Công Tác Phòng Chống Bệnh Giun Và Bảo Vệ Môi Trường Ở Đắk Lắk



mình; bảo vệ, gìn giữ tập tục, giải quyết các mâu thuẫn trong và ngoài buôn thông qua việc hòa giải, xử kiện. Chủ buôn chủ trì các cuộc nghi lễ, lễ hội lớn của buôn, của dòng họ, gia đình (như các lễ: cúng bến nước, ăn cơm mới, cầu mùa, bỏ mả,...). Người chủ buôn làm việc trên tinh thần dân chủ, trước khi quyết định một vấn đề gì chung, quan trọng đều bàn bạc thông qua các già làng, đôi khi còn hỏi ý kiến các thành viên trong cộng đồng, sau đó mới công bố quyết định cuối cùng và chịu trách nhiệm trước buôn làng. Quyết định của chủ buôn đều được mọi người tuân thủ thực hiện một cách nghiêm túc. Do đó công tác truyền thông - GDSK muốn đạt kết quả tốt phải có sự đóng góp nhiều của người chủ buôn.

Quan hệ trong gia đình của người Ê đê: Dưới sự tác động của phân công lao động theo giới, vai trò và thân phận của người phụ nữ và người đàn ông Êđê là khác nhau trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Nếu trong gia đình, người phụ nữ đóng vai trò chính và nổi bật như là chủ gia đình (ana go), thì ngược lại vai trò của họ ngoài xã hội chỉ là thứ yếu. Khi nhìn dưới góc độ xã hội, vai trò giới trong xã hội truyền thống của người Êđê được thể hiện khá rõ như sau: người phụ nữ là chủ gia đình, là người duy trì nòi giống, có hai vai trò chủ yếu đó là: tái sản xuất (sinh con, nuôi dạy con) và sản xuất mà chủ yếu là gắn liền với phạm vi gia đình. Ngược lại, người đàn ông Êđê cũng đóng hai vai trò chính, đó là sản xuất để nuôi sống vợ, con, tạo ra của cải vật chất cho gia đình và tham gia vào các hoạt động chung của cộng đồng, lãnh đạo cộng đồng. Do vậy về tình trạng hôn nhân cho thấy hoàn cảnh những hộ gia đình thiếu vắng người chồng vừa bị thiếu hụt sức lao động đàn ông vừa là yếu tố quan trọng làm trầm trọng thêm mức độ nghèo đói của những hộ gia đình phụ nữ goá chồng.

Lễ hội: Thời tiết ở Tây Nguyên nói chung, ĐắkLắk nói riêng đều chia thành hai mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 11 dương lịch, mùa khô từ tháng 12 đến đầu tháng 4 năm sau. Lao động sản xuất của đồng bào nơi đây



chỉ tập trung vào mùa mưa. Sau đó là đến vụ nông nhàn, người lao động nghỉ ngơi, bước vào "mùa ăn năm, uống tháng". Mọi nghi lễ, lễ hội không liên quan đến việc sản xuất, đều tập trung vào mùa khô, kéo dài từ khi gặt lúa sớm (cúng hồn lúa, mừng cơm mới) cho đến tận mùa dọn rẫy tháng 4 năm sau. Lúc này, lúa bắp đã chất đầy kho, cái no, cái đủ dư thừa đã thấy rõ, đây là lúc nghỉ ngơi, vui chơi, gặp gỡ, cảm tạ trời đất, giao đãi bạn bè, báo hiếu cha mẹ, đón mừng một năm mới,... Do đó, lễ cũng đông vui như hội, trở thành mùa nghi lễ, lễ hội của mọi gia đình buôn làng và cả vùng. Đây cũng là thời gian thường xảy ra dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh đường tiêu hóa và giun sán. Uống thuốc tẩy giun vào đầu tháng 3 và tháng 9 hằng năm là phù hợp.

Tình trạng nghề nghiệp: Hầu hết phụ nữ Êđê chỉ làm việc thuộc lĩnh vực nông nghiệp, chiếm 98,9%, có 1,1% phụ nữ làm nghề buôn bán. Điều này là hệ quả tất yếu của nền sản xuất tự cung tự cấp, cơ sở hạ tầng còn thấp kém, kinh tế chưa phát triển, các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp chưa phát triển nên không có sự phân công lao động của xã hội. Điều này có thể giải thích được tại sao tỷ lệ nhiễm bệnh giun vẫn cao trong cộng đồng người Ê đê.

Trình độ học vấn của các cặp vợ chồng: Sống trong xã hội mẫu hệ, người Êđê quan niệm rằng: “con gái là để làm giống” là người duy trì và phát triển nòi giống của gia đình, dòng họ, là người sống với cha mẹ suốt đời và chăm sóc cha mẹ khi họ về già, là người quản lý tài sản và điều hành công việc nội trợ trong gia đình. Do đó người phụ nữ Êđê với công việc làm nông là chính, họ không được học hành, họ phải gắn chặt đời mình trong phạm vi thôn xóm, cố giữ mảnh đất cha ông, phong tục tập quán, chịu đựng và hy sinh. Người phụ nữ Ê đê không thể có điều kiện để nâng cao kiến thức xã hội, hạn chế trong việc tiếp thu những tiến bộ khoa học công nghệ để áp dụng vào thực tiễn cuộc sống. Sự thiệt thòi của phụ nữ Êđê thể hiện về tỷ lệ nữ giới không được đi học ở các xã đều cao hơn nam giới, trong khi đó họ phải đảm nhận việc dạy dỗ con cái, nếu không có sự thay đổi thì tình trạng này sẽ tái diễn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.



Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun đũa, giun tóc, giun móc, mỏ ở cộng đồng người Êđê tại 2 xã tỉnh Đăk Lăk và hiệu quả của biện pháp truyền thông điều trị nhiễm giun - 8

ở các thế hệ kế sau. Kiến thức của người phụ nữ Ê đê cũng như người đàn ông Ê đê về phòng chống bệnh giun là hạn chế, do vậy cần phải tổ chức TT- GDSK về phòng chống giun nhiều lần, với nội dung đơn giản kết hợp hình ảnh trực quan sinh động.

Trước đây vai trò người vợ và người chồng trong phát triển kinh tế hộ gia đình của thiết chế mẫu hệ: Sản xuất nông nghiệp, nguồn thu nhập chủ yếu là các sản phẩm từ nông nghiệp như lúa nước, lúa rẫy, cà phê, một số hộ gia đình có thu nhập từ chăn nuôi và đi làm thuê. Như vậy, nguồn thu nhập của đồng bào bản địa chủ yếu là các sản phẩm từ nông nghiệp nhưng với trình độ thâm canh thấp, chưa áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật để tăng năng suất cây trồng, nên thu nhập thấp, đời sống bà con dân tộc ngày càng khó khăn hơn. Chỉ có khoảng 3-5% hộ đồng bào dân tộc đã áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới, tiên tiến để nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi.

Ngày nay, phân công lao động trong công việc chăm sóc cà phê thì thấy xu hướng tỷ lệ cả hai cùng tham gia lao động khá rõ ràng, phân công lao động đang có xu hướng tiến bộ, tỷ lệ cả nam và nữ cùng tham gia công việc đang có xu hướng tăng dần, chứng tỏ vai trò của nam và nữ ở đồng bào bản địa đang dần bình đẳng trong lĩnh vực lao động và phát triển kinh tế hộ gia đình thể hiện rất rõ. Ngoài thời gian trong ngày từ 8 - 12 giờ tham gia lao động sản xuất, người phụ nữ Êđê còn phải đảm đương công việc trong sinh hoạt gia đình, như nuôi dạy con cái, giặt giũ, kiếm củi, đi chợ, nấu ăn, đi rừng hái măng, hái nấm vv...

Tình trạng đói nghèo: Nhìn chung số hộ nghèo, đói ở Đắk Lắk còn cao như: xã Ea Hồ năm 2002 có 3,9% hộ đói, 18,3% hộ nghèo; xã Ea Toh năm 2002 có 7,6% hộ đói, 20,2% hộ nghèo; xã Dliê Yă năm 2002 có 4,8% hộ đói, 34,8% hộ nghèo [16],[89]. Nguyên nhân của tình trạng này là do đồng bào canh tác độc canh cây cà phê, giá thấp, năng suất không cao do không được đầu tư, thâm canh, không áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, nên thu nhập thấp



đã làm gia tăng nhanh tỷ lệ hộ đói nghèo. Phụ nữ Êđê tiếp cận thông tin qua các phương tiện truyền thông còn thấp, ở những vùng sâu, vùng xa tuy đã có phủ sóng truyền hình nhưng một số gia đình vẫn không bắt được tín hiệu truyền hình. Một số gia đình chưa có điều kiện để mua những phương tiện đắt tiền trong khi cuộc sống còn rất khó khăn bữa đói, bữa no. Chẳng hạn, xem ti vi tỷ lệ phụ nữ không bao giờ xem ti vi chiếm tới 67,0%. Việc nghe đài cho thấy nhiều hộ được cấp phát đài, nhưng sự nghe thường xuyên chiếm tỷ lệ rất thấp ở người phụ nữ Ê đê. Tỷ lệ hộ gia đình không có đài chiếm 54,9%. Đọc sách báo quả là một vấn đề khó khăn, chỉ có một số chị em được tham gia công tác ngoài xã hội, họ mới có khả năng đọc sách, báo. Tỷ lệ chị em không bao giờ đọc sách, báo chiếm 83,5%. Việc nghe đài thường xuyên là 11,0%; nghe đài thường xuyên và xem ti vi thường xuyên chiếm 15,4% [16],[89]. Qua thực tế trên cho thấy công tác TT-GDSK qua phương tiện truyền thông đại chúng sẽ kém hiệu quả ở cộng đồng người Ê đê vùng sâu, vùng xa.

Qua tìm hiểu bản sắc của dân tộc Ê đê ở Đắk Lắk cho thấy:

- Nền văn hoá người dân Ê đê có những yếu tố kìm hãm hoặc khuyến khích sự phát triển kinh tế cũng đồng thời là những lý do khiến người ta dễ trở nên giàu có hoặc nghèo đói. Những tục lệ như cưới xin, ma chay, các sinh hoạt cộng đồng,... có thể làm bần cùng hoá một gia đình nào đó, hay đẩy họ ngày càng lún sâu vào cảnh nợ nần nếu đó là những hủ tục xã hội.

- Ngày nay, được Đảng và Nhà nước triển khai nhiều chương trình ở Tây Nguyên có tác động làm thay đổi thiết chế mẫu hệ của người Êđê. Chương trình mục tiêu Quốc gia xoá đói giảm nghèo (Chương trình 133), Chương trình phát triển kinh tế - xã hội ở các xã đặc biệt khó khăn vùng sâu, vùng xa (Chương trình 134), đặc biệt là Chương trình định canh định cư và tác động của kinh tế thị trường đã làm thay đổi thiết chế mẫu hệ của người



Êđê, từ những ngôi Nhà dài (Đại gia đình mẫu hệ) đã dần dần được thay thế bằng loại hình gia đình mới là gia đình nhỏ (Tiểu gia đình mẫu hệ) [16],[89]. Tiểu gia đình là hình thức tiến bộ hơn và là bước phát triển to lớn trong quan hệ gia đình ở người Êđê như:

+ Vai trò và vị trí giữa vợ và chồng có phần bình đẳng hơn, đã kích thích khả năng lao động sáng tạo của từng cá nhân trong gia đình, tạo điều kiện tích luỹ tài sản và phát triển kinh tế hộ.

+ Việc cư trú sau hôn nhân cũng đã thay đổi do định canh định cư được chính quyền cấp đất nên người chồng không phụ thuộc vào người vợ, họ có tính độc lập cao hơn hoặc như hiện nay do đất đai hạn hẹp nên bên vợ hoặc bên chồng bên nào có đất thì về sản xuất.

+ Lĩnh vực quan hệ gia đình và hôn nhân của người Êđê cũng phần nào thay đổi do sự phát triển nội tại của mỗi tộc người trước sự thay đổi của các điều kiện kinh tế - xã hội trong điều kiện lịch sử và do sự tác động của các yếu tố bên ngoài như những chủ trương, biện pháp của các cấp chính quyền địa phương nên các hình thức hôn nhân dựa theo tập tục “nối nòi” đã dần dần bị xoá bỏ, mặt khác cũng không được lớp trẻ ưa thích.

+ Khoảng cách về giới trong giáo dục đang được thu hẹp đối với thế hệ trẻ. Sự cải thiện giáo dục trong giới nữ xảy ra trong thế hệ trẻ sẽ khiến cho phụ nữ thoát ra khỏi nông nghiệp, trình độ học vấn cao, họ có cơ hội kiếm thu nhập từ khu vực phi nông nghiệp và tham gia công tác xã hội.

+ Hệ thống thừa kế đang phát triển từ thiết chế mẫu hệ nghiêm ngặt sang hệ thống bình đẳng hơn. Sự thiên vị về giới trong quyền thừa kế tài sản đã có sự thay đổi, con trai và con gái đã được thừa kế tài sản ở các hộ gia đình "chuyển đổi".

+ Sự phát triển của kinh tế hàng hoá - tiền tệ và sự giao lưu văn hoá của các dân tộc trong vùng đã xoá dần nền kinh tế tự cung, tự cấp.

Tính chất mẫu hệ có đặc điểm khác trước nhưng người Êđê vẫn tôn trọng phong tục tập quán của xã hội truyền thống như qui định con vẫn mang họ mẹ.



1.6.4. Kinh tế: Phát triển kinh tế chủ đạo của ĐắkLắk dựa vào sản xuất và xuất khẩu nông sản, lâm sản (chiếm khoảng 60% GDP). Bên cạnh đó tỉnh có tiềm năng về du lịch sinh thái. ĐắkLắk là tỉnh có diện tích trồng cà phê lớn nhất Việt Nam với trên 174.740 ha. Sản lượng hàng năm trên dưới 435.000 tấn cà phê nhân. Ngoài ra, tỉnh cũng là nơi trồng bông (bông vải), ca cao, cao su, điều có diện tích lớn ở Việt Nam. Đắk Lắk cũng là nơi phát triển các loại cây ăn trái khác, đặc biệt như cây bơ, sầu riêng, chôm chôm, xoài...

Hiện tại, cà phê và bơ của Đắk Lắk đã được mang thương hiệu của mình.

1.7. Công tác phòng chống bệnh giun và bảo vệ môi trường ở Đắk Lắk

Từ sau năm 1975 đến nay, nhân dân ĐắkLắk cũng như dân tộc Ê đê được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, có rất nhiều chương trình và đề tài nghiên cứu đã thực hiện nhằm cải thiện cuộc sống và nâng cao sức khỏe người dân.

1.7.1. Một số nghiên cứu mô tả yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến nhiễm giun ở Đắk Lắk

- Nghiên cứu của Vũ Đức Vọng (1992) cho thấy tỷ lệ học sinh dân tộc nhiễm giun 80,63%, bệnh tai mũi họng 27,94%, bệnh sâu răng 27,08%, bệnh ngoài da 23,56%, bệnh viêm đường hô hấp 18,8% [111].

- Nghiên cứu của Đào Xuân Vinh (2000), nhận xét tình trạng ô nhiễm một số nguồn nước: nước giếng không đạt chiếm 83,05%, nước suối không đạt 90,14% và nước hồ không đạt 76,36% [110].

- Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Quế (1992), người dân tộc Ê đê chỉ có 3 bữa ăn trong ngày, số người ăn bốc tay là 20,3%, tỷ lệ uống nước lã 72,8% và 100% uống rượu cần pha với nước lã [71].

- Nghiên cứu của Trần Văn Tràng (2006) cho thấy tình trạng ô nhiễm mầm bệnh giun truyền qua đất ở môi trường ngoại cảnh của thành phố Buôn Ma Thuột rất nặng: trứng giun trong đất có 38,25%, trung bình có 4,45 trứng giun/10g đất, chủ yếu là trứng giun đũa 42,48%, ấu trùng giun móc/mỏ



22,87%, trứng giun móc/mỏ 33,98%. Trong nước giếng 7,5%, nước suối 30%, nước ao hồ 37,5%, nước trong lu - bể 10% và cống rãnh 76,66%. Mầm bệnh trứng giun trong rau răm 80%, rau xà lách 76,66%, rau đắng 72,5%, rau cải 70%, rau ngò- cần tây 70% [93].

- Nghiên cứu của Vũ Văn Vừng (2008) cho thấy tình trạng kinh tế gia đình của người dân tộc Ê đê khá 2,29%, trung bình 82,81%, hộ nghèo 14,90% và không có hộ đói. Tình trạng nhiễm giun cao (năm 2004) 99,07%, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ dưới 60 tháng tuổi là 35,89% [116].

- Tình trạng dinh dưỡng của người đồng bào dân tộc Tây Nguyên, theo kết quả nghiên cứu của Đặng Oanh (2000), tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ dưới 60 tháng tuổi 48,58%, trong đó suy dinh dưỡng độ II và III là 20,87%. Tỷ lệ phụ nữ bị thiểu năng dinh dưỡng trường diễn có chỉ số BMI <18,5 là 29,1%. Theo tiêu chuẩn của Viện dinh dưỡng lượng Kcalo chỉ đạt 86,91% (2300 Kcal/người/ngày). Thức ăn của người dân tộc chủ yếu Glucid còn protid và lipid chỉ đạt 0,28g/đầu người. Hàm lượng sắt rất thấp 9,18mg (bình thường nhu cầu hàng ngày 15-20mg/ngày). Tỷ lệ phụ nữ thiếu máu rất cao 87,50% [64].

- Theo nghiên cứu của Vũ Đức Vọng (2000) cho biết mô hình nhà tiêu đào có ống thông hơi là phù hợp vì: mực nước ngầm ở Tây Nguyên có độ sâu khoảng 15-30 mét. Đất đỏ Bazan không bị sụt lở, công trình có thể sử dụng được nhiều năm với độ sâu của hố chứa phân từ 5-9 m, gần như không có mùi hôi, nhà tiêu được đúc sẵn một tấm bê tông đậy trên miệng nhà tiêu, có thể di chuyển sang vị trí khác khi hố phân đã đầy [114].

- Ngô Thị Tâm (2005), nghiên cứu tỷ lệ nhiễm giun đũa, giun tóc, giun móc/ mỏ và một số yếu tố nguy cơ ở cộng đồng dân tộc huyện Lắk. Tỷ lệ nhiễm giun ở dân tộc Ê đê khá cao 76,36%, trong đó giun đũa 42,08%, giun tóc 39,22% và giun móc/mỏ 29,35%, nhiễm chủ yếu một loại giun 79,6%, hai loại giun 17,86% và ba loại giun là 2,6% [78].


1.7.2. Một số đề tài nghiên cứu thử nghiệm can thiệp phòng chống giun ở Đắk Lắk

Số lượng đề tài nghiên cứu can thiệp về phòng chống bệnh giun tại cộng đồng người dân tộc Ê đê ở Đắk Lắk vẫn còn ít, chủ yếu các thử nghiệm can thiệp đơn thuần như truyền thông giáo dục sức khỏe hoặc là điều trị:

- Về thử nghiệm truyền thông giáo dục sức khỏe vệ sinh môi trường tại một buôn dân tộc Ê đê của Vũ Văn Vừng [116] ở Buôn Trấp xã Ea Hding huyện Cư Mgar cho biết trước nghiên cứu tỷ lệ nhiễm giun là 99,07% (107/108) và sau nghiên cứu 66,86% (115/172).

- Thử nghiệm can thiệp bằng điều trị chọn lọc đơn thuần ở cộng đồng dân tộc Ê đê xã Ea Knuek của Nguyễn Xuân Thao và cộng sự [83], sau 2 năm cho biết tỷ lệ nhiễm giun đũa từ 37,7% giảm xuống 7,2%, giun móc/mỏ tỷ lệ nhiễm 34,7% giảm xuống 9,8%.

- Một nghiên cứu can thiệp điều trị đặc hiệu đơn thuần khác của Phan Văn Trọng [98] sau 4 tháng tình trạng nhiễm giun móc/mỏ từ 66,7% giảm xuống 24,7%.

- Chương trình bổ sung vitamin A và tẩy giun đã thực hiện tại Đắk Lắk cho trẻ em dưới 60 tháng tuổi vào tháng 12 năm 2007 đạt 96% và tháng 6 năm 2008 đạt 98,2%.

- Từ tháng 11 năm 2005 luận án này đã tiến hành nghiên cứu về truyền thông giáo dục sức khỏe và điều trị nhiễm giun cho cộng đồng người dân tộc Ê đê như sau:

+ Xã Hòa Xuân là một trong 21 xã phường của thành phố Buôn Ma Thuột được áp dụng biện pháp can thiệp điều trị kết hợp với truyền thông - giáo dục sức khỏe, đây là một mô hình nghiên cứu chưa được tiến hành cho cộng đồng dân tộc Ê đê nói riêng và cộng đồng dân tộc Kinh nói chung ở Đắk Lắk.

+ Xã Ea Tiêu là xã làm chứng để theo dõi kết quả nghiên cứu.

Những kết quả nghiên cứu sẽ được trình bày ở phần kết quả nghiên cứu.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/11/2022