Nuôi trâu bò đực giống Nghề Nuôi và phòng trị bệnh cho trâu bò - 1

BỘ NÔNG NGHIÊP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN


GIÁO TRÌNH

MÔ ĐUN: NUÔI TRÂU, BÒ ĐỰC GIỐNG

MÃ SỐ: MĐ01

NGHỀ NUÔI VÀ PHÒNG – TRỊ BỆNH CHO TRÂU, BÒ

TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ


HÀ NỘI NĂM 2011 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình 1


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 65 trang tài liệu này.

HÀ NỘI, NĂM 2011


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN


Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dẫn dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.

Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

Mã tài liệu: MĐ 01


MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 4

MÔ ĐUN 5

GIỚI THIỆU MÔ ĐUN 5

Bài 1: Xác định điều kiện chăn nuôi 6

A. Nội dung 6

1. Xác định chuồng trại. 6

2. Xác định dụng cụ chăn nuôi 7

B. Câu hỏi và bài tập thực hành 9

I. Câu hỏi 9

II. Bài tập thực hành 10

Bài 1: Thực hành nhận biết chuồng trại nuôi trâu, bò đực giống. 10

Bài 2: Thực hành nhận biết dụng cụ chăn nuôi trâu bò đực giống. 10

C. Ghi nhớ 11

Bài 2: Xác định giống trâu, bò đực 11

A. Nội dung 11

1. Xác định giống trâu đực. 11

2. Xác định giống bò đực 13

2.1.1 Bò vàng Việt Nam 13

2.1.2. Bò Lai Sind 14

2.2.1. Các giống bò kiêm dụng thịt – sữa 15

2.2.2. Các giống bò sữa 17

3. Chọn trâu bò đực làm giống. 21

B. Câu hỏi và bài tập thực hành 22

I. Câu hỏi 22

II. Bài tập thực hành 23

Bài 1: Thực hành nhận biết đặc điểm ngoại hình, thể chất trâu đực giống Việt Nam và trâu Mura 23

Bài 2: Thực hành nhận biết đặc điểm ngoại hình, thể chất các bò đực giống kiêm dụng thịt – sữa. 23

Bài 3: Thực hành nhận biết đặc điểm ngoại hình, thể chất bò đực giống chuyên sữa 24

Bài 4: Thực hành nhận biết đặc điểm ngoại hình, thể chất các bò đực giống chuyên thịt 25

C. Ghi nhớ 26

Bài 3: Xác định thức ăn cho trâu, bò đực giống 26

A. Nội Dung: 26

1. Xác định thức ăn thô, xanh 26

1.1.1 Rơm, rạ 26

1.1.2. Cây ngô già sau thu bắp 28

1.2.3. Cỏ khô 30

2. Xác định thức ăn tinh 32

3. Xác định thức ăn bổ sung 36

B. Câu hỏi và bài tập thực hành 37

I. Câu hỏi 37

II. Bài tập thực hành 37

Bài 1: Thực hành ủ rơm khô bằng ure và vôi. 37

Bài 3: Thực hành phối trộn thức ăn tinh cho trâu, bò đực giống 38

C. Ghi nhớ 39

Bài 4: Nuôi dưỡng trâu, bò đực giống 39

A. Nội dung 39

1. Xác định nhu cầu dinh dưỡng 39

2. Xác định khẩu phần ăn 40

3. Cho ăn 41

B. câu hỏi và bài tập thực hành: 42

I. Câu hỏi 42

II. Bài tập thực hành. 42

Bài 1. Xác định nhu cầu năng lượng và chất đạm cho trâu, bò đực giống theo trọng lượng cơ thể và sức sản xuất. 42

Bài 2. Phối hợp khẩu phần ăn cho trâu, bò đực giống 43

C. Ghi nhớ 44

Baì 5: Chăm sóc trâu, bò đực giống 44

A. Nội dung 44

1. Vận động. 44

2. Tắm, chải 45

3. Sử dụng và quản lý trâu bò đực giống. 46

3.1.1. Tuổi đưa vào sử dụng 46

3.1.2. Chế độ sử dụng 46

3.1.3 Sử dụng trâu bò đực giống 46

B. câu hỏi và bài tập thực hành: 49

I. Câu hỏi 49

II. Bài tập thực hành. 50

Bài 1: Thực hành cho trâu, bò đực giống vận động 50

Bài 2: Thực hành tắm, chải cho trâu, bò đực giống 50

Bài 3: Thực hành kiểm tra sức khỏe cho trâu, bò đực giống 51

C. Ghi nhớ 52

HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN MÔN HỌC 52

I. Vị trí, tính chất của mô đun: 52

II. Mục tiêu mô đun: 52

III. Nội dung mô đun: 52

IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành: 53

V. Yêu cầu đánh giá kết quả học tập: 54

VI. Tài liệu tham khảo: 55


LỜI NÓI ĐẦU


Để đáp ứng nhu cầu phát triển ngành chăn nuôi theo hướng công nghiệp của nước ta trong thời gian tới, những người tham gia vào hoạt động chăn nuôi trâu, bò cần được đào tạo để họ có những kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết. Trường đại học Nông Lâm Bắc Giang được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao nhiệm vụ xây dựng chương trình đào tạo sơ cấp nghề, nghề nuôi và phòng – trị bệnh cho trâu, bò

Chương trình được xây dựng dựa trên cơ sở phân tích nghề theo phương pháp DACUM và cấu trúc Mô đun. Kiến thức, kỹ năng và thái độ của nghề được tích hợp vào các Mô đun. Kết cấu của chương trình gồm nhiều Mô đun và môn học, mỗi Mô đun gồm nhiều công việc và bước công việc tích hợp liên quan chặt chẽ với nhau nhằm hướng tới hình thành những năng lực thực hiện của người học. Vì vậy những kiến thức lý thuyết được chọn lọc và tích hợp vào công việc, mỗi công việc được trình bày dưới dạng một bài học.

Đây là chương trình chủ yếu dùng cho đào tạo sơ cấp nghề, đối tượng học là những người có nhu cầu đào tạo nhưng không có điều kiện đến các cơ sở đào tạo chính quy để học tập ở bậc học cao, thời gian tập trung dài hạn, họ có trình độ học vấn thấp. Vì vậy việc đào tạo diễn ra với thời gian ngắn, tại cộng đồng, hình thức gọn nhẹ phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của học viên.

Tài liệu này được viết theo từng mô đun, môn học của chương trình đào tạo sơ cấp nghề, nghề nuôi và phòng- trị bệnh cho trâu, bò và được dùng làm giáo trình cho các học viên trong khóa học sơ cấp nghề, các nhà quản lý và người sử dụng lao động tham khảo, hoàn chỉnh để trở thành giáo trình chính thức trong hệ thống dạy nghề

Việc xây dựng một chương trình đào tạo sơ cấp nghề dùng cho đào tạo nông dân ở nước ta nói chung còn mới mẻ. Vì vậy chương trình còn nhiều hạn chế và thiếu sót, tập thể các tác giả mong muốn nhận được sự đóng góp của các bạn đồng nghiệp để chương trình được hoàn thiện hơn.

Xin trân trọng cảm ơn !

Tham gia biên soạn.

1. Nguyễn Đức Dương - Chủ biên

2. Nguyễn Hữu Nam.

3. Trần Văn Tuấn


MÔ ĐUN

NUÔI TRÂU, BÒ ĐỰC GIỐNG

Mã mô đun: MĐ01

GIỚI THIỆU MÔ ĐUN

Mô đun nuôi trâu, bò đực giống là mô đun chuyên ngành trong chương trình đào tạo sơ cấp nghề, nghề nuôi và phòng – trị bệnh cho trâu, bò. Học xong mô đun này người học có khả năng trình bày được nội dung về xác định điều kiện chăn nuôi, giống, thức ăn, nuôi dưỡng và chăm sóc trâu bò đực giống. Thực hiện được việc nuôi trâu bò đực giống đúng kỹ thuật. Bảo đảm vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm. Mô đun được xây dựng trên cơ sở phân tích nghề, phân tích công việc, mỗi công việc gồm nhiều bước công việc liên quan mật thiết với nhau và được bố trí thành một bài học. Quỹ thời gian để giảng dạy mô đun được thiết kế 84 giờ, trong đó lý thuyết 20 giờ, thực hành 56 giờ, kiểm tra 8 giờ. Phần lý thuyết của mô đun gồm 5 bài học sau:

- Bài 1: Xác định điều kiện chăn nuôi

- Bài 2: Xác định giống trâu, bò đực

- Bài 3: Xác định thức ăn cho trâu, bò đực giống

- Bài 4: Nuôi dưỡng trâu, bò đực giống

- Bài 5: Chăm sóc trâu, bò đực giống

Phần thực hành gồm câu hỏi, bài tập, bài thực hành được xây dựng trên cơ sở nội dung cơ bản của các bài học lý thuyết về xác định điều kiện chăn nuôi, giống, thức ăn, nuôi dưỡng và chăm sóc trâu, bò đực giống, giúp người học hình thành kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp, trong việc nuôi và phòng – trị bệnh cho trâu, bò.

Các bài học trong mô đun được sử dụng phương pháp dạy học tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, trong đó thời lượng cho các bài thực hành được bố trí 70 %. Vì vậy để học tốt mô đun người học cần chú ý thực hiện các nội dung sau;

- Tham gia học tập tất cả các môn học, mô đun có trong chương trình đào tạo.

- Tham gia học tập đầy đủ các bài lý thuyết, thực hành có trong mô đun, chú ý những bài thực hành. Vì thực hành là cơ sở quan trọng hình thành kỹ năng nghề cho người học.

- Phải có ý thức kỷ luật trong học tập, nghiêm túc, say mê nghề nghiệp, giám nghĩ, giám làm và đảm bảo an toàn cho người, vật nuôi. An toàn thực phẩm và bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng.

Phương pháp đánh giá kết quả học tập mô đun được thực hiện theo Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy, ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BLĐTBXH, ngày 24 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.


Bài 1: Xác định điều kiện chăn nuôi


Mục tiêu:

- Trình bày được nội dung về xác định điều kiện chăn nuôi trâu bò, đực giống.

- Thực hiện được việc xác định điều kiện chăn nuôi trâu bò đực giống đúng kỹ thuật.

A. Nội dung:

1. Xác định chuồng trại.

1.1. Xác định vị trí chuồng nuôi

Trại nuôi trâu, bò phải được đặt ở địa điểm:

+ Cao ráo, thoáng mát, dễ thoát nước, có đủ nguồn nước chất lượng tốt cho trâu, bò uống và vệ sinh chuồng trại.

+ Đủ diện tích đất trồng cỏ nuôi trâu bò

+ Đủ diện tích đất để mở rộng quy mô chăn nuôi nếu cần.

+ Thuận lợi giao thông, tiếp cận thị trường và đảm bảo an ninh.

+ Thuận lợi cho việc quản lý và xử lý chất thải, bảo vệ môi trường.

+ Xa khu dân cư, các khu công nghiệp, chợ, trường học... để hạn chế lây lan mầm bệnh, ô nhiễm môi trường.

+ Chuồng nuôi trâu, bò đực giống nên ở đầu hướng gió, xa chuồng bò cái để

tránh bò đực bị kích thích phá chuồng.


Hình 1 1 Mô hình về vị trí xây dựng trại chăn nuôi trâu bò 1 2 Xác định 2

Hình 1.1: Mô hình về vị trí xây dựng trại chăn nuôi trâu bò

1.2. Xác định hướng chuồng nuôi

Chuồng nuôi trâu, bò đực giống nên xây dựng theo hai hướng sau :

- Hướng nam

- Hướng đông nam

1.3. Xác định kiểu chuồng nuôi

Chuồng nuôi trâu, bò đực giống theo kiểu chuồng

- Một dãy có lối đi phía trước máng ăn.

- Diện tích 4 m2 cho một trâu, bò đực giống

Hình 1.3: Mô hình kiểu chuồng một dãy


2. Xác định dụng cụ chăn nuôi.

2.1. Máng ăn

Máng ăn cho trâu, bò đực giống được xây dựng theo nguyên tắc sau :

- Cố định, chắc chắn.

- Thoát nước, dễ cọ rửa khi vệ sinh.

- Gần lối đi vào chuồng.

+ Chăn nuôi nông hộ quy mô nhỏ :

Máng ăn cho trâu bò đực giống nên xây bằng gạch láng xi măng Độ sâu 3

- Máng ăn cho trâu, bò đực giống nên xây bằng gạch, láng xi măng.

- Độ sâu vừa phải (khoảng 30 cm).

- Các góc của máng ăn phải lượn tròn và trơn nhẵn dễ cọ rửa

- Đáy máng dốc và có lỗ thoát nước ở

cuối để thuận tiện cho việc rửa máng.

-Thành máng phía trong (phía bò ăn) thấp hơn thành máng ngoài để thức ăn

không rơi vãi ra lối đi (hình 2.1). Hình 1.4. Chuồng nuôi và máng ăn cho

bò đực giống quy mô hộ gia đình

+ Chăn nuôi quy mô lớn:

Xem tất cả 65 trang.

Ngày đăng: 18/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí