Nghiên Cứu Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Mbr Để Xử Lý Thứ Cấp Glyphosate

giá khả năng và cơ chế phản ứng của amoni trong mẫu nước tổng hợp với gốc OH. Kết quả nghiên cứu cho thấy ở pH ≤ 7,0, tức trên 99,5% amoni tồn tại ở dạng ion NH4+, sau 5 giờ chiếu xạ tia UV, hiệu suất loại bỏ amoni là không đáng kể (chỉ 1,23% amoni bị chuyển hóa thành NO3- và NO2-). Khi nâng pH lên 9,3, sau 4h chiếu xạ tia UV khoảng 26,4% amoni bị phân hủy. Cũng trong nghiên cứu này, Huang và cộng sự đã chứng minh được rằng sản phẩm chính của quá trình phân hủy NH3aq bằng gốc tự do OH là nitrate NO3-, cũng như một lượng rất nhỏ nitrit NO2- và N2 hầu như không được sinh ra nên tổng N trước và sau quá trình UV/H2O2 hầu như ít có sự khác biệt. He và cộng sự [166] khi nghiên cứu xử lý amoni bằng một quá trình catazon (O3/CeO2-MnO2) cho rằng gốc tự do OH tấn công amoni tạo ra chủ yếu là nitrat NO3- và một lượng nhỏ N2. Như vậy, trong nghiên cứu của luận án này, hiệu suất xử lý tổng N bằng EF chi đạt khoảng 4,41% là hợp lý, khi đó có thể một lượng nhỏ amoni đã bị phân hủy bởi gốc OH tạo thành NO3- (chủ yếu), NO2- và N2; N2 thoát ra khỏi dung dịch làm cho tổng N giảm nhẹ. Ngoài ra, có thể một phần nhỏ NH4+ bị loại bỏ bởi quá trình oxy hóa trực tiếp trên anot hoặc hiện tượng keo tụ gây ra bởi Fe(OH)3 [69].

Hiệu suất loại bỏ amoni thấp trong nước thải bởi gốc tự do nói chung, quá trình EF nói riêng cũng đã được công bố bởi một số nhóm nghiên cứu khác. Thật vậy, trong nghiên cứu của Atmaca, hệ EF sử dụng cặp điện cực bằng gang có bổ sung thêm H2O2 đã được nghiên cứu xử lý nước rỉ rác (nồng độ COD = 2350 mg/L, nồng độ NH4-N = 310 mg/L) lấy từ khu xử lý chất thải rắn của thành phố Sivas, Thổ Nhĩ Kỳ. Ở điều kiện tối ưu: mật độ dòng 100 mA/cm2, pH = 3, nồng độ H2O2 = 2000 mg/L, khoảng cách giữa 2 điện cực là 1,8 cm; sau 45 phút điện phân, hiệu suất loại bỏ amoni chỉ đạt 25,8%, thấp hơn nhiều so với hiệu suất loại bỏ COD (72%) [69]. So với nghiên cứu của luận án, nghiên cứu của Atmaca có thời gian xử lý ngắn hơn nhưng hiệu suất xử lý amoni lại cao hơn do đã sử dụng mật độ dòng điện lớn hơn nhiều lần trong luận án này (100 mA/cm2so với 8,333 mA/cm2), Lin và Chang sử dụng hệ EF với cặp điện cực bằng gang (diện tích 22,6 cm2, khoảng cách giữa 2 điện cực là 1,5 cm) để xử lý nước rỉ rác sau keo tụ hóa học (nồng độ COD = 951 mg/L; nồng độ NH4-N = 33,5 mg/L). Ở điều kiện tối ưu pH = 4, lượng H2O2 bổ sung 750 mg/L, sau 30 phút điện phân với mật độ dòng điện 110 mA/cm2, chỉ có 15,8% amoni bị loại bỏ [160]. Tuy thời gian điện phân ngắn hơn, chỉ 30 phút, nhưng với việc sử dụng mật độ dòng điện cao hơn trong nghiên cứu của luận án

nhiều lần (110 mA/cm2so với 8,333 mA/cm2) nên hiệu suất loại bỏ amoni cao hơn một chút so với kết quả của luận án cũng là hợp lý. Huang và cộng sự đã nghiên cứu sử dụng quá trình oxy hóa anot bằng cặp điện cực Ti (catot)/BDD (anot) để xử lý nước thải chăn nuôi lợn với COD ban đầu khoảng 1930 mg/L và NH4-N khoảng 65 mg/L. Kết quả cho thấy ở điều kiện tối ưu: mật độ dòng điện 250 mA/cm2, chất điện ly bổ sung Na2SO4 = 0,05M, pH = 6,7; sau 60 phút điện phân, chỉ 23% amoni bị loại bỏ [167]. Hiệu suất xử lý này cũng cao hơn một chút so với kết quả của luận án do tác giả đã sử dụng mật độ dòng điện quá cao so với nghiên cứu của luận án (250 mA/cm2 so với 8,33 mA/cm2). Thậm chí trong nghiên cứu của Lau và cộng sự, một quá trình fenton hóa học dường như không có hiệu quả trong việc loại bỏ amoni của nước rỉ rác. Thật vậy, trong nghiên cứu này, nước rỉ rác sau bể UASB có nồng độ COD = 1910 ± 140 mg/L và NH4- N = 1753 ± 130 mg/L được xử lý bằng một quá trình fenton hóa học và kết quả cho thấy nồng độ amoni đầu ra xấp xỉ bằng nồng độ amoni ở nước thải đầu vào [161].

Đối với tổng P, kết quả trên Bảng 3.3 cho thấy nước thải đầu vào có hàm lượng P tổng là 22,7 mg/L. Quá trình EF có thể loại bỏ 59,34% P tổng sau 60 phút điện phân và hiệu suất xử lý này thấp hơn một số nghiên cứu khác. Chẳng hạn trong nghiên cứu của Atmaca, hệ EF sử dụng cặp điện cực bằng gang có bổ sung thêm H2O2 đã được nghiên cứu xử lý nước rỉ rác (nồng độ COD = 2350 mg/L, nồng độ P = 310 mg/L) lấy từ khu xử lý chất thải rắn của thành phố Sivas, Thổ Nhĩ Kỳ. Ở điều kiện tối ưu: J = 100 mA/cm2, pH = 3, nồng độ H2O2 2000 mg/L, khoảng cách giữa 2 điện cực là 1,8 cm, sau 45 phút điện phân, hiệu suất loại bỏ P đạt 87% [69].

Như vậy có thể thấy rằng khi áp dụng quá trình EF với các điều kiện thí nghiệm thích hợp đã tìm thấy ở trên cho mẫu nước thải thực, do hàm lượng các chất ô nhiễm, nhất là các chất hữu cơ, trong mẫu nước thải thực rất cao so với mẫu nước tổng hợp, nên hiệu suất xử lý glyphosate và các chất hữu cơ khác đều giảm so với nghiên cứu ở trên. Để nâng cao hiệu suất xử lý các chất ô nhiễm nhằm đạt được tiêu chuẩn xả thải theo QCVN 40:2011/BTNMT cột B, luận án thử nghiệm kéo dài thời gian điện phân mẫu nước thải trên đến 150 phút. Kết quả thu được thể hiện trên Hình 3.18. Có thể thấy rằng việc tăng thời gian xử lý có thể làm tăng hiệu suất phân hủy glyphosate, loại bỏ các chất hữu cơ khác cũng như amoni, tuy nhiên hiệu suất xử lý các đối tượng trên tăng không đáng kể. Cụ thể, khi tăng thời gian xử lý từ 60 lên 150 phút, hiệu suất phân

hủy glyphosate chỉ tăng 5,93% (từ 86,47% lên 92,4%), hiệu suất loại bỏ COD tăng 4,72% (từ 72,13% lên 76,85%), trong khi hiệu suất loại bỏ BOD5 tăng ít 4,85% (từ 51,41% lên 56,26%). Amoni và tổng N ít biến động khi tăng thời gian xử lý từ 60 phút lên 150 phút: với tổng N, hiệu suất loại bỏ chỉ tăng 0,56% (từ 4,41 lên 4,97%) còn tổng N hầu như không thay đổi. Nguyên nhân của việc kéo dài thời gian xử lý chỉ làm tăng nhẹ hiệu suất xử lý các chất ô nhiễm như quan sát thấy ở trên có thể là do khi thời gian xử lý kéo dài, quá trình phân hủy các chất ô nhiễm có thể đã hình thành một số sản phẩm trung gian bền vững hoặc do sự phân hủy chậm của các chất hữu cơ đã hấp phụ trên hydroxit sắt Fe(OH)n [69]. Trong nghiên cứu của Atmaca [69], hiệu quả xử lý COD và amoni của nước rỉ rác bằng quá trình EF sử dụng cặp điện cực bằng gang hầu như đạt tối đa sau 30 phút xử lý và việc kéo dài thời gian điện phân trên 30 phút không làm tăng hiệu quả xử lý mà thậm chí còn làm giảm hiệu quả xử lý COD của nước rỉ rác. Tương tự là nghiên cứu của Lin và Chang [160] sử dụng hệ EF với cặp điện cực bằng gang để xử lý nước rỉ rác sau keo tụ hóa học và hiệu suất loại bỏ COD và amoni đạt được tối đa sau 30 phút điện phân. Việc kéo dài thời gian điện phân quá 30 phút thậm chí đã làm giảm nhẹ hiệu suất loại bỏ COD và amoni.


COD

BOD5

NH4+

TN

TP

100


80


Hiệu suất (%)

60


40


20


0

60 phót


90 phót


120 phót


150 phót

Thời gian (phút)


Hình 3.19. Hiệu quả xử lý COD, BOD5, NH4+, TN, TP của nước thải công ty TNHH Việt Thắng sau quá trình EF tại thời gian khác nhau

Như kết quả trên Hình 3.19 việc kéo dài thời gian xử lý không mang lại hiệu quả cao về xử lý các chất ô nhiễm, trong khi lại làm tăng chi phí năng lượng do tiêu tốn nhiều điện năng hơn. Tuy nhiên, chỉ sau 60 phút điện phân, tỷ lệ BOD5/COD hay chỉ số phân hủy sinh học BI (biodegradability index) của nước thải đã tăng lên đáng kể từ 0,23 lên 0,4. Theo nghiên cứu của Soloman và cộng sự năm 2009 khi tiền xử lý nước thải ngành công nghiệp giấy bằng một quá trình điện hóa để tăng cường khả năng phân hủy sinh học, kết quả đã chỉ ra rằng để có thể phân hủy hoàn toàn nước thải bằng một quá trình sinh học thì chỉ số BI của nước thải ít nhất phải là 0,4 [168]. Như vậy, trong nghiên cứu của luận án, để xử lý triệt để các chất ô nhiễm, đáp ứng được tiêu chuẩn xả thải của QCVN 40:2011/BTNMT cột B, thì áp dụng một quá trình xử lý sinh học thứ cấp phía sau quá trình EF là phương án khả thi. Trong luận án này sẽ nghiên cứu xử lý thứ cấp glyphosate cũng như các thành phần hữu cơ khác trong nước thải bằng một quá trình sinh học – màng (MBR). Hiệu quả tổng thể của quá trình kết hợp EF và MBR sẽ hiệu qua hơn nhiều so với từng quy trình xử lý riêng rẽ.

Từ cơ sở đánh giá và nghiên cứu ảnh hưởng ở quá trình EF, luận án nghiên cứu giai đoạn xử lý thứ cấp tiếp theo gồm các nội dụng cụ thể như sau:

Nghiên cứu tìm ra các điều kiện thích hợp ảnh hưởng đến quá trình MBR để xử lý sản phẩm thứ cấp của glyphosate sau phân hủy bằng quá trình EF.

Nghiên cứu áp dụng quá trình MBR đã được tối ưu hóa ở trên để xử lý nước thải của công ty TNHH Việt Thắng và đề xuất quy trình công nghệ xử lý nước thải chứa hóa chất BVTV.

3.2. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến MBR để xử lý thứ cấp glyphosate

3.2.1. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng phân hủy glyphosate và các chất hữu cơ khác bằng MBR

Trong quá trình MBR, hiệu suất phân hủy các chất ô nhiễm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nồng độ oxy hòa tan trong hệ, thời gian lưu thủy lực, thời gian lưu bùn,... Do đó, cần phải đánh giá điều kiện thí nghiệm này để có được hiệu quả xử lý tối đa. Do nước thải của công ty TNHH Việt Thắng có hàm lượng các chất ô nhiễm tương đối dao động, tùy theo thời điểm sản xuất của công ty, nên để đảm bảo tính đồng nhất thông số đầu vào của các thí nghiệm trên hệ MBR, luận án sử dụng mẫu nước tổng hợp có thành phần tương tự như mẫu nước thải sau tiền xử lý bằng EF.

Trên cơ sở kết quả mục 3.1.8 ở trên (mẫu nước thải sau xử lý bằng EF có các thông số như trong Bảng 3.3), luận án sử dụng dung dịch đầu vào của hệ MBR là các mẫu nước tổng hợp có các thông số như trong Bảng 3.4 .

Bảng 3.4. Thông số nước đầu vào bể phản ứng MBR


Thứ tự

Thông số

Đơn vị

Kết quả

1

pH

7,4 ± 0,8

2

DO

mg/L

4 ÷ 5

3

COD

mg/L

800 ÷ 1000

4

NH4+

mg/L

25 ÷ 35

5

Tổng N

mg/L

35 ÷ 50

6

Tổng P

mg/L

5 ÷ 15

7

Glyphosate

mg/L

2,5 ÷ 3,0

8

Glycine

mg/L

1,0 ÷ 1,5

9

Nhiệt độ

oC

20oC ÷ 35oC

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 229 trang tài liệu này.

Nghiên cứu xử lý hóa chất bảo vệ thực vật glyphosate trong nước bằng quá trình oxy hóa điện hóa kết hợp với thiết bị phản ứng sinh học – màng MBR - 15


3.2.1.1. Ảnh hưởng các chế độ sục khí khác nhau lên khả năng xử lý COD, glyphosate, NH4+; tổng N; tổng P của quá trình MBR

Trong các hệ thống xử lý sinh học (phân hủy các chất hữu cơ bằng hệ VSV hiếu khí hoặc kỵ khí hoặc thiếu khí), chế độ sục khí đóng vai trò quan trọng trong việc xử lý các chất ô nhiễm. Thật vậy, sục khí nhằm cung cấp oxy hòa tan (DO) cho hệ VSV, do đó nếu tăng cường quá trình sục khí sẽ giúp cho hệ VSV hiếu khí phát triển, ngược lại ngừng sục khí sẽ giúp cho hệ VSV kỵ khí phát triển, trong khi quá trình sục khí yếu sẽ tạo điều kiện cho hệ VSV thiếu khí phát triển. Nhiều nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng DO tăng làm tăng khả năng xử lý COD và amoni nhưng lại ảnh hưởng đến khả năng xử lý nitrate, gián tiếp ảnh hưởng đến khả năng xử lý tổng N. Trên thực tế, sục khí ngắt quãng có thể giúp loại bỏ đồng thời nitơ và phốt pho bằng cách nitrat hóa và khử nitơ, hấp thụ P và giải phóng P trong cùng một bể phản ứng sinh học với chu kỳ có sục khí và không sục khí phù hợp [169, 170].

Ngoài ra, khả năng phân hủy các hóa chất BVTV cũng phụ thuộc vào điều kiện sục khí. Thật vậy, theo Shawaqfeh [24] sự xen kẽ của các quá trình sinh học kỵ khí và hiếu khí sẽ làm tăng sinh khối của vi khuẩn hoạt động trong các bể phản ứng sinh học và cải thiện hiệu quả của việc xử lý các hóa chất BVTV so với các quá trình hiếu khí

hoặc kỵ khí riêng rẽ, dẫn đến có thể giảm được thời gian lưu. Nghiên cứu của Navaratna và cộng sự [171] cũng chỉ ra rằng hệ MBR thiếu khí cho khả năng xử lý hóa chất BVTV khá cao, với thời gian lưu 15 giờ tỷ lệ loại bỏ thuốc diệt cỏ phổ rộng ametryn (S-triazine) là 65% ở nồng độ ban đầu từ 1 đến 4 mg/L. Một nghiên cứu khác của Monsasalvo và cộng sự được thực hiện để loại bỏ thuốc trừ sâu atrazine và linuronbằng hệ MBR kỵ khí (AnMBR). Kết quả cho thấy thuốc trừ sâu rất khó được xử lý trong điều kiện kỵ khí với tỷ lệ loại bỏ atrazine rất thấp (6,8%) và linuron (10,5%) [172]. Do đó để tăng cường hiệu quả xử lý các hóa chất BVTV, người ta thường kết hợp đan xen các quá trình phân hủy hiếu khí và yếm khí.

Mặt khác, trên thực tế, việc sục khí có thể tiêu tốn đến 60% ÷ 70% tổng năng lượng sử dụng của toàn bộ hệ thống xử lý nước hay nước thải [131]. Do đó, cần tiến hành sục khí luân phiên (chu trình S/D lặp đi lặp lại) để tiết kiệm.năng lượng và tăng cường quá trình xử lý glyphosate và quá trình nitrate hóa. Vì vậy thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ sục khí tới hiệu hiệu quả xử lý của hệ thống MBR được tiến hành. Luận án thực hiện các thí nghiệm trên hệ thống MBR được thực hiện ở ba chế độ S/D: 50 phút/70 phút; 60 phút/60 phút; 70 phút/50 phút. Tốc độ sục khí nằm trong khoảng 1,5 ÷ 10 L/phút để duy trì DO khi sục khí ở mức 4 – 5 mg/L, pH đầu vào của nước thải 7,4 ± 0,8; nhiệt độ phòng 25oC ÷ 32oC, tải lượng đầu vào theo Bảng 2.5, lưu lượng đầu vào được nạp liên tục với lưu lượng là 96 L/ngày tương ứng thời gian lưu nước HRT là 9 h; MLSS trong khoảng từ 7.500 ÷ 9.000 mg/L. Mỗi chế độ sục tiến hành trong thời gian 10 ngày và phân tích chỉ tiêu COD, glyphosate, NH4+; TN; TP hàng ngày.

Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ S/D lên khả năng xử lý COD

Kết quả ảnh hưởng của chế độ S/D lên khả năng xử lý COD được thể hiện trên Hình 3.20.

Kết quả trên khi tăng thời gian sục khí (đồng thời giảm thời gian ngừng sục khí) từ 50 phút đến 70 phút, khả năng xử lý COD tăng từ 89,70% lên 96,96% sau 30 ngày. Cụ thể, tại chế độ S/D là 50/70 (phút) đồng nghĩa lượng oxy hòa tan thấp, thời gian hoạt động của VSV kỵ khí tăng lên, các VSV kỵ khí sẽ bị ức chế dẫn đến hiệu suất xử lý COD thấp, như vậy sau xử lý nồng độ COD của chế độ này là 90,01 mg/L, kết quả tại chế độ này nồng độ COD vượt ngưỡng QCVN 40:2011/BTNMT cột A. Ngược lại, ở chế độ S/D là 60/60 (phút) và 70/50 (phút), khi thời gian sục tăng lên, lượng DO cung

cấp cho hệ xử lý cao tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của VSV hiếu khí đồng thời ức chế khả năng phát triển của vi sinh kỵ khí, kết quả là khả năng xử lý COD của hệ thống MBR đã tăng từ 95,48% lên 96,96% tương ứng với mỗi chế độ S/D: 60/60 phút và 70/50 phút và nồng độ COD sau xử lý lần lượt là 39,82 mg/L và 26,79 mg/L. Tại 2 chế độ S/D này thì hiệu suất xử lý chênh lệch không đáng kể và nồng độ COD đạt theo QCVN 40:2011/BTNMT cột A về chỉ số COD tương ứng.


1200

CODvào CODra

Hiệu suất (%)


100


1000

80



Nồng độ COD (mg/L)

800

Hiệu suất (%)

60


600


400


200


HRT: 9 h


OLR: 2,35kg COD/m3 ngày


MLSS: 7500 - 9000 (mg/L)


S/D: 50/70 (phót)


HRT: 9 h


OLR: 2,35 kg COD/m3 ngày


MLSS: 7500 - 9000 (mg/L)


S/D: 60/60 (phót)

HRT: 9 h40

OLR: 2,35 kg COD/m3 ngày


MLSS: 7500 - 9000 (mg/L)


S/D: 70/50 (phót)

20


0 0

5 10 15 20 25 30

Thời gian (ngày)


Hình 3.20. Ảnh hưởng của chế độ S/D lên khả năng xử lý COD

Ngoài ra có thể thấy rằng khả năng xử lý các chất hữu cơ bằng quá trình MBR là rất cao, trên 95%. Điều này chứng tỏ ưu điểm của quá trình MBR so với quá trình sinh học truyền thống bởi trong hệ MBR có thời gian lưu bùn dài, ít bị thất thoát trong quá trình vận hành, nồng độ sinh khối cao, dẫn đến hiệu quả.xử lý các chất hữu cơ cao hơn. Có thể so sánh một cách tương đối kết quả của nghiên cứu này với kết quả nghiên cứu của Jin và cộng sự: thiết lập hệ sử dụng bùn hoạt tính đã được nghiên cứu để xử lý nước thải của nhà máy chuyên sản xuất hóa chất BVTV, hiệu suất loại bỏ COD chỉ đạt 85% và khi gia tăng áp suất trên hệ bùn hoạt tính lên 0,3 MPa, hiệu suất loại bỏ COD nâng lên 92,5% [173]. Hiệu suất loại bỏ COD trong nghiên cứu của luận án sở dĩ cao, đạt trên 95%, một phần là do vai trò của màng lọc trong hệ MBR, một phần là do nồng

độ hóa chất glyphosate trong nước đầu vào ở mức thấp, ít ảnh hưởng đến hệ VSV có mặt trong bể MBR, do đó khả năng xử lý COD ít bị ảnh hưởng. Thật vậy, theo Vasque và cộng sự, sự có mặt của các chất ô nhiễm vi lượng như hóa chất BVTV với nồng độ thấp không ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả xử lý các chất hữu cơ khác trong nước thải [174].

Kết quả của luận án cũng tương tự như một số nghiên cứu khác: chẳng hạn trong nghiên cứu của Vasque và cộng sự, một hệ MBR sử dụng màng MF bằng vật liệu PVDF (kích cỡ lỗ rỗng 0,4 µm), diện tích bề mặt lọc 1 m2, SRT: 30 - 60 ngày, HRT = 20h, nồng độ O2 5 mg/L; có thể loại bỏ 96% COD trong nước thải tổng hợp (COD ban đầu khoảng 3000 mg/L được bổ sung thêm một số hóa chất BVTV nhóm cơ clo như lindan, alachlor, heptachlor) [174]. Trong một nghiên cứu khác cũng của nhóm tác giả này, hệ MBR trên được nghiên cứu để xử lý nước thải tổng hợp có tải trọng COD = 0,23 Kg COD/Kg SSV/ngày và chứa một số hóa chất BVTV như terbuthylazine, simazine, atrazine. Với SRT = 50 ngày, HRT = 20h, khả năng xử lý COD đạt mức 96% [175]. Nhóm nghiên cứu của Almeida Lopes thiết lập một hệ MBR với HRT = 25h có thể loại bỏ trên 99% COD trong nước thải công nghiệp (có COD ban đầu rất cao, lên đến 2630 mg/L) và bổ sung thêm nồng độ 2,4–D 200 mg/L, và nồng độ atrazine là 15 mg/L. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, các tác giả đã sử dụng màng UF có kích thước lỗ xốp rất nhỏ, dưới 0,1 µm [176]. Các kết quả này chứng minh rằng hệ MBR có khả năng xử lý tốt các chất hữu cơ trong nước thải và sự có mặt của hóa chất BVTV với nồng độ thấp không ảnh hưởng nhiều đến khả năng loại bỏ các chất hữu cơ khác.

Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ S/D lên khả năng xử lý glyphosate

Thời điểm trước xử lý và sau quá trình xử lý với mỗi chế độ S/D khác nhau ở trên, các mẫu nước được lấy với chu kỳ lấy mẫu 24h/lần được mang đi phân tích nồng độ glyphosate.

Từ kết quả trên Hình 3.21 có thể thấy rằng chế độ sục khí có ảnh hưởng đến hiệu suất loại bỏ glyphosate: khi thời gian sục khí tăng, đồng nghĩa thời gian ngừng sục khí giảm thì hiệu suất loại bỏ glyphostae tăng dần. Cụ thể trên Hình 3.21 hiệu suất trung bình loại bỏ glyphosate tăng từ 92,19% lên 95,88% khi thời gian sục khí tăng từ 50 phút lên 70 phút. Điều này chứng tỏ hệ MBR xử lý hiệu quả glyphosate, hiệu suất

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/01/2023