Những nhân tố tác động đến quan hệ Việt Nam - Ấn Độ từ năm 2007 đến nay - 28


người dân, cũng như duy trì liên hệ và phối hợp chặt chẽ tại các tổ chức đa phương như WHO.

6. Nhận thức mối đe dọa từ khủng bố, bạo lực và chủ nghĩa cực đoan đối với nhân loại và hòa bình thế giới, hai nước quyết tâm chống khủng bố dưới mọi hình thức và biểu hiện, bao gồm cả khủng bố xuyên biên giới, các mạng lưới tài trợ và bao che cho khủng bố, cụ thể hoá bằng việc tăng cường phối hợp trong các nỗ lực song phương, khu vực và toàn cầu. Hai bên sẽ đẩy mạnh nỗ lực chung để xây dựng đồng thuận cho việc sớm thông qua Công ước Toàn diện về Chống Khủng bố Quốc tế (CCIT).

Thịnh vượng

7. Nhận thức được những thách thức cũng như cơ hội mới do đại dịch Covid-19 đem lại, hai bên sẽ hợp tác xây dựng các chuỗi cung ứng đáng tin cậy, vững bền và hiệu quả, đồng thời thúc đẩy toàn cầu hóa lấy con người làm trung tâm. Hai bên phấn đấu sớm đạt mục tiêu kim ngạch thương mại 15 tỷ USD trong thời gian sớm nhất và sẽ đề ra những mục tiêu tham vọng hơn cho thương mại song phương dựa trên một kế hoạch hành động cụ thể và các chuỗi cung ứng mới tại hai nước.

8. Nhận thấy sự bổ sung rất lớn cho nhau giữa một bên là thị trường nội địa rộng lớn với tầm nhìn tự cường của Ấn Độ và một bên là sức sống và năng lực kinh tế ngày càng cao của Việt Nam, cả hai bên sẽ không ngừng nâng cấp quan hệ đối tác kinh tế song phương thông qua việc tạo thuận lợi cho các hoạt động đầu tư dài hạn vào nền kinh tế của nhau, thúc đẩy liên doanh, tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu mới, tăng cường kết nối cứng và kết nối số, khuyến khích thương mại điện tử, tạo thuận lợi cho việc đi lại của doanh nghiệp, nâng cấp cấu trúc thương mại khu vực và tăng cường khả năng tiếp cận thị trường. Mục tiêu trở thành nền kinh tế 5 nghìn tỷ USD vào năm 2024 của Ấn Độ và tham vọng trở thành nền kinh tế có thu nhập cao vào năm 2045 của Việt Nam sẽ mở ra những chân trời mới cho quan hệ đối tác giữa hai nước, tạo điều kiện cho tất cả các thành phần kinh tế, bao gồm cả các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa và cộng đồng nông dân của hai nước khai thác tối đa.

9. Nhấn mạnh mục tiêu chung về tiến bộ và thịnh vượng của hai nền kinh tế mới nổi với dân số trẻ, quan hệ đối tác kinh tế và phát triển giữa Ấn Độ và Việt Nam sẽ ngày càng được thúc đẩy bởi triển vọng về công nghệ mới, đổi mới sáng tạo và số hóa, để xây dựng một nền quản trị tốt, tăng quyền cho người dân, cũng


như phát triển bền vững và bao trùm. Theo đó, hai bên sẽ khai thác sự tương đồng giữa mục tiêu “Ấn Độ số” của Ấn Độ và tầm nhìn “xã hội số” của Việt Nam, cũng như tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực hạt nhân dân sự và công nghệ vũ trụ, các công nghệ chuyển đổi trong công nghệ thông tin và truyền thông, các ngành khoa học đại dương, nông nghiệp bền vững, quản lý tài nguyên nước, chăm sóc sức khỏe toàn diện, vắc-xin và dược phẩm, đô thị thông minh và khởi nghiệp.

10. Khẳng định lại cam kết chung về phát triển bền vững và hành động vì khí hậu, đồng thời giải quyết vấn đề an ninh năng lượng của hai nước đang phát triển, hai bên sẽ hợp tác trong các lĩnh vực năng lượng mới, năng lượng tái tạo, bảo toàn năng lượng và các công nghệ thích ứng với khí hậu. Việc Việt Nam có thể tham gia Liên minh Năng lượng mặt trời quốc tế trong tương lai có thể mang đến những cơ hội hợp tác mới trong khai thác năng lượng mặt trời quy mô lớn. Đồng thời, hai bên sẽ củng cố hơn nữa quan hệ đối tác lâu năm trong lĩnh vực dầu khí, bao gồm cả hợp tác trong các dự án thăm dò ở nước thứ ba và các dự án hạ nguồn. Hai bên sẽ tăng cường hợp tác trong thích ứng với biến đổi khí hậu. Ấn Độ mong muốn Việt Nam tham gia Liên minh Cơ sở hạ tầng chống chịu thiên tai thiên tai trong tương lai gần.

11. Ghi nhận vai trò quan trọng của quan hệ Đối tác phát triển nhằm đem lại lợi ích cụ thể và đa dạng cho cộng đồng tại các địa phương, đóng góp vào việc hoàn thành các Mục tiêu Phát triển Bền vững, Ấn Độ sẽ tiếp tục tăng cường hỗ trợ phát triển và xây dựng năng lực cho các địa phương của Việt Nam, trong đó có mở rộng các Dự án tác động nhanh (QIP) trong khuôn khổ sợp tác Mê Công - Sông Hằng và các chương trình của Cơ quan Hợp tác Kỹ thuật và Kinh tế Ấn Độ (ITEC) và ITEC

Số (e-ITEC) trong nhiều lĩnh vực.

Người dân

12. Nhấn mạnh sự gắn kết lâu đời về văn hóa, lịch sử giữa Ấn Độ và Việt Nam, hai bên sẽ kế thừa và tăng cường tìm hiểu, nghiên cứu về di sản văn hóa, văn minh chung của hai nước, bao gồm Phật giáo, văn hóa Chăm, các phong tục truyền thống và kinh cổ. Hợp tác bảo tồn di sản văn hóa chung sẽ được coi như một trụ cột chính trong quan hệ đối tác phát triển của hai nước. Hệ thống y học cổ truyền có ý nghĩa quan trọng với cả hai nước trong việc đạt được các Mục tiêu phát triển bền vững số 2 và 3. Nhờ sự giao lưu văn hóa giữa hai quốc gia


trong hàng nghìn năm qua, các hệ thống y học truyền thống như Ayurveda và y học cổ truyền Việt Nam có nhiều điểm tương đồng trong kho tàng kiến thức y học sâu rộng. Yoga đã trở thành một biểu tượng của hòa bình, hòa hợp và hành trình cùng tìm kiếm hạnh phúc và sức khỏe tâm hồn. Hai nước cam kết hợp tác để tăng cường hệ thống y học cổ truyền và y học chứng cứ vì sức khoẻ của người dân. Hai bên sẽ tích cực hợp tác để xuất bản Bách khoa toàn thư về Quan hệ Văn hóa và Văn minh Ấn Độ - Việt Nam để kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Ấn Độ - Việt Nam vào năm 2022.

13. Nhận thức về sức mạnh và sự ủng hộ dành cho quan hệ của hai nước xuất phát từ tình cảm hữu nghị giữa nhân dân hai nước, hai bên sẽ nỗ lực tăng cường thắt chặt giao lưu nhân dân bằng cách tăng các chuyến bay thẳng, tạo thuận lợi cho đi lại thông qua đơn giản hóa thủ tục thị thực và thúc đẩy du lịch. Hai bên sẽ tăng cường xây dựng các cơ chế kết nối như trao đổi nghị viện, quan hệ giữa các bang của Ấn Độ và các tỉnh Việt Nam, giao lưu giữa các chính đảng, các tổ chức xã hội, các nhóm hữu nghị và các tổ chức thanh niên, hợp tác giữa các cơ sở giáo dục và học thuật, các viện nghiên cứu, các chương trình nghiên cứu chung, học bổng giáo dục, giao lưu truyền thông, điện ảnh, truyền hình và thể thao. Hai bên cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác giữa các cơ quan liên quan để đưa các nội dung về quan hệ và sự gắn kết lịch sử lâu đời giữa Việt Nam và Ấn Độ vào hệ thống sách giáo khoa phổ thông của hai nước.

Hai Thủ tướng tin tưởng rằng Tầm nhìn chung trên đây sẽ là nền tảng cho một kỷ nguyên mới trong quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Ấn Độ - Việt Nam. Để hiện thực hóa tầm nhìn này, hai bên sẽ xây dựng các Kế hoạch hành động triển khai cụ thể theo từng giao đoạn, bắt đầu từ giai đoạn 2021-2023.


PHỤ LỤC 6: TRAO ĐỔI CÁC ĐOÀN CẤP CAO GIỮA VIỆT NAM VÀ ẤN ĐỘ (2007 –2014)



Stt

Thời gian

Đoàn Việt Nam thăm

Ấn Độ

Thời gian

Đoàn Ấn Độ thăm

Việt Nam

1

7/2007

Thủ tướng Nguyễn

Tấn Dũng

3/2007

Chủ tịch Quốc hội

Somnath Chatterjee




12/2007

Bộ trưởng Quốc

phòng A.K. Antony

2

3/2008

Phó Trưởng ban Đối

ngoại Trung ương Nguyễn Bắc Son

4/2008

Tổng Bí thư ĐCS Prakash Karat

3

9/2009

Phó Chủ tịch nước

Nguyễn Thị Doan

11/2008

Tổng thống Pratibha

Devisingh Patil

4

12/2009

Phó Thủ tướng

Trương Vĩnh Trọng thăm Ấn Độ (tháng

5/2010

Ủy viên Bộ Chính trị CPI-M Yachury




10/2010

Bộ trưởng Quốc

phòng A.K. Antony

5

2/2010

Chủ tịch Quốc hội

Nguyễn Phú Trọng

10/2010

Thủ tướng Manmohan

Sighn

6

10/2011

Chủ tịch nước Trương

Tấn Sang

5/2011

Chủ tịch Hạ viện

Meira Kumar




11/2011

Ngoại trưởng Ấn Độ

S.M. Krishna

7

3/2012

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân

1/2013

Phó Tổng thống

Mohammad Hamid Ansari

8

1/2013

Phó Thủ tướng Nguyễn Văn Ninh

9/2014

Tổng thống Pranab Mukherjee

9

11/2013

Tổng Bí thư Nguyễn

Phú Trọng



10

10/2014

Thủ tướng Nguyễn

Tấn Dũng



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

Những nhân tố tác động đến quan hệ Việt Nam - Ấn Độ từ năm 2007 đến nay - 28


PHỤ LỤC 7: TRAO ĐỔI CÁC ĐOÀN CẤP CAO GIỮA VIỆT NAM VÀ ẤN ĐỘ (2016 –2021)



Stt

Thời gian

Đoàn Việt Nam thăm

Ấn Độ

Thời gian

Đoàn Ấn Độ thăm

Việt Nam

1

12/2016

Chủ tịch Quốc hội

Nguyễn Thị Kim Ngân

9/2016

Thủ tướng Narenda Modi

2

3/2018

Thủ tướng Nguyễn

Xuân Phúc

11/2018

Tổng thống Ram Nath

Kovind

3

3/2018

Chủ tịch nước Trần

Đại Quang

5/2019

Phó Tổng thống

Venkaiah Naidu

4

2/2019

Phó Chủ tịch nước

Đặng Thị Ngọc Thịnh



5

12/2021

Chủ tịch Quốc hội

Vương Đình Huệ



Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/05/2022