Hệ Thống Chỉ Tiêu Phát Triển Bền Vững Do Hội Đồng Phát Triển Bền Vững Của Liên Hợp Quốc (Un Csd) Khuyến Nghị Năm 2001


KẾT LUẬN


Phát triển bền vững - quá trình phát triển cân đối, hài hòa cả ba yếu tố kinh tế, xã hội, môi trường - đang là đích hướng tới của phần lớn quốc gia trên thế giới hiện nay. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 – 2020 của Việt Nam đã xác định quan điểm phát triển trong giai đoạn này là “Phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững, phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong Chiến lược”.

Để đánh giá kết quả thực hiện, Chính phủ đã đưa ra hệ thống chỉ tiêu thống kê giám sát và đánh giá phát triển bền vững. Từ đó, cần thiết phải có chỉ số tổng hợp đánh giá quá trình phát triển bền vững dựa trên hệ thống chỉ tiêu này. Nhằm góp phần thực hiện yêu cầu đó, luận án đã nghiên cứu và giải quyết được một số vấn đề cơ bản sau:

- Tổng quan chung khái niệm, sự cần thiết và nội dung phát triển bền vững. Đây là cơ sở lý luận để nghiên cứu, phân tích hệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững.

- Tổng hợp một số hệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững đã có trên thế giới; tổng quan và phân tích các ưu, nhược điểm của hệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững ở Việt Nam. Với hệ thống chỉ tiêu vừa được Chính phủ ban hành, luận án phân tích và đề xuất các biện pháp để hoàn thiện, tạo điều kiện đánh giá tốt hơn thực trạng phát triển bền vững của đất nước.

- Đề xuất quy trình đánh giá tổng hợp phát triển bền vững gồm các công thức và cách xác định các yếu tố trong tính toán chỉ số riêng biệt, chỉ số thành phần và chỉ số tổng hợp phát triển bền vững. Đây là nội dung trọng tâm của luận án. Kết quả của quá trình này sẽ cho thấy cái nhìn tổng quát về quá trình phát triển của Việt nam theo thời gian nghiên cứu.

- Thu thập số liệu các chỉ tiêu giai đoạn 2001 – 2010 để tính toán thử nghiệm chỉ số phát triển bền vững đề xuất. Việc tính toán này chứng minh tính khả thi trong nghiên cứu của luận án. Bên cạnh đó, tác giả thực hiện phân tích thực trạng phát triển bền vững của Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010 dựa trên kết quả tính toán được.

- Trình bày một số kiến nghị và giải pháp nhằm thực hiện tốt công tác thống


kê phát triển bền vững ở Việt Nam, tạo điều kiện số liệu tốt nhất, góp phần đánh giá tính bền vững trong quá trình phát triển đất nước một cách chính xác.

Luận án đề xuất phương pháp luận cơ bản tính chỉ số tổng hợp phát triển bền vững cho Việt Nam trong từng giai đoạn phát triển. Trong đó, việc xác định các giá trị giới hạn cũng như quyền số của từng chỉ tiêu trong hệ thống chỉ tiêu cần được tiếp tục đi sâu nghiên cứu. Ngoài ra, trên cơ sở phương pháp luận đã nêu và hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững địa phương, có thể tính toán chỉ số tổng hợp phát triển bền vững cho các vùng, địa phương. Từ đó, tạo điều kiện so sánh và đánh giá trình độ phát triển của mỗi tỉnh thành trong cả nước, rút ra các yếu tố cần khắc phục để đưa đất nước phát triển ngày càng bền vững hơn.


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN


1. (2010), “Về “phát triển bền vững”, Tạp chí Kinh tế phát triển, số 152(II), trang 14-17.

2. (2010), “Hệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Kinh tế phát triển, số 161(II), trang 3-5.

3. (2012), “Xây dựng chỉ số tổng hợp đánh giá phát triển bền vững ở Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế phát triển, số 186(II), trang 3-6.

4. (2012), “Đánh giá phát triển bền vững ở Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010”, Hội thảo "Ổn định và tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay", trang 67-75.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tiếng Việt

1. Lê Quý An (1998), “Phát triển lâu bền và vài phương pháp đánh giá tính lâu bền trong phát triển”, Hội thảo khoa học lần thứ II, chương trình KHCN.07.Hà Nội.

2. Bộ môn kinh tế phát triển, Trường Đại học Kinh tế quốc dân (1999), Giáo trình Kinh tế phát triển, NXB Thống kê, Hà nội.

3. Bộ Tài chính (2007-2011), Bản tin nợ nước ngoài số 1 – 7, Hà Nội.

4. Bộ Thông tin và Truyền thông (2009-2011), Sách trắng - Công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam, NXB Thông tin và Truyền thông, Hà Nội.

5. Bộ Y tế (2003-2010), Niên giám thống kê y tế 2003 - 2010, NXB Y học, Hà Nội.

6. Nguyễn Thế Chinh (2003), Giáo trình Kinh tế và quản lý môi trường, NXB Thống kê, Hà Nội.

7. Chính phủ nước cộng hoà XHCN Việt Nam (2004), Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Vietnam Agenda 21), Hà Nội.

8. Nguyễn Đình Cung (2010), "Yêu cầu cấp bách của tái cơ cấu kinh tế", hội thảo Tái cơ cấu đầu tư công trong bối cảnh đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế ở Việt Nam, Huế.

9. Đặng Ngọc Dinh (2005), chuyên đề “Phương pháp luận xây dựng mô hình phát triển bền vững”, Dự án AG-21, Bộ Kế hoạch và Đầu tư

10. Dự án VIE/01/021 (12/2004), Phát triển bền vững - Kỷ yếu hội nghị toàn quốc lần thứ nhất, Hà Nội.

11. Phạm Ngọc Đăng (2004), "Phát triển đô thị bền vững về môi trường ở Việt Nam", Kỷ yếu hội nghị toàn quốc về phát triển bền vững tháng 12/2004.

12. Phạm Đại Đồng (2011), "Xây dựng chỉ số tổng hợp đánh giá chất lượng dân số", Tạp chí dân số và phát triển, 2(119).

13. Lê Thế Giới, Nguyễn Trường Sơn, Nguyễn Thị Trâm Anh (2010), "Xây dựng khung phân tích đa chiều và hệ thống chỉ số đánh giá phát triển bền vững của ngành thủy sản - trường hợp ngành thủy sản Khánh Hòa", Tạp chí khoa học và công nghệ, (40).

14. Tăng Văn Khiên (2008), "Lựa chọn các chỉ tiêu đặc trưng và xác định phương


pháp tính chỉ số tổng hợp phát triển kinh tế", Quản lý kinh tế, (18), p.3-12.

15. Phạm Ngọc Kiểm (2002), Giáo trình Phân tích kinh tế xã hội và lập trình, NXB Lao động – xã hội, Hà Nội.

16. Lê Anh Sơn, Nguyễn Công Mỹ (2002), Xây dựng cơ sở dữ liệu giám sát phát triển bền vững ở Việt Nam, Viện Chiến lược và phát triển, Hà Nội.

17. Tổng cục Thống kê(2002-2010), Kết quả khảo sát mức sống dân cư 2002 - 2010, NXB Thống kê, Hà Nội.

18. Tổng cục Thống kê (2004), Một số thuật ngữ thống kê thông dụng, NXB Thống kê, Hà Nội.

19. Tổng cục Thống kê (2003-2011), Niên giám thống kê 2003 - 2011, NXB Thống kê, Hà Nội.

20. Tăng Văn Khiên, Nguyễn Văn Trãi (2012), "Phương pháp xây dựng chỉ số tổng hợp đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu thống kê khác nhau ở Việt Nam", Tạp chí Quản lý kinh tế, (48).

21. Tổng cục Dân số - Kế hoạch hoá gia đình, Quỹ dân số Liên hợp quốc (2011), Dân số và phát triển, Tài liệu dùng cho chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ dân số - kế hoạch hoá gia đình.

22. Trung tâm năng suất Việt Nam (2011), Báo cáo năng suất Việt Nam 2010, Hà Nội.

23. USAID (2005), Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2005 của Việt Nam, Hà Nội.

24. Viện chiến lược phát triển (2001), Cơ sở khoa học của một số vấn đề trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.


Tiếng Anh

25. Department for International Development (2002), "Socially Sustainable Development: Concepts And Uses".

26. Jiawei Han, Micheline Kamber, Jian Pei (2012), Data mining – Concepts and Techniques, 3rd edition, Elsevier Inc, USA.


27. Robert W. Kates, Thomas M. Parris, and Anthony A. Leiserowitz (2005), "What is sustainable development? Goals, indicators, values, and practice", Environment: Science and Policy for sustainable development, 47 (3), p. 8-21.

28. Sabina Alkire, José Manuel Roche, Maria Emma Santos and Suman Seth (2011), Multidimensional Poverty Index 2011: Brief Methodological Note, Queen Elizabeth House (QEH), University of Oxford.

29. Scottish Executive Social Research (2006), “Sustainable Development: A review of international Literature”.

30. Sharachchandra M.LéLé (1991), “Sustainable Development: A critical review”,

World Development, 19 (6), p. 607-621.

31. Sudhir Anand, Amartya K.Sen (1994), "Human development index: Methodology and measurement", Human development report, New York.

32. UN (2007), Indicators of Sustainable Development: Guidelines and Methodologies, 3rd edition, New York.

33. UNDP (1991), Human Development Report 1991, Oxford University Press, USA.

34. UNDP (2011), Human Development Report 2011, Oxford University Press, USA.

35. Yale Center for Environmental Law and Policy, Yale University and Center for International Earth Science Information Network, Columbia University (2006), 2005 Environmental Sustainability Index, IUCN/UNEP/WWF.


Trang thông tin website

36. Bộ thông tin và truyền thông, Thông báo số liệu phát triển internet Việt Nam [Trực tuyến]. Hà Nội: Trung tâm Internet Việt Nam. Địa chỉ: http://www.thongkeinternet.vn [21/12/2012].

37. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001 – 2010 [Trực tuyến]. Hà Nội: Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX. Địa chỉ: http://www.chinhphu.vn/page

/portal/chinhphu/NuocCHXHCNVietNam/ThongTinTongHop/noidungvankiendaih oidang?categoryId=10000714&articleId=10038387 [Truy cập: 02/8/2012].

38. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011 – 2020 [Trực tuyến]. Hà Nội: Ban


chấp hành Trung ương Đảng khoá XI. Địa chỉ: http://www.chinhphu.vn/portal/ page/portal/chinhphu/NuocCHXHCNVietNam/ThongTinTongHop/noidungvankien daihoidang?categoryId=10000716&articleId=10038368 [Truy cập: 02/8/2012].

39. Cơ sở dữ liệu về thống kê - thông tin an ninh lương thực[Trực tuyến]. Hà Nội: Bộ Nông nghiệp. Địa chỉ: http://www.mard.gov.vn/Pages/statistic_csdl.aspx?TabId

=thongke [Truy cập: 27/2/2013].

40. Nguyễn Trọng Hậu, Phương pháp tổng quát xây dựng các chỉ số tổng hợp [Trực tuyến]. Địa chỉ: vienthongke.vn/attachments/article/669/Bai%202.doc [Truy cập: 7/11/2011].

41. Trương Quang Học, Phát triển bền vững – Chiến lược phát triển toàn cầu thế kỷ XXI [Trực tuyến]. Địa chỉ: http://tainguyenso.vnu.edu.vn/jspui/handle/123456789/4668u [Truy cập: 19/10/2012]

42. IUCN. 1980. World conservation strategy [Trực tuyến]. Địa chỉ: www.iucn.org/

dbtw-wpd/edocs/WCS-004.pdf[Truy cập: 01/7/2013].

43. UN. 1987. Our common future [Trực tuyến]. Địa chỉ: conspect.nl/pdf/ Our_Common_Future-Brundtland_Report_1987.pdf [22/8/2013].

44. UN. 1992. Rio Declaration on Environment and Development 1992 [Trực tuyến]. Địa chỉ: www.unesco.org/education/information/.../RIO_E.PDF [22/8/2013].

45. Văn phòng phát triển bền vững, Báo cáo nghiên cứu, đề xuất Bộ chỉ tiêu giám sát, đánh giá phát triển bền vững địa phương giai đoạn 2011 – 2020 [Trực tuyến]. Địa chỉ: http://va21.gov.vn/Documents.aspx# [05/9/2013]

46. Phạm Thị Hồng Vân (2010), “Giới thiệu một số bộ chỉ tiêu đánh giá bền vững”, [Trực tuyến]. Địa chỉ: http://ipsard.gov.vn/dspr/news/newsdetail.asp?targetID=2497[03/7/2011]


PHỤ LỤC


Phụ lục 1: Hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững do Hội đồng phát triển bền vững của Liên hợp quốc (UN CSD) khuyến nghị năm 2001

LĨNH VỰC XÃ HỘI

Chủ đề

Chủ đề nhánh

Chỉ tiêu


Công bằng


Nghèo đói

1. Phần trăm dân số sống dưới mức nghèo khổ

2. Chỉ số Gini về bất cân đối thu nhập

3. Tỷ lệ thất nghiệp

Công bằng

về giới

4. Tỷ lệ lương trung bình của nữ so với nam

Tình trạng dinh

dưỡng

5. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ em

Tỷ lệ chết

6. Tỷ lệ chết dưới 5 tuổi

7. Kỳ vọng sống của trẻ mới sinh

Điều kiện vệ sinh

8. Phần trăm dân số có thiết bị vệ sinh phù hợp

Nước sạch

9. Dân số được sử dụng nước sạch


Tiếp cận dịch vụ y tế

10. Phần trăm dân số tiếp cận được các dịch vụ

y tế ban đầu

11. Tiêm chủng cho trẻ em

12. Tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai


Giáo dục


Cấp giáo dục

13. Phổ cập tiểu học đối với trẻ em

14. Tỷ lệ người trưởng thành đạt mức giáo dục

cấp II

Biết chữ

15. Tỷ lệ biết chữ của người trưởng thành

Nhà ở

Điều kiện sống

16. Diện tích nhà ở bình quân đầu người

An ninh

Tội phạm

17. Số tội phạm trong 10.000 dân số


Dân số


Thay đổi dân số

18. Tỷ lệ tăng dân số

19. Dân số thành thị chính thức và cư trú không

chính thức

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Nghiên cứu thống kê đánh giá phát triển bền vững ở Việt Nam - 15

Ngày đăng: 02/10/2022