Hoàn Thiện Các Quy Định Có Liên Quan Đến Chứng Cứ Trong Tố Tụng Hình Sự.

Về nội dung của hoạt động tranh tụng: Vấn đề đặt ra của việc thể hiện nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng hình sự đó chính là, việc tranh tụng trong vụ án hình sự được thực hiện như thế nào, nhiệm vụ quyền hạn của các bên tham gia vào quá trình tranh tụng được thể hiện ra sao? Đây là vấn đề mà nguyên tắc tranh tụng của Bộ luật tố tụng hình sự cần thể hiện cụ thể để có thể áp dụng trên thực tiễn. Để đảm bảo nguyên tắc tranh tụng được áp dụng hiệu quả trên thực tế, bên cạnh việc Bộ luật tố tụng hình sự vẫn quy định quyền thu thập, đánh giá chứng cứ cho các cơ quan tiến hành tố tụng, trong đó có cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện chức năng buộc tội là chủ yếu như: Cơ quan điều tra hay Viện kiểm sát thì Điều 26 Bộ luật tố tụng hình sự cũng đã lần đầu tiên quy định bị can, bị cáo, người bào chữa có quyền đưa ra chứng cứ, đánh giá chứng cứ do cơ quan tố tụng thu thập và yêu cầu Tòa án thu thập, bổ sung chứng cứ nếu đã yêu cầu ở giai đoạn điều tra, truy tố mà không được chấp nhận. Xét về lý luận cũng như trên thực tế, việc thực hiện nguyên tắc tranh tụng có nghĩa là sự đối kháng nhau của các chủ thể có các chức năng khác nhau trong tố tụng. Chính vì vậy, trong tranh tụng không thể chỉ cho phép một chủ thể được đơn phương, độc quyền trong việc thu thập và đánh giá chứng cứ. Điều này là sự bảo đảm cho quá trình tranh tụng được bình đẳng và hiệu quả cao hơn. Vấn đề này đã được Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 cụ thể hóa hơn trong các quy định về: quyền và nghĩa vụ của bị can (Điều 60), quyền và nghĩa vụ của bị cáo (Điều 61), quyền và nghĩa vụ của người bào chữa (Điều 73)…

Trong việc quy định nguyên tắc tranh tụng, vấn đề xác định chứng cứ là rất quan trọng. Bên cạnh việc quy định quyền bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ của các bên trong quan hệ tranh tụng, Điều 26 còn quy định các chứng cứ do Viện kiểm sát đưa ra Tòa án để xét xử phải được quy định đầy đủ, mọi chứng cứ xác định có tội, chứng cứ xác định vô tội, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, áp dụng điểm, khoản, điều của Bộ luật hình sự để xác định tội danh, quyết định hình phạt, mức bồi thường thiệt hại đối với bị cáo, xử lý vật chứng và các tình tiết khác có ý nghĩa giải quyết vụ án đều phải được trình bày, tranh luận, làm rò tại phiên tòa. Như vậy, điều này cũng cho thấy, hoạt động tranh tụng công khai tại phiên tòa là sự thể hiện tập trung nhất, cơ bản nhất của nguyên tắc tranh tụng. Bản chất của quá trình tranh tụng này là việc các bên đưa ra những trình bày, tranh luận

để làm rò các chứng cứ buộc tội và gỡ tội tại phiên tòa. Tòa án được trao cho nhiệm vụ, quyền hạn là trọng tài trong quá trình xác định việc đánh giá chứng cứ của cả hai bên buộc tội và gỡ tội.

Ngoài ra nguyên tắc tranh tụng tại Điều 26 Bộ luật tố tụng hình sự còn có nội dung rất quan trọng khác, đó là “Bản án, quyết định của Tòa án phải căn cứ vào kết quả kiểm tra, đánh giá chứng cứ và kết quả tranh tụng tại phiên tòa”. Đây là sự thể hiện cụ thể hóa yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp trong thời gian qua của Đảng và Nhà nước ta đã được thể hiện cụ thể trong các Nghị quyết 08 và Nghị quyết 49 của Đảng. Việc tranh tụng chỉ là hình thức nếu kết quả tranh tụng không được thể hiện trong bản án, quyết định của Tòa án. Mặc dù không hoàn toàn dựa vào kết quả tranh tụng như mô hình tố tụng tranh tụng, nhưng việc quy định bản án, quyết định của toàn án phải dựa vào kết quả kiểm tra, đánh giá chứng cứ và kết quả tranh tụng là một trong những điểm mới nổi bật trong quy định về nguyên tắc tranh tụng. Điều này cũng cho thấy mô hình tố tụng hình sự Việt Nam ngày càng thể hiện rò nét các đặc điểm của mô hình tố tụng kết hợp giữa thẩm vấn và tranh tụng [131].

- Bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội, tăng cường sự tham gia của người bào chữa kể từ khi tạm giữ người để tiến hành các hoạt động tố tụng hình sự. Mục đích của tố tụng hình sự là tìm ra chân lý khách quan của vụ án, vì vậy để xác định được sự thật của vụ án đòi hỏi phải có sự cọ xát, tranh luận giữa hai bên buộc tội và gỡ tội trong quá trình giải quyết vụ án. Pháp luật tố tụng hình sự hiện hành quy định người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa. Vì vậy, người bào chữa được tham gia bào chữa trong vụ án hình sự từ khi có việc tạm giữ người của cơ quan điều tra, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc người bào chữa của họ có thể tham gia hoạt động điều tra, truy tố, xét xử. Trong quá trình tham gia tố tụng, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo và người bào chữa được quyền tìm và đưa ra chứng cứ đối lập với các chứng cứ mà cơ quan tiến hành tố tụng thu thập được. Các tài liệu do bên buộc tội và bên bào chữa đưa ra phải được xem xét, đánh giá trên cơ sở khách quan, tính liên quan và tính hợp pháp, nghĩa là các tài liệu, đồ vật đó phải là chứng cứ mới được sử dụng. Chứng cứ do bên gỡ tội đưa ra phải được xem xét, đánh giá cùng với chứng cứ buộc tội. Thông thường, các cơ quan tiến hành tố tụng chỉ chú ý đến những chứng cứ buộc tội, đề

cao khía cạnh không để lọt tội phạm hơn khía cạnh không làm oan người vô tội, vì vậy dễ dẫn đến tình trạng áp dụng các biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam một cách thiếu căn cứ, thậm chí sai đối tượng dẫn đến không đảm bảo quyền suy đoán vô tội của họ. Thực tiễn cho thấy người bị tạm giữ, bị can, bị cáo tự bào chữa thường có trạng thái tâm lý hoang mang, lo sợ, mặc cảm hoặc do chưa đủ kiến thức pháp lý để tự bào chữa cho mình, nên cơ quan điều tra trong một số trường hợp đã tùy tiện áp dụng các biện pháp ngăn chặn dẫn đến vi phạm pháp luật như bắt, tạm giữ, tạm giam oan sai, những trường hợp không cần bắt, tạm giữ, tạm giam lại bắt tạm giữ, tạm giam; có những trường hợp cần bắt, tạm giữ, tạm giam lại không bắt, tạm giữ, tạm giam; tính thời hạn tạm giữ sai; bắt, tạm giữ, tạm giam không đúng trình tự thủ tục. Vì vậy, để đảm bảo thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội thì phải tăng cường sự tham gia của người bào chữa trong các vụ án hình sự kể từ khi có việc bắt, tạm giữ, tạm giam người, nhằm đảm bảo việc tuân thủ đúng các trình tự, thủ tục pháp luật quy định của các cơ quan tiến hành tố tụng.

4.2.2.3. Hoàn thiện các quy định có liên quan đến chứng cứ trong tố tụng hình sự.

Như trên đã phân tích, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã có nhiều quy định bổ sung, theo đó, thì việc thu thập chứng cứ không chỉ được thực hiện bởi các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng như: Cơ quan có thẩm quyền điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án mà còn được thực hiện bởi luật sư trong vai trò tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa. Tuy nhiên trong thực tiễn thực hiện vẫn còn những khó khăn nhất định cần được khắc phục và quy định theo hướng:

- Mọi chứng cứ đều có giá trị ngang nhau. Bên gỡ tội được thu thập chứng cứ và xuất trình tại phiên tòa.

- Người bị buộc tội, người bào chữa được quyền tìm kiếm chứng cứ bằng bất cứ phương thức hợp pháp nào; chứng cứ và chứng minh chỉ có giá trị sau khi được trình ra và lập luận tại phiên tòa. Điều đó có nghĩa là phải song song thừa nhận những chứng cứ có trong hồ sơ và ngoài hồ sơ vụ án.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.

- Thẩm vấn và tranh luận tại phiên tòa cần phải đảm bảo sự bình đẳng của các bên và khả năng của các bên trong việc trình bày quan điểm, chứng cứ của mình.

Với ý nghĩa của chứng cứ mà Luật tố tụng hình sự quy định thì những vật chứng luật sư, bị can, bị cáo, thu thập không vi phạm pháp luật có ý nghĩa cho việc Tòa án xác định sự thật vụ án trong quá trình xét xử cũng phải được coi là chứng cứ. Về mặt khoa học, Luật tố tụng hình sự, thì Viện kiểm sát, luật sư bào chữa, bị can, bị cáo có quyền bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ. Về mặt thực tiễn, nhiều trường hợp vật chứng do bị can, bị cáo, luật sư đưa ra đã bác bỏ lí lẽ buộc tội của Viện Kiểm sát giúp bị can bị cáo chứng minh được là họ vô tội hoặc chứng minh tính chất phạm tội của hành vi nhẹ hơn mức độ phạm tội mà Viện kiểm sát đưa ra, để có hướng áp dụng khi nghị án. Có thể nói, giá trị của đồ vật tài liệu do bị can, bị cáo, người bị tạm giữ, luật sư bào chữa đưa ra, thực tế cũng đã được ghi nhận như chứng cứ. Do đó, nên quy định thành luật để đảm bảo tính minh bạch trong công bằng pháp lý cho cả phía buộc tội và gỡ tội. Theo đó, chứng cứ do Cơ quan tiến hành tố tụng đưa ra phải đảm bảo tính hợp pháp, còn chứng cứ do bên gỡ tội đưa ra phải đảm bảo không vi phạm pháp luật. Điều này có nghĩa là thừa nhận cả chứng cứ có trong hồ sơ vụ án và chứng cứ ngoài hồ sơ vụ án có giá trị ngang nhau khi được trình ra và lập luận tại phiên tòa [121].

Bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện nay - 20

4.3. Giải pháp tăng cường bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội Có thể khẳng định rằng, nguyên tắc suy đoán vô tội là một trong những nguyên tắc vô cùng quan trọng đối với việc áp dụng pháp luật cả về lý thuyết lẫn thực tiễn. Đặt trong bối cảnh Việt Nam, toàn dân cùng phấn đấu vì mục tiêu xây dựng một Nhà nước pháp quyền, dân chủ thì các biện pháp để bảo vệ quyền con người, quyền công dân cần được quan tâm một cách thích đáng, trong đó cần đề cao nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật tố tụng hình sự. Để bảo đảm thực hiện hiệu quả nguyên tắc suy đoán vô tội trong suốt các giai đoạn của quá trình tố tụng,

cần quan tâm thực hiện tốt các giải pháp sau đây:

4.3.1. Quán triệt và thống nhất nhận thức trong toàn thể đội ngũ cán bộ, những người tiến hành và tham gia tố tụng trong các giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử về việc luôn bảo đảm đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội

Có thể nói nhận thức là vấn đề mấu chốt trong việc thực hiện các quy định của pháp luật. Nguyên tắc dù có tiến bộ đến đâu cũng không có ý nghĩa nếu không được thực thi trong xã hội. Để bảo đảm áp dụng đúng đắn nguyên tắc suy đoán vô

tội trong các giai đoạn của quá trình tố tụng hình sự, thì yêu cầu trước tiên đối với cán bộ, những người có thẩm quyền tiến hành và tham gia tố tụng là phải quán triệt, nhận thức đầy đủ, sâu sắc về nội dung, tầm quan trọng và ý nghĩa của nguyên tắc này. Đây là một quá trình vô cùng gian nan và phải có nhiều cố gắng mới đạt được.

Xây dựng nhà nước pháp quyền, cải cách tư ohaps là chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước ta đặt ra trong giai đoạn hiện nay. Để thực hiện được chủ trương này, cần đảm bảo quyền của những người yếu thế trong tố tụng hình sự: người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Mọi vấn đề đặt ra là làm sao để mọi người nhận thức được đúng đắn về quyền và lợi ích hợp pháp của những chủ thể này. Nhận thức đúng đắn nguyên tắc suy đoán vô tội chính là một kênh tốt để tiếp cận công lý. Cần tránh tình trạng hiện hành là quy định của luật thì mở cho người bị buộc tội còn đến các quy định chuyên ngành thì khép bớt lại, đến khi thực hiện thì “hạn chế về nhận thức” đã xóa đi những quy định tiến bộ đảm bảo quyền lợi của người bị buộc tội.

Nhằm xây dựng nhận thức thống nhất của những người tiến hành và tham gia tố tụng về nguyên tắc suy đoán vô tội, có thể áp dụng một số biện pháp sau:

Một là, nâng hơn nữa trình độ nghiệp vụ, nắm vững quy định của pháp luật nói chung, nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự nói riêng, có tinh thần trách nhiệm đối với công việc, có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống đáp ứng được yêu cầu của cải cách tư pháp là đòi hỏi không ngừng đối với đội ngũ người tiến hành tố tụng trong tố tụng hình sự. Từng cán bộ cơ quan bảo vệ pháp luật phải tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, có lỗi sống trong sáng, gương mẫu, có năng lực trình độ chuyên môn cao, có lương tâm và trách nhiệm nghề nghiệp.

Hai là, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung, nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật tố tụng hình sự nói riêng và các nguyên tắc khác gắn bó không tách rời trong các giai đoạn tố tụng;

Ba là, liên tục đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, khắc phục, uốn nắn kịp thời các biểu hiện vi phạm nguyên tắc suy đoán vô tội như: Xu hướng cơ quan điều tra thực hiện điều tra theo “suy đoán có tội” hay “buộc tội một chiều”; Viện kiểm sát chỉ căn cứ kết luận điều tra của cơ quan điều tra để hình thành cáo trạng mà thiếu sự khách quan, áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội để thực hiện việc truy tố; Tòa án khi xét xử chỉ dựa trên kết luận điều tra và cáo

trạng sẵn có, thiếu sự thẩm định và đánh giá chứng cứ tại phiên tòa, xem xét các tình tiết liên quan đến vụ án một cách phiến diện, chỉ tập trung vào khía cạnh buộc tội; luôn thể hiện tính “đoàn kết” và “thống nhất cao” để hội tụ chất sám cao nhất trong khoa học pháp luật tố tụng hình sự giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong mọi vụ án…

Bốn là, tăng cường hơn nữa công tác đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ nói chung, về tố tụng hình sự nói riêng, cần bồi dưỡng chuyên đề về nguyên tắc suy đoán vô tội, để nâng cao năng lực trình độ chuyên môn của đội ngũ người tiến hành tố tụng hình sự.

4.3.2. Bảo đảm thực hiện nghiêm chỉnh quy định về trách nhiệm chứng minh tội phạm trong pháp luật tố tụng hình sự

Trong giai đoạn điều tra, truy tố, cơ quan có nghĩa vụ chứng minh sự vô tội của người bị tạm giữ, bị can là cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, thể hiện tại nghĩa vụ cơ quan điều tra trong thời hạn 24 giờ kể từ sau khi bắt hoặc nhận người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang thì phải ra quyết định tạm giữ hoặc trả tự do cho người bị bắt. Như vậy, khi không có căn cứ ra quyết định tạm giữ thì cơ quan điều tra phải trả tự do cho người vô tội. Bộ luật tố tụng hình sự có quy định: “Nếu xét thấy việc tạm giữ không có căn cứ hoặc không cần thiết thì Viện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm giữ và người ra quyết định tạm giữ phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ”…; “Trong khi tạm giữ, nếu không đủ căn cứ khởi tố bị can thì phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ…”. Như vậy, việc trả tự do cho người bị tạm giữ cần được thực hiện từ rất sớm, ngay trước khi ra quyết định tạm giữ. Việc trả tự do cho người bị tạm giữ khi xác định được ngay việc bắt khẩn cấp hoặc bắt quả tang đối với họ là không có căn cứ mà không cần phải đợi đến khi hết thời hạn tạm giữ. Tuy nhiên, trong thực tế, không đơn giản là cứ bắt người rồi sau đó thấy không có căn cứ thì trả tự do, vì như vậy, đã làm ảnh hưởng lớn đến uy tín, hình ảnh, công việc của người bị bắt. Cho nên, các cơ quan tiến hành tố tụng cần phải vượt qua rào cản tâm lý này, quán triệt việc áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội để bảo vệ quyền lợi chính đáng của người bị bắt. Pháp luật tố tụng hình sự cũng đã luôn khẳng định rằng, trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Để bảo đảm người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị

cáo được áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội, thì những người tiến hành tố tụng, đặc biệt là điều tra viên phải bắt đầu quá trình tố tụng của mình từ suy nghĩ đối tượng này không có tội, khi thực hiện điều tra phải chú ý đến những tình tiết ngoại phạm cho nghi can để bảo đảm được suy đoán vô tội, nghiêm cấm chuyện có ấn tượng ngay từ đầu đây là tội phạm và cố gắng thu thập bằng chứng, củng cố hồ sơ để chứng minh rằng họ phạm tội. Suy đoán vô tội phải quan tâm đến các yếu tố nào giúp khẳng định người ta vô tội và không được củng cố hồ sơ theo định hướng có sẵn. Người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội. Bởi vì không thể buộc người đang được coi là vô tội chứng minh mình vô tội. Do đó, bị cáo có quyền im lặng, không khai báo về hành vi phạm tội của mình.

Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án không thể coi việc bị can, bị cáo không khai báo làm căn cứ để tăng nặng trách nhiệm hình sự khi buộc tội và quyết định hình phạt đối với bị cáo. Trong các giai đoạn của quá trình tiến hành tố tụng hình sự, mọi nghi ngờ phải được giải thích và áp dụng pháp luật theo hướng có lợi cho bị cáo. Trong giai đoạn điều tra, cơ quan điều tra, Viện kiểm sát cũng cần chú trọng hơn nữa việc áp dụng nguyên tắc giải quyết có lợi cho người bị buộc lỗi trong trường hợp quy định của luật không rò. Các cơ quan khi thực hiện chức năng của mình, đối với mỗi vụ án sẽ có niềm tin nội tâm đối với các vụ án. Nhưng niềm tin đó phải dựa trên các cơ sở bằng chứng cụ thể, không được ép cung, dùng nhục hình... Nếu như không có bằng chứng xác đáng thì mặc dù có tin rằng đó là tội phạm, thì cũng phải ra quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án.

Trong giai đoạn xét xử, nếu có nghi ngờ về lỗi của bị cáo mà không thể bổ sung gì hơn được về chứng cứ, thì phải tuyên là bị cáo không phạm tội, chứ không đòi hỏi phải có căn cứ xác định bị cáo vô tội. Cụ thể, trong giai đoạn xét xử mà không thể thu thập được chứng cứ chứng minh tội phạm, không thỏa nãn những nội dung quy định tại Điều 85 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 thì Tòa án không thể kết tội bị cáo và nên cần phải tuyên là bị cáo không phạm tội, nếu bị cáo bị tạm giam, cần tuyên trả tự do bị cáo (nếu không bị giam giữ trong vụ án khác). Bản án của Tòa án không được dựa trên giả định, phải có căn cứ, xác định, hợp lý, hợp pháp, bảo đảm tính chính xác khách quan. Bản án kết tội phải là bản án có đủ các chứng cứ đã được xem xét tại phiên tòa, chứng minh được là bị cáo có tội. Lời nhận

tội của bị can, bị cáo chỉ được coi là chứng cứ nếu phù hợp với các chứng cứ khác của vụ án; không được dùng lời nhận tội của bị can, bị cáo làm chứng cứ duy nhất để kết tội; không được dùng làm chứng cứ những tình tiết do người làm chứng, người bị hại đưa ra, nếu họ không thể nói rò hơn vì sao biết được tình tiết đó, trực tiếp chứng kiến hay chỉ nghe kể lại, nghe truyền miệng.

4.3.3. Chú trọng hơn nữa việc bảo đảm quyền suy đoán vô tội của người bị buộc tội trong giai đoạn chuẩn bị xét xử và bảo đảm tố tụng tại phiên tòa

Hạn chế tối đa việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với bị can, bị cáo, bởi vì, bị can, bị cáo được suy đoán vô tội nên các biện pháp cưỡng chế tố tụng hình sự như tạm giam chỉ được áp dụng trong trường hợp thực sự cần thiết, tương xứng giữa mức độ nghiêm khắc của biện pháp cưỡng chế và mục đích của biện pháp này. Tòa án phải cân nhắc thận trọng khi tạm giam hoặc tiếp tục tạm giam bị cáo. Chỉ tạm giam bị cáo trong giai đoạn xét xử khi không áp dụng biện pháp ngăn chặn hoặc không thể áp dụng biện pháp ngăn chặn nào khác mà vẫn đạt được mục đích mong muốn. Đồng thời, cần tăng cường xem xét trách nhiệm của người tiến hành tố tụng nếu áp dụng biện pháp ngăn chặn không hợp pháp, hợp lý xâm hại đến quyền và lợi ích chính đáng của người bị buộc tội.

Tòa án có trách nhiệm xét xử nhanh chóng, kịp thời. Bị cáo bị đặt vào trình trạng pháp lý bất lợi, phải chịu các biện pháp cưỡng chế tố tụng hình sự và luôn bị đe dọa áp dụng trách nhiệm pháp lý nghiêm trọng nhất là hình phạt, trong khi theo nguyên tắc suy đoán vô tội thì họ được coi là người vô tội. Do đó, thời hạn xét xử dài sẽ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người liên quan trong vụ án. Vì vậy, xét xử nhanh chóng, kịp thời là một yêu cầu của việc thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội. Tòa án được nghiên cứu hồ sơ, giải quyết vụ án trong thời hạn do pháp luật tố tụng quy định nhưng đồng thời Tòa án cũng có trách nhiệm phải đẩy nhanh tiến độ giải quyết, rút ngắn tối đa thời gian tố tụng tại Tòa án để đảm bảo quyền lợi của các bên đương sự. Đặc biệt, Tòa án không được kéo dài thời gian tố tụng để “cố gắng” chứng minh được tội phạm. Đồng thời, bị cáo được xuất hiện tại phiên tòa với trang phục phù hợp, không bị coi là người phạm tội, hình ảnh bị cáo tại phiên tòa là ấn tượng ban đầu, có tác động đến tư tưởng hoặc có thể tạo ra định kiến về nhân thân bị cáo đối với những người tiến hành tố tụng và tham gia tố tụng tại Tòa án. Do đó,

Xem tất cả 192 trang.

Ngày đăng: 07/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí