Bảng 4.6. Nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước thải
đầu vào và đầu ra bể KTĐH - 2 bể USBF với tổng thời gian lưu 10h
Đơn vị | Đầu vào | Keo tụ | Không giá bám | Giá bám | |
pH | - | 6,35 | 6,97 | 7,82 | 7,69 |
SS | mg/L | 580 | 156 | 15,67 | 11,50 |
COD | mg/L | 1391 | 695 | 25,50 | 19,73 |
BOD5 | mg/L | 935 | 525 | 13,00 | 10,50 |
TKN | mg/L | 100,8 | 66,5 | 7,09 | 4,86 |
Ptổng | mg/L | 30,2 | 12,3 | 3,45 | 2,97 |
Có thể bạn quan tâm!
- Kết Quả Thí Nghiệm Xác Định Khoảng Cách Của Hai Điện Cực (Thí Nghiệm 3)
- Kết Quả Loại Bỏ P Tổng Trong Nước Thải Thủy Sản
- Kết Quả Thí Nghiệm Xác Định Giá Trị Hiệu Điện Thế Và Cường Độ Dòng Điện (Thí Nghiệm 5)
- Kết Quả Loại Bỏ Tkn Trong Nước Thải Thủy Sản Của
- Kết Quả Phân Tích Mẫu Của Các Thí Nghiệm Về Bể Keo Tụ Điện Hóa
- Kết Quả Xử Lý Nước Thải Thủy Sản Của Bể Keo Tụ Điện Hóa Hoạt Động Theo Mẻ Với Thời Gian Lưu Là 60 Phút
Xem toàn bộ 154 trang tài liệu này.
QCVN 11: 2008/BTNMT (cột A)
a
b
Nồng độ SS đầu vào: 580 (mg/L)
Nồng độ SS đầu ra của
bể keo tụ điện hóa: 156 (mg/L)
60,00
Nồng độ SS còn lại sau xử lý (mg/L
50,00
40,00
30,00
20,00
10,00
0,00
USBF không giá bám
USBF
có giá bám
Hình 4.26. Kết quả loại bỏ SS trong nước thải thủy sản của
bể USBF có giá bám & bể USBF không giá bám với tổng thời gian lưu 10h
QCVN 11: 2008/BTNMT (cột A)
a
b
Nồng độ COD đầu vào: 1391 (mg/L)
Nồng độ COD đầu ra của
bể keo tụ điện hóa: 695 (mg/L)
60,00
Nồng độ COD còn lại sau xử lý (mg/L
50,00
40,00
30,00
20,00
10,00
0,00
USBF không giá bám
USBF
có giá bám
Hình 4.27. Kết quả loại bỏ COD trong nước thải thủy sản của
bể USBF có giá bám & bể USBF không giá bám với tổng thời gian lưu 10h
QCVN 11: 2008/BTNMT (cột A)
a
b
Nồng độ BOD5 đầu vào: 935 (mg/L)
Nồng độ BOD5 đầu ra của
bể keo tụ điện hóa: 525 (mg/L)
35,00
30,00
Nồng độ BOD5còn lại sau xử lý (mg/
25,00
20,00
15,00
10,00
5,00
0,00
USBF không giá bám
USBF
có giá bám
Hình 4.28. Kết quả loại bỏ BOD5 trong nước thải thủy sản của
bể USBF có giá bám & bể USBF không giá bám với tổng thời gian lưu 10h
QCVN 11: 2008/BTNMT (cột A)
a
b
Nồng độ TKN đầu vào: 100,8 (mg/L)
Nồng độ TKN đầu ra của
bể keo tụ điện hóa: 66,5 (mg/L)
35,00
Nồng độ TKNcòn lại sau xử lý (mg/
30,00
25,00
20,00
15,00
10,00
5,00
0,00
USBF không giá bám
USBF
có giá bám
Hình 4.29. Kết quả loại bỏ TKN trong nước thải thủy sản của
bể USBF có giá bám & bể USBF không giá bám với tổng thời gian lưu 10h
a
QCVN 24: 2009/BTNMT (cột A)
b
Nồng độ Ptổn g đầu vào: 30,2 (mg/L)
Nồng độ Ptổn g đầu ra của
bể ke o tụ điệ n hóa: 12,3 (mg/L)
7,00
Nồng độ Ptổng còn lại sau xử lý (mg/
6,00
5,00
4,00
3,00
2,00
1,00
0,00
USBF không giá bám
USBF
có giá bám
Hình 4.30. Kết quả loại bỏ Ptổng trong nước thải thủy sản của
bể USBF có giá bám & bể USBF không giá bám với tổng thời gian lưu 10h
4.3.1.4 Các nhận xét và giải thích
+ Với tổng thời gian lưu 10h thì tất cả các chỉ tiêu như SS, COD, BOD5, TKN đều đạt QCVN 11:2008/BTNMT (cột A), riêng Ptổng đạt QCVN 24: 2009/BTNMT (cột A) (do QCVN 11:2008/BTNMT không quy định đối với P).
=> Xét các yếu tố cơ bản cho quá trình xử lý sinh học trong nước thải đầu ra của cả keo tụ điện hóa hoạt động theo mẻ như sau: pH là 6,97; SS là 156 > 150mg/L; BOD5 là 525 > 500mg/L; tỉ lệ BOD5: N: P là 100: 12,67: 2,34; tỉ lệ BOD5/COD là 0,75.
Ta thấy, tuy SS và BOD5 không phù hợp những quy định cho việc xử lý bằng bể bùn
hoạt tính cổ điển, nhưng nhìn chung nước thải này lại rất phù hợp cho việc xử lý bằng bể USBF. Bởi vì, bể USBF có khả năng chịu được tải nạp nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải đầu vào khá cao. Bên cạnh đó, việc tỉ lệ BOD5: N: P là 100: 12,67: 2,34 trong nước thải đầu vào của cả 2 bể USBF cao hơn tỉ lệ BOD5: N: P thích hợp nhất cho qua trình xử lý sinh học là 100: 5: 1 rất nhiều, nhưng nước thải đầu ra vẫn đạt QCVN 11:2008/BTNMT và QCVN 24: 2009/BTNMT. Nguyên nhân của vấn đề này là do bể USBF được kết hợp bởi 3 quá trình thiếu khí, hiếu khí và lọc qua tầng bùn sinh học (ngăn lắng) nên có khả năng xử lý nitơ và photpho rất tốt. Bên cạnh đó, với tổng thời gian lưu nước trong cả hai bể USBF đều là 10h (các ngăn thiếu khí, hiếu khí và lắng lần lượt là 2,5h; 6h; 1,5h), cùng với các yếu tố đầu vào thuận lợi đã tạo điều kiện tốt nhất để các VSV hoạt động trong các hóa trình khử cacbon, nitrat hóa, khử nitrat hóa, khử photpho hoạt động tốt. Do đó, hiệu suất xử lý nước thải ở cả hai bể USBF có giá bám và USBF không giá bám rất cao như SS (92,63% và 89,96%); COD (97,16% và 96,33%); BOD5 (98% và 97,02%); TKN (92,69% và 89,34%); Ptổng (75,85% và
71,95%) là hoàn toàn hợp lý.
+ Nồng độ các chất ô nhiễm kể trên trong nước thải đầu ra của bể USBF có giá bám điều thấp hơn so với nước thải đầu ra của bể USBF không giá bám. Cụ thể như sau: SS (11,5mg/L và 15,67mg/L); COD (19,73mg/L so với 25,4mg/L); BOD5 (10,5mg/L so với 13mg/L); TKN (4,86mg/L so với 7,09mg/L); Ptổng (2,97mg/L so với 3,45mg/L). Đặc biệt là sự khác biệt về nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải đầu ra của 2 bể USBF này điều là sai khác có ý nghĩa.
=> Chúng ta thấy rằng hai bể USBF có cùng kích thước (650cm x 500cm x 230cm), thể tích (cả 3 ngăn là 66 lít) và hình dạng. Bên cạnh đó, cả 2 hoạt động song
song nhau với cùng tổng thời gian lưu (10h) và sử dụng cùng một loại nước thải. Điểm khác nhau duy nhất của hai bể USBF này là khi vận hành một bể có giá bám và một bể không có giá bám. Trước khi bổ sung giá bám đã được tạo màng sinh học chúng tôi đã khống chế MLSS ở ngăn hiếu khí của cả hai bể là 3400mg/L . Do đó, sau khi bổ sung giá bám đã được tạo màng sinh học vào ngăn hiếu khí của bể USBF có giám bám nên bể USBF có giá bám này có mật độ VSV cao hơn bể USBF không giá bám. Như vậy, chúng ta có thể khẳng định rằng sự chênh lệch về nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải đầu ra của hai bể USBF này là do mật độ của VSV trong hai bể khác nhau.
+ Nước thải đầu ra của cả hai bể USBF này đều đạt loại A của QCVN 11:2008/BTNMT - QCVN 24: 2009/BTNMT và đạt rất cao. Do đó, chúng tôi quyết định lặp lại thí nghiệm này với tổng thời gian lưu là 8h.
=> Khi quan sát các biểu đồ ở phần 4.3.1.3 có thể dễ dàng nhận thấy nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải đầu ra của 2 bể USBF là thấp hơn rất nhiều so với những quy định tại cột A trong QCVN 11:2008/BTNMT và QCVN 24: 2009/BTNMT. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hoạt động cũng như hiệu suất xử lý của bể USBF như: thời gian lưu, hàm lượng MLSS, DO,.... Trong đó, thời gian lưu là một yếu tố hết sức quan trọng, nếu thời gian lưu quá lâu thì các VSV sẽ thiếu dưỡng chất để duy trì hoạt động và bể USBF sẽ không thể hoạt động liên tục được. Còn nếu thời gian lưu quá ngắn thì không đủ thời gian để các VSV phân hủy hết các chất ô nhiễm trong nước thải. Bên cạnh đó, nếu thời gian lưu ngắn thì thể tích của bể USBF sẽ giảm xuống và diện tích mặt bằng cần sử dụng cũng giảm theo. Do đó, để hạn chế được mặt bằng cần sử dụng cho việc xây dựng bể USBF nên chúng tôi quyết định hạ tổng thời gian lưu của cả 2 bể xuống 8h. Nếu tổng thời gian lưu là 8h tiếp tục đạt cao hoặc không đạt hai QCVN kể trên thì dựa vào kết quả có được, chúng tôi sẽ chọn ra thời gian lưu khác để tiếp tục vận hành 2 bể USBF này. Mục đích cuối cùng là tìm ra thời gian lưu phù hợp nhất cho từng bể USBF để không lãng phí mặt bằng sử dụng mà vẫn đảm bảo nước thải đầu ra đạt QCVN 11:2008/BTNMT và QCVN 24: 2009/BTNMT.
4.3.2 Kết quả thí nghiệm với tổng thời gian lưu 8h (thí nghiệm 7)
Qua thí nghiệm 6, chúng tôi đã xác định được với tổng thời gian lưu là 10h thì hiệu suất xử lý của cả 2 bể USBF có giá bám và USBF không giá bám đạt được là rất cao. Nước thải đầu ra của cả hai bể USBF này đều đạt loại A của QCVN 11:
2008/BTNMT - QCVN 24: 2009/BTNMT và đạt rất cao. Do đó, chúng tôi quyết định lặp lại thí nghiệm này với tổng thời gian lưu là 8h.
4.3.2.1 Đặc điểm của nước thải đầu vào
Nước được thu vào lúc 8h10 sáng, tối đêm trước trời không có mưa, nước thải thu được màu đỏ tương đối đậm, mỡ tương đối ít, mực nước trong kênh dẫn nơi thu mẫu là khoảng 0,43 m.
4.3.2.2 Hiện tượng xảy ra trong quá trình thí nghiệm
Với các điều kiện thí nghiệm như đã trình bày ở phần 3.4.2.2 - thí nghiệm 7. Chúng tôi tiến hành vận hành bể USBF có giá bám và bể USBF không có giá bám và quan sát được các hiện tượng sau:
+ Bùn trong ngăn lắng của bể USBF có giá bám không còn nén chặc như lúc vận hành với tổng thời gian lưu là 10h, nhưng bùn vẫn còn nén tốt hơn bùn trong ngăn lắng của bể USBF không giá bám.
+ Trong ngăn lắng của bể USBF không có giá bám xảy ra hiện tượng khử nitrat và xuất hiện bọt khí li ti đi lên phía trên nhưng tương đối ít.
+ Sau tổng thời gian lưu 8h, nước đầu ra của hai bể USBF đều có chứa một hàm lượng nhất định chất rắn lơ lửng và không còn quá trong như khi vận hành với tổng thời gian lưu là 10h.
Hình 4.31. Nước thải đầu vào và nước thải đầu ra
của bể keo tụ điện hóa và hai bể USBF (tổng thời gian lưu 8h)
4.3.2.3 Kết quả thí nghiệm
Sau khi thực hiện thí nghiệm và phân tích các chỉ tiêu lý hóa như đã trình bày ở phần 3.4.2.2 – thí nghiệm 7 chúng tôi thu được các kết quả sau đây :
Bảng 4.7. Nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước thải
đầu vào và đầu ra bể KTĐH - 2 bể USBF với tổng thời gian lưu 8h
Đơn vị | Đầu vào | Keo tụ | Không giá bám | Giá bám | |
pH | - | 6,35 | 6,97 | 7,87 | 7,59 |
SS | mg/L | 580 | 156 | 36,83 | 27,67 |
COD | mg/L | 1391 | 695 | 37,00 | 29,00 |
BOD5 | mg/L | 935 | 525 | 23,73 | 18,00 |
TKN | mg/L | 100,8 | 66,5 | 1268 | 7,93 |
Ptổng | mg/L | 30,2 | 12,3 | 3,96 | 3,33 |
QCVN 11: 2008/BTNMT (cột A)
a
b
Nồng độ SS đầu vào: 580 (mg/L)
Nồng độ SS đầu ra của
bể keo tụ điện hóa: 156 (mg/L)
60,00
Nồng độ SS còn lại sau xử lý (mg/L
50,00
40,00
30,00
20,00
10,00
0,00
USBF
không giá bám
USBF
có giá bám
Hình 4.32. Kết quả loại bỏ SS trong nước thải thủy sản của
bể USBF có giá bám & bể USBF không giá bám với tổng thời gian lưu 8h
QCVN 11: 2008/BTNMT (cột A)
a
b
Nồng độ COD đầu vào: 1391 (mg/L)
Nồng độ COD đầu ra của
bể keo tụ điện hóa: 695 (mg/L)
60,00
Nồng độ COD còn lại sau xử lý (mg/L
50,00
40,00
30,00
20,00
10,00
0,00
USBF
không giá bám
USBF
có giá bám
Hình 4.33. Kết quả loại bỏ COD trong nước thải thủy sản của
bể USBF có giá bám & bể USBF không giá bám với tổng thời gian lưu 8h
QCVN 11: 2008/BTNMT (cột A)
a
b
Nồng độ BOD5 đầu vào: 935 (mg/L)
Nồng độ BOD5 đầu ra của
bể keo tụ điện hóa: 525 (mg/L)
35,00
Nồng độ BOD5còn lại sau xử lý (mg/L
30,00
25,00
20,00
15,00
10,00
5,00
0,00
USBF
không giá bám
USBF
có giá bám
Hình 4.34. Kết quả loại bỏ BOD5 trong nước thải thủy sản của
bể USBF có giá bám & bể USBF không giá bám với tổng thời gian lưu 8h