Ngân hàng Nhà nước Việt Nam CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Số 676/NHNN-CSTT Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 28 tháng 6 năm 2005
V/v cơ cấu lại thời hạn trả nợ, chuyển nợ quá hạn đối với hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụng
Kính gửi: - Các ngân hàng thương mại
- Các ngân hàng liên doanh
Có thể bạn quan tâm!
- Một Số Giải Pháp Khác Nhằm Củng Cố Và Phát Triển Bao Thanh Toán Tại Các Nhtm Việt Nam
- Nghiệp vụ bao thanh toán Factoring và triển vọng áp dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - 13
- Nghiệp vụ bao thanh toán Factoring và triển vọng áp dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - 14
Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.
- Các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam
- Các công ty tài chính
Thực hiện quy định tại Điều 17 Quy chế hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN ngày 6/9/2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn các ngân hàng thương mại, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam và các công ty tài chính (gọi chung là tổ chức tín dụng) thực hiện việc cơ cấu lại thời hạn thanh toán, chuyển nợ quá hạn đối với các hợp đồng bao thanh toán như sau:
1. Các tổ chức tín dụng thực hiện việc cơ cấu lại thời hạn thanh toán đối với các hợp đồng bao thanh toán theo hai phương thức sau đây:
- Điều chỉnh kỳ hạn thanh toán là việc tổ chức tín dụng chấp thuận thay đổi kỳ hạn trả nợ trong phạm vi thời hạn thanh toán đã thoả thuận trước đó trong hợp đồng bao thanh toán, mà kỳ hạn trả nợ cuối cùng không thay đổi.
- Gia hạn thanh toán là việc tổ chức tín dụng chấp thuận kéo dài thêm một khoảng thời gian trả nợ tiền bao thanh toán vượt quá thời hạn thanh toán đã thoả thuận trước đó trong hợp đồng bao thanh toán.
2. Các tổ chức tín dụng thực hiện việc cơ cấu lại thời hạn thanh toán, chuyển nợ quá hạn đối với các hợp đồng bao thanh toán mà tổ chức tín dụng ứng trước tiền cho bên bán hàng như sau:
a. Các tổ chức tín dụng tự quyết định việc cơ cấu lại thời hạn thanh toán trên cơ sở khả năng tài chính của mình và kết quả đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng đối với các trường hợp:
- Khách hàng không có khả năng trả nợ gốc và/hoặc lãi đúng kỳ hạn thanh toán đã thoả thuận trong hợp đồng bao thanh toán có ứng trước tiền cho bên bán hàng và được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng trả nợ trong các kỳ hạn tiếp theo, thì tổ chức tín dụng xem xét điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc và/hoặc lãi tiền bao thanh toán.
- Khách hàng không có khả năng trả hết nợ gốc và/hoặc lãi đúng thời hạn trả nợ đã thoả thuận trong hợp đồng bao thanh toán có ứng trước tiền cho bên bán hàng và được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng trả nợ trong một khoảng thời gian nhất định sau thời hạn bao thanh toán, thì tổ chức tín dụng xem xét quyết định việc gia hạn thời hạn thanh toán gốc và/hoặc lãi tiền bao thanh toán.
b. Trường hợp khách hàng không trả nợ đúng hạn đã thoả thuận trong các hợp đồng bao thanh toán nêu tại điểm 2 công văn này và tổ chức tín dụng đánh giá là không có khả năng trả nợ đúng hạn trong một khoảng thời gian nhất định sau thời hạn trả nợ, không chấp thuận cho cơ cấu lại thời hạn thanh toán, thì số dư nợ gốc của hợp đồng bao thanh toán đó là nợ quá hạn; tổ chức tín dụng phân loại toàn bộ số dư nợ gốc tiền bao thanh toán của khách hàng vào các nhóm nợ thích hợp, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
3. Đối với hình thức bao thanh toán nhập khẩu mà tổ chức tín dụng phải trả nợ thay cho bên nhập khẩu, thì tổ chức tín dụng thực hiện việc cơ cấu lại thời hạn thanh toán, chuyển nợ quá hạn đối với số tiền mà tổ chức tín dụng đã trả nợ thay theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về bảo lãnh ngân hàng.
4. Các tổ chức tín dụng phân loại toàn bộ số dư nợ gốc tiền bao thanh toán của khách hàng có khoản nợ cơ cấu lại thời hạn thanh toán vào các nhóm nợ thích hợp, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
5. Các tổ chức tín dụng phải có quy trình về gia hạn thanh toán phù hợp với quy định của công văn này, của pháp luật có liên quan về hoạt động bao thanh toán và gửi cho Thanh tra Ngân hàng Nhà nước ngay sau khi ban hành.
6. Đối với các hợp đồng bao thanh toán được gia hạn thanh toán, tổ chức tín dụng phải báo cáo theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với các tổ chức tín dụng./.
Kt. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phó thống đốc
Nguyễn Đồng Tiến
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2004), Quyết định số 1096/2004/QĐ- NHNN của thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy chế hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng, Hà Nội
2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2004), Quyết định số 1117/2004/QĐ- NHNN của thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy chế hoạt động thông tin tín dụng, Hà Nội
3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng giai đoạn 2006-2010, Hà Nội
4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Văn bản hướng dẫn số 676/NHNN-CSTT về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, chuyển nợ quá hạn đối với hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng, Hà Nội
5. Đào Văn Chung (2005), “Rủi ro trong hoạt động bao thanh toán và biện pháp phòng ngừa”, Tạp chí Tài chính tiền tệ 15.07.2005, tr 26-27
6. Trương Thị Thu Giang (2004), “Lợi ích và rủi ro của nghiệp vụ bao thanh toán”, Tọa đàm khoa học: Nghiệp vụ bao thanh toán và triển vọng áp dụng ở Việt Nam, tr. 13-17
7. Nguyễn Hải Hà (2004), “Rủi ro trong hoạt động bao thanh toán”, Tọa đàm khoa học: Nghiệp vụ bao thanh toán và triển vọng áp dụng ở Việt Nam, tr. 22-26
8. Đặng Thị Hồng Hải (2004), “Hoạt động Bao thanh toán và khả năng triển khai tại các Công ty tài chính trong Tổng Công ty”, Tọa đàm khoa học: Nghiệp vụ bao thanh toán và triển vọng áp dụng ở Việt Nam, tr. 27-30
9. TS. Phí Trọng Hiểu (2005), “Hình thành giá dịch vụ: bài toán về hiệu quả kinh doanh cho các ngân hàng thương mại”, Tạp chí ngân hàng số tháng 12/2005
10. Trần Thị Hoà (2004), “Mô hình hoạt động bao thanh toán đối với ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam”, Tọa đàm khoa học: Nghiệp vụ bao thanh toán và triển vọng áp dụng ở Việt Nam, tr. 18-21
11. Phạm Xuân Hoè (2005), “Phát triển theo chiều sâu sản phẩm dịch vụ của ngân hàng thương mại”, Tạp chí khoa học đào tạo Ngân hàng số 12 tháng 12/2005
12. Trần Kiên (2006), “Đã có mua nợ trả chậm”, Báo Đầu tư số 58 15.05.2006
13. Lê Trung Kiên (2004), “Hoạt động bao thanh toán và các vấn đề cần quan tâm”, Tọa đàm khoa học: Nghiệp vụ bao thanh toán và triển vọng áp dụng ở Việt Nam, tr. 01-12
14. ThS. Nguyễn Quỳnh Lan (2006), Nghiệp vụ bao thanh toán - Factoring, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
15. GS. Đinh Xuân Trình (2002), Giáo trình thanh toán quốc tế trong ngoại thương, NXB Giáo dục, Hà Nội.
16. Nguyễn Chí Trung (2005), “Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng”, Tạp chí khoa học đào tạo Ngân hàng số 12 tháng 12/2005
Tiếng Anh
17. Unidroit Convention on International Factoring, Ottawa (Canada), 1998
18. Barbara Summers, Nicolas Wilson (1998). “Why do firms use factoring?” Credit Management, ABI/INFORM Research. Pg 26-28
19. Charpentier, D. (2003). “Factoring and Credit Insurance: Competitors or Complements?”. Paper presented at the World Bank Conference on the Factoring Industry as a key tool for SME Development in EU Accession Countries, 23-24 October, Warsaw, Poland
20. Michael Rowe (2004). “International Factoring takes off”. DC Insight. 10(4).pg 8-12
21. Ronald L. Kissling (2005). “Factoring: A Global View”. Paper presented at the IFC Conference on the Development of Factoring in Serbia, 24 February, Belgrade, Serbia
22. Sharon Lin (2004). “An Introduction for Factoring”. Paper presented at the Far East National Bank Conference on the Factoring Industry as a key tool for SME Development in Vietnam, 14-15 December, Hanoi, Vietnam
23. Sidney Rutberg (1989). “Banks Enter Factoring”. The Secured Lender.45 (3), pg. 6-8
-----------------