Những vấn đề lý luận và thực tiễn về chế định chứng cứ trong luật tố tụng hình sự Việt Nam - 1


Môc lôc




Trang


MỞ ĐẦU

1


Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHỨNG CỨ TRONG LUẬT

TỐ TỤNG HÌNH SỰ

10

1.1.

Những vấn đề lý luận về chứng cứ

10

1.2.

Lịch sử hình thành và phát triển những quy định của luật tố tụng

hình sự Việt Nam về chứng cứ

35

1.3.

Những quy định của pháp luật tố tụng hình sự một số nước trên

thế giới về chứng cứ

52


Chương 2: NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ CHỨNG CỨ VÀ THỰC TIỄN

ÁP DỤNG

73

2.1.

Những quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện

hành về chứng cứ

73

2.2.

Thực tiễn áp dụng những quy định của pháp luật tố tụng hình sự

Việt Nam hiện hành về chứng cứ

112


Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT

NAM HIỆN HÀNH VỀ CHỨNG CỨ TRƯỚC YÊU CẦU CẢI

CÁCH TƯ PHÁP HIỆN NAY

141

3.1.

Cải cách tư pháp và sự cần thiết của việc hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng những quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt

Nam hiện hành về chứng cứ trước yêu cầu cải cách tư pháp hiện nay

141

3.2.

Các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng những quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về chứng cứ trước yêu cầu

cải cách tư pháp hiện nay

147


KẾT LUẬN

188


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC

191

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.

Những vấn đề lý luận và thực tiễn về chế định chứng cứ trong luật tố tụng hình sự Việt Nam - 1


GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

193

PHỤ LỤC

205


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


BLHS

: Bộ luật hình sự

BLTTHS

: Bộ luật tố tụng hình sự

CQĐT

: Cơ quan điều tra

TAND

: Tòa án nhân dân

TANDTC

: Tòa án nhân dân tối cao

VKS

: Viện kiểm sát

VKSND

: Viện kiểm sát nhân dân

VKSNDTC

: Viện kiểm sát nhân dân tối cao

MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Chứng cứ là phương tiện để chứng minh tội phạm, người phạm tội và dùng để xác định những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án hình sự, cho nên nó xuất hiện cùng với cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm. Ở các xã hội có chế độ chính trị và điều kiện kinh tế, xã hội khác nhau, có những quan niệm về chứng cứ khác nhau và những quy định của pháp luật về chứng cứ để sử dụng nó cũng khác nhau.

Chứng cứ không chỉ đóng vai trò xác định sự thật khách quan của vụ án, mà còn phản ánh bản thân quá trình xác định sự thật khách quan đó. Trong hoạt động tố tụng hình sự, các Cơ quan điều tra (CQĐT), truy tố, xét xử chỉ có thể xác định các tình tiết của vụ án bằng chứng cứ, để từ đó có cơ sở nhận định tội phạm có xảy ra hay không và nếu tội phạm có xảy ra, thì quyết định áp dụng các biện pháp tố tụng cần thiết. Điều đó có nghĩa, chứng cứ là phương tiện khẳng định các sự kiện, hiện tượng nhất định nhằm giải quyết đúng đắn vụ án hình sự, đồng thời loại trừ, phủ định những sự kiện, hiện tượng đã không xảy ra trong thực tế hoặc không liên quan.

Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) Việt Nam và nhiều nước trên thế giới đều có quy định về chế định chứng cứ và quá trình chứng minh trong giải quyết các vụ án hình sự, trong đó chế định chứng cứ có vị trí, vai trò rất quan trọng. Việc áp dụng và thực hiện đúng chế định này sẽ bảo đảm cho hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng trong các giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử được khách quan, chính xác, không để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội, góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.

Trong những năm qua, các cơ quan tiến hành tố tụng đã áp dụng những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về chứng cứ trong hoạt động

điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự và đã góp phần tích cực trong cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội và đối ngoại của đất nước, được dư luận nhân dân đồng tình, ủng hộ. Song, bên cạnh những mặt tích cực, thực tiễn công tác điều tra, truy tố, xét xử cũng đã gặp nhiều khó khăn, vướng mắc về chứng cứ đòi hỏi khoa học luật tố tụng hình sự phải nghiên cứu, giải quyết như khái niệm chứng cứ, các thuộc tính của chứng cứ, cơ sở lý luận của chứng cứ, phân loại chứng cứ, khái niệm nguồn chứng cứ, các loại nguồn chứng cứ... và còn nhiều bất cập trong việc áp dụng những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về chứng cứ của các cơ quan tiến hành tố tụng, xâm phạm đến quyền lợi của công dân, làm oan người vô tội dẫn đến lòng tin của một bộ phận quần chúng nhân dân vào các cơ quan bảo vệ pháp luật và Tòa án giảm sút. Tuy nhiên, vấn đề nghiên cứu, làm rò cơ sở lý luận để áp dụng những quy định của pháp luật về chế định chứng cứ vào quá trình giải quyết các vụ án hình sự, cũng như những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn áp dụng những quy định của pháp luật về chế định chứng cứ trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm của các cơ quan tiến hành tố tụng ít được quan tâm nghiên cứu. Bên cạnh đó, BLTTHS năm 2003 quy định về vấn đề này ở một chừng mực nào đó còn chưa cụ thể và chặt chẽ, còn có những nội dung chưa kịp thời bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế diễn biến tội phạm. Trong khi đó, trong khoa học luật tố tụng hình sự không ít vấn đề về chế định chứng cứ còn chưa có sự thống nhất về cách hiểu, thậm chí có những quan điểm trái ngược nhau. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài "Những vấn đề lý luận và thực tiễn về chế định chứng cứ trong luật tố tụng hình sự Việt Nam" mang tính cấp thiết, không những về lý luận, mà còn là đòi hỏi thực tiễn hiện nay.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Chế định chứng cứ là một lĩnh vực phức tạp, nhạy cảm, đã được một số nhà khoa học - luật gia trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu.

Trước hết, ở Mỹ có công trình "Chứng cứ chuyên gia và tư pháp hình sự" (Nxb Đại học Oxford, Mỹ, 2004) của GS. Mike Redmayne; ở Liên bang Nga có các công trình "Lý luận chứng cứ" (Nxb Khoa học, Mátxcơva, 1991) của tác giả X. Xtrôgôvich; "Thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ" (Nxb Khoa học, Maxcơva, 1966) của tác giả R.X.Benkin hay sách tham khảo "Lý luận chứng cứ tư pháp trong pháp luật Xô Viết" (đã dịch ra tiếng Việt do Phòng Tuyên truyền - Tập san Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC), 1967) của Viện sĩ A.Ia. Vưxinxky; v.v... Theo đó, những công trình này chủ yếu tập trung làm sáng tỏ nội dung về mối quan hệ của chứng cứ với các quy định của pháp luật, việc thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ hay hệ thống lý thuyết chung về chứng cứ tư pháp, vai trò của chứng cứ trong tố tụng hình sự; hoặc một loại chứng cứ khác biệt là chứng cứ chuyên gia trong hệ thống tư pháp hình sự; v.v...

Còn ở Việt Nam, trong các sách báo pháp lý cũng có nhiều công trình đề cập đến chế định chứng cứ, dưới góc độ sách chuyên khảo, tham khảo có thể kể đến các công trình tiêu biểu sau: 1) "Chế định chứng cứ trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam" (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tái bản năm 2009) của TS. Trần Quang Tiệp; 2) "Chứng cứ và chứng minh trong vụ án hình sự" (Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2006) của TS. Đỗ Văn Đương; 3) "Chứng cứ trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam" (Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2005) của ThS. Nguyễn Văn Cừ; v.v... Những công trình này bước đầu đã làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chứng cứ, nguồn chứng cứ và quá trình chứng minh trong vụ án hình sự.

Dưới góc độ bài viết đăng trên các tạp chí khoa học pháp lý có những công trình như: 1) "Đối tượng chứng minh và nghĩa vụ chứng minh trong Bộ luật tố tụng hình sự 2003" (Tạp chí Kiểm sát, số 6/2004); 2) "Một số vấn đề lý luận về phương pháp thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ trong vụ án hình sự" (Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 5/2007); và 3) "Về chứng cứ và chứng minh trong tố tụng hình sự" (Tạp chí Kiểm sát, số 9, 10/2008) của TS. Trần Quang Tiệp; 4) "Khái niệm chứng cứ trong tố tụng hình sự: Nhìn từ góc độ lịch sử và luật so sánh" (Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 11/2005) của TS. Nguyễn

Văn Du; 5) "Chứng minh và chứng cứ trong hoạt động điều tra hình sự" (Tạp chí Trật tự an toàn xã hội, số 3/1999) của PGS. TS Phạm Tuấn Bình; 6) "Giới hạn chứng minh trong tố tụng hình sự" (Tạp chí Luật học, số 4/1997); 7) "Đánh giá chứng cứ trong tố tụng hình sự" (Tạp chí Luật học, số 6/2000) của TS. Bùi Kiên Điện; 8) "Về chứng cứ và nguồn chứng cứ quy định tại Điều 64 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003" (Tạp chí Nghề luật, số 2/2006) của TS. Trịnh Tiến Việt; 9) "Một số ý kiến về chứng cứ trong vụ án hình sự" (Tạp chí Kiểm sát, số 9/2008) của tác giả Nguyễn Văn Bốn; 10) "Hoàn thiện chế định về chứng cứ và chứng minh trong tố tụng hình sự" (Tạp chí Kiểm sát, số 9, 10/2008) của TS. Mai Thế Bày; v.v... Các công trình này ít nhiều đã đề cập đến các góc độ khác nhau về lý luận của chế định chứng cứ, nhấn mạnh đến khái niệm chứng cứ, nguồn chứng cứ, vai trò của chứng cứ trong quá trình chứng minh, cũng như phương pháp thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ trong vụ án hình sự và việc hoàn thiện chế định chứng cứ trong BLTTHS.

Ngoài ra, công trình "Thu thập, đánh giá và sử dụng chứng cứ trong điều tra vụ án hình sự ở Việt Nam hiện nay" là luận án tiến sĩ luật học của tác giả Đỗ Văn Đương (Học viện Cảnh sát nhân dân, Hà Nội, 2000) đi sâu vào vấn đề nghiệp vụ là thu thập, đánh giá và sử dụng chứng cứ trong điều tra vụ án hình sự ở Việt Nam hiện nay.

Tương tự, vấn đề chứng cứ còn được phân tích và đề cập trong một số giáo trình, sách tham khảo, bình luận như: 1) "Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam" (Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001) của tập thể tác giả do PGS. TS. Nguyễn Ngọc Chí chủ biên; 2) "Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam" (Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2002) của tập thể tác giả do GS.TS. Vò Khánh Vinh chủ biên; 3) "Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam" (Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2009) của tập thể tác giả do PGS.TS. Hoàng Thị Minh Sơn chủ biên; 4) "Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam năm 2003" (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004) của tập thể tác giả; 5) "Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự" (Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2004) của tập

thể tác giả do GS.TS. Vò Khánh Vinh chủ biên; 6) "Những vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật tố tụng hình sự ở Việt Nam" của tập thể tác giả do PGS.TS. Trần Minh Hưởng và TS. Trịnh Tiến Việt đồng chủ biên (Nxb Lao động, Hà Nội, 2011); v.v...

Như vậy, các công trình nói trên đã đề cập đến các khía cạnh khác nhau về chứng cứ hoặc đi sâu vào quá trình chứng minh trong vụ án hình sự, nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, đồng bộ và có hệ thống về chế định chứng cứ cùng một lúc dưới góc độ lý luận và thực tiễn ở Việt Nam hiện nay đúng với tên gọi "Những vấn đề lý luận và thực tiễn về chế định chứng cứ trong luật tố tụng hình sự Việt Nam" ở cấp độ một luận án tiến sĩ luật học.

3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

3.1. Mục đích

Trên cơ sở làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về chứng cứ để làm rò những tồn tại, bất cập của luật tố tụng hình sự hiện hành và thực tiễn áp dụng của các cơ quan bảo vệ pháp luật, từ đó đề xuất hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện hành về chứng cứ và những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng những quy định đó, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp hiện nay.

3.2. Nhiệm vụ

Để đạt được mục đích trên, tác giả luận án đã đặt ra và giải quyết các vấn đề sau:

- Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận chung về chế định chứng cứ, xây dựng khái niệm khoa học về chứng cứ;

- Phân tích sự hình thành và phát triển của chế định chứng cứ trong luật tố tụng hình sự Việt Nam để kế thừa những giá trị lập pháp hợp lý, phù hợp vào việc hoàn thiện chế định chứng cứ trong tình hình hiện nay;

- Nghiên cứu các quy định về chứng cứ trong pháp luật tố tụng hình sự một số nước trên thế giới để rút ra những kinh nghiệm tiên tiến có thể tiếp thu một cách có chọn lọc vào điều kiện cụ thể của Việt Nam;

- Phân tích, làm sáng tỏ những quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện hành về chứng cứ;

- Làm rò các ưu điểm, hạn chế thực tiễn áp dụng những quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện hành về chứng cứ, qua đó chỉ ra được các nguyên nhân cơ bản của những vướng mắc, hạn chế đó;

- Đề xuất giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về chứng cứ và những giải pháp nâng cao hiệu quả việc áp dụng các quy định đó trong giai đoạn cải cách tư pháp hiện nay.

3.3. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án đúng như tên gọi của nó - Những vấn đề lý luận và thực tiễn về chế định chứng cứ trong luật tố tụng hình sự Việt Nam.

3.4. Phạm vi nghiên cứu

Chế định chứng cứ bao gồm nhiều vấn đề liên quan đến chứng cứ và quá trình chứng minh nên có phạm vi tương đối rộng. Do đó, phạm vi nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng trực tiếp những quy định về chứng cứ trong BLTTHS Việt Nam trong thời gian từ năm 2008 đến năm 2013.

4. Cơ sở lý luận và các phương pháp nghiên cứu

4.1. Cơ sở lý luận

Cơ sở lý luận của luận án là quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về đấu tranh phòng, chống tội phạm, cũng như thành tựu của các ngành khoa học như triết học, xã

Xem tất cả 216 trang.

Ngày đăng: 08/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí