Ngoại y học hiện đại Phần 1 - 12

gan, lách, thận, tuy hoặc rách mạc treo, mạc nối, rách các mạch máu trong ổ bụng, hoặc là vết thương thành bụng đơn thuần chảy máu vào trong ổ bụng.

b. Chảy máu sau mổ ổ bụng:

- Do cầm máu không tốt.

- Do tuột nút chỉ buộc.

- Do rối loạn chức năng đông máu.

2.2. Các nguyên nhân sản khoa:

- Chửa ngoài tử cung vỡ.

- Vỡ tử cung trong chuyển dạ đẻ.

- Tai biến nạo thai.

- Vỡ nang Degraff.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.

2.3. Các nguyên nhân nội khoa:

- Vỡ lách bệnh lý: Lách to do sốt rét, do thiếu máu.

Ngoại y học hiện đại Phần 1 - 12

- Vỡ thận bệnh lý: Thận đa nang, thận ứ nước do sỏi...

- Vỡ phình mạch của động mạch trong ổ bụng.

2.4. Các nguyên nhân khác:

Bệnh ưa chảy máu (Hemophylie), Bệnh sinh chảy máu (Hemogelie).

3.Triệu chứng:

3.1. Cơ năng:

Đau bụng: Đau khắp bụng không thành cơn, thường đau bụng không điển hình kết họp với đau do bệnh chính gây chảy máu: Chấn thương...

- Nếu mất máu nhiều thì có khó thở nhanh nông

- Giai đoạn muộn có bí trung tiện do liệt ruột cơ năng.

3.2. Toàn thân:

Biểu hiện hội chứng mất máu cấp tính mà không có máu chảy ra ngoài.

- Bệnh nhân trong tình trạng kích thích vật vã hoặc li bì, không tiếp xúc.

- Khát nước

- Choáng váng, hoa mắt chóng mặt.

- Vã mồ hôi, chân tay lạnh.

- Da niêm mạc nhợt nhạt.

- Mạch quay nhanh nhỏ.

- Huyết áp số tối đa <90 mmHg.

- Thân nhiệt giảm cókhi<35°C

- Thở nhanh nông.

- Thiểu niệu hoặc vô niệu.

3.3. Thực thể:

- Nhìn: Bụng chướng đều, giai đoạn muộn bụng chướng nhiều.

- Sờ:

+ Cảm ứng phúc mạc

+ Co cứng thành bụng, rõ hơn ở giai đoạn muộn.

- Gõ: Bệnh nhân nằm tư thế nửa nằm, nửa ngồi, gõ đực hai hố chậu.

- Thăm trực tràng: Túi cùng Douglas đầy và đau.

3.4. Cận lâm sàng:

3.4.1. Chọc hút ổ bụng: Là thủ thuật được tiến hành xem ổ bụng có máu không

– vị trí chọc thường là hố chậu trái hoặc các điểm quanh rốn:

Kết quả dương tính khi hút đựơc máu không đông. Cần phải cân nhắc vì nếu chọc dò rồi thì việc theo dõi sẽ khó khăn.

3.4.2. Siêu âm: Xác định được tổn thương ở tạng nào nhất là trường hợp vỡ tạng dưới bao,xác định được trong ổ bụng có dịch.

Nhưng khó phát hiện tổn thương các tạng nằm ở sâu nhất là trong trường hợp bụng chướng hơi.

3.4.3. Xquang: Chụp hoặc chiếu ổ bụng không chuẩn bị bóng mờ vùng thấp.

3.4.4. Chọc rửa ổ bụng: Khi chọc dò âm tính hoặc nếu có nghi ngờ dịch ổ bụng, đặc biệt đối với bệnh nhân có tổn thương kết hợp như: Chấn thương sọ não, gãy cột sống, gẫy khung chậu.

Kỹ thuật: Rạch một lỗ ở đường trắng giữa dưới rôh cách rốn 2cm, sau đó đưa 1 polytène vào ổ bụng, bơm l000ml dung dịch mặn đẳng trương vào,sau đó:

- Cho dịch ra thấy máu đại thể là dương tính.

- Dịch nghi ngờ đem soi đếm thấy >100.000 HC/lmm3 là dương tính.

- Soi đếm nếu thấy <100.000HC/lmm3 - lưu polytène sau 2 giờ nữa đọc lại kêt

quả vẫn như vậy là âm tính.

3.4.5 . Chụp Scaner bụng: Có giá trị với các tạng sau phúc mạc.

3.4.6. Chụp động mạch toàn thể hay chọn lọc Khi nghi nghờ tổn thương gan, thận, lách, tuy.

3.4.7. Xét nghiệm máu:

- Số lượng hồng cầu giảm, tỷ lệ huyết sắc tố giảm.

- Tỷ lệ hematocrit giảm.

- Điện giải đồ rối loạn.

IV. Tài liệu tham khảo.

1. Giải phẫu học tập 2. ĐHYK- Hà Nội.

2. Bài giảng ngoai khoa bệnh học (1995), Bộ môn ngoại Đại học Y khoa Hà Nội

Xem tất cả 98 trang.

Ngày đăng: 19/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí