Hành Vi Làm Sạch Bơm Kim Tiêm Và Hành Vi Dùng Chung Thuốc Và Dụng Cụ Pha


rằng, tần suất TCMT liên quan tỷ lệ thuận với chiều hướng gia tăng nhiễm HIV [27]. Tần suất TCMT trong nhóm NCMT cao làm cho việc cai nghiện ma tuý trở nên khó khăn hơn. Điều này còn đồng nghĩa với việc gia tăng các tệ nạn xã hội. Người NCMT có thể làm bất cứ việc gì để có đủ tiền thoả mãn cơn nghiện của mình. Hơn nữa, với tần suất sử dụng ma tuý cao sẽ dễ có nguy cơ dùng chung BKT khi tiêm chích và không dùng BCS khi QHTD [83].

4.2.4.5. Hành vi làm sạch bơm kim tiêm và hành vi dùng chung thuốc và dụng cụ pha

Người NCMT đã có sự thay đổi hành vi làm sạch BKT trước khi sử dụng. Sau can thiệp, tỷ lệ người NCMT làm sạch BKT dùng chung trong lần tiêm chích gần nhất tăng từ 41,7% lên 71,4%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05, CSHQ đạt 71,4%. Chứng tỏ công tác tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS, hiểu biết về cách làm sạch BKT của người NCMT đã ngày càng được nâng lên.

Tỷ lệ người NCMT dùng chung thuốc, dụng cụ pha thuốc trong 6 tháng qua đã giảm từ 64,4% (trước can thiệp) xuống 52,1% (sau can thiệp), với p < 0,01 và CSHQ đạt 23,6%. Tỷ lệ này trong lần tiêm gần nhất cũng giảm từ 36,3% (trước can thiệp) xuống 29,5% (sau can thiệp), với p < 0,05 và CSHQ là 23,1%. So với kết quả chương trình giám sát kết hợp hành vi và các chỉ số sinh học HIV/STI tại Việt Nam 2009 cho thấy, tỷ lệ này ở nghiên cứu chúng tôi thấp hơn so với Cần Thơ, Đà nẵng và Quảng Ninh (tỷ lệ chung thuốc/dụng cụ pha thuốc từ 64,3% đến 73,7% trong 6 tháng qua; và từ 56,6% đến 85,8% trong lần tiêm gần đây nhất). Điều này cũng phù hợp với hiểu biết của người NCMT về các đường lây truyền HIV/AIDS. Đây cũng là nguy cơ có khả năng làm lây truyền HIV nếu không có biện pháp tuyên truyền tích cực về hành vi này [70].


4.2.4.6. Quan hệ tình dục với phụ nữ mại dâm


Kết quả nghiên cứu đề tài cho thấy, tỷ lệ người NCMT sử dụng BCS khi QHTD với PNMD trong lần gần đây nhất tăng từ 65,4% (trước can thiệp) lên 87,8% (sau can thiệp), với p < 0,01, CSHQ đạt 34,1%. Đồng thời, có sự gia tăng đáng kể về sử dụng BCS khi QHTD ở người NCMT. Tỷ lệ người NCMT thường xuyên sử dụng BCS khi QHTD với PNMD trong 12 tháng qua tăng từ 65,6% (trước can thiệp) lên 86,1% (sau can thiệp) với p < 0,01 và CSHQ là 31,3%.

Tỷ lệ này cao hơn so với nghiên cứu giám sát kết hợp hành vi và các chỉ số sinh học HIV/STI tại Việt Nam năm 2009. Theo nghiên cứu này, tỷ lệ sử dụng BCS khi QHTD với phụ nữ mại dâm trong lần gần đây nhất cao nhất ở Hải Phòng (91,5%) và Quảng Ninh (87,5%), các tỉnh còn lại đều có kết quả thấp hơn chúng tôi (chỉ từ 50,0% - 84,2%). Tương tự, tỷ lệ thường xuyên sử dụng BCS khi QHTD với PNMD trong 12 tháng qua ở tất cả các tỉnh đều thấp hơn, chỉ trong khoảng từ 39,3% - 84,1%. Kết quả nghiên cứu tại 7 tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình Phước, Bình Dương, Long An, Sóc Trăng, tỷ lệ sử dụng BCS thường xuyên cao nhất ở Nghệ An cũng chỉ chiếm 48,4% [33], [70].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 199 trang tài liệu này.

Những thay đổi hành vi an toàn trong QHTD (chỉ số 12-21) của người NCMT với bạn tình bất chợt và PNMD là rất đáng kể, tuy nhiên vẫn còn hạn chế và chưa bền vững. Điều này thể hiện ý thức cộng đồng của người NCMT chưa tốt trong việc ngăn ngừa lan truyền dịch bệnh. Như vậy, ở đây có sự đan xen giữa 2 nhóm đối tượng có nguy cơ lây nhiễm HIV cao nhất là người NCMT và PNMD. Một vấn đề nguy hiểm hơn là tình trạng từ người NCMT nhiễm HIV lây sang PNMD và từ đó lây ra cộng đồng thông qua QHTD không an toàn. Trong nhóm NCMT bên cạnh nguy cơ lây nhiễm HIV do sử


Nguy cơ lây nhiễm HIV và hiệu quả can thiệp dự phòng trên nhóm nghiện chích ma túy tại Quảng Nam - 19

dụng chung BKT thì nguy cơ lây nhiễm HIV qua QHTD cũng đáng kể do NCMT là độc thân, ly dị nên nhóm đối tượng này khi có nhu cầu QHTD thì thường tìm đến PNMD. Vì vậy, trong công tác tuyên truyền phải cung cấp đầy đủ thông tin cho họ biết rõ các nguy cơ nhiễm HIV do QHTD không an toàn và do tiêm chích ma túy không an toàn, qua đó thực hành phòng lây nhiễm HIV hiệu quả hơn.

4.2.4.7. Quan hệ tình dục với bạn tình bất chợt


Kết quả nghiên cứu chúng tôi cho thấy, tỷ lệ người NCMT sử dụng BCS khi QHTD với bạn tình bất chợt không trả tiền trong lần gần đây nhất tăng từ 54,3% (trước can thiệp) lên 75,0% (sau can thiệp), với p < 0,05 và CSHQ đạt 38,0%. Đồng thời, có sự gia tăng đáng kể về sử dụng BCS khi QHTD ở người NCMT. Tỷ lệ người NCMT thường xuyên dùng BCS khi QHTD với bạn tình bất chợt trong 12 tháng qua tăng từ 29,2% (trước can thiệp) lên 56,1% (sau can thiệp) với p < 0,01 và CSHQ đạt 92,2%.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của Ngân hàng Phát hiển Châu Á: Hiệu quả can thiệp sau hai năm triển khai các hoạt động cũng cho thấy: tỷ lệ sử dụng BCS đã tăng đáng kể cả trong lần QHTD gần nhất (tăng từ 50,0% lên 81,7%) cũng như trong 12 tháng trước cuộc điều tra đánh giá lại (tăng từ 24,2% lên 60,8%). Kết quả chúng tôi cũng phù hợp với kết quả giám sát kết hợp lồng ghép hành vi và các chỉ số sinh học HIV/STI tại Việt Nam năm 2009. Như vậy, các nội dung can thiệp giảm nguy cơ trong QHTD cho người NCMT được đánh giá là cần thiết, phù hợp, bước đầu đạt hiệu quả nhất định, nhưng cần được tăng cường và duy trì trong thời gian dài [17], [70].

Kết quả nghiên cứu chúng tôi phù hợp với nghiên cứu ở Kenya và Tazania và kết quả một số nghiên cứu khác: những cặp bạn tình tham gia các


dịch vụ TVXNTN đã giảm QHTD không được bảo vệ với bạn tình một cách có ý nghĩa, nhưng không khác biệt khi người NCMT có QHTD với bạn tình bất chợt và TCMT [72], [73].

Hành vi nguy cơ không sử dụng BCS trong các lần QHTD với PNMD, bạn tình bất chợt, vợ/người yêu là điều đáng quan tâm vì lúc này tình cảm và lòng tin đã làm cho họ bất chấp nguy hiểm. Trong số đó có nhiều người NCMT không nói cho vợ hay bạn tình về tình trạng nhiễm bệnh của mình và có người nhiễm HIV vẫn tiếp tục QHTD với vợ hay bạn tình của họ mà không dùng BCS. Đối với nam NCMT khi phê thuốc họ không làm chủ được bản thân nên thường không sử dụng BCS hay có sử dụng nhưng cũng không chắc đã đúng cách. Với hành vi tình dục không an toàn như trên, nếu không có biện pháp can thiệp thích hợp ngay thì chỉ trong thời gian ngắn, số người NCMT nhiễm HIV sẽ tăng nhanh trong cộng đồng. Từ nhận thức trên chúng tôi cho rằng việc tuyên truyền giáo dục hành vi tình dục an toàn với người NCMT cùng với việc cung cấp BKT, BCS là điều hết sức cần thiết.

Việc giảm hành vi nguy cơ trong QHTD liên quan nhiều đến thái độ, sự chấp nhận và chia sẻ giữa người NCMT với bạn tình: PNMD, bạn tình bất chợt, vợ/người yêu. Tuy nhiên, việc thực hiện hành vi an toàn tình dục và tham gia vào các hoạt động dự phòng, nam giới thường giữ vai trò quyết định, phụ nữ thường có vai trò thụ động. Rào cản lớn nhất đối với việc xét nghiệm HIV của người NCMT đó là: Sợ bị tiết lộ tình trạng nhiễm HIV. Mặt khác, khi người NCMT được tư vấn và can thiệp hỗ trợ đầy đủ, bản thân họ sẽ thực hiện các hành vi an toàn. Đây là những khía cạnh cần quan tâm để điều chỉnh nội dung hoạt động can thiệp cho người NCMT trong thời gian tới [43], [91].


4.2.5. Hiệu quả thay đổi tỷ lệ nhiễm HIV trước và sau can thiệp


Sau 2 năm triển khai các biện pháp can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV tại Quảng Nam, đã góp phần làm giảm tỷ lệ nhiễm HIV trên nhóm người NCMT tại địa bàn nghiên cứu. Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm NCMT đã giảm từ 6,3% (trước can thiệp) xuống còn 4,4% (sau can thiệp), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 và CSHQ đạt 29,6%.

Tuy nhiên, nhiễm HIV là nhiễm trùng suốt đời, nên muốn đánh giá chính xác hiệu quả việc chuyển đổi huyết thanh phải theo dõi tỷ lệ nhiễm mới trong một thời gian. Trong nghiên cứu này, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm NCMT nói chung có giảm từ 6,3% xuống 4,4%. Kết quả này có thể do ba nguyên nhân: hoặc số người nhiễm HIV đã tử vong, hoặc số nhiễm mới hàng năm giảm, hoặc có thể khi chọn các đối tượng nghiên cứu đã không thể lựa chọn được toàn bộ số người tham gia nghiên cứu năm 2011 để đưa vào tham gia nghiên cứu năm 2014. Tuy nhiên, với kết quả này chúng ta có thể nói các biện pháp can thiệp triển khai trong hai năm qua nhằm dự phòng lây nhiễm HIV đã có hiệu quả đối với tỷ lệ hiện nhiễm của quần thể nghiên cứu.

Mong muốn lớn nhất của chúng ta là làm sao giảm được tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm NCMT nhiều nhất. Giảm tỷ lệ người NCMT nhiễm HIV đồng nghĩa với giảm lây lan HIV trong nhóm người này và giảm lây nhiễm từ nhóm này sang PNMD. Đây là hai nhóm đối tượng nguy cơ cao chủ yếu tạo ra tình trạng khẩn cấp, phức tạp và qui mô của đại dịch HIV/AIDS. Mặc dù, nghiên cứu chúng tôi chỉ làm giảm tỷ lệ nhiễm HIV từ 6,3% xuống 4,4% nhưng đây cũng là kết quả tích cực, đáng khích lệ chứng tỏ hiệu quả của các biện pháp can thiệp.


KẾT LUẬN


1. Tỷ lệ hiện nhiễm HIV và hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV của người nghiện chích ma túy tại tỉnh Quảng Nam năm 2011

- Tỷ lệ hiện nhiễm HIV ở người nghiện chích ma túy tỉnh Quảng Nam năm 2011 là 6,3%.

- Các hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV ở người nghiện chích ma túy tại Quảng Nam năm 2011 là: Tỷ lệ dùng chung bơm kim tiêm khi tiêm chích ma túy trong vòng 6 tháng trước cuộc điều tra là 33,5%. Tỷ lệ thường xuyên dùng bao cao su khi quan hệ tình dục trong 12 tháng qua với vợ/người yêu, phụ nữ mại dâm, bạn tình bất chợt tương ứng là 13,3%, 65,5% và 29,2%.


2. Hiệu quả can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV ở nhóm người nghiện chích ma túy tại tỉnh Quảng Nam (2012 - 2013)

Sau 2 năm triển khai các hoạt động can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV tại Quảng Nam đã đạt hiệu quả như sau:

- Tỷ lệ người nghiện chích ma túy nhận được bơm kim tiêm sạch trong 6 tháng qua tăng: trước can thiệp 1,4% tăng lên 32,3% sau can thiệp (chỉ số hiệu quả 2.207,1%; p < 0,05).

- Tỷ lệ nhận được bao cao su miễn phí trong vòng 6 tháng qua tăng từ 19,8% trước can thiệp lên 58,2% sau can thiệp (chỉ số hiệu quả 193,9%; p < 0,01).

- Tỷ lệ dùng chung bơm kim tiêm khi tiêm chích ma túy trong 6 tháng trước cuộc điều tra đã giảm rõ, trước can thiệp 33,5% giảm còn 22,6% sau can thiệp (chỉ số hiệu quả 32,6%; p < 0,01).


- Tỷ lệ dùng chung bơm kim tiêm trong 1 tháng trước cuộc điều tra cũng giảm mạnh, từ 21,2% trước can thiệp xuống còn 13,7% sau can thiệp với (chỉ số hiệu quả 35,2%; p < 0,01).

- Tỷ lệ thường xuyên dùng bao cao su khi quan hệ tình dục trong 12 tháng qua với các loại bạn tình đều tăng rõ rệt. Tỷ lệ này với phụ nữ mại dâm tăng từ 65,6% trước can thiệp lên 86,1% sau can thiệp (chỉ số hiệu quả 31,3%; p<0,01); với bạn tình bất chợt tỷ lệ này cũng tăng từ 29,2% trước can thiệp lên 56,1% sau can thiệp (chỉ số hiệu quả 92,2%; p < 0,01).

Sau 2 năm can thiệp, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy giảm đáng kể, trước can thiệp 6,3% giảm còn 4,4% sau can thiệp (chỉ số hiệu quả 29,6%; p < 0,05).


KIẾN NGHỊ


1. Tiếp tục tăng cường các biện pháp can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV tại các địa bàn nghiên cứu để tạo tính bền vững, hạn chế sự lây lan HIV trong nhóm nghiện chích ma túy và từ nhóm này ra cộng đồng.

2. Tăng cường công tác truyền thông thay đổi hành vi cho người nghiện chích ma túy và bạn tình của họ, qua đó làm giảm các hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV do TCMT và QHTD không an toàn. Đồng thời khuyến khích họ đi xét nghiệm để dự phòng lây nhiễm HIV cho bản thân, vợ và các loại bạn tình của họ.

3. Cần mở rộng và triển khai đồng bộ các biện pháp can thiệp dự phòng lây nhiễm sang những địa phương khác trên địa bàn toàn tỉnh để góp phần làm giảm giảm tốc độ lây nhiễm HIV, giảm các tác hại do HIV gây ra cho sự phát triển vững bền kinh tế-xã hội của tỉnh Quảng Nam.

Xem tất cả 199 trang.

Ngày đăng: 01/04/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí