Mức Độ Cần Thiết, Thể Hiện Và Hiệu Quả Của Nhóm Pctl Về Xu Hướng


đánh giá về mức độ hiệu quả của các PCTL thuộc xu hướng ở HDVDL tuy có sự khác nhau về mức độ hiệu quả ở từng phẩm chất cụ thể nhưng nhìn chung là tương đối thống nhất.

- Đánh giá của các khách thể về mức độ hiệu quả của nhóm PCTL thuộc xu hướng theo địa bàn, giới tính, thâm niên công tác, trình độ đào tạo (phụ lục 4, mục 4.18) ta thấy chưa có sự khác biệt điểm trung bình có ý nghĩa về mặt thống kê xét theo địa bàn (t = 1,528; p = 0,271), giới tính (t = 0,137; p = 0,632), thâm niên công tác (t = 0,302; p = 0,462), trình độ đào tạo (t = 0,223; p = 0,773).

Tóm lại, nhóm các PCTL thuộc xu hướng ở HDVDL có mức độ hiệu quả trung bình. Có sự chênh lệch đáng kể về điểm trung bình trong từng PCTL thuộc xu hướng. Không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa các PCTL thuộc kinh nghiệm xét theo địa bàn, giới tính, thâm niên công tác, trình độ đào tạo.

* So sánh mức độ cần thiết, thể hiện và hiệu quả của nhóm phẩm chất tâm lý về xu hướng

Bảng 3.8. Mức độ cần thiết, thể hiện và hiệu quả của nhóm PCTL về xu hướng


PCTL

Mức độ cần thiết

Mức độ thể hiện

Mức độ hiệu quả

ĐTB

ĐLC

TB

ĐTB

ĐLC

TB

ĐTB

ĐLC

TB

1. Yêu quý nghề

hướng dẫn du lịch

2,64

0,64

10

2,25

0,70

15

2,24

0,61

15

2. Hứng thú làm việc

với du khách

2,56

0,71

14

2,28

0,66

14

2,26

0,55

14

3. Mong muốn nâng cao trình độ chuyên

môn, nghiệp vụ


2,74


0,68


6


2,36


0,57


7


2,37


0,57


7


2,64

0,67


2,29

0,64


2,28

0,57



1X 3

1X 3

1X 3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.

Những phẩm chất tâm lý cơ bản của hướng dẫn viên du lịch - 13

Bảng 3.8 ta thấy, điểm trung bình nhận thức mức độ cần thiết (2,64đ) có sự chênh lệch khá lớn giữa mức độ thể hiện (2,29đ) và mức độ hiệu quả (2,28đ). Chênh lệch giữa mức cần thiết và mức thể hiện là khá lớn (0,35đ). Chênh lệch giữa mức cần thiết và mức hiệu quả cũng là khá lớn (0,36đ). Chỉ có mức độ cần thiết, mức độ thể hiện và hiệu quả của phẩm chất mong muốn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụlà có sự tương đồng (đều xếp ở mức cao). Phẩm chất


“hứng thú làm việc với du khách” có sự chênh lệch khá lớn giữa mức độ cần thiết so với mức thể hiện và mức hiệu quả lần lượt là 0,28đ và 0,30đ. PCTL có sự chênh lệch lớn nhất khi so sánh mức độ cần thiết so với mức thể hiện và mức hiệu quả là “yêu quý nghề hướng dẫn du lịch” lần lượt là 0,39đ và 0,40đ.

Dùng hệ số tương quan thứ hạng Spearman để tính tương tính tương quan giữa mức độ cần thiết, mức độ thể hiện và mức độ hiệu quả với các PCTL thuộc xu hướng (phụ lục 4, mục 4.23). Kết quả thu được ta thấy, PCTL về “mong muốn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ” có tương quan thuận khá chặt với mức độ cần thiết (r=0,647*, p<0,01); có tương quan thuận chặt với mức độ thể hiện (r=0,721*, p<0,01); có tương quan khá chặt với mức độ hiệu quả (r=0,682*, p<0,01). Nghĩa là, PCTL về “mong muốn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ” có mức độ cần thiết cao thì mức độ thể hiện và mức độ hiệu quả cũng cao. Còn các phẩm chất “yêu quý nghề hướng dẫn du lịch” và “hứng thú làm việc với du khách” có tương quan thuận lỏng lẻo với mức độ cần thiết, mức độ thể hiện và mức độ hiệu quả. Điều này phản ánh khi hai phẩm chất trên có mức độ cần thiết cao thì mức độ thể hiện, hiệu quả chưa chắc đã cao. Điều này có thể hiểu được, vì những PCTL về xu hướng như tình yêu, hứng thú, mong muốn, nhu cầu,… là những PCTL trong chiều sâu của nhân cách, nó được biểu hiện thông qua hoạt động (kỹ năng, kĩ xảo,…). Vì vậy, những PCTL đó đạt ở mức cao và thể hiện ở mức trung bình là hiểu được.


2.64

2.56

2.74

2.25 2.24

2.28 2.26

2.36 2.37

3


2.5


Cần thiết

Thể hiện Hiệu quả

2


1.5

1


0.5


0

1 2 3


Ghi chú: 1. Muốn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ

2. Hứng thú làm việc với du khách

3. Yêu quý nghề hướng dẫn du lịch

Biểu đồ 3.1: So sánh các PCTL về xu hướng ở mức độ cần thiết, thể hiện, hiệu quả


3.2.2. Thực trạng mức độ biểu hiện của nhóm phẩm chất tâm lý về tính cách ở hướng dẫn viên du lịch

3.2.2.1. Mức độ cần thiết của nhóm phẩm chất tâm lý về tính cách ở hướng dẫn viên du lịch

Bảng 3.9. Đánh giá mức độ cần thiết của nhóm PCTL về tính cách


Khách thể


Biểu hiện PCTL

CBQL

HDVDL

SV HDDL

KQ chung


ĐTB


ĐLC


ĐTB


ĐLC


ĐTB


ĐLC


ĐTB


ĐLC


TB

Tính kế hoạch trong

hoạt động hướng dẫn

2,90

0,78

2,92

0,72

2,80

0,76

2,87

0,75

1

Tính kiên trì trong công

việc

2,65

0,63

2,70

0,67

2,51

0,77

2,62

0,69

2

Tính trách nhiệm với

công ty lữ hành, du khách

2,60

0,55

2,55

0,58

2,35

0,60

2,50

0,57

3


2,71

0,65

2,72

0,66

2,55

0,71

2,66

0,67


1X 3

1X 3

1X 3

1X 3


Qua bảng 3.9 ta thấy, các khách thể đánh giá mức độ cần thiết của nhóm PCTL thuộc tính cách ở mức tương cao (2,66đ). Điều này phản ánh các khách thể đều đánh giá các biểu hiện của PCTL thuộc tính cách có vai trò quan trọng trong hoạt động HDDL. Trong đó, có sự chênh lệch giữa nhận thức của CBQL, HDVDL so với SVHDDL về mức cần thiết của nhóm PCTL thuộc về tính cách. CBQL, HDVDL đánh giá mức độ cần thiết của nhóm phẩm chất này với điểm số trung bình là 2,71đ và 2,72đ, nhưng SVHDDL đánh giá mức cần thiết chỉ là 2,55đ (chênh lệch 0,16đ và 0,17đ).

Phẩm chất tâm lý về “tính kế hoạch trong hoạt động hướng dẫn” xếp thứ bậc cao nhất trong trong 3 PCTL thuộc tính cách (2,87đ). Còn phẩm chất về “Tính trách nhiệm với công ty lữ hành, du khách” xếp thứ bậc thấp nhất trong 3 PCTL thuộc tính cách (2,50đ).

Căn cứ vào số liệu bảng 3.9 dùng công thức Spearman để tính hệ số tương quan giữa nhận thức của CBQL, HDVDL, SVHDDL về mức độ cần thiết của các PCTL thuộc về tính cách của HDVDL (phụ lục 4, mục 4.35). Hệ số tương quan thuận nhưng không chặt. Như vậy, ý kiến của CBQL, HDVDL, SVHDDL về mức độ cần thiết của các PCTL thuộc tính cách của HDVDL (CBQL, HDVDL đánh giá mức cần thiết cao hơn SVHDDL) nhưng vẫn có thể sử dụng trong đánh giá về mức độ cần thiết của các PCTL thuộc tính cách. Mức độ cần thiết của từng PCTL thuộc tính cách được phân tích cụ thể như sau:


- Tính kế hoạch trong hoạt động hướng dẫn

Tính kế hoạch biểu hiện thông qua quá trình tổ chức đón, tiễn khách; tổ chức ăn, ngủ nghỉ, vui chơi, giải trí, tham quan cho khách. Vả lại, tính kế hoạch là sự bảo đảm cả về pháp lý (giấy tờ cam kết) cả khả năng truyền đạt kiến thức của hướng dẫn viên để họ có được sự “nhàn hạ, thư thái” nhất định.

Phẩm chất tâm lý về “tính kế hoạch trong hoạt động hướng dẫn” với số điểm trung bình là 2,87đ, xếp thứ 1 trong nhóm phẩm chất thuộc tính cách và xếp thứ 5 trong 15 PCTL. Cũng như trong điều tra trên về sự cần thiết của “Tính kế hoạch” có 257 ý kiến (chiếm 73,4%) trả lời rất cần và 93 ý kiến (chiếm 26,6%) trả lời cần và cũng không có ý kiến cho là ít cần (phụ lục 4, mục 4.4). Như vậy, 100% các khách thể đều cho rằng tính kế hoạch trong hoạt động hướng dẫn là rất cần thiết và cần thiết. HDV tổ chức các hoạt động hướng dẫn có tốt hay không phụ thuộc không nhỏ vào tính kế hoạch, nó thể hiện thông qua quá trình tổ chức đón, tiễn khách; tổ chức ăn, ngủ nghỉ, vui chơi, giải trí, tham quan cho khách (HDV M.K.P). Tính kế hoạch trong hoạt động hướng dẫn là quá trình HDV xác định rõ các mục tiêu và lựa chọn các phương thức để đạt được mục tiêu có chất lượng, có hiệu quả trong hoạt động hướng dẫn [95, tr.74].

- Tính kiên trì trong công việc:

Tính kiên trì trong công việc là một phẩm chất thể hiện sự bền bỉ khắc phục những khó khăn trở ngại do nghề hướng dẫn mang lại, duy trì sự nỗ lực để đạt tới mục đích cho dù con đường đi tới có lâu dài gian khổ. Người HDV có nhiệm vụ khá nặng nề đó là quản lý đoàn khách, chuẩn bị chu đáo công tác ăn uống, ngủ nghỉ, tham quan cho du khách. Nhiệm vụ này không thể thực hiện một cách nhanh chóng, vội vàng đòi hỏi phải kiên trì nhẫn nại mới có thể đạt được. Do vậy, tính kiên trì trong công việc là một phẩm chất cần phải có ở người HDVDL.

Mức cần thiết của “tính kiên trì trong công việc” với số điểm trung bình là 2,62đ, xếp thứ 2 trong nhóm phẩm chất thuộc tính cách và xếp thứ 11 trong 15 PCTL. Trong số 350 người được hỏi về mức độ cần thiết của “Tính kiên trì” thì có đến 201 ý kiến (chiếm 57,4%) trả lời rất cần và 149 ý kiến (chiếm 42,6%) trả lời cần và cũng không có ý kiến cho là ít cần (phụ lục 4, mục 4.4).

- Tính trách nhiệm với công ty lữ hành, du khách

Phẩm chất tâm lý về “tính trách nhiệm với công ty lữ hành, du khách” với số điểm trung bình là 2,50đ, mức thấp nhất trong phẩm chất thuộc tính cách, xếp thứ 15 trong phẩm 15 PCTL. Kết quả trưng cầu ý kiến có 261 ý kiến (chiếm 74,5%) trả lời


rất cần và 89 ý kiến (chiếm 25,5%) trả lời cần và không có ý kiến nào trả lời ít cần (phụ lục 4, mục 4.4). Tính trách nhiệm với công ty lữ hành, du khách là một phẩm chất thể hiện ở ý thức trách nhiệm cao đối với công việc được công lữ hành giao phó, thực hiện hiện đúng cam kết giữa du khách và công ty lữ hành (HDV D.M.Đ). Tính trách nhiệm còn thể hiện việc bảo vệ hình ảnh của công ty lữ hành; có trách nhiệm trong việc ăn uống, ngủ nghỉ, vui chơi, tham quan của khách; trách nhiệm trong lời nói, câu chuyện, câu nói đùa; trách nhiệm trong việc nảy sinh các vấn đề nảy sinh trong hoạt động hướng dẫn (K.L.G, quản lý công ty Hà Nội Redtour).

- So sánh sự khác biệt mức độ cần thiết của các PCTL thuộc tính cách xét theo địa bàn, theo giới tính, theo thâm niên công tác, theo trình độ đào tạo. Chúng tôi sử dụng Independent Samples Test. Kết quả cho thấy, chưa có sự khác biệt có ý nghĩa về giá trị trung bình điểm mức độ cần thiết các PCTL xét theo địa bàn (t = 0,541 và p = 0,258), theo giới tính (t = 0,622 và p = 0,253), theo thâm niên công tác (t = 0,432 và p

= 0,161), theo trình độ (t = 0,443 và p = 0,429) (phụ lục 4, mục 4.7).

Tóm lại, các khách thể đánh giá mức độ cần thiết của nhóm phẩm chất này ở mức cao. Nổi bật lên trong những phẩm chất đó là “tính kế hoạch trong hoạt động hướng dẫn”. Mức độ PCTL thuộc tính cách chưa có sự khác biệt về theo địa bàn, theo giới tính, theo thâm niên công tác, theo trình độ đào tạo.

3.2.2.2. Mức độ thể hiện của nhóm phẩm chất tâm lý về tính cách ở hướng dẫn viên du lịch

Bảng 3.10. Đánh giá mức độ thể hiện của nhóm PCTL về tính cách


Khách thể


Biểu hiện PCTL

CBQL

HDVDL

SV HDDL

KQ chung

ĐTB

ĐLC

ĐTB

ĐLC

ĐTB

ĐLC

ĐTB

ĐLC

TB

Tính kế hoạch trong

hoạt động hướng dẫn

2,37

0,57

2,41

0,59

2,36

0,54

2,37

0,56

1

Tính kiên trì trong

công việc

2,28

0,63

2,37

0,66

2,31

0,61

2,32

0,63

2

Tính trách nhiệm với

công ty lữ hành, du khách

2,28

0,71

2,35

0,73

2,30

0,66

2,31

0,70

3


2,31

0,63

2,37

0,66

2,32

0,60

2,32

0,63


1X 3

1X 3

1X 3

1X 3



Bảng 3.10 ta thấy, tự đánh giá của các khách thể về mức độ thể hiện về PCTL thuộc tính cách ở mức trung bình (2,32đ). Đánh giá của HDVDL mức độ thể hiện về PCTL thuộc tính cách có điểm trung bình cao hơn so với CBQL và SVHDDL. Bên cạnh đó, có sự đánh giá khác nhau về điểm trung bình trong từng biểu hiện của PCTL thuộc tính cách. Cụ thể:

- Về tính kế hoạch trong hoạt động hướng dẫn

Đây là PCTL thuộc tính cách có mức thể hiện tương đối rõ (2,37đ), xếp thứ nhất trong nhóm PCTL thuộc tính cách, xếp thứ 5 trong 15 PCTL ở HDVDL. Trong 350 ý kiến đánh giá thì có đến 223 ý kiến (chiếm 63,7%) cho là thể hiện rõ, có 127 ý kiến (chiếm 36,2%) cho là thể hiện bình thường và không có ý kiến nào cho là thể hiện không rõ (phụ lục 4, mục 4.10). Ý kiến đánh giá của CBQL, HDV, SVHDDL tương đối thống nhất. Như vậy, hầu hết HDVDL đã thể hiện rõ tính kế hoạch trong công việc. Điều này góp phần không nhỏ đem lại sự hiệu quả trong hoạt động hướng dẫn.

Qua trao đổi với chúng tôi, anh D.V.M, HDV của công ty lữ hành Saigontourist khẳng định: “trước khi bản thân tiến hành hoạt động hướng dẫn đều phải lên kế hoạch cho chuyến hướng dẫn du lịch thật chi tiết, hoàn chỉnh. Để xây dựng được bản kế hoạch bản thân đã phải học hỏi, luyện tập rất nhiều. Bây giờ anh đã quen với việc lên kế hoạch cho một tour du lịch nên công việc này trở nên dễ dàng, nhanh chóng”. “Có thể khẳng định làm tốt các công việc đề ra trong bảng kế hoạch tour cũng chính là hoàn thành tốt nhiệm vụ của công ty” (HDV L.T.A chia sẻ). Đánh giá mức độ hài lòng của du khách cho thấy, du khách có mức độ hài lòng cao (45/50, chiếm 84%) đối với tính kế hoạch trong hoạt động hướng dẫn của HDV. Như vậy, đánh giá chung HDV đã thực hiện tốt tính kế hoạch trong hoạt động hướng dẫn.

- Về tính kiên trì trong công việc

Đây là PCTL thuộc tính cách có mức thể hiện trung bình (2,32đ), xếp thứ 2 trong nhóm PCTL thuộc tính cách, xếp thứ 5 trong 15 PCTL ở HDVDL. Ý kiến đánh giá của HDV cao hơn so với đánh giá của CBQL và SVHDDL. Trong điều tra 350 khách thể có 195 ý kiến (chiếm 56,5%) cho là thể hiện , có 90 ý kiến


(chiếm 25,7%) cho là thể hiện bình thường và còn 85 ý kiến (chiếm 24,2%) cho là thể hiện không rõ (phụ lục 4, mục 4.10). Như vậy, bên cạnh một bộ phận lớn HDV đã thể rõ tính kiên trì trong công việc thì vẫn còn bộ phận không nhỏ HDV chưa có phẩm chất tâm lý này. Nguyên nhân của hạn chế này xuất phát từ tính chất của công việc, đặc điểm đối tượng du khách, các tình huống phát sinh. Theo sinh viên

N.T.K cho biết: qua quan sát quá trình hướng dẫn tham quan cho du khách đôi khi HDV không đủ kiên nhẫn để nghe khách hỏi, trình bày, tranh luận mà thường qua loa đại khái. Cùng quan điểm này, anh P.Đ.T cán bộ quản lý đội ngũ HDV chia sẻ, đã không ít lần HDV bị du khách phản hồi về tình trạng vội vàng, hấp tấp trong xử lý công việc. Điều này cũng được khẳng định thông qua đánh giá mức độ hài lòng của du khách: có 10/50 ý kiến (chiếm 20%) cho rằng ít hài lòng về sự thể hiện sự kiên trì trong hoạt động hướng dẫn của HDV.

- Tính trách nhiệm với công ty lữ hành, du khách: Mức hiện có đạt 2,31đ (trung bình), xếp thứ thấp nhất trong các phẩm chất thuộc tính cách, xếp thứ 15 trong 15 PCTL ở HDVDL. Có 107 ý kiến (chiếm 30,5%) cho là thể hiện , có 200 ý kiến (chiếm 57,1%) cho là thể hiện bình thường và còn 43 ý kiến (chiếm 12,2%) cho là thể hiện không rõ (phụ lục 4, mục 4.10). Qua phỏng vấn sinh viên

T.T.L.N cho biết “hiện nay vẫn còn bộ phận không nhỏ HDV vì lợi ích cá nhân mà thiếu trách nhiệm với công ty lữ hàng hoặc khách du lịch. Một lần trong khi đi quan sát hoạt động hướng dẫn của anh/chị HDV, Linh Nh đã nhìn và nghe thấy HDV trao đổi, thỏa thuận với chủ cửa hàng để “bớt tiền” của du khách trong quá trình mua sắm”.

Theo quan sát thực tiễn của chúng tôi, vẫn còn một số HDV sẵn sàng thỏa thuận với du khách đi đến các điểm tham quan ngoài chương trình du lịch mà không báo cáo với công ty lữ hành.

Căn cứ vào số liệu trên bảng 3.10 dùng công thức Spearman để tính hệ số tương quan giữa các ý kiến đánh giá của CBQL, HDV, SVHDDL về mức độ thể hiện các PCTL thuộc tính cách của HDVDL (phụ lục 4, mục 4.36).

Kết quả thu được các hệ số tương quan khá chặt. Điều đó có nghĩa các ý kiến đánh giá về mức độ thể hiện của các PCTL thuộc tính cách của HDVDL tuy có sự


khác nhau về mức độ thể hiện nhưng ở từng PCTL thuộc tính cách nhưng nhìn chung là tương đối thống nhất.

* Đánh giá của các khách thể về mức độ thể hiện của nhóm PCTL thuộc về tính cách xét theo các biến số

- Đánh giá của các khách thể về mức độ thể hiện của nhóm PCTL thuộc về tính cách theo địa bàn. Chỉ có phẩm chất tâm lý về “Tính trách nhiệm với công ty lữ hành, du khách” có điểm trung bình và xếp hạng theo địa bàn có ý nghĩa về mặt thống kê, cụ thể HDVDL ở HN ( X = 2,31) xếp bậc 3 và TP.HCM ( X = 2,51) xếp bậc 1, so sánh (t= -0,623; p= 0,001) (phụ lục 4, mục 4.12). Kết quả này cho thấy điểm trung bình mức độ thể hiện PCTL này của người HDV ở TP.HCM lớn hơn một cách có ý nghĩa thống kê so với HN. Lí giải cho sự khác biệt này chị

P.M.N – HDV ở TP.HCM cho biết, trong hoạt động HDDL tính trách nhiệm với du khách phải đặt lên trên hết sau đó đến công ty lữ hành. Vì tính trách nhiệm sẽ hình thành nên uy tín, thương hiệu của công ty và bản thân HDV trong mắt KDL. Chị cho biết thêm, một công ty lữ hành khó mà thu hút được du khách khi mà đã làm phật lòng du khách dù chỉ một lần. Vì vậy, công ty của chị luôn tuân theo nguyên tắc đó”.

- So sánh sự khác biệt mức độ thể hiện của các PCTL thuộc tính cách xét theo giới tính, thâm niên công tác, trình độ đào tạo. Chúng tôi sử dụng Independent Samples Test, kết quả cho thấy, chưa có sự khác biệt có ý nghĩa về giá trị trung bình điểm mức độ thể hiện các PCTL thuộc tính cách xét theo địa bàn (t = 0,168; p = 0,413), giới tính (t = 1,225; p = 0,621), thâm niên công tác (t = 0,428; p = 0,231), trình độ (t = 0,262; p = 0,158) (phụ lục 4, mục 4.13).

Tóm lại, bằng các phương pháp trưng cầu ý kiến, phỏng vấn sâu, quan sát, đã cho thấy các PCTL về tính cách được thể hiện ở mức trung bình. Có sự khác biệt ý nghĩa về giá trị trung bình điểm mức độ thể hiện các PCTL thuộc tính cách xét theo địa bàn. Còn giá trị trung bình điểm mức độ thể hiện các PCTL thuộc tính cách xét theo giới tính, theo thâm niên công tác, theo trình độ chưa có sự khác biệt có ý nghĩa.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/03/2023