Nhà Nước Phát Huy Dân Chủ Và Sức Mạnh Của Khối Đại Đoàn Kết Toàn Dân Trong Việc Phát Huy Nội Lực Và Ngoại Lực


Xây dựng thực lực và tiềm lực kinh tế đủ mạnh. Thu nhập quốc dân cả về mặt giá trị và hiện vật đủ sức đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của toàn xã hội và có một phần tích lũy cần thiết để thực hiện tái sản xuất mở rộng trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

Đẩy mạnh xây dựng và phát triển doanh nghiệp, cả doanh nghiệp quốc doanh và ngoài quốc doanh.. Tiếp tục sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước để các doanh nghiệp này trở thành những đơn vị mạnh về công nghệ, giỏi về quản lý, năng động, sáng tạo trong sản xuất kinh doanh, làm trụ cột cho nền kinh tế. Phát triển mạnh các hộ kinh doanh cá thể và các loại hình doanh nghiệp tư nhân.

Xây dựng một nền kinh tế có sức cạnh tranh cao trên tất cả các cấp độ: sức cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ; sức cạnh tranh của các doanh nghiệp và sức cạnh tranh chung của toàn bộ nền kinh tế, dựa trên việc phát huy lợi thế so sánh về các mặt của đất nước: con người, nguồn nhân lực, tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý…

Tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa với chất lượng và hiệu quả ngày càng cao nhằm khai thác tối ưu mọi tiềm năng, lợi thế của đất nước, tạo ra những chuyển biến to lớn về cơ cấu lao động, ngành nghề, vùng lãnh thổ, về hiện đại hóa từng bước nền kinh tế quốc dân, từng bước phát triển kinh tế tri thức, gắn chặt thị trường trong nước với thị trường quốc tế, tham gia ngày càng nhiều hơn vào phân công lao động một cách có lợi nhất.

Kiên trì con đường đổi mới, xây dựng nhanh thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong mối quan hệ hợp tác, liên doanh và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế khác trong nền kinh tế quốc dân cùng phát triển; xây dựng đồng bộ các yếu tố kinh tế thị trường, xác lập tư duy mới về vai trò của thị trường trong xây dựng, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế, kết hợp với cầu, coi cầu là điểm xuất phát, là đối tượng của cung; lấy chất lượng, hiệu quả kinh tế

- xã hội làm tiêu chuẩn hàng đầu; cải tiến chế độ phân phối, kết hợp đẩy


nhanh tăng trưởng kinh tế với giải quyết tốt các vấn đề xã hội nhằm mục tiêu tăng trưởng nhanh gắn với phát triển bền vững.

- Thứ ba, tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để thực hiện có hiệu quả việc phát huy nội lực để phát triển đất nước. Để làm được điều đó, Nhà nước cần tiến hành đổi mới toàn diện về giáo dục và đào tạo; chăm lo phát triển y tế, nâng cao sức khỏe cộng đồng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 171 trang tài liệu này.

Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là nội dung bức thiết được Đảng ta nêu ra tại Đại hội XI. Để làm được điều đó, nhà nước cần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, nội dung, phương pháp dạy và học, đổi mới phương pháp đánh giá chất lượng giáo dục; thực hiện “chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa”, chấn hưng nền giáo dục Việt Nam. Song song với việc phát triển mô hình giáo dục mở - mô hình xã hội học tập với hệ thống đào tạo liên tục, đào tạo liên thông, với các loại hình đào tạo phong phú là việc hoàn thiện hệ thống đánh giá, tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo. Đổi mới mạnh mẽ hệ thống giáo dục ở tất cả các cấp học. Đổi mới hệ thống giáo dục đại học và sau đại học, gắn đào tạo với sử dụng, trực tiếp phục vụ chuyển đổi cơ cấu lao động, phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là chuyên gia đầu ngành. Phát triển mạnh hệ thống giáo dục nghề. Bảo đảm đủ số lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở tất cả các cấp học, bậc học. Thực hiện xã hội hóa giáo dục, huy động nguồn lực vật chất và trí tuệ của xã hội, tham gia chăm lo sự nghiệp giáo dục. Đổi mới cơ chế quản lý giáo dục. Tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo.

Đối với công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân: Đổi mới cơ chế quản lý các bệnh viện công lập, thực hiện tốt cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của bệnh viện; nâng cao năng lực của y tế cơ sở, phát triển hệ thống y tế dự phòng; nâng cao chất lượng công tác khám chữa bệnh, y đức, y nghiệp; hoàn thiện chính sách bảo hiểm y tế, xây dựng và thực hiện tốt lộ trình tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân; khuyến khích phát triển các cơ sở y tế thuộc nhiều hình thức sở hữu, kể cả thu hút đầu tư nước ngoài. Có chế độ đãi ngộ xứng đáng với cán bộ y tế, đặc biệt là những người công tác tại tuyến y tế cơ sở, các cơ sở y tế miền

Nhà nước với việc phát huy nội lực và ngoại lực trong hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay - 19


núi, vùng sâu, vùng xa… hoàn thiện và củng cố mạng lưới y học cổ truyền; phát

triển mạnh công nghiệp dược, bảo tồn và phát huy nguồn dược liệu…

4.2.4.2. Nhà nước phát huy dân chủ và sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân trong việc phát huy nội lực và ngoại lực

Vai trò của nhà nước trong việc phát huy nội lực và ngoại lực chỉ có thể thực hiện hiệu quả khi đáp ứng được nguyện vọng, kỳ vọng của nhân dân vào hiệu quả và tác dụng của việc huy động nội lực, ngoại lực cho sự phát triển; đồng thời khơi dậy được tính tích cực xã hội, sự chủ động của mọi công dân, mọi tổ chức, doanh nghiệp và toàn bộ hệ thống chính trị trong việc phát huy nội lực, tranh thủ mọi nguồn ngoại lực và khai thác có hiệu quả các nguồn lực. Để làm được điều đó, nhà nước phải phát huy dân chủ và sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân để thực hiện nhiệm vụ phát huy nội lực và ngoại lực. Để làm được điều đó, nhà nước ta thực hiện những giải pháp sau:

Một là, nhà nước phát huy dân chủ, quyền làm chủ của nhân dân trong

việc phát huy nội lực và ngoại lực.

Nhà nước quản lý việc thực hiện phát huy nội lực và ngoại lực thông qua đường lối, chính sách và liên hệ mật thiết với nhân dân, xuất phát từ nguyện vọng của nhân dân, đảm bảo quyền và lợi ích của nhân dân và toàn xã hội.

Thực hiện đồng bộ các chính sách, pháp luật của nhà nước nhằm phát huy dân chủ và giữ vững kỷ cương xã hội, tổ chức và động viên nhân dân tham gia các phong trào thi đua yêu nước, phát triển kinh tế, xã hội, phát huy lực lượng toàn xã hội trong việc phát huy nội lực và ngoại lực.

Xây dựng hệ thống phản biện xã hội, phát huy trí tuệ của nhân dân, nắm bắt thông tin, dư luận xã hội, những kiến nghị, đề xuất của nhân dân để hoàn thiện chính sách phát huy nội lực và ngoại lực để phát triển đất nước trong điều kiện hiện nay.

Hai là, nhà nước tận dụng sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc trong việc

phát huy nội lực và ngoại lực.

Nhà nước có chính sách huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, các đoàn thể xã hội, hệ thống các doanh nghiệp trong và ngoài khu vực nhà


nước, sức mạnh của các giai cấp, tầng lớp cùng toàn thể nhân dân trong đó có kiều bào Việt Nam tại nước ngoài… trong việc nhận thức và thực hiện chủ trương, chính sách phát nội lực và ngoại lực của Đảng và nhà nước.

Nhà nước cần thực hiện nhất quán các chính sách tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động đầu tư, phát triển mạnh mẽ các loại hình doanh nghiệp; tiếp tục đẩy mạnh, sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước; tiếp tục phát triển mạnh các hộ kinh doanh cá thể và các loại hình doanh nghiệp tư nhân; thực hiện quyền bình đẳng của mọi công dân trong đầu tư, kinh doanh, trong tiếp cận các cơ hội, nguồn lực kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật. Đây là biện pháp tích cực để khơi dậy mọi tiềm năng, sức sản xuất trong nước, có vai trò to lớn trong việc củng cố, tăng cường nội lực quốc gia.

Từ Đại hội X, Đảng ta đã xác định kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là thành phần kinh tế quan trọng của nước ta. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trong đó phải kể tới bộ phận không nhỏ các nhà đầu tư là kiều bào ta ở nước ngoài - là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế Việt Nam. Do vậy, nhà nước cần có các chính sách đối xử bình đẳng, xóa bỏ mọi rào cản, phân biệt đối xử, tạo điều kiện cho đầu tư nước ngoài tham gia nhiều hơn vào phát triển các ngành, vùng lãnh thổ trong khuôn khổ pháp luât, phù hợp với cam kết quốc tế của nước ta.

Nhà nước cần có chính sách đặc biệt trong việc thu hút sự đầu tư của đồng bào ở nước ngoài, một nguồn lực quan trọng của cộng đồng dân tộc Việt Nam, là nhân tố có ý nghĩa quan trọng góp phần tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa nhân dân ta và nhân dân các nước. Khuyến khích người Việt Nam ở nước ngoài hướng về quê hương, góp phần xây dựng đất nước, khen thưởng những người có thành tích đóng góp cho Tổ quốc. Làm tốt công tác thông tin trong cộng đồng kiều bào ta ở nước ngoài để kiều bào nắm bắt tình hình trong nước, nhận thức đúng đắn chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta.

4.2.4.3. Nhà nước đổi mới và nâng cao hiệu lực, hiệu quả của các công cụ

quản lý, chính sách vĩ mô để khai thác, sử dụng hợp lý nội lực và ngoại lực

Các công cụ quản lý, các chính sách điều tiết vĩ mô của nhà nước có vai trò quan trọng trong việc quản, điều tiết, khai thác và sử dụng có hiệu quả nội lực và


ngoại lực cho sự phát triển đất nước. Với những yêu cầu ngày càng khó khăn, phức tạp đối với việc phát huy nội lực và ngoại lực trong hội nhập quốc tế, nhà nước cần phải đổi mới và nâng cao hiệu lực, hiệu quả của các chính sách, công cụ quản lý điều tiết vĩ mô để phát huy nội lực, thu hút ngoại lực, nội lực hóa ngoại lực một cách có hiệu quả cho quá trình phát triển đất nước.

Một là, đổi mới và nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kế hoạch: Ban hành và thực thi Luật Kế hoạch hóa phát triển kinh tế - xã hội. Đổi mới mạnh mẽ, nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu chiến lược, công tác quy hoạch, kế hoạch đặc biệt coi trọng các chỉ tiêu, biện pháp, chất lượng phát triển kinh tế - xã hội. Đổi mới nội dung, phương pháp, quy trình xây dựng, thông qua, phê duyệt, triển khai thực hiện. Gắn chiến lược, quy hoạch với kế hoạch; nâng cao tính khoa học, minh bạch. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội phải phù hợp với thực tiễn, đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa, phát huy tối đa mọi lợi thế so sánh và nguồn lực quốc gia, thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư. Xây dựng chiến lược, kế hoạch, chính sách phát huy nội lực và ngoại lực, vừa tạo môi trường cho nội lực kết hợp được với ngoại lực; vừa khai thác có hiệu quả các nguồn lực và tiếp tục định hướng cho việc kết hợp nội lực và ngoại lực trong những giai đoạn tiếp theo.

Hai là, đổi mới chính sách thuế: Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, đặc biệt là gia nhập WTO, vai trò của chính sách thuế trong việc bảo hộ sản xuất trong nước, cũng như thu hút ngoại lực sẽ có xu hướng giảm, các yếu tố khác như kết cấu hạ tầng, minh bạch chính sách, chất lượng nguồn nhân lực, trình độ khoa học công nghệ… sẽ có vai trò quyết định.

Nhà nước cần phải tiến hành rà soát các sắc thuế theo hướng minh bạch và ổn định hóa, đơn giản hóa và thống nhất các mức thuế suất theo hướng giảm và ổn định thuế suất, mở rộng đối tượng thu, điều tiết hợp lý thu nhập, không lồng ghép chính sách xã hội trong chính sách thuế giúp tạo tính ổn định cao hơn cho các doanh nghiệp tính toán các kế hoạch đầu tư, sản xuất kinh doanh của mình. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về thuế theo nguyên tắc công bằng, thống nhất và đồng bộ, bảo đảm môi trường thuận lợi, khuyến khích


phát triển sản xuất kinh doanh. Từng bước thực hiện phương pháp tính thuế, quản lý thu thuế, xử lý các vi phạm về thuế theo thông lệ quốc tế; hiện đại hóa công tác quản lý hành chính thuế và phát triển dịch vụ tư vấn thuế.

Ba là, đổi mới, hoàn thiện chính sách tài chính, tiền tệ: Nhà nước cần xây dựng đồng bộ thể chế tài chính phù hợp với kinh tế thị trường. Đổi mới chính sách quản lý tài chính để giải phóng và phân bổ hợp lý, có hiệu quả các nguồn lực; phát triển nền tài chính quốc gia vững mạnh; bảo đảm an ninh tài chính quốc gia, nâng cao vị thế và uy tín quốc tế của tài chính Việt Nam. Chính sách tiền tệ, tín dụng cần được cải cải cách nhằm mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền, kiểm soát lạm phát, góp phần tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an ninh hệ thống các ngân hàng và tổ chức tín dụng. Kết hợp chặt chẽ chính sách tiền tệ với chính sách tài khóa để ổn định kinh tế vĩ mô, tăng dự trũ ngoại tệ, khuyến khích doanh nghiệp và nhân dân tiết kiệm đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh.

Bốn là, đổi mới chính sách đầu tư: Đổi mới chính sách và cải thiện môi trường đầu tư, xóa bỏ phân biệt đối xử trong tiếp cận các cơ hội đầu tư. Hoàn thiện thể chế, tăng cường hiệu lực quản lý để đảm bảo hiệu quả đầu tư của nhà nước và thu hút đầu tư nước ngoài, tránh đầu tư dàn trải. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư nước ngoài thay bằng việc hoàn thiện thể chế, pháp luật thay vì tạo ra hệ thống khuyến khích, ưu đãi đầu tư thông mức thuế để môi trường đầu tư hấp dẫn hơn. Đơn giản hóa các thủ tục cấp phép đầu tư, thu hẹp các lĩnh vực không cho phép đầu tư và những lĩnh vực đầu tư có điều kiện; mở rộng lĩnh vực đăng ký đầu tư. Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư phát triển theo cam kết quốc tế của nước ta. Khuyến khích người Việt Nam định cư ở nước ngoài chuyển vốn, công nghệ về nước tham gia đầu tư. Điều chỉnh cơ cấu đầu tư, đầu tư từ ngân sách tập trung cho kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển văn hóa, giáo dục, khoa hoc - công nghệ, y tế, trợ giúp vùng khó khăn; đầu tư của doanh nghiệp nhà nước vào nâng cao năng lực sản xuất, hiện đại hóa công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm; đầu tư của các khu vực dân doanh được khuyến khích cho việc tạo nhiều sản phẩm xuất khẩu, tạo việc làm…


Tiểu kết chương 4

Từ thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với nhà nước trong việc phát huy nội lực và ngoại lực, từ kinh nghiệm quốc tế vận dụng vào thực tiễn Việt Nam, chương 4 đi sâu phân tích, chỉ ra những quan điểm có tính nguyên tắc và đề xuất các giải pháp chủ yếu phát huy vai trò của nhà nước trong việc phát huy nội lực, ngoại lực để xây dựng đất nước trong bối cảnh hội nhập hiện nay.

Để phát huy nội lực và ngoại lực đáp ứng các yêu cầu khách quan của thực tiễn, nhà nước phải thực hiện các quan điểm có tính nguyên tắc đó là: nhà nước phát huy nội lực và ngoại lực phải đảm bảo sự phát triển nhanh và bền vững; nhà nước thực hiện việc phát huy nội lực và ngoại lực đảm bảo phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; nhà nước phát huy nội lực và ngoại lực trên cơ sở bình đẳng, hữu nghị, hợp tác cùng có lợi vì mục tiêu hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Để nâng cao hiệu quả phát huy nội lực và ngoại lực, chương 4 đề xuất 04 nhóm giải pháp phát huy vai trò của nhà nước đó là: Nhóm giải pháp về học tập kinh nghiệm quốc tế trong việc phát huy nội lực và ngoại lực; nhóm giải pháp nâng cao năng lực quản lý của nhà nước đối với việc phát huy nội lực và ngoại lực; nhóm giải pháp phát huy vai trò nhà nước trong việc thu hút ngoại lực; nhóm giải pháp phát huy vai trò của nhà nước trong việc khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trên cơ sở phát huy nội lực và nội lực hóa ngoại lực.

Việc tuân thủ các nguyên tắc và thực hiện đồng bộ các giải pháp nói trên sẽ cho phép Nhà nước ta hoàn thành tốt vai trò của mình trong việc phát huy nội lực, ngoại lực đảm bảo phát triển bền vững và đúng định hướng ở nước ta trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay.


KẾT LUẬN


Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, phát huy nội lực và ngoại lực là một tất yếu khách quan cho sự phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam. Phát huy nội lực và ngoại lực tạo ra sức mạnh tổng hợp để nước ta mau chóng đạt được những mục tiêu, chiến lược phát triển quốc gia, trong đó, nội lực có vai trò quyết định, còn ngoại lực có vai trò hỗ trợ, bổ sung cho nội lực, tạo thêm điều kiện để huy động và sử dụng nội lực có hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên việc phát huy nội lực, ngoại lực cũng đặt ra nhiều thách thức, nhiều nguy cơ tiềm ẩn ảnh hưởng đến sự phát triển của nước ta. Vì vậy, để phát huy nội lực và ngoại lực có hiệu quả, vai trò quản lý, định hướng, điều tiết của Nhà nước ta là vô cùng quan trọng.

Thực tế gần 30 năm đổi mới vừa qua đã cho thấy những thành tựu của nhà nước trong việc phát huy nội lực và ngoại lực. Bằng pháp luật, chính sách, các công cụ điều tiết vĩ mô; bằng việc phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, sức mạnh của hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhà nước ta đã đạt nhiều thành tựu trong việc phát huy nội lực, phát huy lợi thế so sánh quốc gia; tạo môi trường hấp dẫn với các nguồn ngoại lực; chủ động thực hiện các biện pháp, hình thức thu hút ngoại lực; đồng thời còn điều tiết, phân bổ, sử dụng hợp lý các nguồn lực theo đúng định hướng, mục tiêu phát triển và tiếp tục kích thích việc phát huy nội lực một cách tích cực hơn, sâu rộng và hiệu quả hơn. Để đạt được những kết quả đó, nhà nước ta đã không ngừng tự đổi mới, tự trau dồi năng lực để vươn lên đáp ứng yêu cầu ngày càng khó khăn, phức tạp của việc phát huy nội lực và ngoại lực trong điều kiện hội nhập hiện nay.

Tuy nhiên, do nhiều tác động từ khách quan và những nhân tố chủ quan, vai trò của nhà nước trong việc phát huy nội lực và ngoại lực còn nhiều hạn chế. Bộ máy nhà nước cồng kềnh, chậm thích ứng với những yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn; trình độ, năng lực cán bộ công nhân viên chức và người lao động còn hạn chế, trình độ quản lý của nhà nước chưa ngang tầm với những

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/11/2022