Nghiên cứu và đề xuất, xây dựng kế hoạch quản lý của vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà - 12

3.6.8. Giám sát việc thực hiện Kế hoạch quản lý đa dạng sinh học của Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng

Các câu hỏi sẽ được đặt ra như sau:


- Các sinh cảnh và hệ sinh thái có tiếp tục bị suy giảm không?


- Các quần thể động thực vật bị đe dọa có đang bị suy giảm không?


- Các nguyên nhân gì đã dẫn đến sự suy giảm đó?


- Các biện pháp can thiệp về mặt quản lý đã có các tác động mong muốn đối với hệ sinh thái không?

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

- Các lợi ích mang lại cho người dân địa phương từ việc sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên đã được tăng lên hay chưa?

Câu hỏi này sẽ được trả lời bởi đại diện Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng (cơ quan chủ quản của Vườn); đại diện Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn có liên quan (các Dachais, Dasar, Danhim, Dưng K’nớ, Lát, Đạ Tông); các nhà khoa học và đại diện cộng đồng người dân tại vùng đệm của Vườn.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


I. Kết luận


Kế hoạch quản lý đa dạng sinh học giúp cho các Ban quản lý Khu bảo tồn tìm ra được những hoạt động, mục tiêu trong tương lai của mình hướng tới phát triển lâu dài và bền vững do vậy việc xây dựng kế hoạch là vô cùng cần thiết cho các Ban quản lý.

Ở Việt Nam đang có nhiều tên gọi khác nhau nhưng có thể phân loại thành 4 loại như sau: Kế hoạch quy hoạch tổng thể; Kế hoạch đầu tư; Kế hoạch quản lý điều hành; và Kế hoạch hoạt động. Các kế hoạch này đều có những điểm mạnh cũng như điểm yếu riêng của mình. Tuy nhiên, với những quy định mới hiện nay thì việc tìm ra một mẫu kế hoạch quản lý đa dạng sinh học cơ bản chung nhằm phù hợp với thực tế và các quy định của pháp luật và giải quyết những tồn tại của các kế hoạch trước đây điều cần thiết.

Tại Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng cũng đã xây dựng nhiều Chương trình/Dự án có liên quan đến quản lý tại Vườn trong suốt quá trình từ khi thành lập Vườn tới nay. Các Chương trình/Dự án này đã giúp rất nhiều cho Ban quản lý trong việc quản lý và triển khai các hoạt động của mình trong nhiều năm qua nhưng vẫn còn nhiều hạn chế cần được khắc phục trong thời gian tới.

Những yêu cầu cơ bản của 1 bản kế hoạch quản lý đa dạng sinh học là: đảm bảo tính hệ thống và phù hợp với các quy định của pháp luật; Có mục tiêu rò ràng và hướng tới các mục tiêu trong tương lai; Có sự tham gia của cộng đồng trong toàn bộ quá trình từ xây dựng đến kết thúc Kế hoạch; Có kế hoạch tài chính rò ràng; và phải được giám sát thực hiện bởi các bên liên quan.

Các vấn đề cơ bản cần được đề cập đến trong một Kế hoạch quản lý đa dạng sinh học Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng bao gồm những nội dung sau: Mô tả chung về Vườn; Tình hình kinh tế xã hội của địa phương; Các giá trị của Vườn; Các áp lực, đe dọa và giải pháp để bảo tồn đa dạng sinh học; Các mục tiêu và

hoạt động chính của Kế hoạch quản lý đa dạng sinh học; Kinh phí thực hiện Kế hoạch và kế hoạch giám sát kết quả thực hiện.

Học viên đã đề xuất được một bản kế hoạch quản lý đa dạng sinh học cho Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng có thể là tài liệu tham khảo tốt giúp cho việc xây dựng, hoàn thiện và phê duyệt một bản kế hoạch chính thức cho Vườn.

II. Kiến nghị


Sau quá trình nghiên cứu, học viên có những kiến nghị nhằm đưa kết quả nghiên cứu vào thực tế như sau:

- Nhân rộng Khung Kế hoạch quản lý đa dạng sinh học trên toàn quốc nhằm thống nhất được việc quản lý đa dạng sinh học của các Khu bảo tồn trên cả nước.

- Đẩy mạnh sự tham gia của các bên có liên quan trong quá trình xây dựng, triển khai và giám sát thực hiện Kế hoạch quản lý đa dạng sinh học của các khu bảo tồn.

- Có cơ chế tạo kinh phí để thực hiện được Kế hoạch quản lý đa dạng sinh học trên thực tế tại các Khu bảo tồn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Báo cáo Đa dạng sinh học 2011. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2011.

2. Báo cáo Hợp phần đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà, Tiểu dự án hành lang đa dạng sinh học Lâm Đồng, 2006.

3. Báo cáo Phương án thành lập Trung tâm du lịch sinh thái và giáo dục môi trường, 2010.

4. Báo cáo Tổng kết thực hiện kế hoạch năm 2012 của Vườn quốc gia Bidoup

– Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng , 2013.

5. Chi trả dịch vụ môi trường rừng, mô hình tại tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam,Winrock, 2011.

6. Đỗ Nam Thắng, Định giá dịch vụ môi trường: Một trường hợp của Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà, 2013.

7. http://bidoupnuiba.gov.vn/index.php/vi/gioi-thieu-menu/70-quyet-dinh- thanh-lap-nui-ba.html

8. Hướng dẫn quản lý khu bảo tồn thiên nhiên, IUCN, 2008.

9. Luật Bảo vệ và Phát triển rừng.

10. Luật Đa dạng sinh học.

11. Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 về việc tổ chức quản lý hệ thống rừng đặc dụng.

12. Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2006 về việc ban hành quy chế quản lý rừng cũng quy định về tổ chức quản lý rừng đặc dụng.

13. Thông tư số 78/2011/BNNPTNT ngày 11 tháng 11 năm 2011 về việc hướng

dân

thưc

hiên

Nghi ̣điṇ h số 117/2010/NĐ-CP.

14. Tổng cục Thống kê, 2012, Niên giám thống kê, 2011.

PHỤ LỤC

Các bản đồ có liên quan đến Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà


Bản đồ 1: Bản đồ hiện trạng rừng của Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng


Bản đồ 2 Bản đồ quy hoạch các phân khu chức năng của Vườn quốc gia Bidoup 1

Bản đồ 2: Bản đồ quy hoạch các phân khu chức năng của Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng


Bản đồ 3 Bản đồ hiện trạng rừng của Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà 2

Bản đồ 3: Bản đồ hiện trạng rừng của Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng


Bản đồ hiện trạng rừng của Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà tỉnh Lâm Đồng 3

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 15/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí