước, cây trồng, vật nuôi, mùa màng...
- Nguồn lực vật chất: bao gồm tài sản hộ gia đình hỗ trợ cho sinh kế như nhà ở, các phương tiện sản xuất, đi lại, thông tin...
- Nguồn lực tài chính: là những gì liên quan đến tài chính mà con người có được như: nguồn thu nhập tiền mặt, tiền tiết kiệm, tín dụng và các nguồn khác như lương bổng, nguồn hỗ trợ, viện trợ từ bên ngoài cho hộ gia đình và cho cộng đồng.
Chiến lược sinh kế cộng đồng cũng dựa trên năm loại nguồn lực trên nhưng mang ý nghĩa rộng hơn cho cả cộng đồng, đó là số lượng và chất lượng nguồn nhân lực của cộng đồng; thể chế chính trị, phong tục, tập quán, uy tín của cả cộng đồng; điều kiện tự nhiên của địa bàn cộng đồng sinh sống; các cơ sở hạ tầng xã hội hỗ trợ cho sinh kế như giao thông, hệ thống cấp nước, hệ thống ngăn, tiêu nước, cung cấp năng lượng, thông tin...
1.1.5 Tiêu chuẩn xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ trung bình
Hộ nghèo và hộ cận nghèo được xác định căn cứ theo Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc “Ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng giai đoạn 2011 – 2015” như sau [13]:
- Hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/người/tháng (từ 4.800.000 đồng/người/năm) trở xuống.
- Hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000 đồng/người/tháng (từ 6.000.000 đồng/người/năm) trở xuống.
- Hộ cận nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập trung bình từ 401.000 đồng đến 520.000 đồng/người/tháng.
- Hộ cận nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập trung bình từ 501.000 đồng đến 6500.000 đồng/người/tháng [13].
1.2 Tình hình nghiên cứu về TĐC thủy điện trong nước
Cho đến nay các công trình nghiên cứu liên quan tới vấn đề TĐC thủy điện đã được công bố rất nhiều ở nước ta, trong đó có một số công trình nghiên cứu tiêu
biểu đã thể hiện được những tác động của di dân TĐC do xây dựng công trình thủy điện tác động đến các mặt đời sống xã hội của cộng đồng dân cư như:
Theo Bùi Ngọc Thông (2002) trong Báo cáo về “Phương án di dân TĐC thủy điện Sơn La” đã cho rằng: Công tác TĐC là một bộ phận của dự án xây dựng và phải được nghiên cứu ngay từ giai đoạn tiền khả thi. Vấn đề TĐC cũng phức tạp không kém các vấn đề kỹ thuật xây dựng công trình và thường có tỷ lệ thất bại cao hơn. Nguyên nhân thất bại là chưa chuẩn bị kỹ lưỡng địa bàn tiếp nhận dân, làm ồ ạt theo tiến độ xây dựng. Các công trình cho sản xuất, đời sống không được xây dựng, hoặc không phù hợp với phong tục tập quán từng vùng, từng dân tộc. TĐC cho người dân vùng lòng hồ thủy điện Sơn La là một vấn đề kinh tế - xã hội có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong vùng bị ngập, làm đảo lộn cuộc sống của người dân trên quy mô rộng lớn ở vùng bị ngập và ngoài vùng bị ngập (nơi dân chuyển đến). TĐC không chỉ đơn thuần là tạo ra những điểm dân cư mới, chỗ ở mới mà phải xem xét toàn diện và phải thực hiện đồng bộ các mặt đời sống vật chất và tinh thần gắn chặt với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược phát triển nguồn lực, kế hoạch sử dụng đất đai, chuyển dịch cơ cấu sản xuất, phân bố lại mặt bằng dân cư trên địa bàn. TĐC còn phải đảm bảo được ổn định chính trị và giải quyết tốt chính sách xã hội, bảo vệ môi trường, nâng cao thu nhập, tạo ra tích lũy để tái sản xuất mở rộng, hướng tới phát triển bền vững. TĐC còn phải gắn với bảo tồn di tích văn hóa, di tích lịch sử, di tích cách mạng, danh lam thắng cảnh, bảo tồn và phát triển thuần phong mỹ tục, phong tục tập quán, bảo vệ những giá trị văn hóa phi vật thể [12].
Nguyễn Văn Quân, Nguyễn Thị Vòng, Trang Hiếu Dũng, Nguyễn Tất Cảnh (2011) với nghiên cứu “Công tác TĐC dự án thủy điện Sơn La dưới góc độ phong tục và tập quán canh tác của đồng bào dân tộc vùng Tây Bắc”. Đề tài đã chỉ ra sự thay đổi về phong tục và tập quán canh tác của đồng bào dân tộc bị ảnh hưởng bởi các chương trình TĐC. Người dân khi đến định cư tại điểm TĐC mới trên địa bàn huyện Tủa Chùa và thị xã Mường Lay phải làm quen với phương thức canh tác mới không phù hợp với tập quán canh tác tại nơi ở cũ. Tại điểm TĐC huyện Tủa Chùa
hình thức canh tác chủ yếu là nương rẫy cố định với rất ít diện tích đất sản xuất, bình quân mỗi hộ, song dân TĐC ở đây lại có tập quán là canh tác nương rẫy luân canh quay vòng. Tại khu TĐC thị xã Mường Lay hình thức canh tác nương rẫy cố định là chính, không có đất chuyên lúa, song dân TĐC tại đây lại có tập quán canh tác lúa nước, có sự thâm canh cao. Cấu trúc bản làng đã bị thay đổi giữa khu vực TĐC với khu vực dân cư phải di chuyển, cụ thể trong khu TĐC Huổi Lóng, Huổi Lực huyện Tủa Chùa và khu TĐC thị xã Mường Lay các hộ dân tập trung hơn. Hình thức di dân tại chỗ tại điểm TĐC Huổi Lóng huyện Tủa Chùa được xem là phù hợp với tập quán canh tác của người dân nơi đây vì đa phần nương rẫy cố định và đất phục vụ cho canh tác du canh vẫn còn nguyên vẹn, tuy nhiên cuộc sống nhìn chung vẫn còn rất khó khăn [10].
Đề tài “TĐC và sự biến đổi dời sống người Mã Liềng” (Nghiên cứu trường hợp bản TĐC Cà Xen, xã Thanh Hóa, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Bình) (năm 2011) của Phạm Thị Hường. Đề tài đã làm rõ được một số vấn đề thay đổi trong đời sống của người Mã Liềng, TĐC đã tạo ra những tác động trên tất cả các lĩnh vực từ những cái có thể đo lường, định lượng được như sở hữu đất đai, SXNN, trao đổi buôn bán, khai thác tài nguyên đến những cái không thể định lượng được như đời sống cộng đồng, quan hệ tộc người, phong tục tập quán, tín ngưỡng và cả hệ thống cơ sở hạ tầng. Thay đổi được phương thức canh tác từ chỗ canh tác nương rẫy sang làm lúa nước và vườn hộ, từ chỗ chăn nuôi hoang dã sang chăn nuôi chuồng trại. Từ chỗ phó mặc và bất lực trước bệnh tật của gia súc, gia cầm bà con đã có những hoạt động chăm sóc theo kỹ thuật. Tuy nhiên, bên cạnh những biến đổi mang tính tích cực vẫn còn tồn tại những yếu tố mang tính tiêu cực, đặc biệt là những biến đổi trong đời sống văn hóa – xã hội, trong đó nổi bật lên là những quan hệ cộng đồng, quan hệ họ hàng, quan hệ tộc người nhiều khả năng sẽ ảnh hưởng lâu dài đến cuộc sống của người dân trong tương lai, đó là “sự lỏng hóa” khối cộng đồng cũ bởi những mâu thuẫn giữa cư dân mới và cư dân cũ. Bên cạnh đó dù mang tính chất tạm thời nhưng trong quá trình TĐC người dân đang phải đối mặt với những vấn đề liên