Nuôi trâu bò đực giống Nghề Nuôi và phòng trị bệnh cho trâu bò - 2


- Máng ăn cho trâu, bò đực giống được xây dựng ở phần trước lối đi phía trước mỗi dãy chuồng,



Hình 1.5a: Máng ăn cho trâu bò



Khu vực nghỉ ngòi

Lối cấp TA

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 65 trang tài liệu này.

Nền bê-tông


Hình 1.5b: Vị trí lối cấp phát thức ăn trong chăn nuôi quy mô lớn


- Xây cao hơn so với mặt nền chuồng, bên trên rải băng thảm nhựa và có gờ cao phía trong để ngăn thức ăn rơi vào trong chỗ đứng của con vật (Hình 1.5c).

- Thức ăn được cung cấp dọc theo lối đi phía trước này.

Hoặc cũng có thể làm máng ăn sâu hơn lối đi để tiện cho việc phân phối thức ăn và vệ sinh bằng nước. Tuy nhiên, không được làm máng ăn quá sâu gây khó khăn cho trâu bò khi lấy thức ăn.


Hình 1.5.c : Kiểu máng ăn xây ăn sâu hơn lối đi

9

2.2. Máng uống

+ Nên dùng máng uống tự động hoặc máng bán tự động

+ Thiết kế và xây dựng máng uống bán tự động như sau:

- Xây tháp chứa nước chung

- Lắp đặt ống dẫn tới một bể nhỏ xây ở đầu chuồng nuôi, đầu ống dẫn có lắp một phao tự đóng, mở nước.

- Từ bể này có hệ thống ống dẫn tới các máng uống ở các ô chuồng. Khi bò uống nước, mực nước trong máng hạ xuống, phao tự động mở, nước từ tháp chảy vào bể cho đến khi đầy thì phao tự đóng lại.

- Máng uống nên cố định ở độ cao 0,8m từ mặt đất và giữ cho chúng có cùng mực nước với bể chứa nước (theo kiểu bình thông nhau hình 2.2).


2.3. Dụng cụ vệ sinh

Hình 2.2 : Mô hình máng uống bán tự động

+ Dụng cụ vệ sinh chuồng trại gồm:

- Chổi quét có cán, xẻng, cuốc, vòi phun nước.

- Xô, chậu đựng nước.

- Xe đẩy vận chuyển phân, rác…

- Hầm khí Bioga

+ Dụng cụ vệ sinh thân thể gồm :

- Bàn chải để chải chấy, rận, tắm, chải cho trâu, bò đực giống.

- Dàn phun thuốc diệt ve, mòng, rận, chấy.

- Vòi phun nước, bãi tắm cho trâu, bò

đực giống.

- Bình bơm thuốc thủ công, hoặc động cơ.

B. Câu hỏi và bài tập thực hành:

I. Câu hỏi

Hình 2 3 Xây dựng hầm bioga 1 Trình bày vị trí hướng và kiểu chuồng nuôi 1


Hình 2.3. Xây dựng hầm bioga

1, Trình bày vị trí, hướng và kiểu chuồng nuôi trâu, bò đực giống.


2, Trình bày các loại máng ăn, máng uống dùng để chăn nuôi trâu, bò đực giống.

II. Bài tập thực hành

Bài 1: Thực hành nhận biết chuồng trại nuôi trâu, bò đực giống.

+ Mục đích:

Thực hiện được việc xác định vị trí, kiểu chuồng và diện tích cần thiết đối với chuồng nuôi để tổ chức chăn nuôi trâu, bò đực giống .

+ Nội dung

- Nhận biết vị trí chuồng trại chăn nuôi trâu, bò đực giống qua mô hình, tranh ảnh, hình vẽ và tham quan trang trại nuôi trâu, bò đực giống.

- Nhận biết kiểu, hướng chuồng nuôi trâu, bò đực giống và tính diện tích chuồng nuôi theo quy mô đàn.

+ Nguồn lực:

- Tranh ảnh, mô hình, tiêu bản, băng hình về chuồng nuôi trâu, bò đực giống.

- Trại chăn nuôi trâu, bò đực giống.

- Băng hình về trại chăn nuôi trâu, bò đực giống.

- Máy vi tính sách tay, Projecter..

+ Cách thức tổ chức:

- Hướng dẫn mở đầu: giáo viên hướng dẫn nội dung về vị trí, hướng, diện tích chuổng trại chăn nuôi trâu, bò đực giống qua tranh ảnh, mô hình, băng hình và trang trại chăn nuôi trâu, bò đực giống.

- Hướng dẫn thường xuyên: phân lớp thành từng nhóm nhỏ 3-5 học viên, mỗi nhóm quan sát trên mô hình, tranh ảnh, băng hình về vị trí, hướng, diện tích chuổng trại chăn nuôi trâu, bò đực giống và tham quan cơ sở chăn nuôi trâu, bò đực giống. Giáo viên giải đáp những thắc mắc của học viên.

+ Thời gian hoàn thành: 4 giờ.

+ Phương pháp đánh giá: Giáo viên phát phiếu trắc nghiệm cho học viên điền vào ô trả lời, đối chiếu với đáp án.

+ Kết quả và sản phẩm cần đạt được: Thực hiện được việc xác định vị trí, hướng, kiểu và diện tích chuồng nuôi trâu, bò đực giống theo yêu yêu cầu kỹ thuật

Bài 2: Thực hành nhận biết dụng cụ chăn nuôi trâu bò đực giống.

+ Mục đích:

Nhận biết được các loại máng ăn, máng uống, dụng cụ vệ sinh để tổ chức chăn nuôi trâu, bò đực giống.

+ Nội dung

- Nhận biết máng ăn, máng uống trong chăn nuôi trâu, bò đực giống qua mô hình, tranh ảnh, băng hình và tham quan trang trại nuôi trâu, bò đực giống.

- Nhận biết các dụng cụ vệ sinh chuống trại, vệ sinh thân thể và hầm khí Bioga trong chăn nuôi trâu, bò đực giống.

+ Nguồn lực:


- Tranh ảnh, mô hình, bản vẽ các loại máng ăn, máng uống, dụng cụ vệ sinh trong chăn nuôi trâu, bò đực giống.

- Trại chăn nuôi trâu, bò đực giống.

- Băng hình về cơ sở chăn nuôi trâu, bò đực giống.

- Máy vi tính sách tay, Projecter..

+ Cách thức tổ chức:

- Hướng dẫn mở đầu: giáo viên hướng dẫn nội dung về các loại máng ăn, máng uống, vị trí bố trí máng ăn, máng uống trong chuồng nuôi trâu, bò đực giống qua tranh ảnh, mô hình, băng hình và trang trại chăn nuôi trâu, bò đực giống. Cấu tạo, tác dụng và vận hành các dụng cụ vệ sinh dùng trong chăn nuôi trâu, bò đực giống.

- Hướng dẫn thường xuyên: phân lớp thành từng nhóm nhỏ 3-5 học viên, mỗi nhóm quan sát trên mô hình, tranh ảnh, băng hình về về các loại máng ăn, máng uống, vị trí bố trí máng ăn, máng uống, dụng cụ vệ sinh trong chuồng nuôi trâu, bò đực giống và tham quan cơ sở chăn nuôi trâu, bò đực giống. Giáo viên giải đáp những thắc mắc của học viên.

+ Thời gian hoàn thành: 4 giờ.

+ Phương pháp đánh giá: Giáo viên phát phiếu trắc nghiệm cho học viên điền vào ô trả lời, đối chiếu với đáp án.

+ Kết quả và sản phẩm cần đạt được: Thực hiện được việc xác định các loại máng ăn, máng uống, dụng cụ vệ sinh dùng trong chăn nuôi trâu, bò đực giống đúng yêu cầu kỹ thuật.

C. Ghi nhớ:

- Chuồng nuôi trâu, bò đực giống phải xây dựng đầu hướng gió và xa chuồng nuôi trâu, bò cái sinh sản và bò cái tơ, lỡ, để phòng tránh trâu, bò đực phá chuồng húc nhau.

- Kiểu chuồng nuôi trâu, bò đực giống nên xây dựng theo kiểu chuồng một dãy có

đường đi ở phía trước chuồng.


Bài 2: Xác định giống trâu, bò đực


Mục tiêu:

- Trình bày được nội dung về xác định giống trâu bò, đực.

- Thực hiện được việc chọn trâu, bò đực làm giống đúng kỹ thuật.


A. Nội dung:

1. Xác định giống trâu đực.

1.1. Xác định giống trâu nội

+ Đặc điểm ngoại hình

- Trâu có ngoại hình vạm vỡ,


- Đa số có lông da màu đen xám; dưới hầu và trước ức có khoang lông màu trắng. Số ít trâu có lông, da màu trắng.

- Đầu hơi bé; trán và sống mũi thẳng, tai mọc ngang, sừng dài, dẹt, hình cánh cung, hướng về phía sau và hơi vểnh lên trên.

- Cổ to tròn không có yếm, không có u vai. Lưng thẳng, mông xuôi, ngực nở.

- Đuôi dài đến khoeo, tận cùng có chòm lông.

+ Chỉ tiêu sản xuất

- Khối lượng sơ sinh 28-30kg, khối lượng trưởng thành 450-500 kg. Tỉ lệ thịt xẻ 48%.

- Trâu Việt Nam có khả năng lao tác tốt, làm việc ở những chân đất nặng hay lầy thụt.

- Chịu đựng kham khổ, khả năng chống bệnh cao, thích nghi với khí hậu nóng

ẩm.


Hình 1 1 Trâu đực giống Việt Nam 1 2 Xác định giống trâu nhập nội Trâu 2


Hình 1.1: Trâu đực giống Việt Nam


1.2. Xác định giống trâu nhập nội

Trâu Murrah có nguồn gốc từ Ân Độ, được nhập vào nước ta từ những năm

1960.

+ Đặc điểm về ngoại hình:

- Toàn thân đen tuyền, trán và đuôi có đốm trắng

- Thân hình nêm, ngực nở, đầu nhỏ, trán gồ, sừng cuốn kèn.

- Mũi rộng, hai lỗ mũi cách xa nhau.

- Tai to, mỏng, thường rủ xuống, u vai không phát triển.

- Mông nở, bốn chân ngắn, to, bắp nổi rò.


Hình 1-2: Trâu đực giống Mura


+ Chỉ tiêu sản xuất:

- Khối lượng sơ sinh khoảng 35- 40kg,

- Khối lượng lúc trưởng thành 700-750 kg. Tỷ lệ thịt xẻ khoảng 48-52%.

- Trâu Murrah có khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu ở nhiều vùng của nước ta. Trâu thích đầm tắm, không thích nghi với cày kéo.

2. Xác định giống bò đực.

2.1. Xác định giống bò đực nội.

2.1.1 Bò vàng Việt Nam

+ Nguồn gốc: Bò nội ở nước ta được phân bố rộng và thường được gọi theo tên địa phương như bò Thanh Hoá, bò Nghệ An, bò Lạng Sơn, bò Phú Yên, v.v. Mặc dù có sự khác nhau nhất định về một vài đặc điểm màu lông và thể vóc, nhưng chưa có cơ sở nào để khẳng định đó là những giống bò khác nhau, cho nên có thể gọi chung các loại bò nội của ta là bò Vàng Việt Nam.

+ Đặc điểm ngoại hình:

- Lông màu vàng, vàng nhạt hoặc vàng cánh dán, da có nhiều nếp nhăn


Hình 2 1 Bò đực giống vàng Việt Nam Ngoại hình cân xứng con đực đầu to 3

Hình 2.1 : Bò đực giống vàng Việt Nam


- Ngoại hình cân xứng, con đực đầu to, sừng dài chĩa về phía trước; mạch máu và gân mặt nổi rò.

- Cổ con đực to, yếm kéo dài từ hầu đến xương ức.

- U vai con đực cao, lưng và hông thẳng, hơi rộng, bắp thịt nở nang.

- Ngực phát triển tốt, sâu hơi lép. Bụng to, tròn nhưng không sệ.

- Mông hơi xuôi, hẹp và ngắn, bốn chân thanh, cứng cáp; 2 chân trước thẳng, 2 chân sau đi chạm khoeo.

+ Chỉ tiêu sản xuất:

- Khối lượng sơ sinh 14-15kg, lúc trưởng thành con đực nặng 250-280kg.

- Bò Vàng có khả năng cày kéo tốt, làm việc dẻo dai ở những chân đất nhẹ, có tốc độ đi khá nhanh.

- Chịu đựng kham khổ, khả năng chống bệnh cao, thích nghi với nhiều vùng khí hậu ở nước ta.

2.1.2. Bò Lai Sind

Hình 2 2 Bò đực giống Lai Sind Bò Lai Sind là kết quả tạp giao giữa bò Red 4


Hình 2.2: Bò đực giống Lai Sind


Bò Lai Sind là kết quả tạp giao giữa bò Red Sindhi hoặc bò Sahiwal với bò Vàng Việt Nam.

+ Đặc điểm ngoại hình:

- Lông màu vàng hoặc sẫm, một số ít con có pha trắng.

- Đầu hẹp, trán gồ, tai to cụp xuống. Rốn và yếm rất phát triển: yếm kéo dài từ hầu đến rốn; nhiều nếp nhăn.

- U vai nổi rò, lưng ngắn, ngực sâu, mông dốc.

- Đuôi dài, chót đuôi thường không có xương.

+ Chỉ tiêu sản xuất

- Khối lượng sơ sinh 17-19kg,

- Khối lượng trưởng thành con đực 400-450 kg.


- Khả năng cày kéo tốt

- Chịu đựng kham khổ, khả năng chống bệnh tật cao, thích nghi tốt được với khí hậu nóng ẩm.

2.2. Xác định giống bò đực nhập nội

2.2.1. Các giống bò kiêm dụng thịt – sữa

a. Bò Sind (Red Sindhi)

+ Nguồn gốc: từ vùng Sindhi (Pakistan). Nhập vào Việt Nam từ năm 1923


Hình 2 3 Bò Sin đực Red Sindhi Đặc điểm ngoại hình Lông màu đỏ cánh 5


Hình 2.3: Bò Sin đực (Red Sindhi)


+ Đặc điểm ngoại hình:

- Lông màu đỏ cánh dán hay nâu thẫm.

- Thân hình ngắn, chân cao, mình lép, tai to và rũ xuống, yếm và nếp gấp da dưới rốn rất phát triển.

- Bò đực có u vai rất cao, đầu to, trán gồ, rộng, sừng ngắn, cổ ngắn, vạm vỡ, ngực sâu nhưng không nở.

+ Chỉ tiêu sản xuất

- Khi trưởng thành bò đực có khối lượng 450-500kg

b. Bò Sahiwal

+ Nguồn gốc: Bò Sahiwal là giống bò u của Pakistan. Nhập vào Việt Nam năm 1974, nuôi ở Trung tâm tinh đông lạnh Moncada và Ninh Hoà, Khánh Hoà

+ Đặc điểm ngoại hình:

- Lông màu đỏ vàng hay vàng thẫm.

- Kết cấu ngoại hình tương tự như bò Red Sindhi. Khi trưởng thành bò đực có khối lượng 470 – 500 kg.

Xem tất cả 65 trang.

Ngày đăng: 18/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí