ống, màu vàng, ống tràng dài khoảng 5,5 -6 cm, môi chia thành 5 thùy đều nhau, không lông. Bầu 2 ô, dạng trứng hẹp màu trắng, có lông tiết ở đỉnh, Vòi nhụy dài 1,3-1,5 cm, có nhiều lông đầu vòi, trên bầu có rãnh chia thành 5 thùy. Nhị 5, dính ở phần bao phấn, bao lấy phần lông tiết của vòi nhụy, cuống rời, chiều dài nhụy bằng chiều dài nhị và chiều dài nhụy, nhị bằng khoảng 1/3 chiều dài ống tràng. Noãn nhiều.
A. hoangii phân bố ở khu vực râm mát, trên đất sét pha sỏi hoặc gần đá vôi, dưới tán rừng nguyên sinh lá rộng thường xanh, ở độ cao khoảng 300-400 m so với mực nước biển. Hiện tại, loài chỉ được phát hiện ở xã Thượng Quảng, huyện Nam Đông và xã A Roàng, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. Loài ra hoa bắt đầu từ tháng 3 – 5 hàng năm. Hoa có kích thước lớn và khá đẹp, lá còn được sử dụng làm thuốc, có tác dụng mát gan, tốt cho máu huyết (kinh nghiệm đồng bào Vân Kiều)
Hình 3.4. Acranthera hoangii Hareesh & T.A. Le (loài mới cho khoa học)
* Begonia saolaensis Y.M. Shui, T.A. Le & C.T. Vu (Thu hải đường sao la, A tươơng – tiếng Vân Kiều)
Loài thu hải đường sao la dạng bụi nhỏ, thân thẳng đứng cao 40-60 cm, mọng nước, chia đốt dài 1-3,5 cm, màu xanh đến đỏ thẩm, nhiều lông vàng nâu. Lá đơn, bất đối xứng, hình trứng rộng kích thước 8-13 x 2,5 -5,5 cm, có 4-5 cặp gân bên, trên bề mặt lá gân trũng xuống, bề mặt dưới gân lộ rõ, nhiều lông đỏ chạy dọc gân. Cụm hoa ở nách lá, phân tính cùng gốc với 2 dạng hoa. Lá bắc hình trứng, đỉnh nhọn, mép có răng cưa và có vân, với màu xanh đến đỏ, cụm phân nhánh, hoa đực và cái đi đôi với nhau. Hoa đực: cuống dài 1- 1,5 cm, đài 4 màu đỏ và trắng, một số gai mềm dài màu đỏ, hai cánh tráng ngoài hình trứng 0,7-0,8 x 0,4-0,5 cm, bên
ngoài có các lông màu đỏ dài nổi bật, hai cánh tràng bên trong hình mũi mác đến elip, 0,4-0,5 x0,2-0,3 cm, đỉnh tù. Nhị hoa 50, sợi dài 0,3-0,4 mm, bao phấn hình tim, dài 0,6 -0,7 x 0,4 -0,5 mm. Hoa cái: cuống dài 2,2 -2,5 cm, đài 5, màu trắng đến hồng, không lông, bầu thuôn. Quả hình thuôn dài, 3 cánh hơi bằng nhau, quả nang có khía, có lông ở đầu cánh, 1,2 -1,5 x 0,4-0,5 cm, cánh bên 1,2-1,5 x 0,4-0,6 cm.
Loài B. saolaensis mọc dưới sàn rừng, ven suối gần hệ thống núi đá vôi. Với quần thể phát hiện nằm ở khu vực gần với vùng đệm với sự khai thác và xâm lấn trồng tràm, nên loài được đánh giá nguy cấp EN (IUCN 2018)
Loài được dân bản địa Vân Kiều sử dụng làm thuốc và rau ăn. Tác dụng làm mát gan và có tác dụng an thần nhẹ.
Có thể bạn quan tâm!
- Tổng Quan Nghiên Cứu Các Chất Có Hoạt Tính Sinh Học Từ Thực Vật
- Sơ Đồ Tuyến Điều Tra Thực Vật Tại Kbt Sao La, Tỉnh Thừa Thiên Huế
- Tiềm Năng Chữa Các Nhóm Bệnh Khác Nhau Của Các Loài Cây Thuốc
- Nghiên Cứu Thành Phần Phần Hóa Học Và Hoạt Tính Sinh Học Của Các Loài Thực Vật Làm Thuốc Tiềm Năng
- Sơ Đồ Phân Lập Các Hợp Chất Từ Loài Xà Căn Ba Vì
- Số Liệu Phổ Nmr Của Ob10 Và Hợp Chất Tham Khảo (Ob2)
Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.
Hình 3.5. Begonia saolaensis Y.M. Shui, T.A. Le & C.T. Vu (Loài mới cho khoa học)
3.1.6. Những loài dược liệu tiềm năng cho nghiên cứu thành phần phần hóa học và hoạt tính sinh học
Qua quá trình điều tra, khảo sát chúng tôi đã thống kê, định danh được 431 loài cây thuốc thuộc 321 chi, 124 họ, 5 ngành thực vật bậc cao phân bố ở KBT Sao La. Từ quá trình khảo sát, đánh giá và tra cứu các tài liệu y học chuyên ngành, Với sự ưu tiên các tiêu chí:
+ Công dụng chữa bệnh, tri thức bản địa trong sử dụng cây thuốc
+ Tính đặc hữu địa phương hoặc vùng miền (miền Trung Việt Nam)
+ Tác dụng sinh học đã được công bố ở trong nước và quốc tế có liên quan.
+ Cây thuốc dễ trồng, thời gian sinh trưởng ngắn, lành tính hoặc ít độc
+ Giá trị kinh tế cao trên thị trường và chưa được phân tích thành phần hóa học nhiều và đầy đủ.
Qua quá trình sàng lọc, chúng tôi đã chọn ra được 12 cây thuốc tiềm năng cho việc phát triển cây thuốc, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu của tỉnh, đồng thời các loài cây có sinh thái đa dạng, có thể tận dụng được nguồn đất nhàn rỗi, đất khó canh tác đối với các đối tượng cây trồng khác.
Ngoài ra, một số loài dược liệu có tính chất quý được khai thác sử dụng rất nhiều và có giá trị thương mại lớn trên thị trường như: Stephania rotunda Lour. (bình vôi); Solanum procumbens Lour.(cà gai leo); Eurycoma longifolia Jack.(Bá bệnh; Taraxacum officinale (Bồ công anh) đã được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc và có tác dụng tốt với sức khỏe.
* Cây Xương khỉ: Clinacanthus nutans (Burm. f.) Lindau (hình 3.6)
Đặc điểm hình thái: Cây nhỏ, mọc trườn. Lá nguyên, có cuống ngắn, phiến hình mác hay thuôn, mặt hơi nhẵn, mép hơi giún, màu xanh thẫm. Bông rủ xuống ở ngọn. Lá bắc hẹp. Hoa đỏ hay hồng cao 3-5cm. Tràng hoa có hai môi, môi dưới có 3 răng. Quả nang dài 1,5cm, chứa 4 hạt. [132]
Bộ phận dùng: Phần cây trên mặt đất
Công dụng: Cây có tác dụng điều kinh, tiêu thũng khu ứ, giảm đau và liều xương. Lá tươi giã đắp chữa đau sưng mắt và đem xào nóng lên dùng bó trặc gân, sưng khớp, gẫy xương, lấy nước uống chữa bệnh lưỡi trắng của trẻ em. Ở Hải Nam (Trung Quốc) người ta dùng cây lá làm thuốc trị dao chém thương tích và chữa thiếu máu, hoàng đản, phong thấp. Thường dùng cành lá khô sắc uống. Ở Thái Lan, lá tươi được dùng trị bỏng, sâu bọ đốt, eczema và mụn rộp. [98,132]
* Cây lèo heo: Leoheo domatiophorus (hình 3.7) Đặc điểm hình thái:
Cây thân gỗ cao khoảng 25-30m, cành phân ngang khá đều, lá đơn mọc cách, các sẹo lá hình móng ngựa, gân lá 10-12 cặp, đầu lá nhọn, mặt trên xanh bóng, mặt dưới gân lồi. Hoa màu vàng gồm 6 cánh xếp thành hai vòng, cánh hoa to đều bằng nhau, xếp lợp. Nhị nhiều. Trung đới nhô cao, loe ở đỉnh. Phân quả rời do 3-4 lá noãn tạo thành, kích thước phân quả từ 10-12cm, bên trong chứa 15-20 hạt sắp thành 2 hàng (tựa quả chuối), vị ngọt thơm. Hoa quả thường tháng 6-7. [146]
Bộ phận dùng: Vỏ thân, lá cây.
Công dụng: Được dùng chữa các rối loạn của dạ dày, xông giải cảm (tri thức bản địa)
* Cây Bồ công anh: Taraxacum officinale (hình 3.8)
Đặc điểm hình thái: Cỏ cao 20-45 cm. Thân ngắn, rễ mập có mủ trắng. Lá đơn, mọc chụm ở gốc; phiến lá hình bầu dục thuôn dài, kích thước15-30 x 3-4 cm; phiến lá xẻ thùy lông chim 4-5 đôi đều nhau. Cụm hoa là đầu đồng giao, đường kính 3-4 cm, trục cụm hoa dài 14-26 cm, mọc từ nách lá. Tổng bao lá bắc hình chuông gồm 4 vòng lá bắc hình dải hẹp, màu xanh lục, đỉnh màu đỏ tía nhạt. Hoa không đều, lưỡng tính, mẫu 5. Đài biến đổi thành một vòng lông màu trắng, dài 0,5-0,6 cm, trên lông có nhiều gai nhọn. Cánh hoa 5; ống tràng hẹp màu trắng, cao 0,6 cm, nơi tiếp giáp phiến có lông trắng ngắn, phía trên xòe thành 1 phiến hình lưỡi màu vàng hướng về phía trước, đỉnh phiến có 5 răng tròn, 1/2 đáy phiến có lông trắng ngắn. Những hoa bìa phần giữa phiến có màu hồng nâu nhạt. Quả bế, hình bầu dục thuôn hẹp, màu nâu đen mang 1 chùm lông trắng.[132]
Bộ phận dùng: toàn cây
Công dụng: chữa sưng vú, viêm tuyến vú, ít sữa, tiểu tiện khó, nhiễm khuẩn tiết niệu, mụn nhọt, sưng tấy, lở ngứa ngoài da. Ở Trung Quốc còn dùng chữa đau mắt, tiêu hoá kém, rắn cắn. Ở Pháp, dùng chữa bệnh gan mật (viêm ống mật mãn tính, viêm gan, xung huyết gan, suy gan, vàng da, sỏi mật); các bệnh đường tiêu hoá (rối loạn tiêu hoá, kém ăn, viêm ruột kết, táo bón, trĩ); Sỏi thận, tiểu tiện khó, suy thận, tăng cholesterol-huyết, xơ vữa động mạch, béo phì; các bệnh ngoài da (mụn nhọt, chảy máu mủ, mụn cóc, eczema, trứng cá, nấm); thấp khớp, thống phong, thiếu máu, suy nhược. [93,98,101,132]
Ở Bungari, cây còn dùng để chữa hen phế quản, thống kinh, mất kinh, xơ gan, loét dạ dày, phù, đái tháo đường, viêm bàng quang, bể thận.
* Cây Kê huyết đằng: Milletia reticulata Benth. (hình 3.9)
Đặc điểm hình thái: là dạng dây leo, có thể cao hơn 10 mét. Vỏ có màu hơi nâu. Thân cây có hình tròn có vân, khi cắt ra có chất nhựa màu đỏ như máu.Lá mọc so le, có 3 lá chét, cuống dài từ 4 đến 10cm; lá có cuống ngắn. Lá có hình trứng, dài từ 8 đến 16cm, rộng từ 4 đến 9cm. Hoa mọc ra ở nách lá, hoa có màu vàng hay vàng lục. Quả là loại quả mọng, có hình trứng, khi chín có màu lam đen, quả mọc thành chùm. Ra hoa vào khoảng tháng 3 đến tháng 5. Quả từ tháng 9 đến tháng 10. [132]
Bộ phận dùng: Dây vỏ mịn vàng. Khi tươi, cắt ngang có nước nhựa đỏ như máu chảy ra. Khi khô, tiết diện có nhiều vòng đen do nhựa khô lại.
Công dụng: Trị thiếu máu; Kinh nguyệt không đều, bế kinh, di tinh; Phong thấp gân cốt đau, lưng đau gối mỏi; Đau dạ dày. Dùng 15-30g, sắc nước uống hoặc ngâm rượu uống, có thể dùng dây nấu cao. Rễ còn dùng làm thuốc sát trùng. [98]
* Thạch tùng: Lycopodiella cernua (L.) Pic. Serm. (hình 3.10)
Đặc điểm hình thái: Cây cỏ mọc trên đất rồi vươn lên, cành yếu; thân cao 30- 50cm, phân nhánh nhiều. Lá mọc sít nhau, hình dải nhọn. Bông rất nhiều, tương đối nhỏ, treo thõng ở đầu các cành nhỏ bên, màu nâu nhạt. Túi bào tử gần hình cầu, hai mảnh vỏ không đều nhau.
Bộ phận dùng: Toàn cây
Công dụng: Người ta thường dùng chữa viêm gan cấp tính, mắt sưng đỏ đau, phong thấp nhức xương và ho mạn tính. Ở Trung Quốc, loài được dùng trị đau khớp xương, mồ hôi trộm, quáng gà, tiểu tiện bất lợi, có triệu chứng đẻ non, bỏng lửa, trẻ em bị tê liệt sau di chứng. Ở Malaixia, nước sắc cây dùng làm thuốc rửa trị phù thũng và cũng dùng trị ho. Tro cây ngâm trong giấm dùng chườm chữa phát ban da, khư phong chỉ khái, giải độc, chỉ huyết an thai, thư cân hoạt huyết, lợi niệu. [98]
* Cây Bình vôi: Stephania rotunda Lour. (hình 3.11)
Đặc điểm hình thái: Cây leo hóa gỗ, leo quấn màu đo đỏ, dài 2 - 5m, hình trụ nhẵn, không có gai; rễ củ nạc, tròn sù sì màu hung hung với rễ con dạng sợi. Lá hình khiên, tròn hay trái xoan, dài 5 - 11cm, rộng 3 - 11cm, mong mỏng không lông, chóp có khi hơi nhọn tù, với mép thường lượn sóng tai bèo; gân 9 - 11 tỏa tia vể mọi phía; cuống lá dài 5 - 15cm; dính cách mép 1 - 3cm. Cụm hoa tán kép, có cuống dài 7 - 9cm mang những tán nhỏ có cuống 1, 5cm; cuống hoa dài 3 - 4mm; hoa vàng vàng; lá dài 3; cánh hoa 3; bao phấn 6, gắn trên đĩa. Quả hạch non xanh, chín màu đỏ. [132]
Bộ phận dùng: Rễ phình
Công dụng: Thường được dùng làm thuốc gây ngủ và an thần, chữa sốt nóng, nhức đầu đau dạ dày, ho nhiều đờm hen suyễn, khó thở. Phối hợp với các vị thuốc khác để trị ho lao, sốt rét kiết lỵ, ngoài da ngứa lở, mụn nhọt. Rotundin dùng chữa mất ngủ, làm thuốc bổ sức cho người lao lực, chữa đau tim, trị hen suyễn đau dạ dày, lỵ amip, sốt nóng. Phụ nữ sinh đẻ uống để lọc máu. Ngày dùng 3 - 5g dạng bột
hoặc dạng rượu thuốc. Có thể dùng rotundin chlorhydrat dưới dạng thuốc bột, thuốc viên. [93]
* Cây Bạch hoa xà: Plumbago zeylanica L. (hình 3.12)
Đặc điểm hình thái: Cây bụi cao 0,5-1 m, cành yếu dựa leo cao. Thân màu xanh lục. Lá đơn, mọc cách, phiến lá hình trứng đầu nhọn, màu xanh lục, mặt dưới nhạt hơn và phủ 1 lớp bột màu trắng, kích thước 6-8 x 4-4,5 cm, men dần theo cuống. Cụm hoa: Chùm ở ngọn cành gồm 12-32 hoa. Lá đài 5, đều, dính, tồn tại, nhiều lông dài đầu tròn, màu xanh; ống đài hình trụ hơi phình to ở đáy, màu xanh lục, cao 1,2-1,3 cm, đường kính 0,2 cm, trên chia 5 răng hình tam giác nhọn, cao 0,15 cm, trên ống đài có 5 rãnh nông màu xanh nhạt hơn, tiền khai van. Cánh hoa 5, đều, màu trắng, dính; ống tràng hình trụ, có 5 rãnh nông; 5 thùy hình trứng ngược, đầu nhọn. Tiền khai hoa vặn ngược chiều kim đồng hồ. Nhị 5, rời, gần đều. Quả nang, hình trụ. [132]
Bộ phận dùng: Rễ và lá cây.
Công dụng: Tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, trị mụn cóc, lang ben và hói đầu, làm giảm các rối loạn vi tuần hoàn; các tổn thương gan thận.Tác dụng chống sinh sản, chống sự làm tổ của trứng thụ tinh. Tác dụng chống đông máu ở chuột cống trắng. Hoạt tính chống nấm. Tác dụng tiêu diệt nhiều loài sinh vật độc hại, Lá sao vàng sắc uống trừ hàn lãnh, huyết ứ của sản phụ. Dùng ngoài, chữa đinh nhọt, hắc lào, sưng vú.[93, 98]
Chữa chai chân đau không đi được, đắp chỗ sưng đau, bôi ghẻ, chữa phong thấp đau xương, sưng khớp, gan lách sưng to, tâm vị đau tức. Giã lá hoặc rễ tươi đắp vết thương sưng đau, rắn cắn. [93, 98]
* Cây Xà căn ba vì: Ophiorrhiza baviensis Drake (hình 3.13)
Đặc điểm hình thái: Cây cỏ cao khoảng 20-40 cm, có thân yếu. Lá có phiến bầu dục, to 10-11 x 4- 4,5 cm đầu lá thon, đáy nhọn, phiến lá mỏng, mặt trên không lông, mặt dưới có lông ở gân, cuống 2-3 cm, lá bẹ cao 3mm. Cụm hoa tụ tán dày ở ngọn cành, hoa có lá bắc phát triển, cao đến 6 mm. Quả dẹp, rộng 7 mm, không lông, hột nâu tươi, hình đa giác, to 0,6mm. [132]
Bộ phận dùng: Toàn cây
Công dụng: Nhiều loài trong chi là cây thuốc quí, thường được chữa ho, ỉa chảy, ngã tổn thương, một số được chiết suất hoạt chất làm thuốc chữa ung thư. [98]
* Cây Bá bệnh: Eurycoma longifolia Jack. (hình 3.14)
Đặc điểm hình thái: Bá bệnh là loại cây trung bình, cao khoảng 15m, thường mọc dưới tán lá của những cây lớn. Có lông ở nhiều bộ phận. Lá cây dạng kép không cuống gồm từ 13 – 42 lá nhỏ sánh đôi đối nhau. Mặt lá trên màu xanh. Mặt dưới màu trắng. Hoa màu đỏ nâu mọc thành chùm, nở vào tháng 3 – 4. Mỗi hoa có 5 – 6 cánh rất nhỏ. Cây kết quả vào tháng 5 – 6. Quả non màu xanh; khi chín đổi sang màu đỏ sẫm. Quả hình trứng hơi dẹt, có rãnh ở giữa dài từ 1 – 2cm, ngang 0,5
– 1cm, chứa 1 hạt, trên mặt hạt có nhiều lông ngắn. [132] Bộ phận dùng: Lá, thân, vỏ thân, rễ.
Công dụng: tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, lợi thấp, lợi tiểu, lương huyết, chỉ lỵ. Chữa chàm trẻ em, làm thuốc chữa sốt, tiểu tiện ra máu, chữa đau bụng, ăn không tiêu, đầy hơi, chướng bụng, có hoạt tính kích thích sinh dục nam. [98]
* Cây Cà dại hoa trắng: Solanum torvum Sw. (hình 3.15)
Đặc điểm hình thái: Cây bụi cao 1-2 m, cành tỏa rộng, có gai rải rác; gai hơi cong, dẹp. Lá đơn, mọc so le, phiến lá dài 8,5-16 cm, ngang 5,5-16 cm, hai mặt đầy lông mịn. Cụm hoa ngoài nách lá, gồm nhiều hoa xếp thành chùm xim; Hoa đều, lưỡng tính, mẫu 5; hoa nở màu trắng, nhiều lông mịn. Lá đài 5, màu lục, mặt ngoài nhiều lông mịn và có một gân dọc ở giữa nổi rõ, tiền khai van. Cánh hoa 5, dài 10- 12 mm, dính nhau 1 mm phía dưới thành ống hẹp và màu lục, phía trên loe rộng. Phần loe màu trắng, gồm 2 phần: phần dưới do các phiến dính nhau một đoạn 3 mm, phần trên chia thành 5 phiến bằng nhau; phiến hình bầu dục thuôn đầu nhọn, dài 6-8 mm và ngang 6 mm, tiền khai van, có nhiều lông mịn ở phía đầu, giữa phiến có một gân dọc màu lục. Quả mọng, nhiều, mọc đứng, hình cầu, màu lục khi non, vàng cam khi chín; lá đài còn lại trên quả, hơi đồng trưởng, dài 5 mm, ngang 3 mm. Hạt nhiều, màu nâu, nhẵn, hình dĩa, đường kính 2,5-3 mm, có một đường viền màu vàng nhạt xung quanh bìa. [132]
Bộ phận dùng: Rễ, lá, hoa và quả
Công dụng: Rễ được dùng làm thuốc trị đau vùng thắt lưng, đòn ngã tổn thương, đau dạ dày, đau răng, bế kinh và ho mạn tính. Lá giã đắp trị đinh nhọt và viêm mủ da. Người bị bệnh tăng nhãn áp không được dùng. Quả xanh có thể dùng chế bột cà ri. [98]
* Cây Cà gai leo: Solanum procumbens Lour. (hình 3.16)
Đặc điểm hình thái: Cây nhỏ leo, sống nhiều năm, dài khoảng 1m hay hơn. Thân hóa gỗ ở gốc, nhẵn, phân nhiều cành; cành non tỏa rộng, phủ lông hình sao và rất nhiều gai cong màu vàng. Lá mọc so le, hình bầu dục hay thuôn, gốc tròn hoặc hình nêm, đầu tù; phiến lá có thùy nông không đều, mặt trên sẫm, mặt dưới nhạt phủ đầy lông tơ màu trắng; hai mặt đều có gai ở gân chính nhất là mặt trên; cuống lá cũng có gai. Hoa màu tím mọc thành xim 2 – 5 hoa ở kẽ lá, ít khi 7 – 9; đài có lông, xẻ thành 4 thùy tam giác nhọn, không gai; tràng có 4 thùy hình trái xoan nhọn; nhị 4 màu vàng, chỉ nhị phình ở gốc. Quả mọng, hình cầu nhẵn, có cuống dài, màu vàng sau đỏ, đường kính 5 – 7 mm; hạt hình thận màu vàng. [93, 132]
Mùa hoa: tháng 4 – 6; mùa quả: tháng 7 – 9. Bộ phận dùng: cả cây
Công dụng: dùng trị rắn cắn, phong thấp, đau nhức các đầu gân xương, ho, ho gà, dị ứng, chữa rắn cắn, chữa tê thấp, chữa ho, ho gà, giã rượu. [93, 98]
* Cây Râu hùm, Phá lửa: Tacca subflabellata (hình 3.17)
Đặc điểm hình thái: Cây thảo, sống nhiều năm, cao 60 - 80 cm. Thân rễ hình trụ, hơi cong, dài 8 - 15 cm, đường kính 2,5 - 3,5 cm. Lá đơn, có cuống, gồm 3 - 7 cái mọc ở đầu thân rễ; gốc cuống lá dạng bẹ, dài 10 - 25 cm; phiến lá thuôn, nhọn về 2 đầu, gốc hơi lệch, mỏng, 25 - 65 x 8 - 15 cm. Cụm hoa tán, 1 - 2 cái, cuống cụm hoa dài hơn cuống lá, mỗi cụm gồm 4 - 6 hoa được bao bởi 4 lá bắc lớn tạo thành bao hoa; 2 lá bắc ngoài hình mác hay trứng nhọn đầu; 2 lá bắc trong lớn, hình thận hay hình quạt lệch, cỡ 5 - 8 x 3 - 5 cm, màu nâu tím nhạt, mỏng. Các lá bắc con dạng sợi, dài 15 - 35 cm. Hoa có 3 đài nhỏ, 3 cánh hoa. Nhị 6; đầu nhuỵ có 3 núm nhuỵ; bầu dưới, 3 ô. Quả thịt, hình thoi cụt, có 6 gờ chạy dọc. Hạt nhiều, hình thận, màu nâu. [140]
Bộ phận dùng: Thân rễ
Công dụng: Thân rễ được sử dụng làm thuốc tương tự như một số loài khác cùng chi Tacca điều hoà kinh nguyệt; chữa rắn cắn, thấp khớp. Thân rễ chứa diosgenin, là nguyên liệu bán tổng hợp các loại thuốc Corticoid. [98]