của khoa học công nghệ. Các hoạt động dự báo có thể hiện qua nghiên cứu khảo sát thị trường để phân tích và đánh giá nhu cầu khách hàng, để có chính sách nghiên cứu, sản xuất và phát triển thị trường, hoặc đưa ra chính sách giá phù hợp.
- Khả năng cải tiến sản phẩm/dịch vụ
Khả năng cải tiến sản phẩm/dịch vụ được đánh giá trên 2 phương diện: Khả năng cải tiến sản phẩm/dịch vụ hiện tại (NB2) và khả năng giới thiệu sản phẩm/dịch vụ mới (NB3).
Các doanh nghiệp đánh giá khả năng cải tiến sản phẩm cao hơn khả năng tạo ra sản phẩm mới, cho thấy giá trị trung bình của biến NB2 (4.286) cao hơn NB3 (4.152) nhưng cả hai đều đạt giá trị trung vị là 4. Điều này đưa đến nhận định các doanh nghiệp tập trung vào việc cải tiến các sản phẩm/dịch vụ hiện tại nhiều hơn như nâng cao chất lượng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, cải tiến mẫu mã để thu hút khách hàng tốt hơn. Ví dụ như nâng cấp dây chuyền sản xuất đạt tiêu chuẩn cao (PIC/S – GMP, JAPAN – GMP) (Theo Báo cáo phát triển bền vững Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang); đưa công nghệ mang tính nhân bản và thiết thực vào các dự án đô thị sinh thái thông minh như: Hệ thống nước tưới thông minh, hệ thống làm mát môi trường thông minh, hệ thống chiếu sáng thông minh, hệ thống nước uống công cộng (Theo Báo cáo phát triển bền vững Tập đoàn Novaland).
Đối với các sản phẩm/dịch vụ mới hoàn toàn, mang tính đột phá thường mất nhiều thời gian và chi phí để thực hiện nên doanh nghiệp phải mất nhiều sự đầu tư hơn. Đầu tư cho các phòng thí nghiệm, nghiên cứu sản phẩm theo các tiêu chuẩn chất lượng ví dụ như ISO 17025 – Yêu cầu chung về năng lực của Phòng thí nghiệm của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam – Vinamilk.
- Khả năng tìm kiếm, lựa chọn và kiểm soát chất lượng cung ứng của nhà cung cấp
Biến quan sát NB4 – “Khả năng tìm kiếm, lựa chọn nhà cung ứng sẵn sàng đáp ứng nhu cầu” có giá trị trung bình là 4.116, trung vị là 4; có đến 26.49% hoàn toàn đồng ý và 59.52% đồng ý; chỉ có 13.1% trung lập và 0.89% không đồng ý.
Các doanh nghiệp đạt được thành quả ở khía cạnh này khá cao cho thấy doanh nghiệp đã chủ động tìm kiếm, gặp gỡ, đánh giá nhà cung cấp mới. Xem xét khả năng này giúp doanh nghiệp đánh giá khả năng tự chủ về nguyên vật liệu (đối với doanh nghiệp sản xuất) hoặc nguồn đầu vào (doanh nghiệp dịch vụ). Từ đó có thể tự chủ về giá thành hoặc giá vốn sản phẩm/dịch vụ. Ví dụ trường hợp của Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang đã thực hiện hoạt động kinh doanh nguyên liệu, nhờ đó có điều kiện để thực hiện việc mua nguyên liệu với số lượng lớn, thương lượng được các hợp đồng dài hạn và ổn định với các nhà cung cấp; Tìm kiếm thêm các nhà cung cấp mới; Đặt hạn mức hàng tồn kho an toàn và thời gian đặt hàng an toàn với các nguyên liệu quan trọng; Phòng mua hàng cập nhật các thông tin thường xuyên đến các phòng ban về tình hình nguyên liệu để các phòng ban khác cân đối kế hoạch sử dụng. Tập đoàn Novaland luôn song hành giữa xây dựng mối quan hệ hợp tác chiến lược cùng nhà cung cấp và công tác đa dạng nguồn cung nhằm hạn chế tình trạng cung ứng độc quyền. Novaland luôn có phương án dự phòng về nguồn cung nhằm đáp ứng tiến độ và tiêu chuẩn đã cam kết cùng khách hàng.
Đối với khả năng kiểm soát chất lượng cung ứng (Biến NB5 – “Khả năng kiểm soát chất lượng cung ứng”) được đánh giá thấp hơn khả năng tìm kiếm nhà cung cấp (Biến NB4), có giá trị trung bình là 4.057, trung vị là 4; 26.79% hoàn toàn đồng ý, 53.87% đồng ý, có đến 17.86% trung lập, 1.19% không đồng ý, 0.3% hoàn toàn không đồng ý.
Để đảm bảo chất lượng cung ứng đầu vào, doanh nghiệp tiến hành đánh giá nhà cung cấp và giám sát quá trình cung ứng hàng hoá và dịch vụ; tổ chức các chương trình đào tạo, chính sách, hỗ trợ kỹ thuật cho các nhà cung cấp để đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ cung ứng. Ví dụ việc lựa chọn nhà cung cấp của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam luôn được căn cứ trên những tiêu chí xác định như tính cạnh tranh về giá, chất lượng và những tiêu chuẩn, điều kiện phù hợp khác. Đặc biệt liên quan tới nguồn gốc và chất lượng sản phẩm, Vinamilk đã mã hóa và áp dụng truy xuất nguồn gốc ngay trên hệ thống ERP của Công ty đối với nguyên vật liệu của hơn 500 nhà sản xuất trên toàn cầu để đảm bảo minh bạch trong chất lượng nguyên liệu.
Ngoài ra, các doanh nghiệp còn thực hiện việc đánh giá thường xuyên, định kỳ và đột xuất để đảm bảo chất lượng nhà cung ứng. Trong bối cảnh hiện nay, truy xuất nguồn gốc và kiểm soát quy trình ngay từ đầu là một trong các yêu cầu quan trọng, đặc biệt là đối với nông sản, thực phẩm do phải đáp ứng các yêu cầu về an toàn thực phẩm, sản xuất có trách nhiệm, không xâm phạm bản quyền, không phá hoại môi trường hay sử dụng lao động bất hợp pháp. Bởi vậy, một trong những giải pháp cho phát triển bền vững cả về kinh tế và môi trường mà Tập đoàn PAN đang áp dụng là tăng cường kiểm soát và phát triển vùng nguyên liệu, song song với việc đầu tư chế biến sâu nhằm gia tăng giá trị.
- Khả năng hoàn thành dự án, sản phẩm/dịch vụ đúng tiến độ, giảm sản phẩm hỏng, tối ưu hoá chi phí giá thành/ giá vốn của DN
Khả năng nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp đánh giá qua việc hoàn thành dự án đúng tiến độ, giảm tỉ lệ sản phẩm hỏng, tối ưu hoá chi phí giá thành/ giá vốn của doanh nghiệp. Nhìn chung, doanh nghiệp đánh giá thành quả ở nội dung này khá cao với giá trị trung bình của 3 biến quan sát NB6, NB7, NB8 đều xấp xỉ 4. Thành quả này có thể nhận xét qua việc các doanh nghiệp đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong phân phối, quản lý số lượng sản phẩm bán ra và lượng hàng tồn kho tại các hệ thống phân phối, đại lý trên toàn quốc để đảm bảo về tiến độ thực hiện trong chuỗi cung ứng. Ví dụ Tập đoàn Novaland ứng dụng công nghệ thông tin để Trung tâm giám sát các dự án từ xa, quản lý vận hành đồng bộ và theo dõi tình hình triển khai các dự án. Ngoài ra, khả năng kiểm soát chất lượng sản phẩm/dịch vụ thường được thể hiện qua quy trình kiểm soát chất lượng của doanh nghiệp. Ví dụ trường hợp của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk, tất cả các sản phẩm sản xuất đều được giám sát chất lượng chặt chẽ từ khâu đầu vào, trong quá trình sản xuất và sản phẩm đầu ra, luôn tuân thủ tuyệt đối các QCVN, tiêu chuẩn quốc tế (Codex) và được thực hiện kiểm tra ở phòng thí nghiệm đạt chuẩn quốc tế ISO 17025. Quy trình sản xuất tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về điều kiện vệ sinh nhà xưởng, môi trường, máy móc thiết bị và vệ sinh cá nhân theo chuẩn ngành chế biến thực phẩm thế giới. Hệ thống quản lý chặt chẽ và hiệu quả, trên cơ sở tích hợp
và Quản lý rủi ro theo chuẩn ISO 31000, xuyên suốt các hoạt động. Trường hợp khác của Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang, thực hiện kiểm soát nghiêm ngặt theo quy trình khép kín về an toàn sản phẩm. Xử lý những sản phẩm không đạt chất lượng: Theo kết quả kiểm nghiệm, nếu lô thuốc không đạt chất lượng theo quy định đã xuất xưởng nhưng chưa phân phối sẽ thực hiện theo thủ tục kiểm soát sản phẩm không phù hợp. Nếu lô thuốc không đạt đã phân phối thì thực hiện theo thủ tục thu hồi sản phẩm. Trang bị camera giám sát các công đoạn hoạt động sản xuất; Đưa yếu tố chất lượng vào KPI cho toàn khối sản xuất. Áp dụng quy trình kiểm soát chất lượng từ đầu vào đến đầu ra sản phẩm: sản phẩm; DHG Pharma trước khi tung ra thị trường phải trải qua một hành trình gian khó với rất nhiều “tường lửa” trong khâu đảm bảo chất lượng; Tuân thủ quy định về an toàn lao động và phòng cháy chữa cháy. Đầu tư thêm máy móc thiết bị, đổi mới công nghệ, nâng cấp nhà máy đạt tiêu chuẩn quốc tế. Tập đoàn Novaland đánh giá độc lập chất lượng công trình các sản phẩm trước khi bàn giao. Đồng thời, Phòng Đảm bảo chất lượng đã thực hiện kiểm tra an toàn lao động, kiểm tra chất lượng thi công xây dựng và cơ điện, đảm bảo 100% các thiết bị cơ điện chính của dự án tuân thủ chính sách chất lượng và bộ hướng dẫn tiêu chuẩn.
3.2.4. Thành quả hoạt động ở khía cạnh học hỏi và phát triển
Các nội dung về TQHĐ ở khía cạnh học hỏi và phát triển được trình bày trong Bảng 3.8. Kết quả nghiên cứu thống kê mô tả được trích xuất từ phần mềm Smart PLS 3.0.
Bảng 3.8. Kết quả thống kê mô tả của các biến thành quả ở học hỏi phát triển
Giá trị trung bình | Giá trị trung vị | Giá trị nhỏ nhất | Giá trị lớn nhất | Độ lệch chuẩn | |
PT1 | 4.509 | 5 | 2 | 5 | 0.593 |
PT2 | 4.345 | 4 | 2 | 5 | 0.728 |
PT3 | 4.426 | 5 | 2 | 5 | 0.682 |
PT4 | 4.369 | 4 | 2 | 5 | 0.655 |
PT5 | 4.164 | 4 | 2 | 5 | 0.791 |
PT6 | 4.125 | 4 | 2 | 5 | 0.692 |
Có thể bạn quan tâm!
- Biểu Đồ Về Số Lượng Lao Động Và Thời Gian Lao Động Của Doanh Nghiệp Trong Mẫu Nghiên Cứu
- Kết Quả Thống Kê Mô Tả Của Các Biến Tnxh Ở Khía Cạnh Xã Hội
- Thành Quả Hoạt Động Của Các Doanh Nghiệp Ở Việt Nam
- Sự Tác Động Của Tnxh Đến Thành Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp
- Kết Quả Sự Phù Hợp Của Mô Hình Với Số Liệu Nghiên Cứu
- Tnxh Tác Động Đến Thành Quả Tài Chính Thông Qua Trung Gian Là Thành Quả Phi Tài Chính
Xem toàn bộ 279 trang tài liệu này.
4.292 | 4 | 3 | 5 | 0.601 | |
PT8 | 4.03 | 4 | 2 | 5 | 0.607 |
PT9 | 4.071 | 4 | 2 | 5 | 0.669 |
PT10 | 4.113 | 4 | 3 | 5 | 0.626 |
PT11 | 4.000 | 4 | 2 | 5 | 0.72 |
PT12 | 3.908 | 4 | 2 | 5 | 0.76 |
Nguồn: Tính toán của tác giả
Thành quả hoạt động ở khía cạnh học hỏi và phát triển được đánh giá cao so với các thành quả hoạt động ở khía cạnh khác. Điều này thể hiện qua giá trị trung bình của các biến quan sát đều lớn hơn 4 (ngoại trừ biến PT12), đặc biệt biến quan sát PT1 có giá trị trung bình cao nhất là 4.509. Qua đó, doanh nghiệp chủ yếu tập trung nâng cao thành quả ở việc phát triển kiến thức chuyên môn, kỹ năng mềm cho người lao động nhằm tăng năng suất lao động (PT1, PT2, PT3). Những thành quả về văn hoá tổ chức, sự gắn kết giữa cá nhân và tổ chức chưa được chú trọng (PT4, PT5, PT6, PT7). Ngoài ra, mặc dù việc ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức ngày càng tăng, cơ sở hạ tầng thông tin chưa đáp ứng kịp với nhu cầu phát triển (PT11, PT12).
- Kiến thức, kỹ năng, năng suất lao động
Các doanh nghiệp đánh giá rất cao thành quả hoạt động ở khía cạnh học hỏi và phát triển của các nội dung về trình độ, kiến thức, kỹ năng và năng suất người lao động. Trong đó, trình độ và kiến thức chuyên môn cũng như kỹ năng mềm đều được nhận định có sự tăng cao qua các năm thông qua giá trị trung bình của biến PT1 và PT2 đều rất cao lần lượt là 4.509 và 4.345. Kết quả từ công tác đào tạo nhân lực tập trung nâng cao chất lượng đã giúp năng suất lao động có sự gia tăng; đào tạo gắn kết với nhu cầu lao động của địa phương, doanh nghiệp và các đơn vị sử dụng lao động; bước đầu áp dụng các phương pháp đào tạo của các tổ chức đào tạo nhân lực quốc tế. Bên cạnh đào tạo kiến thức chuyên môn, doanh nghiệp còn chú trọng đến “kỹ năng mềm” như như kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng quản lý, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giao tiếp.
Cùng với sự tăng cao của trình độ người lao động thì năng suất lao động cũng tăng lên với giá trị trung bình của biến PT3 là 4.426 và trung vị là 5. Theo báo cáo về tình hình phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam giai đoạn 2015 – 2020, quy mô nhân lực của nền kinh tế có sự gia tăng rõ nét trong tất cả các ngành, lĩnh vực. Cơ cấu lao động chuyển dịch từ khu vực năng suất lao động thấp sang khu vực năng suất lao động cao. Năng suất lao động cải thiện rõ nét, đến năm 2020 tăng gần 1,5 lần so với năm 2015, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2016 – 2020 đạt 5,9%/năm, cao hơn giai đoạn 2011 – 2015 (4,3%/năm) và vượt mục tiêu đề ra (5%/năm). Thực tế doanh nghiệp đã triển khai đánh giá hiệu quả công việc thông qua KPI như Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang. Công ty đã lập kế hoạch công việc, trao đổi và triển khai tới các cấp nhân viên và duy trì đánh giá PA hàng tháng. Trong đó tiêu chí Chất lượng công việc luôn chiếm tỷ trọng lớn (30-35%) trên tinh thần hoàn thành công việc với nguồn lực và cách thức tối ưu. Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam – Vinamilk triển khai áp dụng Hệ thống đánh giá bằng công cụ trực tuyến để tiết kiệm thời gian và quản lý tốt cơ sở dữ liệu về kết quả đánh giá.
- Sự hài lòng của người lao động và môi trường làm việc
Thành quả hoạt động ở khía cạnh học hỏi và phát triển ở nội dung sự hài lòng của người lao động (PT4) và môi trường làm việc (PT7) đều được đánh giá khá tốt qua giá trị trung bình là 4.369 và 4.292, trung vị là 4.
Sự hài lòng của nhân viên được thể hiện ở việc người lao động thoả mãn về chế độ làm việc, lương thưởng, cơ hội thăng tiến tại nơi công tác. Qua khảo sát, 45% doanh nghiệp trả lời đồng ý và rất đồng ý là nhân viên của họ ngày càng hài lòng với doanh nghiệp. Tuy nhiên, vẫn tồn tại 1% doanh nghiệp được phỏng vấn không đồng ý với điều này. Thực tế, một số doanh nghiệp tiến hành khảo sát về sự hài lòng của nhân viên, người lao động, tổ chức hội nghị lao động hằng năm, cơ chế trao đổi trực tiếp, giải quyết khiếu nại, ban hành và thực thi các chính sách hỗ trợ người lao động. Ngoài ra, từ những kết quả khảo sát về môi trường làm việc của nhân viên được tiến hành hằng năm, doanh nghiệp có những biện pháp cải tiến và đề ra chiến lược hành động nhằm cải tiến môi trường làm việc, nâng cao sự hài lòng của người lao động.
Ví dụ Tập đoàn PAN đặt mục tiêu đảm bảo môi trường làm việc an toàn, bình đẳng không phân biệt giới tính, không phân biệt chủng tộc. Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang thực thi “Lấy trách nhiệm, hợp tác, đãi ngộ làm phương châm hành động”.
- Khả năng thu hút, tuyển dụng nhân viên mới và giữ chân nhân viên cũ
Khả năng thu hút và tuyển dụng nhân viên mới (PT5) và khả năng giữ chân nhân viên cũ (PT6) đều đạt giá trị trung bình là 4.1, trung vị là 4. Kết quả này cho thấy doanh nghiệp đánh giá việc tuyển dụng người mới và thời gian gắn bó lâu dài ngày càng được tăng cao qua các năm 2017 – 2019. Nhận định nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng, tạo nên thành công cho hoạt động của doanh nghiệp, các công ty ngày càng đầu tư cho công tác tuyển dụng, thu hút “người tài” thông qua chính sách tuyển dụng rõ ràng, minh bạch và công bằng. Ví dụ, Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang tìm kiếm nhân tài thông qua chương trình liên kết với các trường đại học danh tiếng. Hàng năm, căn cứ vào nhu cầu công việc, căn cứ vào kế hoạch hoạt động, các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn mà Công ty có kế hoạch tuyển dụng nhân sự. Các yêu cầu tuyển dụng của Công ty đều được đăng tải trên Website của Công ty nhằm thu hút và chào đón tất cả những ứng viên có mong muốn và năng lực làm việc trong môi trường làm việc “Chuyên nghiệp - năng động - hiện đại - thân thiện”. Tập đoàn Novaland đạt được sự tăng trưởng mạnh mẽ nhờ đầu tư và triển khai các dự án phát triển thương hiệu nhà tuyển dụng với mục tiêu tiếp cận đa dạng nguồn ứng viên chất lượng cao, phát triển công nghệ ứng dụng trong hoạt động tuyển dụng đồng thời cải tiến quy trình đảm bảo mục tiêu tuyển dụng công bằng, quản trị hệ thống hiệu quả và nâng cao chất lượng tuyển dụng. Một số dự án tiêu biểu đã được triển khai trong năm 2019 của Tập đoàn Novaland Dự án “IT Công nghệ thông tin hóa tuyển dụng” nhằm cải thiện chất lượng nguồn tuyển cho Tập đoàn, hệ thống đào tạo trực tuyến (E- learning) đã phát triển kênh kiểm tra kiến thức chuyên môn bằng bài kiểm tra. Qua đó cung cấp thêm cho người phỏng vấn thông tin về ứng viên giúp việc lựa chọn tốt hơn.
Tuy nhiên, vẫn còn gần 17% doanh nghiệp nhận thấy khó khăn để giữ chân nhân viên cũ hoặc tuyển dụng nhân viên mới. Một số doanh nghiệp thực hiện khảo
sát dữ liệu về tỉ lệ nhân viên nghỉ việc hoặc tỷ lệ giữ chân người lao động, có biện pháp cải thiện bằng cách khảo sát nguyên nhân nghỉ việc của nhân viên (Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam, Tập đoàn Bảo Việt).
- Sự hiểu biết của nhân viên về định hướng chiến lược, gắn kết giữa mục tiêu cá nhân và tổ chức, mối quan hệ giữa nhà quản lý và nhân viên
Văn hoá của tổ chức được đánh giá qua sự hiểu biết của nhân viên về định hướng chiến lược (PT8), sự gắn kết mục tiêu giữa cá nhân và tổ chức (PT9), mối quan hệ giữa nhà quản lý và nhân viên (PT10). Thành quả này được doanh nghiệp đánh giá trung bình là 4, trung vị là 4.
Doanh nghiệp tổ chức hội nghị người lao động thường niên để phố biến về định hướng chiến lược của doanh nghiệp. Ban hành Bộ quy tắc ứng xử, thiết lập và truyền thông giá trị cốt lõi của doanh nghiệp đến tất cả người lao động trong công ty (Tập đoàn PAN). Tổ chức các kênh truyền thông nội bộ (Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam – Vinamilk). Hộp thư góp ý Tổng Giám đốc, tổ chức Hội nghị tổng kết hàng quý/6 tháng/năm (Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang). Hơn nữa, để nâng cao sự gắn kết mục tiêu cá nhân và tổ chức các doanh nghiệp xây dựng bộ quy tắc ứng xử, nguyên tắc văn hoá, hành vi lãnh đạo của công ty. Tổ chức đào tạo nhân viên mới qua chương trình đào tạo hội nhập. Tăng cường các hoạt động văn hoá, thể dục, thể thao, thi đua khen thưởng.
- Khả năng áp dụng công nghệ thông tin trong hệ thống thông tin quản lý và cơ sở hạ tầng thông tin đáp ứng yêu cầu công việc, quản lý
Biến quan sát PT11 có giá trị trung bình là 4, trung vị là 4; 25.6% hoàn toàn đồng ý, 49.11% đồng ý, 25% trung lập, 0.3% không đồng ý.
Chuyển đổi kỹ thuật số đã trở thành ưu tiên hàng đầu của tất cả các công ty lớn trong các lĩnh vực chủ chốt (sản xuất, chính phủ, ngân hàng, bảo hiểm, năng luợng/tiện ích, giáo dục, bảo hiểm, bán lẻ, chăm sóc sức khỏe, giao thông và truyền thông). Nếu các năm trước, các doanh nghiệp thường quan tâm nhất đến việc tăng trưởng doanh thu và tăng trưởng kinh doanh, bước sang giai đoạn 2019 – 2020 chuyển đổi kỹ thuật số trở thành ưu tiên số 1 của các lãnh đạo cấp cao ở tất cả các ngành