Những vấn đề lý luận và thực tiễn về cải cách hệ thống toà án Việt Nam theo định hướng xây dựng nhà nước pháp quyền - 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT


ĐỖ THỊ NGỌC TUYẾT


NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CẢI CÁCH HỆ THỐNG TOÀ ÁN VIỆT NAM THEO ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN


Chuyên ngành : Lý luận về Nhà nước và pháp quyền

Mã số : 5.05.01


LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1. PGS. TSKH LÊ CẢM

2. PGS. TS HOÀNG THỊ KIM QUẾ


HÀ NI, 2005


MỤC LỤC‌


Trang

MỤC LỤC 1

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 2

PHẦN MỞ ĐẦU 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÒA ÁN VÀ CẢI CÁCH HỆ THỐNG TOÀ ÁN

12

VIỆT NAM THEO ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN

1.1-Vị trí, chức năng và vai trò của Tòa án trong bộ máy Nhà nước. 12

1.2- Các nguyên tắc cơ bản về tổ chức và hoạt động của hệ thống Toà án. 28

1.3- Xây dựng Nhà nứơc pháp quyền và những yêu cầu đặt ra cho cải cách hệ

45

thống Toà án.

Kết luận Chương 1 57

CHƯƠNG 2: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ THỰC TRẠNG VỀ TỔ

CHỨC, THẨM QUYỀN, HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ CỦA HỆ THỐNG TOÀ ÁN Ở 59

NƯỚC TA.

2.1- Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống Toà án ở nước ta

59

từ năm 1945 đến nay.

2.2- Thực trạng về tổ chức, thẩm quyền và đội ngũ cán bộ toà án ở nước ta 78

2.3- Thực trạng về hoạt động xét xử của hệ thống Tòa án ở nước ta trong thời

99

gian qua.

Kết luận Chương 2 126

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CẢI CÁCH HỆ THỐNG TOÀ ÁN


VIỆT NAM THEO ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN.

3.1- Mục tiêu và những quan điểm chỉ đạo về cải cách hệ thống Toà án ở nước ta hiện nay.

3.2- Phương hướng và giải pháp cải cách hệ thống Toà án Việt Nam theo định hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền.

128


128


140

Kết luận Chương 3 179

KẾT LUẬN 182

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ 185

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 186

PHỤ LỤC 194


DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN



Viết tắt

Viết đầy đủ

BCHTW

Ban Chấp hành Trung ương

BLDS

Bộ luật Dân sự

BLHS

Bộ luật Hình sự

BLTTDS

Bộ luật Tố tụng dân sự

BLTTHS

Bộ luật Tố tụng hình sự

CHXHCNVN

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

CSTP

Cảnh sát tư pháp

HĐND

Hội đồng nhân dân

HĐTP

Hội đồng Thẩm phán

HĐXX

Hội đồng xét xử

HNGĐ

Hôn nhân gia đình

HP

Hiến pháp

HTND

Hội thẩm nhân dân

HTQN

Hội thẩm quân nhân

NCKHPL

Nghiên cứu khoa học pháp lý

NNPQ

Nhà nước pháp quyền

PLTCTAQS

Pháp lệnh tổ chức Tòa án quân sự

PLTP &

HTTAND

Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân

PLTTGQVADS

Pháp lệnh thủ tục giải quyết vụ án dân sự

PLTTGQVAHC

Pháp lệnh thủ tục giải quyết vụ án hành chính

PLTTGQVAKT

Pháp lệnh thủ tục giải quyết vụ án kinh tế

PLTTGQTCLĐ

Pháp lệnh thủ tục giải quyết tranh chấp lao động

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 231 trang tài liệu này.

Những vấn đề lý luận và thực tiễn về cải cách hệ thống toà án Việt Nam theo định hướng xây dựng nhà nước pháp quyền - 1


TA

Toà án

TAND

Tòa án nhân dân

TANDTC

Tòa án nhân dân tối cao

TAQS

Tòa án quân sự

TAQSTW

Tòa án quân sự trung ương

UBHC

Ủy ban hành chính

UBND

Ủy ban nhân dân

UBTVQH

Ủy ban Thường vụ Quốc hội

VNDCCH

Việt Nam dân chủ cộng hòa

XHCN

Xã hội chủ nghĩa


PHẦN MỞ ĐẦU


1- Tính cấp thi ết của việc nghiên cứu đề tài.

Trong Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa (CHXHCN) Việt Nam quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện ba quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Quyền tư pháp là một bộ phận của quyền lực Nhà nước luôn gắn bó chặt chẽ với quyền lập pháp và quyền hành pháp trong tổng thể quyền lực Nhà nước thống nhất. Quyền tư pháp được thực hiện thông qua hoạt động xét xử của Tòa án (TA) và hoạt động của các cơ quan tư pháp khác. Hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân (TAND) là thể hiện tập trung nhất của quyền tư pháp, thể hiện nền công lý, sự công bằng và bình đẳng của các chủ thể trước pháp luật. Với ý nghĩa này, việc cải cách hệ thống Tòa án về tổ chức, thẩm quyền và hoạt động là đòi hỏi tự thân, xuất phát từ vị trí, vai trò và chức năng của TA trong bộ máy Nhà nước.

Cùng với sự đổi mới mạnh mẽ bộ máy Nhà nước, vấn đề đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp luôn được Đảng và Nhà nước CHXHCN Việt Nam quan tâm. Điều này được thể hiện trong các văn kiện Đại hội của Đảng Cộng sản Việt Nam qua các kỳ Đại hội như: Nghị quyết 08 Ban chấp hành Trung ương Đảng (BCHTW) khóa VII; Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, các Nghị quyết 3 và Nghị quyết 7 BCHTW Đảng khóa VIII; Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX và Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị (sau đây gọi là Nghị quyết 08). Thực hiện chủ trương của Đảng, trong những năm qua việc đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống TAND đã được ti ến hành nhiều lần trong lịch sử lập pháp ở nước ta. Từ sau Hiến pháp (HP) năm 1992, Luật Tổ chức TAND đã được Quốc hội liên tục sửa đổi, bổ sung để phù hợp và đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước cũng như cải cách tư pháp. Thông qua việc sửa đổi, bổ sung đó mà vị trí, vai trò của TA từng bước được khẳng định và nâng cao.

Trong những năm qua, hệ thống TAND cùng các cơ quan tư pháp khác từng bước được củng cố, kiện toàn; Hoạt động của các cơ quan này đã “góp phần quan trọng vào việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ pháp chế


XHCN, phục vụ tích cực cho công cuộc đổi mới” [2 tr.1]. Tuy nhiên, tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp còn bộc lộ nhiều hạn chế, đó là “Tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, cơ chế hoạt động của các cơ quan tư pháp còn nhiều bất hợp lý nhưng chậm được đổi mới cho phù hợp” “Đội ngũ cán bộ tư pháp còn thiếu về số lượng, yếu về trình độ và năng lực nghiệp vụ, một bộ phận tiêu cực, thiếu trách nhiệm, thiếu bản lĩnh, sa sút về phẩm chất đạo đức. Chất lượng công tác tư pháp nói chung chưa ngang tầm với yêu cầu và đòi hỏi của nhân dân, còn nhiều trường hợp bỏ lọt tội phạm, làm oan người vô tội, vi phạm các quyền tự do dân chủ của công dân, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và các cơ quan tư pháp” [2. tr.2]. Vì vậy, cải cách hệ thống TA là đòi hỏi khách quan đáp ứng yêu cầu của cải cách tư pháp, của công cuộc đổi mới đất nước nhằm xây dựng bộ máy Nhà nước trong sạch, vững mạnh, có hiệu lực và hiệu quả để thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

HP 1992 nước CHXHCN Việt Nam đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25/12/2001 của Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 10. Trên cơ sở HP sửa đổi, Luật tổ chức TAND đã được Quốc hội thông qua ngày 02/4/2002, so với Luật tổ chức TAND năm 1992 đã có một số đổi mới nhất định như: bỏ Ủy ban Thẩm phán (UBTP) ở Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC); Thay đổi về thành phần và số lượng người trong Hội đồng Thẩm phán (HĐTP) TANDTC và U BTP của TAND cấp tỉnh; Việc quản lý TAND địa phương giao cho TANDTC…

Mặc dù Luật tổ chức TAND năm 2002 đã có những đổi mới nhất định trong tổ chức và hoạt động của TAND nhưng chưa thể khẳng định rằng tổ chức và hoạt động của TAND hiện nay đã hoàn thiện, đã đáp ứng được yêu cầu của cải cách tư pháp theo định hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền (NNPQ) XHCN Việt Nam.

Xuất phát từ những đòi hỏi của công cuộc đổi mới đất nước của việc xây dựng NNPQ XHCNVN và từ thực trạng tổ chức, hoạt động của các cơ quan tư phá p nói chung và TA nói riêng như đã trình bày ở trên, đồng thời hàng loạt vấn đề lý luận, thực tiễn trong tổ chức và hoạt động của hệ thống TAND ở nước ta vẫn đang tiếp tục được đặt ra và cần giải đáp. Bởi vậy, việc nghiên cứu đề tài “Những vấn đề lý luận và thực tiễn về cải cách hệ thống TA Việt Nam theo định hướng xây dựng


NNPQ” là yêu cầu khách quan, cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn nhằm góp phần xây dựng các cơ quan tư pháp trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu quả góp phần xây dựng NNPQ XHCN Việt Nam của dân, do dân và vì dân.

2- Tình hình nghiên cứu đề tài.

TAND là bộ phận quan trọng trong bộ máy Nhà nước ở nước ta, có vai trò to lớn trong việc giữ gìn trật tự pháp luật, bảo vệ pháp chế XHCN, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tập thể và công dân… nên được Đảng và Nhà nước rất chú trọng và luôn chủ trương cải cách đổi mới để ngày một hoàn thiện hơn. Vấn đề này đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, nhiều tác giả cả ở phương diện lý luận và phương diện thực tiễn. Có thể chia các công trình nghiên cứu theo các nhóm sau:

Nhóm thứ nhất: Gồm những công trình nghiên cứu về thực trạng và phương hướng cải cách hệ thống tư pháp Việt Nam, trong đó có đề cập đến TAND:

- “Năm mươi năm ngành tư pháp Việt Nam”, Mã số 96 - 98.035. Đề tài cấp Bộ. Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Văn Thảo, Hà Nội năm 1996.

- “Đại hội VII Đảng Cộng sản Việt Nam và những vấn đề cấp bách của khoa học về nhà nước và pháp luật”, Giáo sư - Tiến sĩ khoa học Đào Trí Úc, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 1997.

- “Cơ sở lý luận và thực tiễn đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp”. Đề tài cấp Bộ. Chủ nhiệm đề tài: Hoàng Thế Liên, Hà Nội, năm 2001.

- “Một số vấn đề về hoàn thiện tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam”, TS. Lê Minh Thông chủ biên, NXB khoa học xã hội, Hà Nội, năm 2001.

- “Đẩy mạnh cải cách tư pháp đáp ứng yêu cầu xây dựng NNPQ XHCN Việt Nam, Chủ tịch nước Trần Đức Lương, Báo Nhân dân ngày 26/3/2002.

- “Cải cách tư pháp ở Việt Nam trong giai đoạn xây dựng NNPQ: Một số vấn đề chung”, TSKH. Lê Cảm, Tạp chí Khoa học kinh tế - luật, Đại học quốc gia Hà Nội, số 3 năm 2003…

- “Đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp theo hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam, TS Trần Huy Liệu, Luận án tiến sĩ luật học,


Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội năm 2003

Nhóm thứ hai: Những công trình nghiên cứu về TAND ở các góc độ khác

nhau:

- “Vị trí vai trò và chức năng của TAND trong bộ máy Nhà nước qua các thời

kỳ cách mạng ở Việt Nam”, Mã số 95 - 98.048/ĐT quyển 1 năm 1996. Đề tài cấp Bộ. Chủ nhiệm đề tài: TS. Trịnh Hồng Dương, Hà Nội, năm 1996.

- “Vai trò của TA trong hệ thống các cơ quan tư pháp”, TS. P hạm Hồng Hải, Tạp chí TAND số 5 năm 2001.

- “Xung quanh vấn đề đổi mới tổ chức và hoạt động của TAND”, Đinh Văn Quế, “Một số vấn đề về hoàn thiện tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước ở nước CHXHCN Việt Nam”, TS. Lê Minh Thông chủ biên, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2001.

- “Cải cách hệ thống TA trong giai đoạn xây dựng NNPQ Việt Nam”, TSKH Lê Cảm, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 4/2002, Hà Nội, năm 2002.

- “Đổi mới tổ chức và hoạt động của TAND ở nước ta trong giai đoạn hiện nay”, TS. Lê Thành Dương, luận án T.S Luật học, Viện nghiên cứu Nhà nước và pháp luật, Hà Nội, năm 2002…

Những công trình nghiên cứu trên đã đánh giá tương đối đầy đủ về hệ thống tư pháp ở Việt Nam ở cả hai bình diện lý luận và thực tiễn như đã khái quát được sự hình thành và phát triển của TAND qua các giai đoạn cách mạng, về cải cách tư pháp mà ở đó đưa ra nhiều kiến nghị có ý nghĩa để đổi mới tổ chức và hoạt động của TAND.

Tuy nhiên, theo chúng tôi, những đề tài trên còn có những hạn chế sau đây:

Ở nhóm thứ nhất: Đối tượng nghiên cứu của các công trình ở nhóm này là hệ thống tư pháp ở nước ta, trong đó TAND được đề cập như là một bộ phận của hệ thống này, cho nên những nội dung về TA như tổ chức, thẩm quyền chỉ đ ược nghiên cứu ở bình diện chung nhất chứ chưa được đề cập một cách đầy đủ, sâu sắc; những giải pháp được các tác giả đưa ra là mang tính tổng thể cho cả hệ thống tư pháp chứ không phải dành riêng cho cải cách TA.

Ở nhóm thứ hai: Các công trình nghiên cứu ở nhóm này đề cập trực tiếp đến

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/06/2022