Kết Quả Phân Tích Mẫu Của Các Thí Nghiệm Về Bể Keo Tụ Điện Hóa

=> Hiện tượng bùn nổi trở lại là do quá trình khử nitrat diễn ra trong hai ngăn này. Với tổng thời gian lưu 7h thì các VSV của quá trình nitrat hóa và khử nitrat hóa không đủ thời gian để phân hủy hết amon và nitrat trong nước thải được. Lượng nitrat còn sót lại là khá lớn nên khi qua ngăn lắng gặp điều kiện thiếu ôxi nên ở đây tiếp tục xảy ra quá trình khử nitrat. Sản phẩm của quá trình này có bọt khí, các bọt khí này có xu hướng đi lên mặt thoáng nên trong quá trình di chuyển lên phía trên của mình, các bọt khí đã mang các bông bùn lên theo và góp phần làm cho bùn khó lắng. Khi quá trình này diễn ra mạnh mẽ hơn thì bùn sẽ nổi trở lại.

Tóm tắt các kết quả đạt được trong các thí nghiệm về 2 bể USBF:

Qua 3 thí nghiệm về 2 bể USBF có giá bám và USBF không giá bám, chúng tôi thu được một số kết quả sau đây:

+ Thí nghiệm 6: xác định hiệu suất xử lý của bể USBF có giá bám và không có giá bám với tổng thời gian lưu là 10h sau khi được bể keo tụ điện hóa giảm tải nạp. Kết quả đạt được là hiệu suất xử lý của bể USBF không giá bám: SS 89.96%; COD 96,33%; BOD5 97,52%; TKN 89,34%; Ptổng 71,95% - USBF có giá bám SS 92,63%; COD 97,16%; BOD5 98,00%; TKN 92,69%; Ptổng 75,85%. Các chỉ tiêu SS,

COD, BOD5, TKN đều đạt QCVN 11: 2008/BTNMT (cột A), riêng P tổng thì đạt

QCVN 24: 2009/BTNMT (cột A).

+ Thí nghiệm 7: xác định hiệu suất xử lý của bể USBF có giá bám và không có giá bám với tổng thời gian lưu là 8h sau khi được bể keo tụ điện hóa giảm tải nạp. Kết quả đạt được là hiệu suất xử lý của bể USBF không giá bám: SS 76,39%; COD 94,68%; BOD5 95,48%; TKN 80,93%; Ptổng 67,80% - USBF có giá bám SS 82,26%;

COD 95,83%; BOD5 96,57%; TKN 88,08%; Ptổng 72,93%. Các chỉ tiêu SS, COD,

BOD5, TKN đều đạt QCVN 11: 2008/BTNMT (cột A), riêng P tổng thì đạt QCVN 24: 2009/BTNMT (cột A).

+ Thí nghiệm 8: xác định hiệu suất xử lý của bể USBF có giá bám và không có giá bám với tổng thời gian lưu là 7h sau khi được bể keo tụ điện hóa giảm tải nạp. Kết quả đạt được là hiệu suất xử lý của bể USBF không giá bám: SS 50,85%; COD 81,19%; BOD5 83,77%; TKN 51,82%; Ptổng 43,41% - USBF có giá bám SS 59,94%; COD 88,59%; BOD5 90,16%; TKN 46,02%; Ptổng 47,72%. Các chỉ tiêu SS (cả 2 bể), COD,

TKN (bể USBF có giá bám) đạt QCVN 11: 2008/BTNMT cột (B).



5.1 Kết luận

CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Sau 03 tháng thực hiện đề tài chúng tôi đã hoàn thành khối lượng công việc đã đề ra theo đúng tiến độ. Chúng tôi đã thu được các kết quả sau:

5.1.1 Các kết luận về phương pháp keo tụ điện hóa

Sau quá trình thực hiện các thí nghiệm, chúng tôi đã xác định được một số yếu tố cần thiết cho quá trình vận hành cũng như thiết kế bể keo tụ điện hóa hoạt động theo mẻ để giảm tải nạp cho bể USBF như sau:

+ Đối với nước thải thủy sản sử dụng nhôm (Al) làm cực dương và sắt (Fe) làm cực âm đối cho phương pháp keo tụ điện hóa.

+ Để giảm tải nạp cho bể USBF chọn thời gian lưu thích hợp nhất là 45 phút.

+ Chọn khoảng cách giữa hai điện cực thích hợp nhất là 2 cm.

+ Diện tích bảng điện cực hay tỉ số S/V phù hợp nhất cho thí nghiệm này là 100cm2. Đối với nước thải thủy sản thì tỉ lệ S/V phù hợp nhất là 4,167 cm2/lít <=> 0,4167 m2/m3.

+ Mật độ dòng điện phù hợp nhất là 160 A/m2.

Kết quả vận hành bể keo tụ điện hóa hoạt động theo mẻ hoàn chỉnh với các điều kiện thí nghiệm đạt kết quả sau:

+ Hiệu suất xử lý các chỉ tiêu hóa lý như sau: SS 83,25%, COD 54,83%, BOD5 54,98%, TKN 32,19%, Ptổng 58,58%.

+ Điện năng tiêu thụ trong quá trình vận hành là: khoảng 1,25Wh/lít nước

thải <=> khoảng 1,25 kWh/m3 nước thải.

+ Lượng nhôm tiêu tốn cho quá trình vận hành là: khoảng từ 490 - 950 mg/24 lít nước thải <=> 20,4 mg/L – 39,6mg/L <=> 20,4 g/m3 – 39,6 g/m3. Lượng nhôm tiêu tốn nhiều hay ít còn phụ thuộc vào đặc tính của nước thải.

Trong quá trình thực hiện các thí nghiệm chúng tôi cố định độ mặn nước thải đầu vào 1,20/00.

5.1.2 Các kết luận về phương pháp USBF

Sau khi đã vận hành bể keo tụ điện hóa hoạt động theo mẻ với các thông số như trên, chúng tôi sử dụng nước thải đầu ra của bể này để làm nước thải đầu vào cho bể

USBF. Chúng tôi sử dụng 2 bể USBF giống nhau về hình dạng, thể tích và diện tích. Một bể hoạt động bình thường, một bể chúng tôi bổ sung giá bám vào ngăn hiếu khí. Chúng tôi cho hai bể hoạt động song song nhau để xác định tổng thời gian lưu tồn nước thải trong bể:

+ Ở tổng thời gian lưu là 10h kết quả xử lý của bể USBF không giá bám và bể USBF có giá bám đều đạt QCVN 11: 2008/BTNMT (cột A), riêng Ptổng thì đạt QCVN 24: 2009/BTNMT (cột A). Hiệu suất xử lý của bể USBF có giá bám cao hơn bể USBF không giá bám.

+ Ở tổng thời gian lưu là 8h kết quả xử lý của bể USBF không giá bám và bể USBF có giá bám đều đạt QCVN 11: 2008/BTNMT (cột A), riêng Ptổng thì đạt QCVN 24: 2009/BTNMT (cột A). Hiệu suất xử lý của bể USBF có giá bám cao hơn bể USBF không giá bám.

+ Ở tổng thời gian lưu là 7h các chỉ tiêu SS (cả 2 bể), COD, TKN (bể USBF có giá bám) đạt QCVN 11: 2008/BTNMT cột (B). Các chỉ tiêu còn lại ở mỗi bể đều không đạt QCVN 11: 2008/BTNMT và QCVN 24: 2009/BTNMT.

Qua các thí nghiệm chúng tôi cơ bản xác định được rằng tổng thời gian lưu nước phù hợp của bể USBF có giá bám và USBF không giá bám sau khi được bể keo tụ điện hóa hoạt động theo mẻ là 8h.

5.2 Kiến nghị

5.2.1 Kiến nghị về phương pháp keo tụ điện hóa

Qua các thí nghiệm, chúng tôi đã có những kết quả tương đối đầy đủ về các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thiết kế và vận hành của bể keo tụ điện hóa hoạt động theo mẻ. Nhưng cũng trong quá trình thực hiện các thí nghiệm nghiên cứu, chúng tôi đã phát hiện ra một số các yếu tố khác liên quan đến quá trình thiết kế và vận hành. Do thời gian thực hiện đề tài của mình có giới hạn nên chúng không thể nghiên cứu hết các yếu tố này. Do đó, chúng tôi xin kiến nghị là nên thực hiện thêm các thí nghiệm để làm rò các vấn đề sau đây:

+ Khảo sát cách bố trí điện cực và chiều cao cột nước.

+ So sánh giữa bể keo tụ điện hóa hoạt động liên tục và bể keo tụ điện hóa hoạt động theo mẻ.


5.2.2 Kiến nghị về phương pháp USBF

Qua các thí nghiệm chúng tôi đã xác định được rằng tổng thời gian lưu phù hợp nhất cho cả 2 bể USBF có giá bám và USBF không giá bám trong việc xừ lý nước thải thủy sản sau khi được giảm tải nạp bởi bể keo tụ điện hóa hoạt động theo mẻ là 8h. Nhưng trong quá trình vận hành 2 mô hình này chúng tôi nhận thấy một số vấn đề cần phải tiến hành nghiên cứu thêm để thể hiện hết các ưu điểm của bể USBF nói riêng và ưu điểm của hệ thống xử lý nước thải thủy sản kết hợp giữa bể keo tụ điện hóa hoạt động theo mẻ với bể USBF có giá bám và bể USBF không giá bám như sau:

+ Xác định lại tổng thời gian lưu nước cho phù hợp với từng bể USBF.

+ Xác định mối quan hệ giữa hiệu suất xử lý của cả 2 bể USBF với MLSS.

+ Xác định lượng giá bám cần bổ sung vào ngăn hiếu khí sao cho phù hợp.

5.2.3 Kiến nghị chung

Tuy đề tài của chúng tôi còn một số vấn đề cần phải nghiên cứu thêm, nhưng với những kết quả chúng tôi đạt được hoàn toàn có thể triển khai đề tài của mình ra thực tế. Cụ thể là thiết kế hệ thống xử lý nước thải thủy sản bằng phương pháp EC kết hợp với phương pháp USBF. Chúng tôi rất hy vọng kết quả nghiên cứu của mình sẽ được ứng dụng rộng rãi vào các hệ thống xử lý nước thải thủy sản ở đồng bằng Sông Cửu Long nói riêng và cả nước nói chung.



TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Hoàng Huệ, 1996. Xử lý nước thải. NXB xây dựng.

Lâm Minh Triết - Đỗ Hồng Lan Chi, 2005. Vi sinh vật môi trường. NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.

Lương Đức Phẩm, 2007. Công nghệ xử lý môi trường bằng phương pháp sinh học.

NXB giáo dục Việt Nam.

Trần Hiếu Nhuệ, 2001. Thoát nước và xử lý nước thải công nghiệp. NXB khoa học và kỹ thuật.

Lâm Minh Triết - Lê Hoàng Việt, 2009. Vi sinh vật nước và nước thải. NXB xây dựng. Trịnh Lê Hùng, 2006. Kỹ thuật xử lý nước thải. NXB giáo dục.

Nguyễn Thị Thu Thuỷ, 2000. Xử lý nước cấp sinh hoạt và công nghiệp. NXB khoa học và kỹ thuật.

Nguyễn Ngọc Dung, 1999. Xử lý nước cấp. NXB xây dựng.

Trần Thị Thanh - Trần Yêm - Đồng Kim Loan, 2004. Giáo trình công nghệ môi trường.

NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

Lâm Minh Triết - Nguyễn Thanh Hùng - Nguyễn Phước Dân, 2006. Xử lý nước thải đô thị và công nghiệp. NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.

Trịnh Xuân Lai, 2002. Tính toán thiết kế các công trình xử lý nước thải. NXB Giáo dục.

Lê Văn Cát, 2007. Xử lý nước thải giàu nitơ và photpho. NXB khoa học và công nghệ Hà Nội.

Lê Hoàng Việt, 2002. Giáo trình phương pháp xử lý nước thải. Đại học Cần Thơ. Nguyễn Hàn Mộng Du, 2006. Nghiên cứu bể USBF để xử lý nước thải chợ đầu mối Thủ

Đức giai đoạn 2. Luận văn tốt nghiệp Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.

Nguyễn Văn Trực, 2006. Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải bằng bể bùn hoạt tính kết hợp giá bám. Luận văn tốt nghiệp Đại học Cần Thơ.

Lê Ngọc Cẩm Vân - Nguyễn Thị Diễm, 2010. Chế tạo mô hình bể USBF phục vụ nghiên cứu giảng dạy và đánh giá hiệu quả xử lý nước thải giết mổ của mô hình. Luận văn tốt nghiệp Đại học Cần Thơ.


TÀI LIỆU TIẾNG ANH

Metcalf and Eddy, 2003.Wastewater Engineering – Treatment, Disposal and Reuse.

Mcgraw – Hill, New York.

Holt, Peter K.; Barton, Geoffrey W.; Mitchell, Cynthia A, 2004. The future for electrocoagulation as a localised water treatment technolog. J of Chemoshpere 59 (3): 355-67.

R. Ramesh Babu; N.S. Bhadrinarayana; K.M.Meera Sheriffa Begum; N.Anantharaman, 2006. Treatment of tannery wastewater by electrocoagulation. Journal of the University of Chemical Technology and Metallurgy, 42, 2, 2007, 201-206.

Agustin M.B, Sengpracha W.P., Phutdhawong W, 2008. Electrocoagulation of Palm Oil Mill Effluent. International Journal of Environmental Research and Public Health 5 (3):177-180.

Lawrence K.Wang - Nazih K.Shammas - Yung Tse Hung, 2009. Handbook of Advanced Industrial and Hazardous Wastes Treatment. CRC Press.

Grabriel Bitton (1999), Wastewater Microbiology, Deparment of Environmental Engineering Sciences University of Floria, Gainesville.

A.H. Mahvi, R.Nabizadh, M.H.Pishrafti and Th. Zarei, 2008. Evaluation of Single Stage USBF in Removal of Nitrogen and Phosphorus from Wastewater. School of Public Health and Center for Environmental Research Tehran University of Medical Sciences, Tehran, Iran

CÁC TRANG WEB THAM KHẢO

1. http://www.toquoc.gov.vn/Thongtin/Kinh-Te/Wb-Viet-Nam-Tang-Truong- Gdp-Nam-2009-O-Muc-55.html (đăng ngày 12/10/2010).

2. http://www.laodong.com.vn/Home/2008-GDP-cua-Viet-Nam-chi-tang- 623/200812/121124.laodong (đăng ngày 31/12/2008).

3. http://tintuc.xalo.vn/00-848810604/gdp_viet_nam_2009_tang_5_2.html (đăng ngày 31/12/2008).

4.http://phapluattp.vn/206496p0c1013/gdp-2007-tang-844-chua-tuong-xung- tiem-nang.htm (đăng ngày 24/12/2007).

5. http://vietnamnet.vn/chinhtri/2009/04/843108/ (đăng ngày 20/4/2010).

6. http://www.congan.com.vn/?mod=detnews&catid=707&p=&id=106074 (đăng ngày 2/7/2010).

7. http://www.baobacgiang.com.vn/11/58601.bgo (đăng ngày 27/6/2010).

8. http://vietfish.org/2010070909135362p48c83/xuat-khau-thuy-san-6-thang- dau-2010.htm (đăng ngày 09/7/2010).

9. http://congnghedaukhi.com/cndk-News-3406.html (đăng ngày 05.08.2010).

10. http://www.baomoi.com/Info/Kim-ngach-XK-sang-Trung-Quoc-4-thang- dau-nam-2010-tang-4371/45/4448470.epi (đăng nhập 3/10/2010).

11. http://vneconomy.vn/20100616032649698p0c10/kim-ngach-xuat-khau-det- may-uoc-dat-465-ty-usd-trong-6-thang.htm (đăng ngày 21/10/2010).

12. http://vovnews.vn/Home/6-thang-kim-ngach-xuat-khau-ca-tra-dat-hon-530- trieu-USD/20107/149330.vov (đăng ngày 22/9/2010).

13. http://www.tinmoi.vn/My-tiep-tuc-duy-tri-thue-ban-pha-gia-voi-ca-ba-sa- Viet-Nam-0636500.html (cập nhật 19/6/2009).

14. http://www.brentwoodprocess.com/ifas_main.html

15. http://www.stetfield.com/electrocoagulation.pdf 16.http://www.wateronline.com/product.mvc/Upflow-Sludge-Blanket-Filtration-

USBF-0001?VNETCOOKIE=NO

17. http://www.vcetech.com.vn/index.php?mid=69&cid=22

18. http://www.covido.org/usbf.html


PHỤ LỤC 1

BẢNG KẾT QỦA PHÂN TÍCH MẪU

1.1 Kết quả phân tích mẫu của các thí nghiệm về bể keo tụ điện hóa

1.1.1 Kết quả các thí nghiệm xác định thời gian lưu nước

Bảng 1. Kết quả xử lý nước thải thủy sản của bể keo tụ điện hóa hoạt động theo mẻ với thời gian lưu là 15 phút

Chỉ tiêu

pH

Độ dẫn điện

SS

COD

BOD5

TKN

Ptổng

Đơn vị


mS

mg/L

Mg/L

mg/L

mg/L

mg/L

Đầu vào

7,68

2,84

900

1725

1112,63

218,4

31,89


Đầu ra

Lần 1

7,74

2,8

452

1275

827,48

154,1

18,17

Lần 2

7,34

2,83

464

1219

794,79

156,80

19,24

Lần 3

7,52

2,83

475

1245

814,23

152,6

18,34

Trung bình

7,53

2,82

463,67

1246,33

812,17

154,50

18,58

Hiệu suất



48,48

27,75

27,00

29,26

41,73

STDEV



11,50

28,02

16,44

2,13

0,58

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 154 trang tài liệu này.

Nghiên cứu xử lý nước thải thủy sản bằng phương pháp keo tụ điện hóa kết hợp với bể USBF - 16


Bảng 2. Kết quả xử lý nước thải thủy sản của bể keo tụ điện hóa hoạt động theo mẻ với thời gian lưu là 30 phút

Chỉ tiêu

pH

Độ dẫn điện

SS

COD

BOD5

TKN

Ptổng

Đơn vị


mS

mg/L

mg/L

mg/L

mg/L

Mg/L

Đầu vào

7,68

2,84

900

1725

1112

218,4

31,89


Đầu ra

Lần 1

7,87

2,8

290

975

643,5

132,5

14,25

Lần 2

7,7

2,74

302

994

626

134,40

14,73

Lần 3

7,81

2,75

300

980

666

131,6

15,24

Trung bình

7,79

2,76

297,33

983,00

645,17

132,83

14,74

Hiệu suất



66,96

43,01

41,98

39,18

53,78

STDEV



20,05

1,43

0,50

1,43

0,50


Bảng 3. Kết quả xử lý nước thải thủy sản của bể keo tụ điện hóa hoạt động theo mẻ với thời gian lưu là 45 phút

Chỉ tiêu

pH

Độ dẫn điện

SS

COD

BOD5

TKN

Ptổng

Đơn vị


mS

mg/L

mg/L

mg/L

mg/L

Mg/L

Đầu vào

7,68

2,84

900

1725

1112

218,4

31,89


Đầu ra

Lần 1

8,06

2,75

230

900

585

120,2

11,75

Lần 2

7,92

2,68

242

900

592

123,20

11,24

Lần 3

8,01

2,7

234

890

610

117,6

11,58

Trung bình

8,00

2,71

235,33

896,67

595,67

120,33

11,52

Hiệu suất



73,85

48,02

46,43

44,90

63,87

STDEV



6,11

5,77

12,90

2,80

0,26

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/05/2022