triển vững chắc. Cùng ghi nhận những thành tựu trong quan hệ song phương trong các lĩnh vực chính trị, an ninh, kinh tế, khoa học, kỹ thuật và văn hóa, hai nhà lãnh đạo quyết tâm củng cố quan hệ Việt Nam-Ấn Độ thông qua việc thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược Mới. Quan hệ đối tác này sẽ gắn kết và giúp đa dạng hóa và làm sâu sắc hơn quan hệ Việt Nam và Ấn Độ trong môi trường quốc tế biến đổi nhanh chóng trong những năm tới. Quan hệ Đối tác Chiến lược Mới này sẽ bao gồm các quan hệ song phương trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng, văn hóa, khoa học, kỹ thuật và định hướng quan hệ hợp tác giữa hai nước trong các diễn đàn khu vực và đa phương.
Hợp tác chính trị, quốc phòng và an ninh
7. Hai nhà lãnh đạo đánh giá cao những đóng góp quan trọng của các cơ chế sẵn có vào hợp tác song phương giữa hai nước như Uy ban Hỗn hợp Việt Nam-Ấn Độ, Tham khảo giữa hai Bộ Ngoại giao hai nước và ghi nhận những kết quả quan trọng của các chuyến thăm cấp cao song phương gần đây giữa hai nước. Nhằm tăng cường hơn nữa sự hợp tác và hiểu biết lẫn nhau trong bối cảnh quan hệ Đối tác Chiến lược Mới được thiết lập giữa hai nước, hai nhà lãnh đạo đồng ý thiết lập cơ chế Đối thoại Chiến lược ở cấp Thứ trưởng Ngoại giao.
8. Nhận thấy vai trò quan trọng của Ấn Độ và Việt Nam trong việc tăng cường an ninh khu vực, hai nhà lãnh đạo hoan nghênh sự phát triển vững chắc của quan hệ an ninh, quốc phòng song phương giữa hai nước. Hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh tầm quan trọng của các khuôn khổ thể chế hiện nay trong hợp tác an ninh và quốc phòng giữa hai nước và cam kết củng cố hợp tác về cung ứng quốc phòng, các dự án chung, hợp tác đào tạo và trao đổi thông tin tình báo.
9. Hai nhà lãnh đạo nhất trí cần phải tăng cường hơn nữa các cuộc tiếp xúc và trao đổi đoàn giữa các tổ chức Quốc phòng và An ninh hai nước.
10. Nhận thấy hai nước đều có lợi ích hàng hải lớn, hai bên nhất trí hợp tác chặt chẽ nhằm tăng cường hợp tác về xây dựng năng lực, hỗ trợ kỹ thuật và chia sẻ thông tin giữa các cơ quan liên quan của hai nước trong việc bảo đảm an ninh đường biển, bao gồm chống cướp biển, ngăn ngừa ô nhiễm, tìm kiếm và cứu hộ.
11. Nhận thấy chủ nghĩa khủng bố là một trong những mối đe dọa nghiêm trọng nhất đến hòa bình và an ninh quốc tế, hai nhà lãnh đạo lên án mạnh mẽ chủ nghĩa khủng bố dưới mọi hình thức và biểu hiện, do bất cứ ai tiến hành, ở bất kỳ đâu và vì bất kỳ mục đích gì và nhấn mạnh không một lý do hay động cơ nào có thể biện minh cho các hoạt động khủng bố. Hai nhà lãnh đạo quyết tâm củng cố
hợp tác song phương trong việc đối phó với chủ nghĩa khủng bố một cách toàn diện và lâu dài, và với mục đích này, hai nhà lãnh đạo nhất trí tổ chức một cuộc họp của các cơ quan liên quan để xác định cách thức và biện pháp nhằm tăng cường và mở rộng quan hệ hợp tác chống khủng bố hiện có. Hai bên cũng nhất trí tăng cường hợp tác bảo đảm an ninh mạng.
Có thể bạn quan tâm!
- Những nhân tố tác động đến quan hệ Việt Nam - Ấn Độ từ năm 2007 đến nay - 22
- Những nhân tố tác động đến quan hệ Việt Nam - Ấn Độ từ năm 2007 đến nay - 23
- Tuyên Bố Chung Về Quan Hệ Đối Tác Chiến Lược Giữa Việt Nam Và Ấn Độ
- Tuyên Bố Chung Việt Nam - Ấn Độ
- Những nhân tố tác động đến quan hệ Việt Nam - Ấn Độ từ năm 2007 đến nay - 27
- Những nhân tố tác động đến quan hệ Việt Nam - Ấn Độ từ năm 2007 đến nay - 28
Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.
12. Hai nhà lãnh đạo chia sẻ quan điểm rằng ngoài các cơ hội phát triển, quá trình toàn cầu hóa hiện nay đã đặt ra nhiều vấn đề an ninh phi truyền thống đa dạng như buôn lậu ma túy, thiên tai, biến đổi khí hậu, an ninh năng lượng, HIV/AIDS, cúm gia cầm và các dịch bệnh khác. Những vấn đề này có thể giải quyết có hiệu quả thông qua hợp tác quốc tế. Trên tinh thần đó, hai nhà lãnh đạo quyết tâm củng cố hợp tác song phương trong việc giải quyết các vấn đề này thông qua chia sẻ kinh nghiệm, chuyên môn và thông tin.
Hợp tác kinh tế và liên kết thương mại gần gũi hơn
13. Thủ tướng Ấn Độ khẳng định cam kết của Ấn Độ hỗ trợ Việt Nam thông qua viện trợ và cung cấp tín dụng ưu đãi cho những lĩnh vực có tầm quan trọng thiết yếu đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam trên cơ sở những nhu cầu mà phía Việt Nam đưa ra ở những thời kỳ khác nhau. Thủ tướng Việt Nam bày tỏ đánh giá cao về sự hỗ trợ mà Ấn Độ dành cho Việt Nam.
14. Nhận thấy sự liên kết kinh tế chặt chẽ hơn giữa Việt Nam và Ấn Độ có thể góp phần vào việc chuyển đổi khu vực châu Á rộng lớn hơn thành một “Vòng cung Lợi thế và Thịnh vượng” từ đó thúc đẩy tăng trưởng và ổn định, hai nhà lãnh đạo hoan nghênh những nỗ lực nhằm sớm hoàn tất Hiệp định Thương mại tự do Ấn Độ-ASEAN. Hai nhà lãnh đạo chỉ thị Bộ trưởng Thương mại hai nước sớm có cuộc gặp để xây dựng một chiến lược nâng cấp mạnh mẽ hợp tác kinh tế và thương mại song phương, cũng như hình thành một kế hoạch hợp tác trong nhiều diễn đàn khu vực và đa phương. Thủ tướng Ấn Độ nhất trí với đề nghị của Thủ tướng Việt Nam về việc Ấn Độ hỗ trợ các nỗ lực của Việt Nam hội nhập đầy đủ với nền kinh tế toàn cầu. Thủ tướng Ấn Độ chúc mừng Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và cho rằng điều này sẽ cung cấp thêm một diễn đàn nữa cho sự hợp tác giữa hai nước. Phía Việt Nam đề nghị Ấn Độ công nhận Việt Nam có một nền kinh tế thị trường đầy đủ. Phía Ấn Độ ghi nhận tích cực đề nghị của phía Việt Nam.
15. Hai nhà lãnh đạo hài lòng ghi nhận thương mại hai chiều tăng trưởng vững chắc và quyết tâm tiến hành các biện pháp nhằm nâng tổng kim ngạch
thương mại giữa hai nước lên hai tỷ USD vào năm 2010. Hai bên cũng lưu ý đến việc Việt Nam chịu thâm hụt thương mại lớn với Ấn Độ và do đó nhất trí tiến hành các biện pháp cần thiết để khuyến khích xuất khẩu của Việt Nam vào Ấn Độ nhằm giảm bớt sự mất cân đối trong cán cân thương mại hiện nay giữa hai nước. Hai nhà lãnh đạo cũng ghi nhận rằng năm nay chứng kiến chiều hướng đáng hoan nghênh của đầu tư từ Ấn Độ vào Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác cần được phát huy thông qua việc đa dạng hóa hàng hóa thương mại và tăng cường đầu tư dựa trên lợi thế bổ sung lẫn nhau sẵn có giữa hai nước. Hai nhà lãnh đạo hoan nghênh việc tăng cường hợp tác giữa các Phòng Thương mại và Công nghiệp hai nước để hỗ trợ khu vực tư nhân thông qua việc thành lập các đầu mối liên hệ cho doanh nghiệp, tổ chức các hội chợ thương mại và hội thảo hàng năm để trao đổi thông tin về kinh nghiệm, cơ hội thương mại, môi trường kinh doanh và đầu tư.
16. Ghi nhận tầm quan trọng của việc cung cấp năng lượng toàn cầu đối với lợi ích quốc gia của mỗi nước, hai nhà lãnh đạo hoan nghênh các đề xuất về việc liên doanh và đầu tư chung trong các lĩnh vực có nhiều sự bổ sung lẫn nhau như hy-đrô các-bon (dầu khí, than đá) và năng lượng, đồng thời chỉ đạo các công ty dầu khí hai nước tăng cường đối thoại hơn nữa nhằm đạt được các thỏa thuận có lợi cho cả hai bên. Phía Việt Nam ghi nhận quan tâm của các công ty Ấn Độ về việc xây dựng các nhà máy lọc dầu ở Việt Nam và hoan nghênh sự tham gia của các công ty Ấn Độ trong đấu thầu để nhập khẩu dầu thô từ Việt Nam.
17. Hai nhà lãnh đạo nhất trí tăng cường các mối liên kết và giao lưu giữa nhân dân hai nước thông qua việc đẩy mạnh hợp tác du lịch, hàng không và đường biển. Hai nhà lãnh đạo cũng nhất trí tăng cường hợp tác song phương và hợp tác với các nước hữu quan khác trong ASEAN để thúc đẩy liên kết vận tải đường bộ giữa hai nước.
Hợp tác khoa học và công nghệ
18. Hai nhà lãnh đạo nhất trí rằng trong quan hệ Đối tác Chiến lược Mới giữa Việt Nam và Ấn Độ nhất thiết phải có sự hợp tác mật thiết hơn giữa hai nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ. Hai nhà lãnh đạo nhất trí tăng cường hợp tác công nghệ bao gồm các lĩnh vực nghiên cứu khí hậu, y học, công nghệ na-nô, công nghệ sinh học và các lĩnh vực khác.
19. Hai nhà lãnh đạo bày tỏ hài lòng về hợp tác song phương không ngừng gia tăng trong lĩnh vực sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình và các lĩnh
vực khoa học và công nghệ khác. Hai nhà lãnh đạo ghi nhận rằng có nhiều tiềm năng hợp tác về khoa học giữa hai nước trong các lĩnh vực công nghệ sinh học, y tế, khoa học cơ bản, nông nghiệp, quản lý khoa học, vật liệu mới và nghiên cứu khí hậu.
20. Hai nhà lãnh đạo hài lòng ghi nhận sự hợp tác hiện nay trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông và các dự án về phát triển nguồn nhân lực và tính toán hiệu năng cao đang giúp Việt Nam hoàn thành mục tiêu thúc đẩy ngành công nghiệp phần mềm trên tinh thần tự lực.
21. Thủ tướng Việt Nam hoan nghênh nguyện vọng của Tổ chức Nghiên cứu Không gian Ấn Độ muốn hợp tác với chương trình không gian của Việt Nam và cho biết phía Việt Nam sẽ cử một đối tác thích hợp cho phía Ấn Độ.
22. Hai nhà lãnh đạo nhất trí thúc đẩy những liên kết lớn hơn nữa giữa các viện và trung tâm nghiên cứu và giáo dục của hai nước và chỉ thị cho các cán bộ liên quan của mỗi nước thiết lập sự kết nối giữa các trung tâm được thành lập ở Việt Nam với sự trợ giúp của Ấn Độ nhằm tranh thủ các mặt mạnh của các trung tâm. Hai nhà lãnh đạo nhất trí khuyến khích công dân của mình tham gia vào các hoạt động nghiên cứu, trao đổi học thuật và các học bổng ở quy mô lớn hơn.
23. Phía Việt Nam đồng ý hợp tác với Ấn Độ trong các lĩnh vực Việt Nam có thế mạnh như sản xuất đồ gỗ, đồ da. Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác và trao đổi kinh nghiệm trong các lĩnh vực hai bên cùng có thế mạnh như thương mại và chế biến hải sản. Hai bên cũng nhất trí trao đổi kinh nghiệm và hợp tác trên thị trường toàn cầu đối với các sản phẩm nông nghiệp như cà-phê, hạt tiêu, hạt điều, cao-su.v.v
Hợp tác văn hóa và kỹ thuật
24. Hai nhà lãnh đạo hài lòng nhận thấy quan hệ song phương được mở rộng trên các lĩnh vực văn hóa, giáo dục và phát triển nguồn nhân lực. Hai bên cũng nhất trí thúc đẩy chuyến khảo sát của nhóm các chuyên gia thuộc Cơ quan Nghiên cứu Khảo cổ Ấn Độ và việc tư vấn của nhóm này trong việc trùng tu các tháp Chàm ở Việt Nam. Phía Việt Nam hoan nghênh đóng góp của phía Ấn Độ trong việc trùng tu các tháp Chàm ở Việt Nam.
25. Thủ tướng Việt Nam bày tỏ đánh giá cao đối với các cơ hội đào tạo dành cho người Việt Nam theo Chương trình Hợp tác kinh tế và kỹ thuật của Ấn Độ (ITEC), các suất học bổng đại học và sau đại học tại Ấn Độ do Hội đồng
Quan hệ Văn hóa Ấn Độ tài trợ, việc đào tạo tại Trung tâm Phát triển Doanh nhân ở Việt Nam và tại Trung tâm đào tạo tiếng Anh.
26. Hai bên bày tỏ hài lòng đối với việc tăng cường mối giao lưu nhân dân hai nước kể cả trực tiếp và thông qua các tổ chức như các hội hữu nghị.
Hợp tác khu vực và đa phương
27. Hai nhà lãnh đạo cam kết tăng cường vai trò của LHQ để tổ chức này trở thành một hệ thống đa phương hiệu quả hơn dựa trên các nguyên tắc của luật pháp quốc tế và tôn chỉ mục tiêu nêu trong Hiến chương LHQ. Điều này sẽ tăng cường vai trò của LHQ đối với hòa bình, an ninh và phát triển quốc tế. Hai nhà lãnh đạo cho rằng cần phải thúc đẩy các mục tiêu của chương trình nghị sự toàn cầu một cách cân bằng và toàn diện nhằm thực hiện Tuyên bố Thiên niên kỷ và đạt được các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ.
28. Hai nhà lãnh đạo nhắc lại sự ủng hộ mạnh mẽ đối với tiến trình cải tổ LHQ hiện nay và các cơ quan chủ chốt bao gồm Hội đồng Bảo an (HĐBA) nhằm làm cho LHQ dân chủ, minh bạch và hiệu quả hơn để có thể xử lý hữu hiệu hơn các thách thức đa dạng của thế giới đương đại. Hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sớm cải tổ HĐBA LHQ để cơ quan này phản ánh thực tế hiện tại và hoạt động một cách dân chủ, minh bạch và đáp ứng tốt hơn. Liên quan đến vấn đề này, hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh việc cải tổ HĐBA cần đưa đến một trong những kết quả là thế giới đang phát triển sẽ được đại diện thỏa đáng hơn, bao gồm cả việc thông qua các Ủy viên thường trực HĐBA. Thủ tướng Việt Nam khẳng định lại việc Việt Nam luôn ủng hộ Ấn Độ ứng cử làm thành viên thường trực HĐBA khi tổ chức này được cải tổ và mở rộng. Thủ tướng Ấn Độ khẳng định lại việc Ấn Độ ủng hộ Việt Nam ứng cử làm thành viên không thường trực HĐBA LHQ nhiệm kỳ 2008 – 2009. Hai bên nhất trí phối hợp chặt chẽ trong hàng loạt các vấn đề liên quan đến việc cải tổ LHQ như được phản ánh trong Báo cáo kết quả của phiên họp toàn thể cấp cao của kỳ họp lần thứ 60 của Đại hội đồng LHQ tổ chức tại New York vào tháng 9-2005.
29. Hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh sự cần thiết phải hợp tác để bảo đảm đạt được các kết quả của Chương trình nghị sự Phát triển WTO vì điều đó sẽ rất quan trọng cho việc hoàn thành các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ. Hai nhà lãnh đạo cam kết bảo đảm rằng vòng đàm phán phát triển Đô-ha sẽ đem lại kết quả cân bằng, đáp ứng sự quan tâm của các nước đang phát triển.
30. Thủ tướng Ấn Độ ca ngợi vai trò quan trọng và mang tính xây dựng của Việt Nam trong tổ chức ASEAN và những đóng góp của Việt Nam đối với sự ổn định của khu vực. Thủ tướng Việt Nam đánh giá cao chính sách “Hướng Đông” của Ấn Độ và quan hệ đối tác ngày càng phát triển giữa ASEAN-Ấn Độ, được củng cố thêm nhờ việc thông qua “Quan hệ đối tác ASEAN-Ấn Độ vì hòa bình, tiến bộ và thịnh vượng chung” và Chương trình hành động chi tiết. Hai nhà lãnh đạo khẳng định lại cam kết và sự tham gia tích cực của Việt Nam và Ấn Độ vào Hợp tác sông Hằng – sông Mê Công. Hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh rằng quan hệ đối tác Ấn Độ – ASEAN dựa trên lợi ích chung về hòa bình và thịnh vượng của toàn bộ khu vực Nam Á và Đông – Nam Á. Hai nhà lãnh đạo cũng nhấn mạnh cam kết chung của mình đối với tiến trình hội nhập sâu hơn của nền kinh tế Ấn Độ với các nền kinh tế ASEAN.
31. Ấn Độ đánh giá cao sự ủng hộ của Việt Nam đối với việc Ấn Độ tham gia Cấp cao Đông Á. Cùng với việc thừa nhận vai trò trung tâm của ASEAN trong định hướng tiến trình thành lập cơ chế khu vực mới này, hai nước nhấn mạnh tất cả các nước thành viên của Cấp cao Đông Á cần tham gia đầy đủ và đóng góp tích cực cho một cộng đồng Đông Á, tạo thuận lợi cho hợp tác và liên kết khu vực và nhất trí cùng hợp tác chặt chẽ vì mục tiêu này. Hai nhà lãnh đạo cũng nhất trí Cấp cao Đông Á cần tiếp tục là một tiến trình mở và hướng ra bên ngoài cũng như bổ trợ cho các cơ chế khu vực sẵn có.
Hai bên cũng nhất trí trao đổi quan điểm và phối hợp lập trường trên các vấn đề cùng quan tâm tại các diễn đàn đa phương như ARF, ASEM, Cấp cao Đông Á và LHQ.
Kết luận
32. Hai bên bày tỏ tin tưởng rằng chuyến thăm hết sức thành công của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tới Ấn Độ và quyết định của hai nước về việc thiết lập một Quan hệ Đối tác Chiến lược Mới sẽ mở ra một chương mới trong quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Ấn Độ và Việt Nam.
33. Thay mặt Chính phủ và nhân dân Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ cảm ơn Chính phủ và nhân dân Ấn Độ đã dành cho Ngài và các thành viên trong Đoàn sự đón tiếp nồng hậu. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã mời Thủ tướng M.Singh thăm Việt Nam vào thời gian thuận tiện cho cả hai bên. Thủ tướng M.Singh đã vui vẻ nhận lời và thời gian của chuyến thăm sẽ được thu xếp thông qua các kênh ngoại giao.
Ký tại New Delhi, ngày 6-7.
PHỤ LỤC 3: JOINT STATEMENT ON THE OCCASION OF THE STATE VISIT OF THE GENERAL SECRETARY OF THE COMMUNIST PARTY OF VIETNAM TO INDIA
1. At the invitation of H.E. Dr. Manmohan Singh, Prime Minister of the Republic of India, H.E. Mr. Nguyen Phu Trong, General Secretary of the Communist Party of the Socialist Republic of Viet Nam paid a State visit to India from 19-22 November, 2013.
2. The General Secretary called on the President of India H.E. Shri Pranab Mukherjee and met Vice President H.E. Shri Hamid Ansari and Speaker of the Lok Sabha H.E. Smt Meera Kumar. Prime Minister held talks with the General Secretary and hosted a banquet in his honour. External Affairs Minister H.E. Shri Salman Khurshid and leaders of Indian political parties met the General Secretary separately. The General Secretary was accorded a ceremonial reception at the Rashtrapati Bhawan and he laid a wreath at the memorial of Mahatma Gandhi at Rajghat.
3. The General Secretary also visited Mumbai where he met the Governor of the state of Maharashtra and interacted with the Indian business community.
4. The leaders noted that India and Viet Nam had common objectives of inclusive growth and socio-economic development and affirmed that they shared a common vision to meet the aspirations of the peoples of both countries. They also noted that both countries faced similar challenges posed by global economic recession, the menace of terrorism and other issues confronting the international system. The Prime Minister reaffirmed that Vietnam was a pillar of India's Look East Policy, which was supported by the General Secretary. They envisaged a more active role for India in the regional and international arena.
5. The leaders recalled the great contributions of Prime Minister Jawaharlal Nehru and President Ho Chi Minh to the development of India - Viet Nam friendship, which was further nurtured by subsequent generations of leaders and peoples of both countries. They expressed satisfaction that regular consultations at all levels had helped consolidate and expand bilateral ties.
6. The leaders expressed satisfaction at the success of the "India - Viet Nam Friendship Year" held in 2012 that celebrated the 40th anniversary of establishment of full diplomatic relations and the 5th anniversary of the Strategic Partnership between the two countries. The numerous events organized by both
countries raised awareness among the people of both countries about the civilisational linkages between India and Viet Nam and the scope for future collaboration in the contemporary world.
7. The leaders emphasized that India - Viet Nam relationship was a time tested friendship, characterised by shared interests, mutual trust and multi- dimensional cooperation. In view of the convergence on strategic interests, they agreed to further strengthen and deepen the Strategic Partnership between the two countries. This would contribute to peace, stability and prosperity in the Asia Pacific region and beyond.
Strategic engagement
8. High level visits in recent years by the Indian President in 2008, Vice President in 2013, Prime Minister in 2010 and Speaker of Lok Sabha in 2011, and the Vietnamese President in 2011, Vice President in 2009, Chairman of National Assembly in 2010 and Prime Minister in 2012 reflected the importance attached to the strengthening of bilateral ties by both sides. The leaders decided to reinforce high level political interactions by enhancing the frequency of bilateral visits and meetings in the margins of regional and multilateral events.
9. The leaders welcomed the agreements and the substantive Action Plan adopted at the 15th Joint Commission Meeting in New Delhi on 11 July, 2013 and commended the important contributions made by other existing bilateral mechanisms for consolidating and expanding the relationship.
10. The leaders welcomed the decision to establish exchange of visits under the Distinguished Visitors Programme between the Ministry of External Affairs of India and the Commission for External Relations of the Communist Party of Vietnam to strengthen mutual understanding in the fields of governance, public policy, challenges of development and inclusive growth.
11. The leaders agreed that defence cooperation was a significant pillar of the strategic partnership between the two countries. The leaders welcomed the regular defence dialogue, training, exercises, Navy and Coast Guard ship visits, capacity building, exchange of think tanks and other exchanges between relevant agencies of the two countries in recent years. The utilization of the Line of Credit in the field of defence would further strengthen defence cooperation. The leaders recommended that both sides continue to work closely on suitable terms and conditions for the Line of Credit of US$100 million in the field of defense to