1.4.2. Điều trị thiếu máu do giun móc/mỏ
Thiếu máu do giun móc/mỏ là loại thiếu máu thiếu sắt. Thiếu máu đáp ứng nhanh với các chế phẩm sắt dùng đường uống, ngay cả những bệnh nhân thiếu máu nặng. Sau khi điều trị bằng sắt, sự đáp ứng của hồng cầu lưới có thể thấy ngay khoảng sau 8 ngày, bệnh nhân bắt đầu cảm thấy tốt hơn và sự cải thiện về tình trạng lâm sàng, mức hemoglobin tăng thường thấy ở tuần thứ 3. Hemoglobin tăng lên trung bình 10g/l mỗi tuần cho đến khi trở về bình thường [146],[151],[165]. Sự cải thiện về thiếu máu xuất hiện ngay cả khi không uống thuốc tẩy giun. Do vậy, khi uống thuốc tẩy giun móc/mỏ nên kết hợp uống viên sắt. Sự thiếu máu thiếu sắt thường phối hợp thiếu acid folic, hay gặp ở phụ nữ có thai; có thể dự phòng bằng cách sử dụng viên thuốc có chứa 60mg sắt và 200mg acid folic như là một sự bổ sung thêm về dinh dưỡng.
1.5. Phòng chống bệnh giun đũa, giun tóc và giun móc/mỏ
1.5.1. Nguyên tắc phòng chống bệnh
Cả 3 loại giun đũa, giun tóc, và giun móc/mỏ là những giun nhiễm từ đất (geohelminth) nên phòng chống các loại giun này dựa trên các nguyên tắc sau [3],[59],[123],[135]:
- Tiến hành trên quy mô rộng: vì đây là bệnh phổ biến, có tính chất xã hội, không thể tiến hành đơn lẻ một vài người mà phải là công việc của cả cộng đồng, các ngành, các tổ chức, hợp tác quốc tế và lồng ghép với các hoạt động như: chương trình dinh dưỡng quốc gia, bảo vệ sức khoẻ bà mẹ trẻ em, cung cấp nước sạch, song song với vệ sinh môi trường,...
- Tiến hành có trọng tâm, trọng điểm vì bệnh giun phân bố theo vùng. Nếu quá trình phòng và chống chưa có đủ ngân sách cho toàn quốc thì nên tập trung các vùng có tỷ lệ nhiễm bệnh giun cao (trên 50% người nhiễm) hoặc tập trung cho đối tượng có nguy cơ nhiễm giun cao đó là phụ nữ, trẻ em,...
- Tiến hành thường xuyên và liên tục sau một thời gian dài, ít nhất 5 năm. Do tỷ lệ tái nhiễm giun cao (con người liên tục bị tái nhiễm mầm bệnh
giun ở ngoại cảnh do chính con người thải ra, mặt khác các bệnh giun truyền qua đất tạo miễn dịch không cao, cũng như không được bền vững).
1.5.2. Chiến lược và giải pháp
Cũng như bất kỳ một bệnh truyền nhiễm nào, muốn khống chế được bệnh phải phá vỡ được ít nhất một trong ba mắt xích của quá trình lây nhiễm đó là: nguồn truyền nhiễm - yếu tố trung gian truyền nhiễm - khối cảm thụ.
1.5.2.1. Đối với nguồn truyền nhiễm [3],[75].
- Phá vỡ mắt xích này là điều trị cho người mắc bệnh nhằm:
Ngăn cản số lượng mầm bệnh ở người bệnh đào thải ra ngoại cảnh.
Làm giảm cường độ nhiễm giun.
Giảm tỷ lệ lan truyền bệnh thì tỷ lệ tái nhiễm cũng sẽ được giảm.
Đây là chiến lược quan trọng trước mắt trong phòng chống bệnh giun truyền qua đất.
- Thuốc điều trị: Tuỳ theo ngân sách mà chúng ta có thể chọn 1 trong 2 loại thuốc đã được trình bày ở phần điều trị song liều lượng mỗi loại thuốc cũng được Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo như sau: Albendazol dùng liều duy nhất 400mg [105],[149],[152],[158], Mebendazol: liều duy nhất 500mg [105],[107],[164].
Bảng 1.2. Phân loại cộng đồng cho chẩn đoán và điều trị các loại giun truyền qua đất [92],[105],[107]
Tỷ lệ tích luỹ | % cường độ nhiễm nặng | ||
I | Tỷ lệ cao Cường độ cao | Bất kỳ | 10% |
II | Tỷ lệ cao Cường độ thấp | 50% | < 10% |
III | Tỷ lệ thấp Cường độ thấp | < 50% | < 10% |
Có thể bạn quan tâm!
- Xác Định Thực Trạng Và Yếu Tố Nguy Cơ Nhiễm Giun Đũa, Giun Tóc, Giun Móc/mỏ Ở Cộng Đồng Người Ê Đê Tại Hai Xã Thuộc Tỉnh Đắk Lắk.
- Tình Trạng Nhiễm Giun Đũa, Giun Tóc, Giun Móc/mỏ Trên Thế Giới
- Điều Trị Bệnh Giun Đũa, Giun Tóc Và Giun Móc/mỏ
- Công Tác Phòng Chống Bệnh Giun Và Bảo Vệ Môi Trường Ở Đắk Lắk
- Bản Đồ Hành Chính Của Tỉnh Đắk Lắk (2006) [16]
- Chọn Mẫu Cho Nghiên Cứu Mô Tả Cắt Ngang Về Điều Tra Kiến Thức, Thái Độ Thực Hành (Kap) Của Người Dân Và Các Yếu Tố Nguy Cơ Nhiễm Giun
Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.
Chiến lược điều trị hàng loạt (loại cộng đồng I)
Tiêu chuẩn áp dụng: Khi tỷ lệ nhiễm tích luỹ cao (bất cứ tỷ lệ nào) và cường độ nhiễm nặng ( 10% nhiễm cường độ nặng) hoặc những vùng dịch tễ giun móc có từ >20-30% và có biểu hiện thiếu máu hoặc khi hơn 50% cộng đồng có dương tính với một loại giun truyền qua đất thì WHO nhắc nhở phải điều trị hàng loạt.
Cách điều trị: Toàn bộ cộng đồng được điều trị không phân biệt giới, tuổi, tình trạng nhiễm hoặc các đặc tính xã hội khác. Việc điều trị tối thiểu phải tổ chức được ít nhất 1 lần/năm. Hiệu quả của phương pháp này là cao, nếu như toàn bộ dân chúng được điều trị cùng một lúc. Phụ nữ có thai, trẻ em có tỷ lệ nhiễm giun cao cần được điều trị 2-3 lần/năm.
Nơi tổ chức điều trị: Tại cộng đồng.
Chiến lược điều trị nhóm có mục tiêu (loại cộng đồng II)
Tiêu chuẩn áp dụng: Tỷ lệ nhiễm cao (tỷ lệ tích luỹ 50%) và cường độ thấp (<10% nhiễm cường độ nặng). Nhóm được điều trị là nhóm có nguy
cơ nhiễm cao như phụ nữ và trẻ em trước và đang ở tuổi đi học.
Cách điều trị: Toàn bộ đối tượng ở nhóm có nguy cơ cao bị nhiễm nặng đều được điều trị. Nơi điều trị là tại cộng đồng, định kỳ điều trị: ít nhất là một năm 1 lần.
Chiến lược điều trị cá thể (loại cộng đồng III)
Tiêu chuẩn áp dụng: Tỷ lệ nhiễm thấp (tỷ lệ tích luỹ <50%) và cường độ nhiễm thấp (<10% cường độ nhiễm nặng).
Cách điều trị: Điều trị cho những người dương tính (có trứng giun) được chẩn đoán bởi những đơn vị y tế.
Cơ sở điều trị: tại cơ sở y tế, tuỳ từng trường hợp nhiễm loại giun mà sử dụng loại thuốc cho phù hợp.
1.5.2.2. Đối với yếu tố trung gian truyền nhiễm [3],[4],[59].
- Mục tiêu: Phá vỡ mắt xích này là tiêu diệt trứng và ấu trùng giun ở giai đoạn phát triển ngoại cảnh. Giải pháp này không có hiệu quả ngay lập tức đối với tác hại của bệnh giun, nhưng có lợi ích lâu dài cho việc phòng chống bệnh vì:
+ Giảm hoặc ngăn cản sự lan truyền trứng và ấu trùng giun.
+ Phòng tái nhiễm.
- Cách tiến hành:
+ Vận động, khuyến khích nhân dân xây dựng và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh: nhà tiêu tự hoại, nhà tiêu thấm dội nước, nhà tiêu đào có ống thông hơi. Tại Đắk Lắk, nhà tiêu phù hợp cho cộng đồng người dân tộc ít người là nhà tiêu đào có ống thông hơi.
+ Vận động và khuyến khích nhân dân quản lý phân, rác, nước thải.
+ Vận động nhân dân không sử dụng phân người chưa ủ kỹ bón cây trồng.
1.5.2.3. Đối với khối cảm thụ
Đây là biện pháp cơ bản, không những trước mắt mà còn lâu dài phòng chống các bệnh giun truyền qua đất, tuy nhiên đó là vấn đề khó khăn và lâu dài để người dân thay đổi các phong tục tập quán liên quan đến vệ sinh môi trường, gia đình và cá nhân [3],[4],[59].
- Các biện pháp để phá vỡ mắt xích này:
+ Giáo dục cho mọi người nhận thức đúng về tác hại, yếu tố nguy cơ mắc bệnh, tránh tái nhiễm.
+ Động viên các hộ gia đình sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, thực hiện nếp sống văn minh (rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi ăn, sau đi cầu; không uống nước chưa được đun sôi, không ăn rau sống chưa rửa sạch, vệ sinh các dụng cụ chế biến thức ăn, không đi chân đất, sử dụng bảo hộ lao động...).
1.5.3. Một số kết quả trong phòng chống giun đũa, giun tóc, giun móc/mỏ
1.5.3.1. Ở nước ngoài
Những cố gắng nhằm khống chế bệnh giun truyền qua đất, đặc biệt là bệnh giun móc/mỏ trên một quy mô lớn, đã được Rockefeller tổ chức và khởi xướng năm 1913 và tiếp tục vào những năm 1920 – 1930. Đến nay có 52 nước khác nhau trên thế giới áp dụng. Chiến dịch này bắt đầu hơn 50 năm về trước đến nay vẫn còn giá trị và rút ra được những bài học sau [92]:
- Vệ sinh đơn thuần sẽ khống chế được nhiễm giun, nhưng kết quả rất chậm.
- Điều trị hàng loạt đơn lẻ sẽ thất bại, nếu vệ sinh môi trường kém, phòng tái nhiễm không được tiến hành đồng loạt và liên tục.
- Cải tạo môi trường qua sự lắp đặt những thiết bị vệ sinh hiện đại có giá thành đắt (trừ khi có sự chấp nhận những nỗ lực của cộng đồng) mà kết quả phòng chống giun tiến triển rất chậm.
- Sự khống chế nhanh có kết quả tốt khi tiến hành điều trị hàng loạt cho cộng đồng nhiễm nặng và kết hợp với những biện pháp vệ sinh môi trường.
Ở Nhật Bản [92] Chương trình khống chế bệnh giun đã thành công với những kết quả:
+ Tỷ lệ nhiễm giun đũa từ 60-70% (1949) xuống còn 0,05% (1982).
+ Tỷ lệ nhiễm giun móc 23,2% (1942) xuống còn 0,01% (1984).
Sở dĩ Nhật Bản thành công do họ đã áp dụng biện pháp phòng chống sau:
+ Kiểm tra mẫu phân hàng loạt.
+ Điều trị bằng thuốc tẩy giun hàng loạt cho mọi đối tượng.
+ Tăng cường giáo dục sức khoẻ cộng đồng thường xuyên bằng cách lồng ghép chương trình phòng chống bệnh giun sán với chương trình kế hoạch hóa gia đình và dinh dưỡng. Người dân Nhật nhận thức được rằng phòng chống giun truyền qua đất đơn giản, dễ thực thi, sức khỏe người dân ngày một tốt hơn. Phương pháp lồng ghép này đã được giới thiệu ở Đông
Nam châu Á, châu Mỹ la tinh và châu Phi. Đến tháng 4 năm 1996 đã có trên 25 nước thực hiện và có kết quả tốt.
Ở Philippine [92], Sau 3 năm (1979- 1982) hoạt động chương trình phòng chống giun truyền qua đất ở 2 làng thu được kết quả sau:
+ Làng Victoria (áp dụng biện pháp điều trị hàng loạt). Tỷ lệ nhiễm giun đũa giảm từ 75% còn 8%, tỷ lệ nhiễm giun tóc giảm từ 75% còn 32%, tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ giảm từ 15% còn 4%.
+ Làng Mindoro (áp dụng biện pháp điều trị chọn lọc cho trẻ em). Tỷ lệ nhiễm giun đũa giảm từ 68% còn 11%, tỷ lệ nhiễm giun tóc giảm từ 76% còn 24%, tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ giảm từ 30% còn 6%.
Qua đây cho thấy chiến lược điều trị hàng hoạt và chiến lược điều trị nhóm mục tiêu cho kết quả làm giảm tình trạng nhiễm giun tương đương nhau.
Chương trình phát thuốc giun thông qua trường học [92]
Chủ trương của Hiệp hội vì sự phát triển trẻ em (Partnership for Child Development) đã đưa ra nhận xét rằng: Chỉ điều trị cho trẻ em tuổi đi học có thể giảm cường độ nhiễm, số người còn lại trong cộng đồng không cần điều trị. Chứng tỏ chỉ riêng điều trị cho trẻ em tuổi đi học đã làm giảm sự lan truyền bệnh (Bundy và ctv, 1990; Asaolu và ctv, 1991) bởi vì:
- Học sinh có mặt tại trường nhiều ngày trong năm, có nghĩa là nhiều em được điều trị cùng một lúc.
- Hệ thống nhà trường cung cấp cơ sở hạ tầng sẵn có cho việc điều trị.
- Số lượng nhà trường nhiều hơn trạm y tế, số lượng giáo viên nhiều hơn cán bộ y tế nên có khả năng tiến hành điều trị ngay ở trường học rất hiệu quả. Thông qua nhà trường, có thể lồng ghép điều trị giun với các hoạt động phòng chống Suy dinh dưỡng và thiếu vitamin. Trường học cũng là nơi thực hiện giáo dục sức khỏe với mục đích cố gắng thay đổi tập quán để giảm, thậm chí ngăn chặn sự lan truyền bệnh dễ dàng hơn [92].
1.5.3.2. Ở Việt Nam
Cho đến nay có rất nhiều công trình nghiên cứu phòng chống bệnh giun truyền qua đất, nhưng thường tiến hành nghiên cứu trên diện nhỏ với thời gian rất ngắn và chỉ áp dụng đơn lẻ các biện pháp. Mặc dù vậy đã thu được những kết quả sau:
- Sau 3 năm điều trị hàng loạt tại một điểm (Nguyễn Phan Long) thì tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ giảm từ 51% còn 22% [75]. Sau 1 năm điều trị hàng loạt kết hợp vệ sinh môi trường tốt thì tỷ lệ nhiễm giun đũa giảm từ 90,4% còn 64%. Nếu vệ sinh môi trường không tốt tỷ lệ nhiễm giun đũa giảm rất thấp từ 93,1% xuống 88,1% (Nguyễn Phan Long) [75].
- Theo nghiên cứu của Hoàng Thị Kim cho thấy: sau 3 năm áp dụng biện pháp điều trị chọn lọc của cho nhóm tuổi trẻ em ở một xã thuộc thị xã Hà Đông tỷ lệ nhiễm giun đũa giảm từ 87,2% còn 77,1%, giun tóc giảm từ 82,1% còn 66,8% và giun móc/mỏ giảm từ 21,1% còn 6,1% [52].
Bệnh giun ở Việt Nam vẫn là một vấn đề xã hội cần được giải quyết. Năm 1998, Bộ Y tế đã có quyết định đưa công tác phòng chống giun thành một Dự án Y tế cấp Bộ từ 1998- 2005 với 2 mục tiêu [91],[92]:
+ Giảm cường độ nhiễm, hạn chế tác hại của bệnh đến sức khoẻ trẻ em và nhân dân.
+ Giảm tỷ lệ nhiễm trong nhân dân.
1.6. Một số đặc điểm địa lý, hành chính, dân cư, kinh tế tỉnh Đắk Lắk
1.6.1. Vị trí địa lý: Tỉnh ĐắkLắk nằm giữa cao nguyên Nam Trung Bộ, có các trục đường giao thông quan trọng nối liền với nhiều tỉnh, thành phố và một số tuyến đường khác nối liền với vùng Đông Bắc Căm Pu Chia,...Cùng với các điều kiện thuận lợi về đất, rừng, tài nguyên khoáng sản, đây chính là một lợi thế quan trọng về phát triển kinh tế, xã hội, khoa học - công nghệ, môi trường, an ninh quốc phòng và giao lưu hàng hóa,... giữa ĐắkLắk với các thị
trường trong nước và quốc tế, cho phép tỉnh xây dựng và phát triển một nền kinh tế mở [16].
1.6.2. Hành chính: Hiện ĐắkLắk có 14 đơn vị hành chính, gồm có một thành phố và 13 huyện (với 212 xã, phường và thị trấn) và diện tích là 13.085 km² [16].
1.6.3. Dân cư: Tổng dân số cuối năm 2006 ước có 1.737.376 người, trong đó: Nam có 872.055 người và Nữ có 865.321 người.
ĐắkLắk có 44 dân tộc, trong đó người Ê đê và người M’Nông là những dân tộc bản địa chính. Có thể nói ĐắkLắk là địa bàn cư trú chủ yếu và lâu đời từ hàng ngàn năm nay của người Êđê, góp phần hình thành nên bản sắc dân tộc riêng cho tỉnh ĐắkLắk, làm phong phú, đa dạng thêm nền văn hóa đa dân tộc của Việt Nam [16],[89].
Một trong những đặc điểm nổi bật của người Êđê là chế độ mẫu hệ điển hình, được phản ánh rõ nét trong các lĩnh vực gia đình, hôn nhân, chế độ cư trú, chế độ thừa kế tài sản, chế độ sở hữu đất đai theo luật tục. Văn hóa mẫu hệ đã chi phối mạnh mẽ, sâu sắc đến đời sống của từng thành viên, đồng thời là yếu tố cơ bản tạo nên sự gắn bó của các thành viên trong cộng đồng với những đặc trưng về thiết chế xã hội, quan hệ dòng họ, vai trò trong gia đình, hôn nhân gia đình, thừa kế tài sản, kiến trúc nhà ở, Luật tục, lễ hội,...
Thiết chế xã hội của dân tộc Ê đê: Đơn vị xã hội của dân tộc Êđê là buôn, mỗi buôn truyền thống thường cư trú từ 30 - 50 nóc nhà, dân số trung bình mỗi buôn từ 300 đến 400 người. Người đứng đầu làng (chủ buôn) là người am hiểu rộng rãi phong tục tập quán của cộng đồng, ăn nói thông thạo, có lý, có tình, có nhiều kinh nghiệm về sản xuất nông nghiệp, thổ cẩm, mỹ nghệ, biết giải quyết tốt các mâu thuẫn nội bộ, được sự tín nhiệm của cả cộng đồng. Người chủ buôn còn phải hiểu biết về các nghi lễ cúng tế, các loại thần linh và có kiến thức xã hội toàn diện. Nhiệm vụ của người chủ buôn: lãnh đạo sản xuất đúng thời vụ; quản lý công việc và sinh hoạt chung của buôn; khéo léo quan hệ ngoại giao với các buôn khác để giữ gìn sự bình yên của buôn làng