Nhận Xét Về Tình Hình Nghiên Cứu Và Những Vấn Đề Đặt Ra Cho Luận Án


Tác động từ chính sách đối ngoại của Trung Quốc tới cơ chế hợp tác an ninh - chính trị khu vực CA-TBD và mối quan hệ quốc phòng Việt Nam - Ấn Độ của Đàm Trọng Tùng nhấn mạnh sự điều chỉnh chiến lược của Trung Quốc đối với CA-TBD gây tác động mạnh mẽ tới cơ chế hợp tác an ninh - chính trị của khu vực; đồng thời là “chất xúc tác” thúc đẩy mối quan hệ Việt Nam - Ấn Độ thêm chặt chẽ, đặc biệt trên lĩnh vực quốc phòng - an ninh.

Sự trỗi dậy của Ấn Độ trong cán cân quyền lực mới ở châu Á và những tác động đến quan hệ Việt Nam - Ấn Độ của Trần Nam Tiến tập trung phân tích trong quá trình trỗi dậy mạnh mẽ của Ấn Độ, Việt Nam luôn đóng vai trò quan trọng, là trọng tâm trong chính sách Hành động hướng Đông của Ấn Độ. Những hội tụ lợi ích về kinh tế, an ninh là cơ sở thuyết phục Việt Nam và Ấn Độ thúc đẩy quan hệ chặt chẽ. Đồng thời, việc thắt chặt quan hệ hai nước cũng mở đường cho Ấn Độ đóng một vai trò lớn hơn trong định hình cấu trúc an ninh khu vực CA-TBD.

Sự phát triển quan hệ Việt Nam - Ấn Độ dưới góc nhìn địa- chính trị của Đinh Xuân Lý nêu bật những nội dung sau: (i) lợi ích địa - chính trị đóng vai trò quan trọng trong quan hệ quốc tế nói chung và trong quan hệ Việt Nam - Ấn Độ nói riêng; (ii) giá trị chiến lược của Việt Nam tại CA-TBD, đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh địa - chính trị và cạnh tranh vị thế nước lớn ngày càng mạnh mẽ trong khu vực; (iii) Việt Nam và Ấn Độ đều có lợi ích địa - chính trị ở Biển Đông.

Chính sách Hành động hướng Đông của Ấn Độ: nhân tố tác động và triển vọng trong 5 năm tới của Nguyễn Vũ Tùng và Đặng Cẩm Tú phân tích những nhân tố thúc đẩy và cản trở chính sách Hành động hướng Đông của Ấn Độ và triển vọng của chính sách trong 5 năm tới, thông qua đó một cách gián tiếp cho thấy sự tác động của nhân tố các nước lớn như Mỹ, Trung Quốc tới chính sách Hành động hướng Đông và từ đó tác động tới quan hệ hai nước.

2.4. Nhận xét về tình hình nghiên cứu và những vấn đề đặt ra cho luận án

Trên cơ sở khảo sát các công trình nghiên cứu theo các nhóm vấn đề của các tác giả Việt Nam và nước ngoài, luận án có thể kế thừa các nội dung sau:

Về chính sách đối ngoại của Việt Nam và Ấn Độ, các công trình nghiên cứu đã cung cấp những nội dung nổi bật trong chính sách đối ngoại của Việt Nam và Ấn Độ qua từng thời kỳ, đặc biệt tập trung vào giai đoạn sau Chiến tranh Lạnh. Đây là cơ sở quan trọng để phân tích, đánh giá vị trí, vai trò của Việt Nam và Ấn Độ trong chính sách đối ngoại mỗi nước, qua đó làm rõ sự tác động của các nhân tố tới mục tiêu đối ngoại của Việt Nam và Ấn Độ, từ đó tác động tới quan hệ hai nước.


Về quan hệ đối ngoại Việt Nam - Ấn Độ, các công trình nêu trên, đặc biệt của các tác giả Việt Nam đã cung cấp một bức tranh toàn diện về quan hệ Việt Nam - Ấn Độ qua các giai đoạn lịch sử, từ những kết nối trong thời kỳ cổ đại đến các giai đoạn khác nhau trong tiến trình xây dựng và phát triển của quan hệ hai nước. Đặc biệt, các công trình đã cung cấp những phân tích mang tính hệ thống về quan hệ Việt Nam - Ấn Độ từ khi Việt Nam lập Tổng Lãnh sự quán tại New Delhi (1956) đến thập niên thứ hai của thế kỷ XXI trên một số lĩnh vực chủ yếu như: chính trị - ngoại giao, kinh tế, an ninh - quốc phòng, KH-CN, giáo dục - đào tạo, văn hóa, đối ngoại nhân dân. Những phân tích luận giải cùng các số liệu minh chứng là cơ sở quan trọng để nghiên cứu sinh nghiên cứu, khảo sát, so sánh và đánh giá thực trạng quan hệ hai nước, trên cơ sở đó xác định và phân tích làm rõ các nhân tố chủ yếu tác động tới quan hệ Việt Nam - Ấn Độ giai đoạn 2007-2021.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

Về những nhân tố tác động tới quan hệ Việt Nam - Ấn Độ, các công trình đã xác định, phân tích một số nhân tố chủ yếu sau: lịch sử - văn hóa; vai trò của lãnh tụ; tình hình thế giới, khu vực; lợi ích an ninh và kinh tế. Về nhân tố lịch sử

- văn hóa, các tác giả tập trung phân tích sự giao lưu, tiếp biến của văn hóa Ấn Độ tại Việt Nam trong quá khứ, những tương đồng về văn hóa và những giá trị tinh thần của hai dân tộc vốn được bắt nguồn từ Phật giáo, Ấn Độ giáo/Hindu giáo. Đặc biệt, nhân tố lịch sử, vai trò của lãnh tụ được nhiều tác giả nghiên cứu xuyên suốt các mốc thời gian trong quan hệ hai nước với nhiều thông tin được tiếp cận một cách logic và hệ thống. Về nhân tố bối cảnh thế giới và khu vực, các tác giả tập trung phân tích những xu thế nổi bật trên thế giới, khu vực như toàn cầu hóa, tự do thương mại, cách mạng KH-CN, các vấn đề an ninh phi truyền thống, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn. Những xu thế này tác động theo cả hai chiều hướng tích cực và tiêu cực đến quan hệ hai nước, trong đó chiều hướng tích cực nổi trội hơn. Ngoài ra, một số công trình cũng tập trung khai thác nhân tố lợi ích an ninh của Việt Nam và Ấn Độ trong việc ứng phó với Trung Quốc - một quốc gia đang trỗi dậy mạnh mẽ, đe dọa hòa bình và an ninh ở khu vực CA - TBD, ÂĐD - TBD. Trung Quốc được xem là một nhân tố xúc tác, thúc đẩy quan hệ hai nước, đặc biệt trong lĩnh vực hợp tác quốc phòng - an ninh. Lợi ích kinh tế được các tác giả nhìn nhận từ tiềm năng của Việt Nam và Ấn Độ về thị trường, về tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP), về các thế mạnh kinh tế của mỗi nước. Vấn đề năng lượng cũng được đề cập một cách gián tiếp trong một số bài tham luận đăng trong Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế, trong đó các tác giả nhấn mạnh đến nhu cầu năng lượng rất lớn của cường quốc mới

Những nhân tố tác động đến quan hệ Việt Nam - Ấn Độ từ năm 2007 đến nay - 4


nổi Ấn Độ, đặc biệt trong bối cảnh xung đột, khủng hoảng ở Trung Đông, trong khi những mỏ dầu ngoài khơi của Việt Nam có thể đáp ứng nguồn cung mới về năng lượng cho Ấn Độ.

Những công trình nghiên cứu nêu trên là những tài liệu quan trọng, hữu ích, gợi mở hướng nghiên cứu mới, chuyên sâu hơn, bổ sung những kết quả hiện có, đồng thời cung cấp thêm cơ sở cho những nhận định, phân tích, đánh giá về những nhân tố tác động tới quan hệ Việt Nam - Ấn Độ từ năm 2007 đến năm 2021.

Những nội dung chưa được nghiên cứu nhiều mà luận án tiếp tục nghiên cứu bổ sung bao gồm:

Đa phần các công trình nghiên cứu về những nhân tố tác động tới quan hệ Việt Nam - Ấn Độ mới chỉ đề cập một cách khái quát, sơ bộ, rải rác trong từng phần nội dung của các cuốn sách, trong các bài báo đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành hoặc tham luận in trong các tập kỷ yếu hội thảo khoa học. Những nhân tố chủ yếu được đề cập đơn lẻ theo hướng trực tiếp hay gián tiếp bao gồm các nhân tố về lịch sử, văn hóa, bối cảnh thế giới, khu vực, lợi ích an ninh và kinh tế ở những thời điểm khác nhau. Chưa có một công trình nào đi sâu vào phân tích cũng như luận chứng một cách chuyên sâu, hệ thống về những nhân tố tác động đến quan hệ Việt Nam - Ấn Độ tập trung vào giai đoạn 2007 - 2021, cũng như chưa cung cấp và sử dụng một khung lý thuyết quan hệ quốc tế cụ thể nào để xác định và phân tích các nhân tố tác động theo chiều hướng thúc đẩy hay cản trở quan hệ Việt Nam - Ấn Độ trong giai đoạn này.

Trên cơ sở phân tích tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài, đặc biệt ở nội dung nghiên cứu về các nhân tố tác động, nghiên cứu sinh nhận thấy một số khoảng trống và khía cạnh mới để nghiên cứu, tìm hiểu một cách thấu đáo, từ đó tìm ra lời giải cho những câu hỏi nghiên cứu đã nêu ở phần trên. Cụ thể, luận án khai thác khía cạnh nghiên cứu mới nhằm đóng góp vào mảng nội dung còn mỏng và khuyết về đề tài những nhân tố tác động tới quan hệ Việt Nam - Ấn Độ thông qua: (i) xác định các nhân tố chủ yếu tác động tới quan hệ Việt Nam - Ấn Độ giai đoạn 2007 - 2021 trên cơ sở khung lý thuyết bao gồm những luận điểm phù hợp của các học thuyết quan hệ quốc tế cơ bản và khung phân tích chính sách đối ngoại gồm ba cấp độ (hệ thống, quốc gia, cá nhân/nhóm); (ii) áp dụng khung lý thuyết để lý giải sự tác động của các nhân tố tới quan hệ Việt Nam - Ấn Độ giai đoạn 2007 - 2021; (iii) đề xuất một số khuyến nghị chính sách cho Việt Nam trong quan hệ với Ấn Độ đến năm 2027.


3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục tiêu nghiên cứu

Luận án tập trung xác định những nhân tố chủ yếu tác động tới quan hệ Việt Nam - Ấn Độ và làm rõ sự tác động của những nhân tố này tới quan hệ hai nước giai đoạn 2007 - 2021, trên cơ sở đó dự báo chiều hướng vận động, tác động của những nhân tố và khuyến nghị chính sách cho Việt Nam trong quan hệ với Ấn Độ đến năm 2027.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, luận án tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau: (i) Làm rõ cơ sở lý thuyết và thực tiễn xác định những nhân tố chủ yếu tác động tới quan hệ Việt Nam - Ấn Độ từ năm 2007 đến năm 2021; (ii) Làm rõ nội hàm và phân tích tác động của những nhân tố chủ yếu tới quan hệ Việt Nam - Ấn Độ từ năm 2007 đến năm 2021; (iii) Dự báo yếu tố kế thừa, thay đổi hoặc mới của những nhân tố chủ yếu tác động đến quan hệ Việt Nam - Ấn Độ từ năm 2022 đến năm 2027; (iv) Đề xuất khuyến nghị chính sách của Việt Nam trong quan hệ với Ấn Độ đến năm 2027.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là những nhân tố chủ yếu tác động tới quan hệ Việt Nam - Ấn Độ từ năm 2007 đến năm 2021.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Về phạm vi nội dung: Luận án tập trung phân tích tác động của những nhân tố chủ yếu sau: (i) quốc tế và khu vực; (ii) bản sắc và lợi ích quốc gia; (iii) nhân tố lãnh đạo. Mỗi nhân tố được phân tích trên hai phương diện: nhận diện và tác động của nhân tố đến quan hệ Việt Nam - Ấn Độ giai đoạn 2007 - 2021 (theo hướng thúc đẩy hay cản trở, hoặc cả hai).

Về phạm vi thời gian: Luận án tập trung vào giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2021. Năm 2007 là năm Việt Nam và Ấn Độ ký thiết lập quan hệ đối tác chiến lược, năm 2021 là năm kết thúc thời gian nghiên cứu của luận án và dự báo triển vọng đến năm 2027 là dấu mốc tròn 20 năm quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Ấn Độ.

Về phạm vi không gian: Luận án tập trung vào mối quan hệ song phương Việt Nam - Ấn Độ, đồng thời đặt mối quan hệ này trong tổng thể quan hệ đối ngoại của hai nước và bối cảnh quốc tế và khu vực CA-TBD, ÂĐD - TBD, trong đó bao gồm khu vực ĐNA và Nam Á.


5. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu

5.1. Cơ sở lý thuyết

Luận án được tiếp cận trên cơ sở khung lý thuyết về quan hệ quốc tế bao gồm những luận điểm phù hợp của chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa kiến tạo. Đồng thời, những luận điểm liên quan của các học thuyết quan hệ quốc tế kể trên được kết hợp theo các cấp độ tương ứng trong khung phân tích chính sách đối ngoại bao gồm ba cấp độ: hệ thống, quốc gia, cá nhân/nhóm để củng cố cơ sở lý thuyết cho việc xác định và phân tích tác động của các nhân tố chủ yếu tới quan hệ song phương Việt Nam - Ấn Độ từ năm 2007 đến năm 2021.

5.2. Phương pháp nghiên cứu

Để khảo sát thực trạng quan hệ Việt Nam - Ấn Độ theo tiến trình lịch sử từ khi Việt Nam đặt Tổng Lãnh sự quán tại New Delhi (1956) tới nay (2021) nhằm đánh giá sự phát triển của quan hệ hai nước qua từng giai đoạn, làm cơ sở thực tiễn củng cố lý thuyết xác định các nhân tố tác động tới quan hệ hai nước, luận án sử dụng phương pháp lịch sử, logic. Để nhận diện/làm rõ nội hàm và sự tác động của các nhân tố tới quan hệ Việt Nam Ấn Độ giai đoạn 2007 - 2021, luận án sử dụng phương pháp phân tích - tổng hợp, hệ thống - cấu trúc và phân tích chính sách đối ngoại. Bên cạnh đó, các phương pháp thống kê, so sánh, quy nạp, dự báo cũng được sử dụng để làm rõ thêm các vấn đề nghiên cứu.

6. Đóng góp của luận án

Về mặt khoa học, luận án là công trình nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện, bổ sung và góp phần cung cấp thêm cách hiểu có cơ sở khoa học về những nhân tố chủ yếu tác động tới quan hệ Việt Nam - Ấn Độ từ năm 2007 đến năm 2021.

Về mặt thực tiễn, những kết quả nghiên cứu của luận án được sử dụng làm cứ liệu khoa học, góp phần phục vụ tham mưu hoạch định và triển khai chính sách đối ngoại của Việt Nam trong quan hệ với Ấn Độ. Đồng thời, luận án còn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho những người nghiên cứu, giảng dạy, học tập và quan tâm đến những nội dung về quan hệ quốc tế và đường lối, chính sách đối ngoại của Việt Nam nói chung, về quan hệ Việt Nam - Ấn Độ nói riêng.

7. Nguồn tài liệu

Trong quá trình thực hiện luận án, các nguồn tài liệu cơ bản được khai thác sử dụng bao gồm: (i) Tài liệu gốc: các văn kiện, tài liệu chính thức của Việt Nam và Ấn Độ; tuyên bố chung của lãnh đạo hai nước; các văn bản hiệp ước, hiệp định hợp tác giữa Việt Nam và Ấn Độ; (ii) Tài liệu thứ cấp: các công trình khoa học đã được công bố của các học giả trong và ngoài nước liên quan đến nội dung


luận án; kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế và quốc gia về quan hệ Việt Nam - Ấn Độ và các nguồn tham khảo trên mạng internet.

8. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận án được kết cấu gồm ba chương:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết và thực tiễn xác định những nhân tố tác động đến quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

Chương 1 cung cấp cơ sở lý thuyết và thực tiễn quan hệ Việt Nam - Ấn Độ nhằm xác định các nhân tố chủ yếu tác động tới quan hệ hai nước. Về cơ sở lý thuyết, chương 1 nghiên cứu những luận điểm phù hợp của các học thuyết quan hệ quốc tế cơ bản và khung phân tích chính sách đối ngoại gồm ba cấp độ để xác định những nhân tố tác động tới một mối quan hệ đối ngoại song phương nói chung và quan hệ Việt Nam - Ấn Độ nói riêng. Đồng thời, chương 1 khái quát quan hệ Việt Nam - Ấn Độ trên một số lĩnh vực chính kể từ khi Việt Nam lập Tổng Lãnh sự quán tại New Delhi (1956) cho đến nay (2021) nhằm góp phần kiểm chứng giá trị của các mạch lý thuyết nêu trên, đồng thời cung cấp cơ sở thực tiễn làm nền tảng cho việc nghiên cứu các nhân tố tác động đến quan hệ Việt Nam - Ấn Độ giai đoạn 2007 - 2021.

Chương 2: Tác động của những nhân tố chủ yếu đến sự vận động của quan hệ Việt Nam - Ấn Độ giai đoạn 2007 - 2021

Chương 2 phân tích làm rõ nội hàm và tác động của những nhân tố chủ yếu bao gồm quốc tế và khu vực, bản sắc và lợi ích quốc gia, nhân tố lãnh đạo tới quan hệ Việt Nam - Ấn Độ giai đoạn 2007-2021. Trên cơ sở đó, luận án đánh giá mức độ tác động theo hướng thúc đẩy hay cản trở của các nhân tố tới quan hệ hai nước.

Chương 3: Dự báo chiều hướng vận động, tác động của những nhân tố chủ yếu tới quan hệ Việt Nam - Ấn Độ đến năm 2027 và khuyến nghị chính sách cho Việt Nam

Chương 3 đưa ra một số nhận xét đánh giá về các nhân tố chủ yếu tác động đến quan hệ Việt Nam - Ấn Độ từ năm 2007 đến năm 2021; đồng thời dự báo về chiều hướng vận động của các nhân tố đã được đề cập trong chương 2, làm rõ những yếu tố kế thừa và yếu tố thay đổi hoặc mới, trên cơ sở đó dự báo tác động của các nhân tố tới quan hệ song phương Việt Nam - Ấn Độ và khuyến nghị chính sách cho Việt Nam trong quan hệ với Ấn Độ đến năm 2027.


CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN XÁC ĐỊNH NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ VIỆT NAM - ẤN ĐỘ

Để có cơ sở xác định những nhân tố tác động đến quan hệ Việt Nam - Ấn Độ, chương 1 xem xét những luận điểm phù hợp của các học thuyết quan hệ quốc tế chủ yếu và khung phân tích chính sách đối ngoại gồm ba cấp độ. Cùng với đó, chương 1 khảo sát thực tiễn quan hệ Việt Nam - Ấn Độ từ năm 1956 (khi Việt Nam đặt Tổng Lãnh sự quán tại New Delhi) đến năm 2021 để kiểm chứng giá trị của khung lý thuyết nêu trên, đồng thời cung cấp cơ sở thực tiễn làm nền tảng cho việc nghiên cứu những nhân tố tác động đến quan hệ Việt Nam - Ấn Độ giai đoạn 2007 - 2021.

1.1. Cơ sở lý thuyết

1.1.1. Những nhân tố tác động đến quan hệ giữa hai quốc gia theo lý thuyết quan hệ quốc tế

1.1.1.1. Luận điểm của chủ nghĩa hiện thực

An ninh quốc gia là động lực, lợi ích cốt lõi chi phối mọi hành động/hợp tác của các quốc gia trong quan hệ quốc tế.

Các nhà lý luận kinh điển của chủ nghĩa hiện thực cổ điển như Thucydides1, Niccolo Machiavelli2, Thomas Hobbes3, Hans. J.Morgenthau4 cho rằng, quốc gia có chủ quyền là chủ thể chính quan trọng nhất trong quan hệ quốc tế và nghiên cứu quan hệ quốc tế chính là nghiên cứu sự tương tác giữa các chủ thể này. Thuyết hiện thực cũng coi quốc gia là chủ thể đơn nhất và duy lý. Đơn nhất có nghĩa quốc gia là một thực thể thống nhất luôn hành động vì lợi ích quốc gia, bất kể nhà lãnh đạo hay lực lượng nào nắm quyền trong nước. Trong khi đó, chủ thể duy lý tức là có thể nhận biết được lợi ích của mình, luôn tính toán để có

thể đạt được lợi ích cao nhất, có khả năng phân tích hậu quả lợi - hại của các hành vi, biết lựa chọn các ưu tiên, giải pháp và phương tiện ứng xử thích hợp



1 Thucidides (460 trước CN - 395 trước CN); nhà sử học Hy Lạp, được xem là ông tổ của chủ nghĩa hiện thực với tác phẩm tiêu biểu “Peleponessus” (Thucidides (2017), Lịch sử chiến tranh Peloponnese, Nxb Thế giới do Takya Đỗ, Nguyễn Chí Hoan, Nguyễn Chí Hiếu dịch).

2 Niccolo Machiavelli (1469 - 1527): nhà triết học chính trị Italia với tác phẩm tiêu biểu là “The Prince” (Quân vương), trong đó bàn về cách thức để đạt được quyền lực nhằm phục vụ cho mục đích an ninh quốc gia (Niccolo Machiavelli, Quân vương (2017), Nxb Dân trí do Đăng Thư dịch).

3 Thomas Hobbes (1588 - 1679): nhà triết học, chính trị người Anh với tác phẩm tiêu biểu “Leviathan”, được viết năm 1651, trong đó đề cập đến bản chất của con người và chứng minh sự cần thiết phải có một nhà nước mạnh theo hình ảnh con thuỷ quái Leviathan trong truyền thuyết.

4 Hans. J. Morgenthau (1904 - 1980): nhà lý luận chủ nghĩa hiện thực người Mỹ, người đặt nền móng cho chủ nghĩa hiện

thực thời kỳ hiện đại với tác phẩm tiêu biểu “Politics among Nations” (Chính trị giữa các quốc gia) (Hans. J. Morgenthau (1948), Politics among Nations, New York: Alfred A. Knopf).


[76, tr.42]. Những giả định về tính đơn nhất và duy lý xuất phát từ quan niệm cho rằng quốc gia cũng như con người với bản chất tự nhiên là ích kỷ, nên để sinh tồn, thì luôn mong muốn bản thân có nhiều sức mạnh hơn [63, tr.52]. Chính vì vậy, mục tiêu của các quốc gia là tìm cách gia tăng quyền lực nhằm tự đảm bảo an ninh và sự tồn tại của mình thông qua việc cố gắng giành được càng nhiều nguồn lực càng tốt. Tính đơn nhất và duy lý khiến các quốc gia đặc biệt chú trọng và hành xử theo sự chi phối của lợi ích quốc gia khi tham gia vào môi trường quốc tế, nhất là theo đuổi quyền lực và bảo đảm an ninh quốc gia [144].

Do các quốc gia trong hệ thống quốc tế cùng có động cơ, mục đích đảm bảo sự tồn vong của mình, nên các quốc gia khác đều có thể bị coi là mối đe dọa tiềm tàng và do không có một quyền lực cao hơn để có thể kêu cứu khi bị đe dọa, nên mỗi quốc gia đều coi mình dễ bị tổn thương, đơn độc và do đó phải tự cứu. Điểm nhấn về tự cứu không loại trừ khả năng các nước lập liên minh [171]. Nhưng liên minh chỉ có tính tạm thời: thành viên trong liên minh hôm nay có thể là kẻ thù của nhau trong tương lai và kẻ thù ngày hôm nay có thể ngày mai trở thành bạn. Trong dài hạn, mọi quá trình hợp tác, thậm chí kể cả những hình thức quan hệ đối tác cao nhất như liên minh, đồng minh, đối tác chiến lược… đều có thể bị điều chỉnh, thay đổi hoặc chấm dứt do bị chi phối bởi sự thay đổi lợi ích. Tư tưởng này đã được Tử tước Lord Palmerston, Bộ trưởng Ngoại giao Anh thế kỷ XIX khẳng định: “…không có đồng minh vĩnh viễn, không có kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích quốc gia là vĩnh viễn” [213, tr.1].

Theo chủ nghĩa hiện thực, quốc gia sống trong môi trường vô chính phủ, nên phải cạnh tranh với nhau. Vì phải cạnh tranh nên luôn tồn tại những mối đe dọa từ bên ngoài đối với sự tồn vong của quốc gia. Môi trường vô chính phủ là bất biến, nên tình trạng xung đột là thường xuyên trong quan hệ quốc tế. Vì thế, quốc gia phải tìm cách nâng cao an ninh để đảm bảo sự tồn tại, theo đó an ninh trở thành sự quan tâm lớn nhất và là lợi ích sống còn của các quốc gia. Trong một hệ thống mang tính cạnh tranh cao, các quốc gia sẽ theo đuổi chiến lược tự lực cánh sinh, lấy lợi ích quốc gia và nâng cao vị thế/quyền lực làm động lực cơ bản khi hoạch định chính sách. Trong quan hệ với các quốc gia khác, mục tiêu an ninh và cân bằng quyền lực là nội hàm chính trong hợp tác, nhất là trước khả năng tấn công bằng quân sự của đối thủ [135, tr.19]. Các quốc gia yếu hơn luôn tìm cách cân bằng lại quyền lực của quốc gia mạnh hơn và cân bằng mối đe dọa nhằm giảm thiểu sự chênh lệch về quyền lực, đồng nghĩa với giảm thiểu các đe dọa về an ninh [79, tr.42]. Theo đó, hợp tác giữa các quốc gia trong quan hệ quốc

Xem tất cả 232 trang.

Ngày đăng: 26/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí