Những nhân tố tác động đến quan hệ Việt Nam - Ấn Độ từ năm 2007 đến nay - 21


Tuy nhiên, bên cạnh khía cạnh thuận (thúc đẩy) của các nhân tố này, còn có các khía cạnh không thuận (cản trở), ảnh hưởng tới hiệu quả hợp tác giữa hai nước trên các lĩnh vực, đặc biệt trên lĩnh vực quốc phòng - an ninh và kinh tế. Mỗi nhân tố đều có khía cạnh cản trở nhất định, trong đó nổi lên là khía cạnh bất cân xứng giữa Việt Nam, Ấn Độ với Trung Quốc, các vấn đề nội tại, chính sách phát triển của mỗi nước... Sự bất cân xứng với Trung Quốc cùng với vị trí địa lý gần kề (láng giềng chung biên giới) tác động tới lợi ích kinh tế của mỗi nước trong quan hệ với Trung Quốc. Sự nhạy cảm trong mối quan hệ với Trung Quốc tạo nên sự dè dặt, thận trọng nhất định trong hợp tác về quốc phòng - an ninh giữa Việt Nam và Ấn Độ. Trong khi khoảng cách địa lý xa, thiếu sự kết nối về giao thông, người dân, chính sách bảo hộ của Ấn Độ v.v dẫn đến hiệu quả hợp tác kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng mỗi nước. Đồng thời, qua đó cũng cho thấy mối liên hệ cũng như sự tác động qua lại giữa các nhân tố với nhau.

Tựu trung, quan hệ Việt Nam - Ấn Độ giai đoạn 2007 - 2021 có những bước tiến so với các giai đoạn trước thể hiện ở cấp độ quan hệ, nội dung và mức độ hợp tác, đặc biệt trong lĩnh vực quốc phòng - an ninh và kinh tế. Tuy nhiên, sự phát triển đó chưa đáp ứng được nội hàm của khuôn khổ đối tác chiến lược/chiến lược toàn diện và tiềm năng của hai nước.

3. Thông qua việc phân tích dự báo về sự vận động của các nhân tố chủ yếu, có thể thấy trong thời gian tới (đến năm 2027), quan hệ Việt Nam - Ấn Độ tiếp tục chịu sự tác động của các nhân tố: quốc tế và khu vực, bản sắc và lợi ích quốc gia và nhân tố lãnh đạo. Các nhân tố này vừa có những khía cạnh thúc đẩy và cản trở xen kẽ, về cơ bản sự tác động này không quá khác biệt so với giai đoạn 2007 - 2021. Đặc biệt, những vấn đề an ninh bao gồm cả truyền thống (chủ quyền) và phi truyền thống (Covid-19, biến đổi khí hậu, an ninh mạng, khủng bố) sẽ có tác động thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ Việt Nam - Ấn Độ. Ngoài ra, với bản sắc đang định hình của một quốc gia tầm trung và cường quốc khu vực đang hướng tới trở thành cường quốc thế giới sẽ giúp nâng cao giá trị chiến lược của hai nước trong chính sách của nhau cũng như trong chính sách của các nước lớn. Tuy nhiên, những khía cạnh cản trở (sự bất cân xứng giữa Việt Nam, Ấn Độ với Trung Quốc; chính sách của mỗi nước, khoảng cách địa lý…) vẫn sẽ tiếp tục là rào cản hạn chế chiều sâu và hiệu quả hợp tác song phương Việt Nam - Ấn Độ. Theo đó, dưới tác động của các nhân tố, chiều hướng quan hệ Việt Nam - Ấn Độ giai đoạn 2022 - 2027 sẽ tiếp tục phát triển theo hướng tích cực, tuy nhiên do


thời gian chưa đủ dài cũng như do một số tác động không thuận, nên trong thời gian tới, khả năng hợp tác chưa thể tạo nên những đột phá lớn hơn, mạnh mẽ hơn so với giai đoạn 2007 - 2021.

4. Luận án nghiên cứu các nhân tố tác động tới quan hệ Việt Nam - Ấn Độ chủ yếu tập trung trên hai phương diện: (i) nâng cấp quan hệ; (ii) hiệu quả hợp tác trên hai lĩnh vực chính là quốc phòng - an ninh và kinh tế. Trên cơ sở dự báo chiều hướng vận động, tác động (theo hai chiều hướng thúc đẩy và cản trở) của các nhân tố đến năm 2027, luận án đề xuất một số định hướng chính sách cho Việt Nam trong quan hệ với Ấn Độ trên nguyên tắc phát huy khía cạnh thúc đẩy và giảm thiểu khía cạnh cản trở của các nhân tố tác động. Cụ thể: (i) các chính sách phát triển kinh tế, cần ưu tiên lĩnh vực mới/phục vụ phát triển bền vững như năng lượng tái tạo, chuyển đổi kỹ thuật số, sản xuất vaccine, thuốc chữa Covid- 19…bên cạnh tiếp tục phát huy những lĩnh vực truyền thống thu hút FDI Ấn Độ và thương mại hai nước như sản xuất phần mềm, nông nghiệp, may mặc, giày da…Đồng thời, sớm khắc phục những nguyên nhân cản trở hiệu quả hợp tác như: kết nối vật lý - đường bộ, đường biển, đường hàng không, các vấn đề nội tại, thiếu thông tin…(ii) các chính sách về quốc phòng, đặc biệt khuyến nghị Việt Nam cần linh hoạt trong chiến lược “cân bằng nước lớn” và chính sách quốc phòng “bốn không” để đảm bảo lợi ích quốc gia và đưa quan hệ quốc phòng - an ninh với Ấn Độ đi vào chiều sâu, thực chất. Đối với vấn đề Biển Đông, bên cạnh việc tranh thủ tối đa mối quan hệ Ấn Độ - Trung Quốc vốn thiếu sự tin cậy, Việt Nam cũng cần có những hướng tiếp cận mới như lôi kéo Ấn Độ vào các dự án kinh tế trên Biển Đông nhằm giúp đảm bảo thực thi pháp luật, đồng thời tăng cường sự hiện diện của Ấn Độ trên thực địa; (iii) các chính sách phát huy lợi thế về quan hệ truyền thống, hữu nghị, sự tin cậy lẫn nhau, những tương đồng về bản sắc, đồng thời biết tận dụng những nét riêng trong chính sách đối ngoại lấy văn hóa (trong đó có Phật giáo) làm một trong những trụ cột ngoại giao của Thủ tướng Narenda Modi; (iv) các chính sách phối hợp cũng như ủng hộ lẫn nhau tại các tổ chức, diễn đàn đa phương như Liên hợp quốc, ASEAN….


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

1. Nguyễn Thị Thu Hà (2021), “Các nhân tố tác động tới quan hệ Việt Nam - Ấn Độ trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI- tiếp cận từ quan điểm của chủ nghĩa kiến tạo”, Tạp chí Đối ngoại số 133 (5+6/2021).

2. Nguyễn Thị Thu Hà (2021), “Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao (2007-2021)”, Tạp chí Lịch sử Đảng (367) 6-2021.

Những nhân tố tác động đến quan hệ Việt Nam - Ấn Độ từ năm 2007 đến nay - 21

3. Nguyễn Thị Thu Hà (2021), “Vị trí, vai trò của Việt Nam trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ (giai đoạn 2004 đến nay)”, Tạp chí Lý luận chính trị và truyền thông số 2/2021.

4. Nguyễn Thị Thu Hà (2017), Nhân tố tác động đến quan hệ Việt Nam - Ấn Độ trong bối cảnh hiện nay, Tạp chí Lý luận Chính trị & Truyền thông số 2/2017

5. Nguyễn Thị Thu Hà (2016), Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, Tạp chí Thông tin đối ngoại số 11/2016.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Anjana Mothar Chandra (2010), 5000 năm lịch sử và văn hóa Ấn Độ, Nxb Văn hóa - thông tin, Hà Nội.

2. Anand Vinod (2017), “Thành tựu hợp tác quốc phòng, an ninh giữa Ấn Độ và Việt Nam”, Kỷ yếu HTKHQT: “Việt Nam - Ấn Độ 45 năm quan hệ ngoại giao và 10 năm đối tác chiến lược‖, Nxb Lý luận chính trị Hà Nội.

3. Ban Chấp hành Trung ương, Báo cáo tổng kết thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2010 - 2020, xây dựng hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030, https://nhandan.com.vn/tin-tuc- su-kien/bao-cao-tong-ket-thuc-hien-chien-luoc-phat-trien-kinh-te-xa-hoi- 10-nam-2011-2020-xay-dung-chien- -luoc-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-10- nam-2011-2020-xay-dung-chien-luoc-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-10-nam- 2021-2030-621156/, truy cập ngày 4/5/2020.

4. Báo Thế giới & Việt Nam (2013), “Phát biểu của Tổng Bí thư tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 28”, https://baoquocte.vn/phat-bieu-cua-tong-bi-thu-tai- hoi-nghi-ngoai-giao-lan-thu-28-236.html, truy cập ngày 5/11/2020.

5. Báo Điện tử Chính phủ, “Nâng quan hệ Việt Nam - Ấn Độ lên tầm cao mới”, https://baochinhphu.vn/nang-quan-he-viet-nam-an-do-len-tam-cao- moi-10214671.htm, truy cập ngày 10/5/2021.

6. Báo Điện tử Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2011), “Quan hệ thương mại Việt Nam - Ấn Độ năm 2010 và triển vọng năm 2011”, http://baochinhphu.vn/Tin-nganh/Quan-he-thuong-mai-Viet-Nam-An-Do- nam-2010-va-trien-vong-nam-2011-17022011/64586.vgp, truy cập ngày 7/11/2020.

7. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam (2010), “Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng trả lời phỏng vấn báo Express Ấn Độ”, https://dangcongsan.vn/thoi-su/chu-tich-quoc-hoi-nguyen-phu-trong-tra-loi- phong-van-bao-express-an-do-8846.html, truy cập ngày 23/11/2021.

8. Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam (2015), “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Chủ tịch Hạ viện Ấn Độ”, https://dangcongsan.vn/thoi-su/tong- bi-thu-nguyen-phu-trong-tiep-chu-tich-ha-vien-an-do-296799.html truy cập ngày 3/8/2021.


9. Báo Nhân dân (2020), “Tiếp tục đưa quan hệ Việt Nam - Ấn Độ đi vào chiều sâu”, https://nhandan.vn/tin-tuc-su-kien/tiep-tuc-dua-quan-he-viet- nam-an-do-di-vao-chieu-sau-628959/, truy cập ngày 4/10/2021.

10. Đinh Ngọc Bảo, Nguyễn Thị Phương Lan (2016), “Giá trị “tinh thần Ấn Độ” đối với lịch sử, văn hóa và mối quan hệ Việt Nam - Ấn Độ hiện nay”, Kỷ yếu HTKHQT: ―Việt Nam - Ấn Độ: Bối cảnh mới, Tầm nhìn mới‖, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.

11. An Bình (2018), “Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ: Việt - Ấn có lợi ích song trùng”, https://dantri.com.vn/the-gioi/dai-su-viet-nam-tai-an-do-viet-an-co- loi-ich-song-trung-2018012506543086.htm, truy cập ngày 9/7/2021.

12. Lê Hải Bình (2020), “Xu hướng tập hợp lực lượng ở châu Á - Thái Bình Dương trong 5-10 năm tới: Tác động và đối sách của Việt Nam”, Tạp chí nghiên cứu quốc tế số 1 (120).

13. Ngô Xuân Bình (Chủ biên) (2012), Thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Ấn Độ trong bối cảnh mới, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.

14. Ngô Xuân Bình (Chủ biên) (2013), Việt Nam - Ấn Độ và Tây Nam Á: Những mối liên hệ trong lịch sử và hiện tại, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.

15. Ngô Xuân Bình (Chủ biên) (2019), Điều chỉnh chính sách đối ngoại của Ấn Độ dưới thời Thủ tướng Narenda Modi, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

16. Bộ Công thương Việt Nam (2021), “Thúc đẩy hợp tác thương mại - đầu tư giữa Việt Nam với phía Bắc Ấn Độ”, https://moit.gov.vn/tin-tuc/thi-truong- nuoc-ngoai/thuc-day-hop-tac-thuong-mai-dau-tu-giua-viet-nam-voi-phia- ba.html, truy cập ngày 15/12/2021.

17. Bộ Công thương Việt Nam (2022), “Hôm nay Hiệp định RCEP bắt đầu có hiệu lực”, https://moit.gov.vn/tin-tuc/thi-truong-nuoc-ngoai/hiep-dinh-rcep- se-chinh-thuc-co-hieu-luc-tu-ngay-01-thang-01-nam-2022.html, truy cập ngày 15/1/2022.

18. Bộ Ngoại giao (2011), Ấn Độ và quan hệ Việt Nam - Ấn Độ, Nxb Thế giới, Hà Nội.

19. Bộ Ngoại giao (2020), Ngoại giao Việt Nam 2001-2015, Nxb Chính trị

Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

20. Bộ Quốc phòng nước CHXHCN Việt Nam (2014), Sách trắng quốc phòng Việt Nam năm 2014, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.


21. Bộ Quốc phòng nước CHXHCN Việt Nam (2019), Sách trắng quốc phòng Việt Nam năm 2019, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

22. Linh Chi (2020), “Đại sứ Phạm Sanh Châu: FDI từ Ấn Độ vào Việt Nam chưa có khoản “ra tấm ra món”, https://baoquocte.vn/dai-su-pham-sanh- chau-fdi-tu-an-do-vao-viet-nam-chua-co-khoan-ra-tam-ra-mon-135758- 135758.html, truy cập ngày 15/5/2021.

23. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2003), Tuyên bố chung về khuôn khổ hợp tác toàn diện giữa nước CHXHCN Việt Nam và Cộng hòa Ấn Độ bước vào thế kỷ XXI, https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Tuyen-bo- chung-Khuon-kho-hop-tac-toan-dien-giua-Viet-Nam-An-Do-2003- 17110.aspx, truy cập ngày 10/3/2021.

24. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2007), Tuyên bố chung về Quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Ấn Độ https://nhandan.vn/tin-tuc-su- kien/tuyen-bo-chung-ve-quan-he-doi-tac-chien-luoc-giua-viet-nam-va-an- do-426850, truy cập ngày 10/3/2021.

25. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, “Nghị định số 58/2013/NĐ-CP ngày 11/6/2013 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao”, http://vbpl.vn/bongoaigiao/Pages/vbpq- print.aspx?ItemID=122164, truy cập ngày11/9/2021.

26. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, Quyết định phê duyệt Chiến lược phát triển khoa học - công nghệ giai đoạn 2011 – 2020, https://www.most.gov.vn/vn/Pages/ChiTietVanBan.aspx?vID=28359&Typ eVB=1, truy cập ngày 14/3/2021.

27. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2020), Tuyên bố Tầm nhìn chung Việt Nam - Ấn Độ về Hòa bình, Thịnh vượng và Người dân, http://baochinhphu.vn/Thoi-su/Tuyen-bo-tam-nhin-chung-Viet-NamAn-

Do-ve-hoa-binh-thinh-vuong-va-nguoi-dan/417620.vgp,truy cập ngày 8/4/2021.

28. Hồ Văn Chiểu (2018), “Ấn Độ phát huy sức mạnh mềm trong trật tự thế giới mới”, Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ, http://cis.org.vn/article/3216/an- do-phat-huy-suc-manh-mem-trong-trat-tu-the-gioi-moi-phan-2.html, truy cập ngày 14/3/2021.


29. Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2015), “Quan hệ hợp tác đầu tư Việt Nam - Ấn Độ”, Trang thông tin điện tử Đầu tư nước ngoài, https://fia.mpi.gov.vn/Detail/CatID/a07b666b-e5e2-4af2-8c75- f273dea682bf/NewsID/0e141f09-3b34-42ee-a6d4-a5b3fed8821c, truy cập ngày 15/7/2021.

30. Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, “Tình hình đầu tư của Ấn Độ vào Việt Nam”, https://fia.mpi.gov.vn/Home/en, truy cập ngày 3/4/2020.

31. Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và đầu tư, “Tình hình hợp tác đầu tư Việt Nam - Ấn Độ”, https://fia.mpi.gov.vn/Detail/CatID/95f75c5b-b0bf- 40a3-b486-2cc4e2d5cc01/NewsID/fda7c8db-d7bb-40c5-8087- 78d5f0382873/MenuID/50557cad-3121-46e2-8449-37bfb0a04483, truy cập ngày 01 tháng 02 năm 2022.

32. Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công thương (2020), Tình hình trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Ấn Độ”, http://www.vietrade.gov.vn/tin- tuc/5521/tinh-hinh-trao-doi-thuong-mai-giua-viet-nam-va-an-do.html, truy cập ngày 10/9/2021.

33. Lê Đức Cường (2018), “Đôi nét về chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ”, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, http://tapchiqptd.vn/vi/quoc-phong-quan-su-nuoc-ngoai/doi-net-ve-chien- luoc-an-do-duong-thai-binh-duong-cua-my/11959.html, truy cập ngày 14/6/2021.

34. Nguyễn Văn Dân (2011), Địa chính trị trong chiến lược và chính sách phát triển quốc gia, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

35. Dân số (2021), “Dân số Việt Nam”, https://danso.org/viet-nam/, truy cập ngày 28/12/2021.

36. Hương Diệp, “Cộng đồng người Ấn Độ tại khu vực phía Nam trao tặng máy ECMO cho bệnh viện Nhiệt đới”, http://mattran.org.vn/hoat-dong- mat-tran-dia-phuong/cong-dong-nguoi-an-do-tai-khu-vuc-phia-nam-trao- tang-may-ecmo-cho-benh-vien-nhiet-doi-39434.html, truy cập ngày 20/12/2021.

37. Phạm Đức Dương (2000), Văn hóa Việt Nam trong bối cảnh Đông Nam Á,

Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.


38. Đại sứ quán Cộng hòa XHCN Việt Nam tại Cộng hòa Séc, “Make in India mời doanh nghiệp Việt Nam vào đầu tư tại Ấn Độ”, https://vnembassy- roma.mofa.gov.vn/vivn/About%20Vietnam/General%20Information/Econo mic/Trang/Made-in-India-Vietnam-now-invited-to-invest-in-India.aspx, truy cập ngày 5/11/2021.

39. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

40. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

41. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

42. Đảng Cộng sản Việt Nam (2017), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

43. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

44. Hòa Đặng (2020), “Triển vọng Bộ Tứ an ninh QUAD chào đón thêm nhiều thành viên”, https://plo.vn/quoc-te/trien-vong-bo-tu-an-ninh-quad-chao- don-them-nhieu-thanh-vien-946062.html, truy cập ngày 5/3/2021.

45. Hoàng Văn Đồng, “Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ trên lĩnh vực quốc phòng, an ninh những năm đầu thế kỷ XXI”, http://cis.org.vn/article/1730/quan-he- viet-nam-an-do-tren-linh-vuc-quoc-phong-an-ninh-nhung-nam-dau-the-ky- xxi-phan-1.html, truy cập ngày 15/10/2021.

46. Geetesh Sharma (2012), Những dấu vết văn hóa Ấn Độ tại Việt Nam, Nxb Văn hóa - Văn nghệ, Tp. Hồ Chí Minh.

47. Nguyễn Hoàng Giáp, Nguyễn Thị Quế Cuốn (2013), Chính sách đối ngoại Việt Nam thời kỳ Đổi mới, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội

48. Đỗ Thanh Hà (2020), Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ từ đầu thế kỷ XXI đến nay, Nxb Văn hóa-Văn nghệ, Tp. Hồ Chí Minh.

49. Minh Hải, “Chiến lược của Bộ Tứ kim cương”, https://cand.com.vn/Binh- luan-quoc-te/Chien-luoc-cua-Bo-tu-kim-cuong-i585462/, truy cập ngày 19/8/2021.

50. Hérodote (2018), Tầm quan trọng của địa - chính trị Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/05/2022