Những Khác Biệt Về Bản Sắc Và Lợi Ích Riêng Tác Động Tới Quan Hệ Việt Nam - Ấn Độ


càng phù hợp với Việt Nam. Theo Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Sushma Swaraj: “Người Ấn Độ mang đến Việt Nam thông điệp của Đạo Phật - thông điệp hoà bình và yêu thương. Chính vì vậy mà người Ấn Độ luôn có một vị trí đặc biệt trong trái tim của người dân Việt Nam” [273]. Sự du nhập và phát triển văn hóa Ấn Độ ở Việt Nam vừa là sự thể hiện của quá trình giao lưu giữa nền văn hóa hai nước, vừa là cầu nối quan trọng, góp phần tăng cường mối quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Ấn Độ. Triết lý nhân sinh, quan điểm đạo đức, thế giới quan Phật giáo ngày càng ăn sâu vào quần chúng nhân dân lao động, trở thành “bản sắc văn hóa” của người Việt Nam. Đó là đức hi sinh, tư tưởng bình đẳng, đoàn kết, vị tha, yêu hòa bình. Nét văn hóa này chính là điểm tương đồng với văn hóa tinh thần của người Ấn Độ. Điều này khiến Việt Nam và Ấn Độ cùng chung những giá trị. “Nét tương đồng này cũng đã khiến cho Việt Nam và Ấn Độ vượt qua được những thăng trầm, sóng gió của lịch sử, vẫn tồn tại và phát triển một cách bền bỉ, vững vàng trong thời đại ngày nay” [10].

Ngoài những tương đồng về địa lý và văn hóa, hai nước còn có sự tương đồng về lịch sử. Với vị trí địa - chính trị quan trọng, lại là những quốc gia có đường bờ biển dài, nên trong thời kỳ cận đại, cả Việt Nam và Ấn Độ đều trở thành nạn nhân của chủ nghĩa thực dân phương Tây (Pháp và Anh). Với chủ trương chống chủ nghĩa thực dân vì hòa bình, tự do cho các dân tộc bị áp bức, bóc lột, nên tuy có chế độ chính trị - xã hội khác nhau, nhưng nhân dân hai nước đều có chung lập trường trong công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm và luôn giúp đỡ, ủng hộ nhau trong cuộc đấu tranh gian khổ đó.

Mối quan hệ Việt Nam - Ấn Độ trở nên đặc biệt tin cậy, gắn kết do những tương đồng về tư tưởng giữa hai vĩ nhân kiệt xuất của hai dân tộc là Hồ Chí Minh và Mahatma Gandhi. Hai nhà lãnh tụ cách mạng dù không có cơ hội gặp nhau, nhưng sự trân trọng, ngưỡng mộ mà họ dành cho nhau đã trở thành nguồn cảm hứng cho tất cả những người yêu chuộng hòa bình trên khắp thế giới. Trong khi đó, tình bạn bền chặt, chung thủy giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Ấn Độ Jawaharlal Nehru đã đặt nền móng vững chắc cho quan hệ Việt Nam - Ấn Độ, đưa hai dân tộc kề vai sát cánh bên nhau qua những biến động của lịch sử. Chính lòng yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Ấn Độ Jawaharlal Nehru đã mở đầu cho tình bạn thân thiết về sau của hai nhà lãnh tụ, cũng như mở đầu cho một thời kỳ phát triển mới trong quan hệ hai nước [57]. Những tương đồng về văn hóa, những kết nối trong lịch sử, đặc biệt là vai trò đặt nền móng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Jawaharlal Nehru cùng với sự vun đắp của


các thế hệ lãnh đạo kế tiếp là tiền đề, cơ sở quan trọng để hai nước tiến tới thiết lập quan hệ đối tác chiến lược/chiến lược toàn diện trong thế kỷ XXI. Theo Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ Tôn Sinh Thành: “Mối quan hệ giữa Việt Nam và Ấn Độ có những sắc thái đặc biệt. Hai nước từ trước tới nay không có vướng mắc, không có xung đột về lợi ích, mà trái lại có sự tin cậy. Giữa lãnh đạo hai nước cũng có sự tin cậy, bản thân người dân Ấn Độ cũng cảm tình với Việt Nam và tôi tin người Việt Nam cũng rất cảm tình với Ấn Độ” [11].

Thứ hai, sự tương đồng về bản sắc của nước đang phát triển và của một cường quốc tầm trung/định hình cường quốc tầm trung tạo điểm đồng/chia sẻ nhận thức chung về các vấn đề khu vực và thế giới mà hai bên cùng quan tâm, từ đó thúc đẩy tăng cường hợp tác tại các cơ chế, diễn đàn đa phương. Ở cấp độ toàn cầu, Ấn Độ được nhìn nhận là một cường quốc mới nổi, đồng thời cũng là đại diện cho các nước đang phát triển. Trong hệ thống quốc tế, các nước đang phát triển không có nhiều tiếng nói trên nhiều vấn đề như trật tự thế giới, biến đổi khí hậu, nhân quyền, các vấn đề về chủ quyền v.v, nhưng thông qua các cơ chế đa phương, các nước đang phát triển có thể đạt được sự đồng thuận, thống nhất cao, theo đó tạo nên trọng lượng trong tiếng nói của mình. Là các nước đang phát triển, Việt Nam và Ấn Độ có nhiều thách thức trong nước tương tự, theo đó hai nước có thể chia sẻ kinh nghiệm với nhau trong các vấn đề phát triển kinh tế - xã hội.

Bên cạnh đó, sự tương đồng về bản sắc ngoại giao của Việt Nam và Ấn Độ được thể hiện ở những giá trị cơ bản như độc lập, tự chủ, tự cường, hòa bình, hữu nghị và hợp tác. Nguyên tắc và phương thức thực hiện: ủng hộ cách tiếp cận đa phương; vận động các nước có cùng ý kiến; coi trọng luật pháp quốc tế, các nguyên tắc ứng xử, các giá trị có tính chuẩn tắc; phản đối chủ nghĩa bá quyền, áp đặt, đơn phương. Đại sứ Ấn Độ Pranay Verma nhận định: “Ấn Độ và Việt Nam có truyền thống gắn bó với nhau trong các diễn đàn đa phương. Nếu nhìn vào thế giới quan của hai nước, cách tiếp cận tổng thể của chúng ta đối với quan hệ quốc tế thì đều có một số điểm chung. Việt Nam và Ấn Độ có quan điểm tương đồng về hầu hết các vấn đề khu vực và quốc tế. Cả hai nước đều ủng hộ chủ nghĩa đa phương. Ngoài ra, cả Ấn Độ và Việt Nam đều mang lại tiếng nói ôn hòa, hòa nhập và bình đẳng trong diễn ngôn toàn cầu, điều quan trọng đối với ứng xử quốc tế trong thế giới ngày nay. Cả hai quốc gia đều đề cao tôn trọng luật pháp quốc tế và trật tự dựa trên quy tắc. Cả hai quốc gia chúng ta ngày nay đang đóng góp vào hòa bình và phát triển khu vực và toàn cầu thông qua hoạt động gìn giữ


hòa bình của Liên hợp quốc, hành động và cam kết nhằm đạt được các Mục tiêu phát triển bền vững và đối phó với biến đổi khí hậu” [61].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

Thứ ba, lợi ích chung/song trùng của Việt Nam và Ấn Độ thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển trong giai đoạn 2007 - 2021. Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, Việt Nam và Ấn Độ luôn xác định mục tiêu đối ngoại một cách rõ ràng, nhất quán, mục tiêu đối ngoại gắn liền với mục tiêu đối nội. Các hoạt động đối ngoại phải vì lợi ích quốc gia; mục tiêu đối ngoại là nhằm bảo đảm các quyền cơ bản cho đất nước, lợi ích quốc gia - dân tộc, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, đối ngoại vì hoà bình. Kế thừa tư tưởng đối ngoại của các vị lãnh tụ kiệt xuất (Việt Nam là Hồ Chí Minh, Ấn Độ là M. Gandhi, J. Nehru), trong bối cảnh tình hình khu vực, quốc tế có nhiều thay đổi của thế kỷ XXI, vấn đề lợi ích quốc gia của Việt Nam và Ấn Độ lại càng được xác định rõ. Trên cơ sở nghiên cứu quan hệ hai nước, có thể thấy lợi ích song trùng của Việt Nam và Ấn Độ bao trùm giai đoạn 2007-2021 là lợi ích an ninh - chiến lược và lợi ích ảnh hưởng thông qua các cơ chế đa phương.

Được xác định bởi hệ thống nhà nước Westphalia, lợi ích an ninh của một quốc gia trước hết phải đáp ứng các nhu cầu tồn tại, trong đó chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là vấn đề trung tâm. Là các thành viên trong hệ thống này, lợi ích an ninh của Việt Nam và Ấn Độ cũng không nằm ngoài khuôn khổ cơ bản đó. Là hai nước đều có quá khứ bị xâm lược bởi chủ nghĩa thực dân và những vấn đề hiện tại liên quan đến chủ quyền với Trung Quốc, nên vấn đề bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là lợi ích sống còn của cả Việt Nam và Ấn Độ. Theo đó, về khía cạnh an ninh bên ngoài, hai nước chia sẻ những lợi ích song trùng.

Những nhân tố tác động đến quan hệ Việt Nam - Ấn Độ từ năm 2007 đến nay - 14

Việt Nam và Ấn Độ là hai quốc gia đóng vai trò quan trọng ở hai đại dương: Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Trong khi Ấn Độ đóng vai trò hàng đầu trong khu vực Ấn Độ Dương, thì Việt Nam chiếm một vị trí địa lý quan trọng trong khu vực Thái Bình Dương, đặc biệt, Việt Nam có vai trò quan trọng trong ASEAN. Ấn Độ muốn phát huy ảnh hưởng ở CA-TBD thông qua chính sách Hướng Đông/Hành động hướng Đông, nên can dự nhiều hơn vào hợp tác khu vực, đặc biệt thông qua các cơ chế do ASEAN làm nòng cốt. Việt Nam muốn duy trì vai trò trung tâm của ASEAN trong hợp tác khu vực, nên ủng hộ sự can dự của Ấn Độ tại các cơ chế này.

Về mặt địa - chính trị, ASEAN là khu vực kết nối giữa hai đại dương quan trọng nhất trong thế kỷ XXI - Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. ASEAN được nhiều nước lớn và các tổ chức quốc tế ngoài khu vực ủng hộ là trung tâm định


hướng kết nối các tổ chức liên khu vực và đóng vai trò trung tâm trong các cơ chế do ASEAN làm nòng cốt. ASEAN là đầu tàu trong việc kết nối Á- Âu, châu Á, CA-TBD và có vai trò địa - chiến lược quan trọng hàng đầu trong khu vực. Là một nước có quy mô lớn với dân số đứng thứ ba và diện tích lớn thứ tư trong ASEAN, Việt Nam ngày càng thể hiện vai trò trong tổ chức khu vực này. Việt Nam cũng là nhân tố thúc đẩy và là cầu nối cho quan hệ Ấn Độ - ASEAN. Ấn Độ đã xây dựng được các cơ chế đối thoại hiệu quả với ASEAN, tham gia tích cực vào các diễn đàn đa phương do ASEAN làm nòng cốt cũng như đã nâng quan hệ với nhiều thành viên trong khu vực ĐNA lên mức đối tác chiến lược/chiến lược toàn diện. Hiện nay, hai bên đã thiết lập các cơ chế đối thoại và hợp tác như Hội nghị Cấp cao ASEAN, Hội nghị sau Ngoại trưởng ASEAN trong khuôn khổ ASEAN+10 và ASEAN +1, Hội nghị Thượng đỉnh Ấn Độ - ASEAN, ARF, ADMM+, Ủy ban Hợp tác chung Ấn Độ - ASEAN… Sự can dự của Ấn Độ vào ASEAN và các cơ chế do ASEAN làm nòng cốt giúp gia tăng ảnh hưởng của quốc gia này trong khu vực CA-TBD nói chung và ĐNA nói riêng.

Ở khía cạnh này, lợi ích của Ấn Độ không đi ngược với lợi ích của Việt Nam mà bổ trợ để Việt Nam duy trì vai trò trung tâm của ASEAN trong hợp tác khu vực. Vai trò trung tâm được hiểu là ASEAN luôn phối hợp quan điểm và hành động trong quan hệ với các đối tác, giữ vững vai trò là động lực chính trong hợp tác cũng như ở vị trí trung tâm trong nỗ lực định hình cấu trúc hợp tác ở khu vực dựa trên các khuôn khổ, diễn đàn do ASEAN khởi xướng và dẫn dắt. ASEAN đã cụ thể hóa vai trò trung tâm của ASEAN theo năm khía cạnh, bao gồm vai trò trung tâm trong bản thân ASEAN (độc lập, tự cường); vai trò trung tâm trước các vấn đề nóng ở khu vực; vai trò trung tâm trong quan hệ với nước lớn và đối tác đối thoại khác; vai trò trung tâm trong cấu trúc khu vực và vai trò trung tâm trong tham gia, xử lý những vấn đề thách thức mang tính toàn cầu. Với những vấn đề phức tạp như Biển Đông, ASEAN luôn phối hợp chặt chẽ, duy trì đồng thuận và tiếng nói chung. Đặc biệt, trong năm 2020, vai trò của luật pháp quốc tế được các nước nhấn mạnh, nhất là vai trò của Công ước Luật biển UNCLOS 1982 là khuôn khổ pháp lý điều chỉnh mọi hoạt động trên các vùng biển và đại dương. Nếu không duy trì được vai trò trung tâm của ASEAN, Việt Nam sẽ khó khăn hơn nhiều trong quan hệ với các nước lớn, nhất là trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo.

Theo đó, khu vực CA-TBD và ÂDD-TBD là nơi hội tụ các lợi ích chiến lược giữa Việt Nam và Ấn Độ, là nền tảng vững chắc cho sự hợp tác giữa hai


nước. Việt Nam và Ấn Độ có nhiều điều kiện thuận lợi để trở thành đối tác quan trọng, góp phần xây dựng một khu vực hòa bình, ổn định và thịnh vượng. Dựa trên sự tương đồng trong đánh giá chiến lược, lợi ích kinh tế, giá trị địa - chính trị và lợi ích an ninh chung của cả Việt Nam và Ấn Độ, nên giai đoạn 2007 - 2021, sự hợp tác giữa hai nước trên các lĩnh vực, đặc biệt là chính trị - ngoại giao, kinh tế, quốc phòng - an ninh trở nên sâu sắc hơn. Quan hệ hai nước được nâng cấp lên thành đối tác chiến lược và chiến lược toàn diện, theo đó hợp tác song phương và đa phương trên tất cả các lĩnh vực đã có những bước phát triển mới và trở nên thực chất hơn.

Như vậy, những tương đồng về bản sắc giúp Việt Nam và Ấn Độ đi tới những điểm đồng trong nhận thức về mối quan tâm chung (lợi ích an ninh - chiến lược), về những vấn đề khu vực và thế giới. Cả Việt Nam và Ấn Độ đều có nỗ lực duy trì hòa bình, ổn định, tăng trưởng và thịnh vượng trong khu vực. Vị thế đang lên trong khu vực và trên thế giới của Việt Nam và Ấn Độ cũng là lý do khiến hai nước nhìn nhận đúng giá trị chiến lược của đối tác. Kiểm chứng thực tiễn quan hệ với lý thuyết (chủ nghĩa kiến tạo) cho thấy ở khía cạnh này, những điểm tương đồng/tương hỗ về bản sắc và song trùng lợi ích chính là động lực thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển.

2.2.3.2. Những khác biệt về bản sắc và lợi ích riêng tác động tới quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

Bên cạnh những tương đồng về bản sắc và lợi ích chung có tác động thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Ấn Độ, phần này xem xét sự khác biệt về bản sắc dẫn tới những lợi ích riêng sẽ tác động như thế nào tới quan hệ Việt Nam - Ấn Độ giai đoạn 2007 - 2021.

Thứ nhất, là một cường quốc khu vực và đang định hình cường quốc thế giới, lợi ích của Ấn Độ khác với lợi ích của một quốc gia đang định hình tầm trung như Việt Nam, đặc biệt ở lợi ích vị thế/ảnh hưởng. Với sức mạnh ngày càng tăng, Chính phủ Ấn Độ được kỳ vọng phải đóng vai trò chủ động và tích cực hơn trong việc ứng phó với các vấn đề khu vực và toàn cầu. Điều này mang lại ý tưởng trách nhiệm quốc tế trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ. Theo đó, Ấn Độ nâng cao vị thế và hình ảnh quốc gia trong quan hệ quốc tế bằng cách quảng bá hình ảnh của một cường quốc mới nổi có trách nhiệm, hòa bình và không đe dọa. Với tư cách là một cường quốc đang lên, Ấn Độ tập trung tối đa hóa sức mạnh toàn diện của quốc gia và nâng cao vị thế trên trường quốc tế. Với tư cách là một cường quốc khu vực, Ấn Độ kiên quyết giữ vững các nguyên tắc


trong hoạch định chính sách đối ngoại như chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, coi trọng độc lập, tự chủ và phạm vi ảnh hưởng trong khu vực mà Ấn Độ xem là sân sau, là lợi ích cốt lõi của mình.

Xét bình diện lợi ích của Ấn Độ trong quan hệ với các nước lớn, là một cường quốc đang trỗi dậy, Ấn Độ có lợi ích khác với Việt Nam, đặc biệt xét ở khía cạnh vị thế tại ÂĐD-TBD và trên thế giới. Theo đó, chính sách đối ngoại của Ấn Độ luôn ưu tiên quan hệ với các nước lớn, đặc biệt dưới thời Thủ tướng Narenda Modi. Với Trung Quốc, Ấn Độ có lợi ích chung trong việc cùng hợp tác nhằm cải cách trật tự kinh tế và chính trị quốc tế. Trong chính trị toàn cầu, Ấn Độ và Trung Quốc có nhiều điểm chung, vì cả hai là các cường quốc đang lên, đồng thời là các nước đang phát triển, dẫn đến các vị trí tương tự trong các diễn đàn đa phương. Ngoài ra, hai nước cũng phải đối mặt với một số vấn đề chung như ô nhiễm môi trường, phát triển kinh tế, dân số… Mặc dù có thể chia sẻ những lợi ích chung, tuy nhiên, một vấn đề dai dẳng tồn tại trong quan hệ Ấn - Trung, đó là sự cảnh giác, thiếu tin cậy của Ấn Độ đối với Trung Quốc. Vấn đề biên giới với Trung Quốc đã hình thành nên nhận thức lâu dài của người Ấn Độ rằng, Trung Quốc không đáng tin cậy và tạo nên rào cản tâm lý đối với Ấn Độ trong quan hệ với quốc gia láng giềng. Mặc dù quan hệ Ấn Độ - Trung Quốc đã được tăng cường trong những năm gần đây, nhưng lo ngại và sự nghi ngờ về Trung Quốc không hề thuyên giảm. Do đó, ở khía cạnh này, bản sắc cường quốc trỗi dậy và lợi ích trong quan hệ với Trung Quốc không tác động nhiều đến quan hệ Việt Nam - Ấn Độ. Đối với các nước lớn/các cường quốc tầm trung khác như Mỹ, Nhật Bản, Australia, về cơ bản lại là lực đẩy quan hệ hai nước do lợi ích đan xen và vai trò địa - chính trị của Việt Nam trong quan hệ với các quốc gia này.

Thứ hai, là một nước XHCN, Việt Nam có mục tiêu bảo vệ Đảng và chế độ XHCN, khác với Ấn Độ - một quốc gia dân chủ đại nghị. Xét về góc độ này, mục tiêu đối ngoại của Việt Nam không phải là lực cản trong quan hệ hai nước do lịch sử quan hệ song phương chưa bị đe dọa bởi vấn đề ý thức hệ, bởi sự khác biệt về thể chế chính trị, trong khi hai nước đều là thành viên của Phong trào Không liên kết, là hai quốc gia có quan hệ mật thiết với Liên Xô trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Xét về lợi ích, tuy khác nhau, nhưng không mâu thuẫn với nhau, vì vậy không cản trở quan hệ hai nước giai đoạn 2007 - 2021, nhất là trong bối cảnh hiện nay, các quốc gia đều đề cao cơ sở hợp tác là lợi ích quốc gia dân tộc, chứ không phải vấn đề ý thức hệ hay khác biệt về chế độ chính trị.


Tuy nhiên, bên cạnh mặt thúc đẩy, thì một số khía cạnh của bản sắc một nước đang phát triển cũng có tác động không thuận đến hiệu quả hợp tác giữa Việt Nam và Ấn Độ giai đoạn 2007 - 2021, nhất là trên lĩnh vực kinh tế.

Một là, do nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, điều kiện mỗi nước, nên Việt Nam và Ấn Độ có những ưu tiên chính sách phát triển riêng dẫn đến quan hệ hợp tác giữa hai nước trong một số lĩnh vực chưa phát triển như mong muốn. Ví dụ: chính sách bảo hộ của Ấn Độ (áp thuế chống bán phá giá, tự vệ thương mại, thuế chống trợ cấp…), ưu tiên của Việt Nam trong hợp tác KH-CN với các nước phát triển… Các lĩnh vực khác như KH-CN, văn hóa, giáo dục - đào tạo cũng là động lực cho hợp tác giữa hai nước, nhưng chủ yếu còn một chiều do sự chênh lệch về trình độ phát triển và trong lĩnh vực này, Việt Nam có khuynh hướng ưu tiên tăng cường hợp tác với các nước phát triển hơn so với Ấn Độ.

Hai là, do điều kiện nội tại, khoảng cách về địa lý, nên chưa tạo được sự kết nối giữa hai nước để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế. Xét trên bình diện kết nối, hàng tuần có tới hơn 400 chuyến bay giữa các thành phố Ấn Độ và Singapore, 200 chuyến với Malaysia và Thái Lan, trong khi không có một đường bay trực tiếp nào giữa Ấn Độ với Việt Nam (trước năm 2019). Đến cuối năm 2019, Việt Nam và Ấn Độ mới thiết lập được đường bay trực tiếp thông qua việc khai thác hai đường bay Hồ Chí Minh - New Delhi và Hà Nội - New Delhi. Tương tự, hiện có các tuyến tàu biển đều đặn giữa các cảng của Ấn Độ với Singapore và Malaysia (cảng Klang), trong khi có rất ít hoặc thậm chí không có chuyến nào kết nối với tất cả các bến cảng khác trong khu vực. Từ năm 2019, với sự hình thành các cảng nước sâu cũng như quá trình ký kết các FTA của Việt Nam mới thúc đẩy việc kết nối vận tải biển giữa Việt Nam và Ấn Độ được thuận lợi hơn, giúp hình thành các tuyến tàu trung bình từ Ấn Độ đến Việt Nam và hình thành các tuyến dịch vụ kết nối Việt Nam - Ấn Độ. Các hãng tàu lớn như Hapag-Lloyd, Hyundai, ZIM, Yang Ming đã đưa các tuyến dịch vụ kết nối Ấn Độ - Việt Nam vào các cảng nước sâu ở Việt Nam (cảng Cái Mép - Thị Vải, Lạch Huyện, Cái Lân).

Vốn FDI của Ấn Độ vào Việt Nam còn tương đối thấp trong tương quan so sánh với các nước trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore…, mà nguyên nhân cũng một phần xuất phát từ tình hình nội tại của hai nước. Cụ thể: (i) Ấn Độ không phải là quốc gia phát triển với nhiều doanh nghiệp hàng đầu, có sức cạnh tranh lớn để dễ dàng đi ra thị trường quốc tế. Với nhiều nét văn hóa và tập quán kinh doanh đặc thù, bản thân doanh nghiệp Ấn Độ


có thiên hướng tập trung hơn vào thị trường nội địa vốn đã tương đối rộng và còn nhiều dư địa để phát triển. Chính phủ Ấn Độ cũng không khuyến khích doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài, vì ưu tiên tạo việc làm cho dân số hơn 1,4 tỷ người;

(ii) Xét từ góc độ địa lý, hai nước tương đối xa cách. Mãi đến cuối năm 2019, giữa hai nước mới nối được đường bay thẳng, nên mức độ tương tác tương đối hạn chế;

(iii) Về hệ thống pháp lý, môi trường xã hội và văn hóa, hai nước cũng có nhiều điểm khác nhau. Đây là những rào cản thực tế mà doanh nghiệp khó vượt qua; (iv) Việt Nam có lẽ tập trung hơn vào các công ty đa quốc gia đến từ các nước và vùng lãnh thổ phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Anh, Đức hay Mỹ... Nhìn vào bảng xếp hạng các quốc gia đầu tư vào Việt Nam, có thể thấy sự áp đảo của những quốc gia và vùng lãnh thổ này [22].

Theo chiều ngược lại, Việt Nam chỉ có ba dự án đầu tư tại Ấn Độ với tổng vốn đầu tư khoảng 23,6 triệu USD, trong khi các công ty Việt Nam đã đầu tư hơn 8 tỷ USD với hơn 500 dự án ở nước ngoài [38]. Những nguyên nhân như khoảng cách địa lý, giao thông không thuận tiện, thông tin thị trường còn thiếu, điều kiện cơ sở hạ tầng chưa phát triển cân xứng giữa các vùng miền, những vấn đề về an ninh - xã hội, sự khác biệt về văn hóa, tập quán, ngôn ngữ… lý giải cho việc đầu tư thấp của doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường Ấn Độ.

2.3. Nhân tố lãnh đạo

Chủ nghĩa kiến tạo và cấp độ phân tích cá nhân/nhóm trong khung phân tích chính sách đối ngoại đề cao vai trò của giới tinh hoa trong việc hình thành lợi ích và hành vi của quốc gia trong quan hệ quốc tế. Do đặc thù thể chế chính trị, nên mô hình quyết sách đối ngoại của Việt Nam không phải là mô hình cá nhân quyết sách như Ấn Độ, mà là tập thể quyết sách, trong đó ĐCS Việt Nam giữ vai trò lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện. “Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội” [40, tr.88]. Đường lối đối ngoại là một bộ phận của đường lối lãnh đạo chung của ĐCS. “Bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất của Đảng, sự quản lý tập trung của Nhà nước đối với các hoạt động đối ngoại” [41, tr.156].

Giai đoạn 2007 - 2021, các quyết sách đối ngoại của Việt Nam và Ấn Độ đều lấy lợi ích quốc gia dân tộc làm nền tảng trên cơ sở trên các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bình đẳng, cùng có lợi. Các nhà lãnh đạo Việt Nam và Ấn Độ đều trên tôn chỉ này để đưa ra các quyết sách đối ngoại của hai nước nói chung và đối với nhau nói riêng. Do sự khác biệt về mô hình quyết sách đối ngoại, dẫn tới sự khác biệt trong quy trình hoạch định chính sách đối ngoại của

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/05/2022