+ Thức ăn xanh tự nhiên: Thức ăn xanh tự nhiên là thức ăn xanh được thu hoạch từ những cây mọc trong thiên nhiên, không thông qua gieo trồng như: các cây cỏ, cây thủy sinh…
Hình 3.16. đồng cỏ tự nhiên Hình 3.17. cỏ ngoài tự nhiên
+ Thành phần dinh dưỡng:
- Thức ăn xanh chứa nhiều nước (80 – 90%), tỷ lệ xơ ở giai đoạn non là 2 – 3%, giai đoạn trưởng thành 6 – 8%. Tuy nhiên thức ăn xanh dễ tiêu hoá, có tính ngon miệng cao, là loại thức ăn dễ trồng và năng suất cao (1ha rau muống cho 50 – 70 tấn, 1ha bèo dâu cho 350 tấn).
- Thức ăn xanh giàu các loại vitamin như: Vitamin A, vitamin B12 và vitamin E.
- Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong thức ăn xanh thấp, giá trị dinh dưỡng thấp chỉ có một số loại rau trồng có giá trị dinh dưỡng cao hơn như: bắp cải, xu hào, bèo dâu, rau muống…
Có thể bạn quan tâm!
- Nuôi trâu bò đực giống Nghề Nuôi và phòng trị bệnh cho trâu bò - 1
- Nuôi trâu bò đực giống Nghề Nuôi và phòng trị bệnh cho trâu bò - 2
- A: Bò Màu Nâu Hình 2.5B: Bò Màu Sáng Đậm Hình 2.5A: Bò Màu Nâu Xám
- Rơm, Rạ Phơi Khô Hình 3.2. Bảo Quản Rơm Rạ Khô Cho Trâu, Bò
- Nuôi trâu bò đực giống Nghề Nuôi và phòng trị bệnh cho trâu bò - 6
- Nuôi trâu bò đực giống Nghề Nuôi và phòng trị bệnh cho trâu bò - 7
Xem toàn bộ 65 trang tài liệu này.
- Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong thức ăn xanh mọc tự nhiên thấp hơn so với loại thức ăn trồng được.
- Khoáng trong thức ăn xanh thay đổi tuỳ theo thức ăn, tính đất đai, chế độ bón phân và thời gian thu hoạch.
+ Sử dụng thức ăn xanh:
- Cho ăn sống với các loại thức ăn xanh non vừa lứa.
- Ủ chua để dự trữ thức ăn xanh vào mùa đông hoặc lúc giáp hạt.
- Trâu, bò đực giống sử dụng các loại thức ăn xanh: Cỏ voi, cỏ Ruri, rau muống, rau lấp, khoai lang, ngô dày…Lượng cỏ tươi thích hợp là từ 2 - 2,5kg/100kg khối lượng cơ thể/ngày đêm. Tốt nhất 50% lượng cỏ xanh được cho ăn dưới dạng phơi tái.
2. Xác định thức ăn tinh
2.1. Xác định thức ăn hạt ngũ cốc và phụ phẩm
Hạt ngũ cốc gồm: hạt lúa, ngô, lúa mì, cao lương… Phụ phẩm của hạt ngũ cốc bao gồm: Cám, tấm…
Hình 3.18. Ngô hạt Hình 3.19. Phơi ngô để dự trữ
+ Ngô hạt: Hạt ngô là thức ăn tinh cung cấp năng lượng cho trâu, bò rất tốt. Ngô vàng có nhiều caroten, giàu vitamin E nhưng nghèo vitamin D, B1 và ít Ca, P, khoáng vi lượng. Nếu cho trâu, bò ăn nhiều ngô phải bổ sung thêm khoáng và prôtêin.
+ Hạt thóc: Là sản phẩm được sử dụng nhiều trong chăn trâu, bò đực giống. Thành phần của thóc gồm prôtêin thô 8,2%, xơ thô 9,2%, khoáng 6,5%, dẫn xuất không đạm 64,2%, thóc có phần vỏ trấu chiếm 20% khối lượng hạt thóc, ở vỏ trấu chứa hàm lượng xơ cao 40%, khi sử dụng thóc nghiền cho trâu, bò nên cho ăn ít.
Hình 3.20. hạt thóc khô
+ Bột sắn: Là loại thức ăn phổ biến ở miền múi, nó cung cấp nhiều năng lượng, tuy nhiên trong sắn có chất độc vì vậy cần phải xử lý trước khi cho trâu, bò ăn.
+ Cám gạo: Là thức ăn cần thiết của trâu, bò, trong cám gạo có nhiều dinh dưỡng, vitamin nhón B, đường có tác dụng giúp trâu, bò sinh trưởng, phát triển tốt. Lượng thức ăn tinh tính cho 100kg khối lượng cơ thể đực giống khoảng 0,4- 0,5kg/ngày đêm. Các loại thức ăn tinh nên cho ăn dưới dạng hỗn hợp hoàn chỉnh hoặc hỗn hợp từ nhiều loại nguyên liệu, tuy nhiên cần phải đảm bảo hàm lượng
protein.
Hình 3.21.Lát sắn củ phôi khô Hình 3.22.Bột sắn
2.2. Xác định thức ăn củ quả
- Thức ăn củ quả là loại thức ăn dùng tương đối phổ biến cho trâu bò. Thức
ăn củ quả ở nước ta thường gặp là: sắn, khoai lang, bí đỏ, cà rốt…
- Thức ăn củ quả có đặc điểm chứa nhiều nước, giàu chất bột đường, hàm lượng chất xơ thấp, dễ tiêu hóa, nhưng nghèo protein, nghèo các nguyên tố khoáng.
Hình 2.23. Củ khoai lang Hình 3.24. Bí đỏ
- Đối với trâu bò đực giống có thể cho ăn từ 6-10kg củ quả/đực giống/ngày đêm.
- Vào thời kỳ phối nặng, việc sử dụng cà rốt trong khẩu phần cho đực giống có tác dụng thúc đẩy quá trình tiêu hoá và trao đổi chất, rất tốt cho chất lượng tinh dịch. Trong cà rốt rất giàu caroten (tiền thân của vitamin A) và có thể cho ăn 4-6 kg/con/ngày đêm.
2.3. Xác định thức ăn hỗn hợp
- Thức ăn hỗn hợp là do phối hợp hai hay nhiều loại thức ăn với nhau gồm: bột ngô, cám gạo, bột mì, bột sắn, các loại khô dầu, bột cá… primix khoáng và vitamin.
- Đặc điểm chung của thức hỗn hợp là: hàm lượng nước và xơ đều thấp, chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như đạm, chất bột đường, chất béo, các chất khoáng và vitamin, tỷ lệ tiêu hoá các chất dinh dưỡng khá cao.
Các xí nghiệp sản xuất thức ăn gia súc công nghiệp thường sản xuất thức ăn hỗn hợp cho trâu bò dưới hai dạng:
- Hỗn hợp tinh giàu đạm (đậm đặc) thành phần chủ yếu là các loại khô dầu, urê, các loại khoáng và vitamin. Loại thức ăn này phải trộn thêm các loại thức ăn tinh khác như: cám gạo, bột ngô, bột mỳ ... theo chỉ dẫn của cơ sở sản xuất thành thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh trước khi cho trâu, bò đực giống ăn.
- Thức ăn tinh hỗn hợp hoàn chỉnh được nhà sản xuất phối trộn, dùng ngay cho trâu, bò đực giống ăn.
Hình 3.25. Thức ăn hỗn hợp
Người chăn nuôi có thể tự phối trộn được thức tinh hỗn hợp sử dụng cho trâu, bò đực giống từ nguyên liệu sẵn có trong gia đình như: cám gạo, bột sắn, bột ngô.... Cách tiến hành như sau:
Bước 1 Xác định công thức và nguyên liệu:
+ Công thức 1:
- Bột sắn: 65 kg
- Cám gạo: 20 kg
- Bột cá ( có độ mặn dưới15%): 10kg
- Urê: 4 kg
- Bột xương: 1 kg
+ Công thức 2:
- Bột sắn: 45 kg;
- Bột ngô: 50 kg;
- Urê: 3 kg;
- Muối ăn: 1 kg;
- Bột xương: 1 kg
+ Nguyên liệu: Bột sắn, bột ngô, bột xương, bột cá, muối ăn, ure... các chất trên phải khô, mịm, không mốc, không có mùi lạ và được cân đủ số lượng.
Bước 2: Phối trộn nguyên liệu
- Đổ dàn đều các loại nguyên liệu thức ăn ra nền nhà hoặc sân gạch theo thứ tự loại nhiều đổ trước, loại ít đổ sau.
- Đối với muối ăn, bột xương, ure, khoáng, vitamin có số lượng ít… phải trộn trước với một ít bột ngô hoặc cám gạo để tăng khối lượng, sau đó mới trộn lẫn với các nguyên liệu khác.
- Dùng xẻng hoặc tay trộn thật đều, sau đó đóng vào bao, buộc kín lại và đặt lên giá kê, bảo quản nơi khô ráo, mát, có mái che.
- Chống chuột phá hoại.
36
Bước 3: Cho trâu, bò đực giống ăn.
- Cho trâu bò đực giống ăn đúng số lượng trong khẩu phần ( 1-2 Kg/ trâu bò).
- Cho ăn thức ăn tinh hỗn hợp trước khi cho ăn tích ăn thô và xanh
3. Xác định thức ăn bổ sung
3.1. Urê
Urê là nguồn bổ sung đạm vô cơ trong khẩu phần ăn cho trâu, bò đực giống. sử dụng urê theo nguyên tắc sau:
- Chỉ sử dụng urê cho trâu, bò khi khẩu phần thiếu đạm với lượng dùng được tính toán cẩn thận.
- Bổ sung ure cùng với thức ăn tinh hoặc xanh để tránh ngộ độc cho trâu, bò.
- Hàng ngày cho ăn ít một để trâu, bò làm quen, thời gian kéo dài từ 5 đến 10 ngày.
- Chỉ sử dụng urê cho bò trưởng thành, không sử dụng cho bê, nghé non.
- Phải cho ăn urê làm nhiều lần trong ngày, mỗi lần một ít. Nên trộn đều với các thức ăn khác để cho ăn được đều.
- Không cho trâu, bò ăn, uống trực tiếp ure hay cho ăn với bầu bí sẽ gây ngộ
độc.
- Liều lượng có thể dao động từ 70 – 100g urê/con/ ngày.
- Khi ngộ độc urê: nếu có dấm hoặc axit axetic dùng ở nồng độ 6%, cho uống
khoảng 13,65 lít.
3.2. Khoáng và vitamin
Các chất khoáng như: canxi (Ca), phốtpho (P), đồng (Cu), Kẽm (Zn), mangan (Mn), sắt (Fe) và lưu huỳnh (S). Vitamin, đặc biệt là vitamin A, D3 và E, đặc biệt quan trọng đối với trâu, bò đực giống. Có thể bổ sung các chất khoáng cho trâu, bò theo hai cách:
+ Trộn premix khoáng (hỗn hợp nhiều chất khoáng) vào thức ăn tinh, với tỷ lệ 0,2-0,3% hoặc bổ sung vào khẩu phần hàng ngày với lượng 10 - 40g cho mỗi con, tuỳ theo từng đối tượng và chế độ khai thác.
+ Trộn các thành phần khoáng với nhau và với các chất mang (chất độn) như đất sét, xi măng... Sau đó hỗn hợp được đóng thành bánh, làm khô gọi là đá liếm. Đá liếm này được đặt trong chuồng nuôi, trên bãi chăn (dưới gốc
cây) để trây bò liếm tự do. Hình 3.26. Đá liếm – Thức ăn bổ sung khoáng cho trâu, bò đực giống
3.3. Thức ăn mầm hạt
- Mầm hạt như: giá đỗ, giá hạt bông, thóc mầm là thức ăn chứa nhiều vitamin A, D và E rất cần thiết cho trâu, bò đực giống, cho con vật ăn 0,3-0,5kg/con/ngày.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành:
I. Câu hỏi
1, Thế nào là thức ăn thô? các loại thức ăn thô. Trình bày phương pháp mềm hóa rơm khô cho trâu, bò đực giống .
2, Trình bày đặc điểm và cách sử dụng thức ăn xanh cho trâu, bò đực giống. 3, Trình bày đặc điểm và cách sử dụng thức ăn tinh cho trâu, bò đực giống. 4, Trình bày đặc điểm và cách sử dụng thức hỗn hợp cho trâu, bò đực giống.
5, Trình bày nguyên tắc bổ sung ure trong phẩu phần ăn cho trâu, bò đực giống. 6, Trình bày đặc điểm và cách sử dụng thức ăn bổ sung cho trâu, bò đực giống.
II. Bài tập thực hành
Bài 1: Thực hành ủ rơm khô bằng ure và vôi.
+ Mục đích: học xong bài học này người học có khả năng:
- Nhận biết được đặc điểm của rơm, rạ được sử dụng làm thức ăn cho trâu, bò
đực giống.
- Thực hiện được việc ủ rơm, rạ bằng ure và vôi đúng kỹ thuật.
+ Nội dung
* Quy trình ủ rơm, rạ bằng ure.
- Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ.
- Bước 2: Thực hiện việc ủ rơm
- Bước 3: Cho trâu, bò đực giống ăn
* Ủ rơm rạ bằng vôi.
- Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ.
- Bước 2: Thực hiện việc ủ rơm
- Bước 3: Cho trâu, bò đực giống ăn
+ Nguồn lực:
- Tranh ảnh, mô hình, tiêu bản, băng hình về rơm, rạ và phương pháp ủ rơm rạ làm thức ăn cho trâu, bò đực giống.
- Rơm rạ và dụng cụ, ure và vôi cần thiết .
- Cơ sở chăn nuôi trâu, bò.
- Máy vi tính sách tay, Projecter..
+ Cách thức tổ chức:
- Hướng dẫn mở đầu: giáo viên hướng dẫn quy trình ủ rơm bằng ure và vôi thông qua hình ảnh, băng hình.
- Hướng dẫn thường xuyên: phân lớp thành từng nhóm nhỏ 3-5 học viên, mỗi nhóm thực hiện việc ủ một lượng rơm nhất định bằng ure và vôi. Giáo viên theo dòi việc thực hiện và sữa lỗi cho học viên.
+ Thời gian hoàn thành: 8 giờ.
+ Phương pháp đánh giá: Giáo viên phát phiếu trắc nghiệm cho học viên điền vào ô trả lời, đối chiếu với đáp án.
+ Kết quả và sản phẩm cần đạt được: thực hiện được việc ủ rơm bằng ure và vôi làm thức ăn cho trâu, bò đực giống đúng kỹ thuật.
Bài 2: Thực hành ủ chua thân lá cây ngô làm thức ăn cho trâu, bò đực giống.
+ Mục đích: học xong bài học này người học có khả năng:
- Nhận biết được đặc điểm của thân lá cây ngô được sử dụng làm thức ăn cho trâu, bò đực giống.
- Thực hiện được việc ủ chua thân lá cây ngô làm thức ăn cho trâu, bò đực giống
đúng kỹ thuật.
+ Nội dung
* Quy trình ủ chua thân, lá cây ngô
- Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ.
- Bước 2: Thực hiện việc ủ chua thức ăn xanh
- Bước 3: Cho trâu, bò đực giống ăn
+ Nguồn lực:
- Tranh ảnh, mô hình, tiêu bản, băng hình về cây ngô và phương pháp ủ chua thân, lá cây ngô làm thức ăn cho trâu, bò đực giống.
- Rơm rạ và dụng cụ, ure và vôi cần thiết .
- Cơ sở chăn nuôi trâu, bò.
- Máy vi tính sách tay, Projecter..
+ Cách thức tổ chức:
- Hướng dẫn mở đầu: giáo viên hướng dẫn quy trình ủ chua thân, lá cây ngô thông qua hình ảnh, băng hình.
- Hướng dẫn thường xuyên: phân lớp thành từng nhóm nhỏ 3-5 học viên, mỗi nhóm thực hiện việc ủ chua một lượng thân lá cây ngô nhất định. Giáo viên theo dòi việc thực hiện và sữa lỗi cho học viên.
+ Thời gian hoàn thành: 8 giờ.
+ Phương pháp đánh giá: Giáo viên phát phiếu trắc nghiệm cho học viên điền vào ô trả lời, đối chiếu với đáp án.
+ Kết quả và sản phẩm cần đạt được: thực hiện được việc ủ chua thân lá cây ngô làm thức ăn cho trâu, bò đực giống đúng kỹ thuật.
Bài 3: Thực hành phối trộn thức ăn tinh cho trâu, bò đực giống.
+ Mục đích: học xong bài học này người học có khả năng:
- Nhận biết được đặc điểm của thức ăn tinh và thức ăn hỗn hợp cho trâu, bò đực giống.
- Thực hiện được việc phối trộn thức ăn hỗn hợp cho trâu, bò đực giống đúng kỹ thuật.
+ Nội dung
- Xác định công thức phối trộn
- Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ.
- Bước 2: Phối trộn nguyên liệu.
- Bước 3: Cho trâu, bò đực giống ăn
+ Nguồn lực:
- Tranh ảnh, mô hình, tiêu bản, băng hình nguyên liệu và phương pháp phối trộn thức ăn hỗn hợp cho trâu, bò đực giống.
- Các loại nguyên liệu cần thiết .
- Cơ sở chăn nuôi trâu, bò.
- Máy vi tính sách tay, Projecter..
+ Cách thức tổ chức:
- Hướng dẫn mở đầu: giáo viên hướng dẫn công thức, các bước tiến hành phối trộn thức ăn hỗn hợp cho trâu, bò qua mô hình, tranh ảnh và băng hình.
- Hướng dẫn thường xuyên: phân lớp thành từng nhóm nhỏ 3-5 học viên, mỗi nhóm thực hiện việc phối trộn lượng thức ăn hỗn hợp nhất định. Giáo viên theo dòi việc thực hiện và sữa lỗi cho học viên.
+ Thời gian hoàn thành: 4 giờ.
+ Phương pháp đánh giá: Giáo viên phát phiếu trắc nghiệm cho học viên điền vào ô trả lời, đối chiếu với đáp án.
+ Kết quả và sản phẩm cần đạt được: thực hiện được việc phối trộn thức ăn hỗn hợp cho trâu, bò đực giống đúng kỹ thuật.
C. Ghi nhớ:
- Che đạy hố ủ thức ăn xanh cẩn thân, không cho nước chẩy vào hố ủ sẽ làm thối thức ăn.
- Không được cho trâu, bò ăn hoặc uống trực tiếp u rê sẽ gây ngộ độc đối với con vật.
- Cần lèn chặt cây thức ăn xanh trước khi lấp hố ủ , để tạo môi trường yến khí.
Bài 4: Nuôi dưỡng trâu, bò đực giống
Mục tiêu:
- Trình bày được nôi dung về nuôi dưỡng trâu bò đực giống.
- Thực hiện được việc nuôi dưỡng trâu bò đực giống đúng kỹ thuật.
A. Nội dung:
1. Xác định nhu cầu dinh dưỡng
1.1. Xác định nhu cầu năng lượng
Nhu cầu năng lượng cho trâu bò đực giống tùy thuộc vào thời kỳ phối giống và được tính như sau: Thời kỳ nghỉ phối cần 0,8 - 1,2 ĐVTĂ/ 100kg thể trọng, Thời kỳ phối trung bình: 0,9 - 1,3 ĐVTĂ/ 100kg thể trọng. Thời kỳ phối nặng: 1,0- 1,4 ĐVTĂ/ 100kg thể trọng (1 đơn vị thức ăn tương đương 2500 Kcal năng lượng trao đổi)
1.2. Nhu cầu chất đạm.
Nhu cầu về prôtêin dược xác định dựa trên nhu cầu cho duy trì, tăng trọng và cho sản xuất tinh dịch. Nhu cầu về protein tiêu hoá thời kỳ nghỉ phối cần 100 gam/