Những giải pháp đẩy mạnh hoạt động logistics trong giao nhận vận tải quốc tế bằng đường biển tại tp. đà nẵng - 6

5. Luôn luôn giữ uy tín với khách hàng trong mọi hoạt động kinh doanh cũng như những dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Cải thiện những hình ảnh không hay của khách hàng đối với công ty trong quá khứ để có thể giữ được khách hàng cũ, thu hút nhiều khách hàng mới.

6. Mở rộng hoạt động kinh doanh kho bãi đặc biệt là kho ngoại quan nhằm giúp khách hàng giảm chi phí lưu kho cũng như thời gian chờ đợi khi gởi đơn đặt hàng, giúp cho hoạt động sản xuất và phân phối hàng hóa luôn trôi chảy và hiệu quả nhất.

7. Tuyển chọn và đào tạo một đội ngũ nhân viên chuyên môn hoá trong hoạt động khai thuê thủ tục hải quan. Đội ngũ này phải có trình độ nghiệp vụ XNK, nắm vững những qui trình hoàn thành thủ tục hồ sơ xuất nhập hàng hóa theo qui định hải quan, am hiểu luật pháp trong lĩnh vực giao nhận vận tải, phải biết tổ chức liên kết tất cả những công việc trước, trong và sau khi thông quan hàng hóa.

3.2.3. Nhóm giải pháp thứ ba: Hoàn thiện cơ chế quản lý và hoạt động của ngành hàng hải và các ngành có liên quan

1. Cơ sở khoa học của giải pháp

- Nâng cao vai trò của Hiệp Hội Giao Nhận (VIFFAS) và Hiệp Hội Cảng Biển Việt Nam (VPA) trong hoạt động của các công ty giao nhận vận tải trong nước.

- Cải cách hành chính ngành Hải quan, tiến đến tin học hóa thủ tục hải quan, rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa.

2. Ý nghĩa khoa học của nhóm giải pháp

- Công tác tổ chức quản lý được hoàn thiện sẽ giúp cho thị trường giao nhận vận tải được ổn định, tạo điều kiện thuận lợi để nhà nước quản lý hoạt động giao nhận vận tải quốc tế được dễ dàng hơn.

- Nâng cao vai trò của các Hiệp hội trở thành trung tâm tham gia quản lý hoạt

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 61 trang tài liệu này.

động kinh doanh giao nhận vận tải.

- Cải cách hành chính ngành hải quan sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại. Tạo tiền đề lưu thông hàng hóa được thuận lợi dễ dàng, thúc đẩy nhanh quá trình hội nhập nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế thế giới.

Những giải pháp đẩy mạnh hoạt động logistics trong giao nhận vận tải quốc tế bằng đường biển tại tp. đà nẵng - 6

3. Tính khả thi của nhóm giải pháp

- Để hoạt động quản lý có hiệu quả thì phải có một cơ cấu quản lý thật hoàn chỉnh, hợp lý và khoa học. Chính điều này đã tạo cho giải pháp có tính khả thi cao thông qua việc hoàn thiện bộ máy tổ chức của ngành hàng hải, nâng cao vai trò của Hiệp hội VIFFAS trong thực tiễn.

- Cùng với những tiến bộ của khoa học công nghệ và quyết tâm thực hiện Chương trình Công nghệ thông tin 2004-2006 của Tổng cục Hải Quan tạo điều kiện cho giải pháp nhanh chóng được áp dụng vào thực tế.

4. Nội dung của nhóm giải pháp

Giải pháp 1: Hoàn thiện bộ máy tổ chức của ngành hàng hải

- Phân chia lại trách nhiệm và vấn đề sử dụng khai thác cảng: Chính phủ cần xác định rõ các trách nhiệm qui hoạch về đường biển quốc gia, từ đó hình thành qui hoạch tổng thể cảng biển có tính đến yêu cầu riêng của từng cảng đối với các cảng tổng hợp thuộc Bộ GTVT. Cục Hàng Hải và Bộ GTVT cần phối hợp để xem xét những thông tin thu thập được từ Trung Ương đến địa phương để có được những thông tin cần thiết nhằm cung cấp đầy đủ thông tin cho người ra quyết định.

- Mở rộng phạm vi của khung pháp lý trong ngành nhằm thay đổi trách nhiệm các bên có liên quan trong qui hoạch và quản lý cảng để loại bỏ sự chồng chéo về trách nhiệm. Hình thành rõ trách nhiệm của mỗi bên trong việc cung cấp số liệu thống kê về đầu tư, chi phí và khai thác cảng theo yêu cầu của Cục Hàng Hải Việt Nam phục vụ cho việc quản lý ngành.

- Hình thành một đội ngũ chuyên viên trong các lĩnh vực hàng hải, ngoại thương, luật… tư vấn cho cấp lãnh đạo trong việc hoạch định và xây dựng chiến lược phát triển ngành cũng như những qui định trong kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải.

- Cho phép các công ty tư nhân hay các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào hoạt động kinh doanh cảng biển cũng như những dịch vụ có liên quan, tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh, là động lực để các công ty giao nhận vận tải trong nước tự vươn lên để tồn tại và phát triển.

Giải pháp 2: Hoàn thiện và nâng cao vai trò của Hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam.

Hiệp hội là tổ chức đại diện các thành viên trong cùng ngành nghề nhằm bảo vệ quyền lợi của họ trước các thế lực cạnh tranh của các đối thủ cũng như những biến động kinh tế có ảnh hưởng đến ngành. Hiệp hội còn giúp cho nhà nước nắm bắt được những yêu cầu cũng như nguyện vọng của các doanh nghiệp. Từ đó có những chính sách và giải pháp thích hợp để điều chỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển trong khuôn khổ pháp luật qui định.

Thông qua tổ chức hoạt động của Hiệp hội ở những nước có ngành giao nhận vận tải phát triển, ngoài những phòng ban hiện có, Hiệp Hội giao nhận kho vận Việt Nam nên thành lập thêm các ban chuyên trách như sau:

- Ban đối ngoại: có nhiệm vụ kết nạp và khai trừ thành viên; Tổng kết hoạt động chung hàng năm; Tổ chức giao lưu nhằm học hỏi kinh nghiệm và trao đổi các vấn đề có liên quan giữa các thành viên và những người quan tâm đến hoạt động của hội; Thực hiện công tác quảng bá và thu thập những thông tin có liên quan để có điều chỉnh thích hợp với những biến động trên thế giới.

- Ban Giao nhận vận tải quốc tế: có nhiệm vụ tìm hiểu và hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc áp dụng các mẫu chứng từ do FIATA soạn thảo và những qui chế áp dụng trong vận tải đa phương thức; Tổ chức hội thảo về những vấn đề pháp lý trong giao nhận có liên quan đến thương mại, ngân hàng, bảo hiểm…; Nghiên cứu những hoạt động mới trong lĩnh vực giao nhận cũng như những kỹ thuật tiên tiến để vận dụng vào thực tiễn hoạt động tại Việt Nam.

- Ban Huấn Luyện và đào tạo nhân lực: Phối hợp với các tổ chức quốc tế trong ngành giao nhận vận tải để mời những chuyên gia có kinh nghiệm tham gia vào các khoá đào tạo; Tham gia các Ủy ban tư vấn đào tạo của FIATA; Tổ chức các đội ngũ giảng viên gồm những người có trình độ và kinh nghiệm tại các công ty thành viên để nâng cao trình độ cho đội ngũ đang công tác trong Hiệp hội.

- Ban giao nhận vận tải nội địa: Phụ trách các vấn đề về giao nhận nội địa, phối hợp với các bộ có liên quan nhằm phát triển vận tải đa phương thức tại Việt

Nam; Xem xét và kiến nghị những vấn đề bất hợp lý trong các qui định của địa phương hay chính phủ để có sự điều chỉnh hợp lý….

- Ban phụ trách tài chính: Đảm bảo tài chính cho việc duy trì hoạt động của Hiệp hội; Tổng kết tình hình hoạt động kinh doanh của các thành viên thông qua các báo cáo hàng năm, làm cơ sở để nhà nước hoạch định chiến lược phát triển.

- Ban liên lạc: làm cầu nối liên lạc giữa Hiệp hội và các bộ ngành có liên quan; Tổ chức các cuộc họp để phổ biến những qui định mới có liên quan đến giao thông vận tải, ngoại thương…

Các Ban này hoạt động độc lập nhưng quan hệ chặt chẽ và chịu sự điều hành trực tiếp của Chủ tịch Hiệp hội thông qua hai Phó Chủ Tịch.

Giải pháp 3: Đẩy nhanh tiến độ cải cách hiện đại hóa ngành Hải quan

Thực hiện hiện đại hoá hải quan sẽ tạo ra hệ thống khuôn khổ pháp luật hải quan hoàn thiện, minh bạch, mang tính dự đoán. Quy trình thủ tục hải quan được đơn giản, hài hoà theo các chuẩn mực và thông lệ quốc tế tiên tiến, thời gian thông quan hàng hoá sẽ được giảm đáng kể do tiến hành khai báo, nộp chứng từ, xử lý thông tin và thông báo kết quả thông quan hoàn toàn qua mạng điện tử. Xây dựng được đội ngũ công chức hải quan tinh thông nghiệp vụ, tận tụy và lấy phương châm tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp, qua đó sẽ giảm phiền hà, tiêu cực, đặc biệt là chi phí cho các doanh nghiệp.

Tuy ngành hải quan đã ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý nhưng hiện tại vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của Ngành: có tính chất cục bộ, khả năng kết nối, trao đổi thông tin giữa các đầu mối quan trọng chưa được thiết lập, hoặc đã có thì rất hạn chế và không đảm bảo ổn định an toàn về mặt thông tin; chưa có kết nối mạng diện rộng, chưa có “bức tường lửa” để bảo vệ mạng và an toàn dữ liệu; các hệ thống tin học hóa triển khai chưa đồng bộ và thống nhất trong quy trình thủ tục hải quan tại các đơn vị; chưa có cơ sở dữ liệu chung và chương trình xử lý, phân tích thông tin tập trung dựa trên các tiêu chí được xây dựng một cách khoa học.

Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện cải cách và đưa vào áp dụng thực tế, ngành Hải Quan cần phải:

- Thống nhất nhận thức về yêu cầu của hiện đại hóa, nghiên cứu kinh nghiệm để triển khai rộng rãi trong toàn Ngành. Nghiên cứu tổng hợp những vướng mắc về tư tưởng, nghiệp vụ trong toàn ngành khi tiến hành hiện đại hóa để đề ra các biện pháp khắc phục; Đồng thời tiến hành các bước chuẩn bị cho việc thực hiện các dự án về hiện đại hóa.

- Về cơ sở công nghệ thông tin: cần phối hợp chặt chẽ với các bên tư vấn để thiết lập kế hoạch, tư vấn khả thi, thiết kế hệ thống phần mềm, kiên quyết đưa vào sử dụng đầy đủ các hệ thống công nghệ thông tin, rút kinh nghiệm, nâng cấp, tích hợp để sẵn sàng chuyển sang các chương trình mới.

- Về hoàn thiện cơ sở pháp lý: rà soát lại toàn bộ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan để dự thảo Luật Hải quan sửa đổi và các văn bản hướng dẫn thi hành ; ban hành những văn bản quy phạm pháp luật liên quan phục vụ cho khai báo điện tử.

- Về thực hiện cải cách hành chính, nghiên cứu chuẩn hóa quy trình thủ tục hải quan theo mô hình quản lý mới.

- Về đào tạo cán bộ, chuyên gia chuẩn bị ứng dụng công nghệ quản lý theo mô hình mới, phục vụ trực tiếp cho việc triển khai các dự án hiện đại hóa; xây dựng chuẩn hóa về nội dung và phương thức đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ mới; tiến hành các biện pháp cần thiết xây dựng mô hình tổ chức đào tạo và nghiên cứu phù hợp với yêu cầu hoạt động nghiệp vụ.

- Về đầu tư cơ sở vật chất, rà soát và xây dựng quy chuẩn về: trụ sở, phương tiện đi lại, phương tiện kiểm tra giám sát, kiểm soát. Đầu tư, xây dựng theo định mức đã quy chuẩn dựa trên cơ sở hạn mức kinh phí cho phép.

- Tất cả các đơn vị Hải quan trong toàn ngành vừa có kế hoạch duy trì, sử dụng có hiệu quả các hệ thống ứng dụng CNTT hiện có trong công tác nghiệp vụ tại đơn vị mình, vừa chủ động lập kế hoạch chi tiết và triển khai chương trình CNTT.

- Cần thống nhất nhận thức, quyết tâm của cán bộ công chức trong toàn ngành, trên cơ sở đó sẵn sàng khắc phục khó khăn để bắt đầu thực hiện Chương trình.

- Cần có chế độ đãi ngộ, khuyến khích, động viên cán bộ công chức học tập, say mê ứng dụng CNTT, phục vụ thiết thực cho nghiệp vụ hải quan cũng như công việc hành chính hàng ngày của mình.

3.2.4. Kiến nghị đối với nhà nước và các ban ngành có liên quan‌

1. Nhóm chính sách về đầu tư phát triển đội tàu

- Nhà nước cần hình thành “Quỹ hỗ trợ phát triển vận tải biển” riêng biệt để đầu tư cho việc đóng mới và mua tàu đã qua sử dụng (kèm theo chế tài đối với từng doanh nghiệp cụ thể). Quỹ này có thể được hình thành từ nguồn thu của các hoạt động hàng hải nói chung và huy động từ các nguồn thu của ngân sách.

- Ngân hàng nhà nước không nên phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp vận tải biển thuộc các thành phần kinh tế khác nhau trong việc vay vốn đầu tư phát triển đội tàu. DNTN, công ty cổ phần hay TNHH được vay vốn bình đẳng như nhau. Đồng thời ngân hàng nên kéo dài thời hạn cho vay đối với các dự án của các doanh nghiệp vì đầu tư vào tàu thì thời gian khấu hao tàu sản rất lâu.

- Nhà nước cần phải có chính sách khuyến khích đầu tư đóng mới tàu biển trong nước, nhưng cũng không nên hạn chế việc mua lại tàu của nước ngoài đã qua sử dụng để khai thác, tạo ra sự bình đẳng trong kinh doanh giữa doanh nghiệp vận tải biển và doanh nghiệp đóng tàu biển.

2. Nhóm chính sách về giá, thuế, phí và lệ phí

- Giảm thuế thuê tàu biển đối với các doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển khi họ có nhu cầu thuê tàu, vì hiện tại thuế thuê tàu quá cao.

- Điều chỉnh những điểm bất hợp lý hay quy định không rõ ràng trong biểu cước, phí số 61, 62 của Bộ Tài Chính. Đặc biệt chú trọng đến việc giảm phí cho các liên doanh vận tải biển để khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong lĩnh vực này.

- Qui định cụ thể việc miễn giảm thuế VAT, giải quyết thủ tục hoàn thuế VAT cho các doanh nghiệp vận tải biển khi: mua sắm vật tư trang thiết bị và nhiên liệu trong nước để thực hiện vận tải hàng hóa chạy tuyến nước ngoài.

- Có chính sách miễn, giảm thuế nhập khẩu linh kiện, vật tư, phụ kiện… phục vụ cho công việc sửa chữa, bảo dưỡng thường xuyên các tàu đi biển để khuyến khích việc đóng mới và sửa chữa tàu biển trong nước của các doanh nghiệp.

3. Nhóm chính sách, quy chế đào tạo nguồn nhân lực

- Nhà nước cần có chính sách để hỗ trợ các trường trong việc đào tạo các lực lượng lao động cho ngành giao nhận vận tải phù hợp với nhu cầu thực tiễn.

- Cần có cơ chế, chính sách thỏa đáng để các doanh nghiệp vận tải biển có thể tuyển đội ngũ nhân viên và cán bộ quản lý đi đào tạo ở nước ngoài, đặc biệt đối với doanh nghiệp là công ty cổ phần, trách nhiệm hữu hạn và công ty tư nhân.

- Cần sớm ban hành chính sách, cơ chế về đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về hàng hải, đặc biệt đối với các cán bộ ở các đại diện hàng hải tại nước ngoài. Đội ngũ này phải có trình độ, năng lực, sâu về chuyên môn, giỏi ngoại ngữ… để đối phó với xu thế áp đặt các chế định quá khắt khe của một số nước lớn hoặc bênh vực quyền lợi cho doanh nghiệp VN tại các diễn đàn quốc tế.

Kết luận chương 3:

Cùng với xu hướng hội nhập nền kinh tế thế giới nói chung và ngành giao nhận vận tải nói riêng, các doanh nghiệp và nhà nước cùng nhau thực hiện những giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động Logistics trong ngành giao nhận vận tải, tạo một vị thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong ngành trên thị trường trong nước cũng như thế giới.

Trên cơ sở phân tích thực trạng của hoạt động giao nhận vận tải tại thành phố Đà Nẵng và chiến lược phát triển ngành đến năm 2010, luận án đã đưa ra các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động Logistics trong giao nhận vận tải quốc tế bằng đường biển tại Tp.ĐN. Dựa vào đặc điểm của các giải pháp, tôi chia ra làm 3 nhóm giải pháp sau:

- Nhóm giải pháp 1: Hoàn thiện công tác xây dựng cơ sở hạ tầng và tăng năng lực chuyên chở của đội tàu.

- Nhóm Giải pháp 2: Hoàn thiện và đẩy mạnh hoạt động giao nhận vận tải, tiến

đến hình thành và cung cấp dịch vụ Logistics trong giao nhận vận tải quốc tế.

- Nhóm giải pháp thứ ba: Hoàn thiện cơ chế quản lý và hoạt động của ngành hàng hải và các ngành có liên quan.

Để thực hiện được những giải pháp trên, nhà nước phải có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp về đầu tư đội tàu biển VN, chính sách về giá, thuế, phí và lệ phí. Ngoài ra, nhà nước cũng cần phải có chính sách hỗ trợ về đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho ngành để các giải pháp trên trở thành hiện thực. Và trong một tương lai không xa, những công ty Logistics hùng mạnh của VN sẽ dần hình thành và có khả năng cạnh tranh được với các tập đoàn lớn mạnh của các nước trên thế giới.

KẾT LUẬN

Ngày nay, quan hệ thương mại giữa các nước diễn ra ngày càng mạnh mẽ, nhu cầu về trao đổi hàng hoá ngày càng lớn kéo theo những nhu cầu mới về vận tải, kho bãi, các dịch vụ phụ trợ .... Thêm vào đó, sự phát triển ngày càng cao của công nghệ thông tin đã tạo tiền đề cho sự phát triển vượt bậc của ngành giao nhận vận tải trên thế giới. Từ việc chỉ cung cấp những dịch vụ đơn thuần như làm thủ tục hải quan, vận chuyển hàng hóa, đóng gói bao bì, cho thuê kho bãi…, các công ty giao nhận vận tải đã cung cấp cho khách hàng dịch vụ “door to door” với chi phí tối ưu. Nhà sản xuất chỉ còn chú ý đến khâu sản suất và marketing để bán được nhiều sản phẩm nhất, mọi việc còn lại đã có các công ty Logistics thực hiện từ việc cung cấp đầu vào cho sản xuất đến việc đưa hàng đến tay người tiêu dùng. Với sự phát triển vượt bậc của dịch vụ Logistics và vai trò của nó trong nền kinh tế quốc dân, việc nghiên cứu và xây dựng chiến lược phát triển hợp lý là một trong những yêu cầu đặt ra cho ngành giao nhận vận tải nước ta.

Nằm ở vị trí trung tâm đất nước với hệ thống giao thông rất thuận tiện cả về đường thủy, đường bộ, đường sắt và đường hàng không, Thành phố Đà Nẵng rất có tiềm năng về phát triển ngành giao nhận vận tải. Thêm vào đó là cảng Tiên Sa có độ sâu trung bình 12m, cho phép các tàu có trọng tải đến 35000 DWT cập cảng, tạo cho Đà Nẵng một lợi thế cạnh tranh trong ngành giao nhận vận tải. Tuy nhiên, hoạt động giao nhận vận tải ở Đà Nẵng còn rất yếu kém, phương tiện xếp dỡ ngày càng lạc hậu, dịch vụ cung cấp cho khách hàng không đa dạng, tàu thuyền có trọng tải nhỏ, chi phí vận chuyển cao, thủ tục hải quan còn nhiêu khê…. Lãnh đạo thành phố vẫn chưa có những giải pháp chiến lược nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành, nếu có chỉ là những giải pháp chung nhằm phát triển cơ sở hạ tầng cảng Biển.

Cùng với những chiến lược phát triển ngành giao thông vận tải và cảng biển đến năm 2010, luận án đã đưa ra những giải pháp chiến lược nhằm phát triển ngành giao nhận vận tải của thành phố, tiến đến việc hình thành và cung cấp dịch vụ Logistics trong các công ty giao nhận vận tải. Đây là xu hướng phát triển tất yếu của ngành giao nhận vận tải nhằm nâng cao tính cạnh tranh của các doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh trong nước và nước ngoài. Lợi nhuận kinh doanh của bản thân doanh nghiệp và hiệu quả kinh tế của toàn xã hội chỉ thực sự cao khi các doanh nghiệp trong nước liên kết lại để giành quyền vận tải, thu ngoại tệ từ việc xuất khẩu sản phẩm vận tải, thay đổi vai trò từ một đại lý cho các hãng tàu nước ngoài thành những công ty giao nhận vận tải quốc tế có chi nhánh ở rộng khắp các nước trên thế giới.

Trong tương lai không xa, Việt Nam sẽ có những tập đoàn Logistics hùng mạnh có khả năng cạnh tranh với các công ty, tập đoàn nước ngoài ở trong nước cũng như ở nước ngoài. Các công ty giao nhận vận tải Việt Nam có thể đảm đương việc tổ chức vận chuyển hàng hóa đến các thị trường tiêu thụ, tận dụng triệt để những lợi thế sẵn có về vị trí địa lý, con người, khoa học kỹ thuật …. Khi đó, ngành giao nhận vận tải sẽ góp phần quan trọng, thúc đẩy nhanh tiến trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực cũng như trên thế giới trên mọi lĩnh vực.

CÁC THUẬT NGỮ VÀ TỪ VIẾT TẮT

CFR: Cost And Freight – Giá hàng và vận chuyển

CIF: Cost Insurance And Freight – Giá hàng, bảo hiểm và vận chuyển. CNH-HĐH: Công nghiệp hóa - hiện đại hóa

CNTT: Công nghệ thông tin cont.: Container

CSHT: Cơ sở hạ tầng

ĐN: Đà Nẵng

EDI: Electronic Data Interchange – Trao đổi thông tin điện tử FCR: Free carrier - Điều kiện giao hàng cho người chuyên chở. FIATA: Hiệp hội quốc tế các tổ chức giao nhận

FOB: Free Alongside Ship - Điều kiện giao hàng dọc mạn tàu. GTVT: Giao thông vận tải

NSNN: Ngân sách nhà nước TBCN: Tư bản chủ nghĩa Tp.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh

VICT: Cảng Container quốc tế tại Việt Nam VIFFAS: Hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam VINALINES: Tổng công ty hàng hải Việt Nam

VISABA: Hiệp hội đại lý và môi giới hàng hải Việt Nam VN: Việt Nam

VPA: Hiệp hội cảng biển Việt Nam WTO: Tổ chức thương mại thế giới XHCN: Xã hội chủ nghĩa

XNK: Xuất nhập khẩu

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1: Các bộ phận cơ bản của Logistics 8

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức Cảng Đà Nẵng 21

Bảng 2.1 : Sản lượng thực hiện qua cảng Đà Nẵng các năm 1990 – 1996 24

Bảng 2.2 : Sản lượng thực hiện qua các năm 1997 – 2003 24

Bảng 2.3: Hàng hoá thông qua cảng Đà nẵng 27

Bảng 2.4: Cước xếp dỡ container 28

Bảng 2.5: Mức giá cước dịch vụ của một số công ty giao nhận tại Đà Nẵng 29

Bảng 2.6: Lịch tàu một số hãng tàu tại Đà Nẵng 32

Bảng 2.7: Giá cước thuê tàu tại thị trường Đà Nẵng và Tp.Hồ Chí Minh 33

Bảng 2.8: Thời gian vận chuyển của các hãng tại Đà Nẵng. 34

Bảng 3.1: Lượng hàng hóa giao nhận vận tải đường biển ở VN đến năm 2010 . 55 Bảng 3.2: Dự báo nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng đường biển ở Miền Trung

.............................................................................................................................. 55

Bảng 3.3: Dự báo nhu cầu vận chuyển hàng hóa qua các cảng tại Đà Nẵng 55

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Bộ Giao thông vận tải (2000), Chiến lược phát triển giao thông vận tải đến năm 2010.

2. Bộ thương mại (1995), Giáo trình hướng dẫn thực hành nghiệp vụ vận tải – giao nhận - bảo hiểm hàng hóa XNK ngoại thương Việt Nam, Trường kinh tế đối ngoại trung ương, lưu hành nội bộ, Tp.HCM.

3. Bộ Thương mại-Viện nghiên cứu thương mại (1998), Những điều cần biết về tổ chức thương mại Thế giới WTO và tiến trình gia nhập của Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

4. Cục Hàng Hải Việt nam (2000), Đề xuất cơ chế quản lý cơ sở hạ tầng cảng biển.

5. Cục Hàng Hải Việt nam (1997), Định hướng chiến lược phát triển ngành đến năm 2010.

6. Đảng cộng sản Việt Nam (2000), Dự thảo các văn kiện Đại hội IX của Đảng,

NXB Chính trị quốc gia.

7. Dương Hữu Hạnh (1999), Nghiệp vụ vận tải và bảo hiểm ngoại thương, NXB Tài chính.

8. Ezra F.Vogel (1994), 4 con rồng nhỏ, Trung tâm kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương, Nhà Xuất bản Thống kê.

9. Hiệp hội cảng Biển Việt Nam (1999), Tóm tắt năng lực các cảng thành viên.

10. John Naisbitt (1998), Những xu hướng lớn của Châu Á làm thay đổi thế giới, Nhà Xuất bản trẻ.

11. L.Kuzma, K Misztal (1987), Kinh tế học cảng biển, NXB GTVT, Hà nội.

12. Lester Thurow (1994), Đối đầu - Cuộc chiến tranh kinh tế giữa Nhật Bản - Mỹ - Châu Âu – Nhà Xuất bản Lao động.

13. Nastarky (1985) Vận tải – Nhân tố quy hoạch sản xuất, Nhà Xuất bản GTVT Hà Nội.

14. Nguyễn Mạnh Hùng (1997), Quy hoạch ngành và các chương trình quốc gia

đến và sau năm 2000, NXB Thống kê.

15. Nguyễn Tương (1999), Hiệp hội cảng biển Việt Nam trong hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.

16. PGS. Võ Thanh Thu, Nguyễn Thị Mỵ, Hà Ngọc Oanh (1997), Kinh Tế Và Phân Tích Hoạt Động Doanh Nghiệp, Nhà Xuất Bản Thống Kê.

17. PGS.TS. Đoàn Thị Hồng Vân (2002), Logistics Những Vấn Đề Cơ Bản, Nhà Xuất Bản Thống Kê.

18. PTS Mai Quốc Chánh (1999), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước, Nhà Xuất bản chính trị quốc gia, Hà nội.

19. Triệu Thị Hồng Cẩm (1997), Nghiệp Vụ Vận Tải Bảo Hiểm Ngoại Thương,

Nhà Xuất Bản Thống Kê.

20. TS. Nguyễn Văn Chương (6/1998) – Qui hoạch phát triển cơ sở hạ tầng cảng biển quốc gia - Tạp chí GTVT.

21. TS. Phan Nhiệm (1985), Tổ chức công tác xếp dỡ ở cảng, NXB GTVT, Hà nội.

22. Viện Chiến lược và phát triển GTVT (2000), Nghiên cứu chiến lược phát triển GTVT quốc gia tại nước Cộng Hòa XNCH VN .

23. Vinalines (1999), Đề án phát triển Tổng công ty hàng hải Việt Nam đến năm 2010, Hà Nội.

24. Bộ GTVT, Tạp chí GTVT, Các số từ tháng 1/2002 đến tháng 3/2004.

25. Hiệp Hội Đại lý và môi giới hàng hải, Tạp chí Visabatimes – Các số từ tháng 1/2003 đến tháng 5/2004.

26. Niên giám thống kê Đà Nẵng (2002), Cục thống kê Đà Nẵng.

27. Niên giám thống kê Đà Nẵng (2003), Cục thống kê Đà Nẵng.

28. Các trang Web của những bộ ngành có liên quan: www.visabatimes.com.vn; www.mofa.gov.vn; www.danangport.com.vn; www.vpa.org.vn; www.mt.gov.vn; www.custom.gov.vn; ...

Tiếng Anh

29. Anton Kleywegt, Mee Leng Goh, Guangyan Wu, Huiweng Zhang (2002), Competition between the port of Singapore and Malaysia, Technical report of National University of Singapore.

30. Michael S. Spencer, Dale S. Rogers, Patricia J. Daugherty (1994), JIT system ans external logistics suppliers, Interntional jounal of operation and production management, MCB university press.

31. N.Visnawadham (8/2002), The past, present and future of supply chain automation, IEEE Robotics and Automation Magazine.

32. The Logistics institute Asia-Pacific (2002), The Asia-Pacific sea cargo system.

33. Lawrence J.White (1988), International trade in Ocean shipping services – The United States and the world, American Enterprises Institute, Cambridge Massachusetts.

34. Brian Lewis (2002), Background informations regarding the port of Rotterdam, Technical report of National University of Singapore.

35. Brian Lewis – Background informations regarding the port of Singapore and the port of Savannah – 2002 technical report of National University of Singapore.

36. J. Barton Cunningham (1996), Designing flexible Logistics system-a review of some Singaporean examples, Logistics informations management.

37. David Pollit (1998), Physical distribution and logistics managerment, MCB university press.

38. Diane M. Phillips and Jason Kein Phillips (1998), A Social network analysis of business Logistics and transportation, Ursinus College, Pensivenia, USA.

39. Eric-E-Pollock (1993), Factors to be considered when marketing a port,

APB Research and consultancy.

40. Roy C. Brimer (1999), Logistics networking, Logistics informations management.

41. Steven R. Clinton, Roger J. Calantone (1997), Logistics strategy: Does it travel well?, Logistics informations management, MCB university press.

Xem tất cả 61 trang.

Ngày đăng: 15/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí