Đều là do các chất hoá học nội sinh có mặt trong ổ bụng gây viêm phúc mạc trong:
+ Thủng dạ dày - tá tràng ;
+ Thủng bàng quang ;
+ Viêm phúc mạc mật
3.3. Do các yếu tố vật lý ánh sáng (tia cực tím) tác động lâu vào phúc mạc Các tác nhân cơ học
4.. Triệu chứng viêm phúc mạc toàn thể
Viêm phúc mạc toàn thể cấp tính là loại phúc mạc viêm thường gặp nhất và nguy hiêm nhất, biểu hiện trên lâm sàng là một tình trạng bệnh lý nặng.
4.1. Lâm sàng
Trên lâm sàng trước khi tiến triển thành viêm phúc mạc toàn thể bao giờ cũng phát triển từ một khu vực nhất đinh; chính ở giai đoạn cục bộ tương đối này cần được phát hiện bệnh sớm và can thiệp phẫu thuật sớm thì mới cứu chữa được nhiều bệnh nhân (Lecène
4.1.1. Cơ năng
Có thể bạn quan tâm!
- Định Nghĩa: Áp Xe Nóng Là Một Ổ Mủ Cấp Tính Khu Trú, Hình Thành Một Dhem Chứa Mủ
- Triệu Chứng (Trường Hợp Tắc Ruột Cơ Học Điển Hình)
- Vàng Da Với Tăng Ưu Thế Của Bilirubine Liên Hợp (Vàng Da Ứ Mật), Gồm:
- Ngoại y học hiện đại Phần 1 - 12
Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.
+ Đau bụng: Trước đó thường có cơn đau đặc hiệu khác nhau tuỳ theo bệnh lý khởi phát nhưng khi đã có viêm phúc mạc thì đau âm ỉ khắp bụng, đau tăng lên khi thành bụng bị đụng chạm và bị kích thích.
+ Nôn: Là do một bị ứ đọng và do bị kích thích, có thể dựa vào triệu chúng này để tiên lượng bệnh.
+ Bí trung tiện do liệt ruột cơ năng
4.1.2. Toàn thân: Biểu hiên hội chứng nhiễm khuẩn, nhiễm độc:
Bệnh nhân vật vã kích thích, sốt nóng, môi khô, lưỡi bẩn, đái ít.... Da xanh tái thở hôi
4.1.3. Thực thể
+ Bụng chướng: Thành bụng kém di động theo nhịp thở và chướng càng rõ ở giai đoạn muộn của bệnh
+ Dấu hiệu “cảm ứng phúc mạc”: Thầy thuốc đặt nhẹ nhàng các ngón tay trên thành bụng bệnh nhân rồi ấn từ từ sâu xuống sau đó bỏ tay đột ngột khỏi thành bụng
lúc đó bệnh nhân có cảm giác đau chói ở trong sâu và lan khắp ổ bụng. Dấu hiệu này có từ giai đoan sớm, trung thành và có giá trị nhất trong tất cả các giai đoạn viêm phúc mạc.
+ Dấu hiệu “Co cứng thành bụng”: Triệu chứng này rõ ở bệnh nhân tuổi trung niên giai đoạn sớm của viêm phúc mạc do thủng tạng rỗng: Nhìn thành bụng không di động theo nhịp thở, các thớ cơ nổi rõ thành múi; sờ thành bụng bệnh nhân cảm giác như sờ vào bì trấu, càng ấn sâu xuống càng cứng.
+ Thăm trực tràng thấy túi cùng đồ Douglas phồng và đau
4.2. cởn lâm sàng
4.2.1. Xét nghiệm máu
+ Số lượng bạch cầu tăng, tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính tăng + Tốc độ máu lắng tăng
+ Điện giải đồ rối loạn
4.2.2. Xquang và siêu âm Ổ bụng
+ Xquang: Có hình ảnh viền các quai ruột dày, cơ hoành bị đẩy lên cao, mờ vùng thâp ổ bụng, đường viền phúc mạc mất. Trong trưòng hợp thủng tạng rỗng có thể thấy liềm hơi dưới cơ hoành
+ Siêu âm thấy ổ bụng có dịch tự do
- Chọc hút ổ bụng: Để nhận biết ổ bụng có dịch hay không và qua đó có thể biết được nguyên nhân viêm phúc mạc.
5. Chẩn đoán và thái độ xử trí
5.1. Chẩn đoán phân biệt
+ Tắc ruột: Có các triệu chứng cơ năng gần giống với viêm phúc mạc nhưng phân biệt bằng thăm khám thực thể có dấu hiệu “rắn bò“ và hình ảnh phim xquang chụp ổ bụng không chuẩn bị có “mức nước mức hơi“
+ Viêm tuỵ cấp: Phân biệt bằng xét nghiệm máu men amylase, lipase có tăng
+ Vỡ chửa ngoài dạ con: Trên bệnh nhân có dấu hiệu thai nghén và dấu hiệu mất máu cấp trên lâm sàng.
5.2. Chẩn đoán xác định dựa vào
+ Hội chứng bệnh chỉ điểm: Đau khắp bụng liên tục tăng dần, nôn, bí trung tiện
+ Hội chứng nhiễm khuẩn: Sốt nóng, môi khô, lưỡi bẩn, thở hôi, đái ít....
+ Hội chứng bụng ngoại khoa: Cảm ứng thành bụng, co cứng thành bụng, chướng bụng, tăng cảm giác da...
5.3. Chẩn đoán nguyên nhân
Cần khai thác kỹ về tiền sử, khám xét kỹ lâm sàng và cận lâm sàng để chẩn đoán nguyên nhân
5.4. Thái độ xử trí
- Nguyên tắc: Hầu hết các trường hợp viêm phúc mạc cấp đều có chỉ định mổ cấp cứu trừ trường hợp chẩn đoán chắc chắn là viêm phúc mạc nguyên phát
- Điều trị cụ thể
+ Phẫu thuật giải quyết nguyên nhân
+ Kháng sinh .
+ Truyền dịch
6. Dự phòng
+ Tuyên truyền trong cộng đồng các triệu chứng đau bụng cấp tính và khi có các triệu chứng này cần đến các cơ sở y tế gần nhất để khám và có hướng điều trị.
+ Tuyên truyền trong cộng đồng nên đi khám sức khoẻ định kỳ để phát hiện những bệnh lý và những ổ viêm nhiễm trong ổ bụng có khả năng gây biến chứng viêm phúc mạc nếu không được điều trị triệt để.
+ Đối với các y tế cơ sở cần phát hiện sớm triệu chứng viêm phúc mạc để chẩn đoán sớm viêm phúc mạc, gửi đúng tuyến điều trị triệt để nếu không có đủ điều kiện.phẫu thuật và gây mê hồi sức.
IV. Tài liệu tham khảo
1. Bệnh học ngoại khoa (2000), nhà xuất bản Y học
2. Điều trị học ngoại khoa( 2000), trường đại học Y dươc Thành phố Hồ Chí Minh
3. Bài giảng triệu chứng học ngoại khoa, tập 1. Trường đại học Y dươc Thành phố Hồ Chí Minh
4. Bài giảng bệnh học ngoại khoa tập 11(2000), Học viện Quân Y.
HÔI CHỨNG CHẢY MÁU TRONG
I. Mục tiêu:
máu
1. Liệt kê được các nguyên nhân gây chảy máu trong. nhóm máu, truyền
2. Trình bày được sinh lí, sinh lí bệnh của mât máu cấp, sinh lý nhóm máu,
truyền máu và các chất thay thế máu.
3 .Mô tả đươc triêu chứng lâm sàng, cận lâm sàng cua họi chứng mất máu cấp
4. Trình bày được nguyên tắc điều trị nguyên nhân mất máu trong, dự phòng phát hiện sớm đến hội chứng mất máu.
II. Nội dung
1. Đại cương
- Các thương tổn phần thân mình có chảy máu vào trong các khoang của cơ thể gây triệu chứng mất máu gọi là hội chứng chảy máu trong.
- Các khoang phần thân mình gồm 2 khoang chính là khoang ngực và khoang bụng, nội dung bài nói đến hội chứng chảy máu vào khoang bụng và thường gặp.
- Là một cấp cứu ngoại khoa thường gặp trên lâm sàng, do nhiều nguyên nhân gây ra, đòi hỏi phải được chẩn đoán sớm và sử trí kịp thời.
2. Nguyên nhân
2.1. Nguyên nhân ngoại khoa:
a. Chấn thương bụng: Chấn thương bụng đựơc chia làm 2 dạng thương tổn.
*Chạm thương bụng: (Chấn thương bụng kín).
- Do va chạm trực tiếp vào ổ bụng: bị đấm, đá...
- Do bị đè ép: Xe cán, tường đổ, đá đè... Các nguyên nhân trên có thể làm:
+ Vỡ các tạng đặc: Gan, lách, tụy, thận.
+ Rách mạc nối, mạc treo.
+ Rách các mạch máu lớn trong ổ bụng.
*Vết thương bụng: (chấn thương bụng hở).
- Do kim khí đâm vào bụng (dao, lê, cọc sắt, kéo...)
- Đạn bắn, do mảnh bom, mìn.
Gây nên vết thương thấu bụng hoặc vết thương xuyên bụng,làm tổn thương gan, lách, thận, tuỵ hoặc rách mạc treo, mạc nối, rách các mạch máu trong ổ bụng, hoặc là vết thương thành bụng đơn thuần chảy máu vào trong ổ bụng.
b. Chảy máu sau mổ Ổ bụng:
- Do cầm máu không tốt.
- Do tuột nút chỉ buộc.
- Do rối loạn chức năng đông máu.
2.2. Các nguyên nhân sản khoa:
- Chửa ngoài tử cung vỡ.
- Vỡ tử cung trong chuyển dạ đẻ.
- Tai biến nạo thai.
- Vỡ nang Degraff.
2.3. Các nguyên nhân nội khoa:
- Vỡ lách bệnh lý Lách to do sốt rét, do thiếu máu.
- Vỡ thận bệnh lý: Thận đa nang, thận ứ nước do sỏi...
- Vỡ phình mạch của động mạch trong ổ bụng.
2.4. Các nguyên nhân khác:
Bệnh ưa chảy máu (Hemophylie), Bệnh sinh chảy máu (Hemogelie).
3.Triệu chứng:
3.1. Cơ năng:
- Đau bụng: Đau khắp bụng không thành cơn, thường đau bụng không điển hình kết hợp với đau do bệnh chính gây chảy máu: Chấn thương...
- Nếu mất máu nhiều thì có khó thở nhanh nông
- Giai đoạn muộn có bí trung tiện do liệt ruột cơ năng.
3.2. Toàn thân:
Biểu hiện hội chứng mất máu cấp tính mà không có máu chảy ra ngoài.
- Bệnh nhân trong tình trạng kích thích vật vã hoặc li bì, không tiếp xúc.
- Khát nước
- Choáng váng, hoa mắt chóng mặt.
- Vã mồ hôi, chân tay lạnh.
- Da niêm mạc nhợt nhạt.
- Mạch quay nhanh nhỏ.
- Huyết áp số tối đa <90 mmHg.
-Thận nhiệtgiảmcó khi <35°G.
- Thở nhanh nông.
- Thiểu niệu hoặc vô niệu.
3.3. Thực thể:
- Nhìn: Bụng chướng đều, giai đoạn muộn bụng chướng nhiều.
- Sờ:
+ Cảm ứng phúc mạc
+ Co cứng thành bụng, rõ hơn ở giai đoạn muộn.
- Gõ: Bệnh nhân nằm tư thế nửa nằm, nửa ngồi, gõ đục hai hố chậu.
- Thăm trực tràng: Túi cùng Douglas đầy và đau.
3.4. Cận lâm sàng:
3.4.1. Chọc hút ổ bụng: Là thủ thuật được tiến hành xem ổ bụng có máu không – vị trí chọc thường là hố chậu trái hoặc các điểm quanh rốn:
Kết quả dương tính khi hút đựơc máu không đông. Cần phải cân nhắc vì nếu chọc dò rồi thì việc theo dõi sẽ khó khăn.
3.4.2. Siêu âm: Xác định được tổn thương ở tạng nào nhất là trường hợp vỡ tạng dưói bao, xác định được trong ổ bụng có dịch.
Nhưng khó phát hiện tổn thương các tạng nằm ở sâu nhất là trong trường hợp bụng chướng hơi.
3.4.3. Xquang: Chụp hoặc chiếu ổ bụng không chuẩn bị bóng mờ vùng thấp.
3.4.4. Chọc rửa ổ bụng: Khi chọc dò âm tính hoặc nếu có nghi ngờ dịch ổ bụng, đặc biệt đối với bệnh nhân có tổn thương kết hợp như: Chấn thương sọ não, gãy cột sống, gẫy khung chậu.
Kỹ thuật: Rạch một lỗ ỏ đường trắng giữa dưới rôh cách rốn 2cm, sau đó đưa 1 polytène vào ổ bụng, bơm l000ml dung dịch mặn đẳng trương vào,sau đó:
- Cho dịch ra thấy máu đại thể là dương tính.
- Dịch nghi ngờ đem soi đếm thấy >100.000 HC/lmm3 là dương tính.
- Soi đếm nếu thấy <100.000HC/lmm3 - lưu polytène sau 2 giờ nưa đọc lại ke q như vậy là âm tính.
3.4.5 . Chụp Scaner bụng: Có giá trị vói các tạng sau phúc mạc.
3.4.6. Chụp động mạch ioànthề hay chọn lọc: Khi nghi nghờ tổn thương gan, thận, lách, tuỵ.
3.4.7. Két nghiệm máu:
- Số lượng hồng cầu giảm, tỷ lệ huyết sắc tố giảm.
- Tỷ lệ hematocrit giảm.
- Điện giải đồ rối loạn.
IV. Tài liệu tham khảo.
1. Giải phẫu học tập 2. ĐHYK- Hà Nội.
2. Bài giảng ngoai khoa bệnh học (1995), Bộ môn ngoại Đại học Y khoa Hà Nội
HỘI CHỨNG CHẢY MÁU TRONG
I. Mục tiêu:
1. Liệt kê được các nguyên nhân gây chảy máu trong.
2.Trình bày được sinh lí, sinh lí bệnh của mất máu cấp, sinh lí nhóm máu, truyền máu và các chất thay thế máu.
3. Mô tả được triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng của hội chứng mất máu cấp
4. Trình bày được nguyên tắc điều trị theo nguyên nhân mất máu trong, dự phòng phát hiện sớm hội chứng mất máu.
II. Nội dung.
1. Đại cương:
- Các thương tổn phần thân mình có chảy máu vào trong các khoang của cơ thể gây triệu chứng mất máu gọi là hội chứng chảy máu trong.
- Các khoang phần thân mình gồm 2 khoang chính là khoang ngực và khoang bụng, nội dung bài nói đến hội chứng chảy máu vào khoang bụng là thường gặp.
- Là một cấp cứu ngoại khoa thường gặp trên lâm sàng, do nhiều nguyên nhân gây ra, đòi hỏi phải được chẩn đoán sớm và sử trí kịp thời.
2. Nguyên nhân
2.1. Nguyên nhân ngoại khoa:
a. Chấn thương bụng: Chấn thương bụng đựơc chia làm 2 dạng thương tổn.
*Chạm thương bụng: (Chấn thương bụng kín).
- Do va chạm trực tiếp vào ổ bụng: bị đấm, đá...
- Do bị đè ép: Xe cán, tường đổ, đá đè... Các nguyên nhân trên có thể làm:
+ Vỡ các tạng đặc: Gan, lách, tụy, thận.
+ Rách mạc nối, mạc treo.
+ Rách các mạch máu lớn trong ổ bụng.
*Vết thương bụng: (chấn thương bụng hở).
- Do kim khí đâm vào bụng (dao, lê, cọc sắt, kéo...)
- Đạn bắn, do mảnh bom, mìn.
Gây nên vết thương thấu bụng hoặc vết thương xuyên bụng,làm tổn thương