(Hình A3)
Hình 2.1. Sơ đồ tuyến điều tra thực vật tại KBT Sao La, tỉnh Thừa Thiên Huế
* Brummitt R.K (1992), Vascular plant families and genera, Royal Botanic Garden, Kew. [139].
* "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam" của Đỗ Tất Lợi (2005)[93]
* Wu Zheng-yi and P.Re van (1994 - 2007) Flora of China và Flora of China
- Illustration, Vol 1-25, Science Press & Missouri Botanical Garden Press, Beijing & St. Louis [140]
* "Cây cỏ có ích Việt Nam", Võ Văn Chi & Trần Hợp (1999)[141]
* Nhiều tác giả, 2000-2007. Thực vật chí Việt nam 1-11. NXB Khoa học và kỹ thuật. [100]
+ Xác định các loài hiếm dựa vào thang đánh giá của IUCN (2020), Sách đỏ Việt Nam phần Thực vật (2007) và Nghị định số: 06/2019/NĐ- CP, 84/2021/NĐ- CP về danh mục thực vật rừng nguy cấp quý hiếm.[142, 143, 144,145]
+ Phân tích đánh giá dạng sống của các loài thực vật làm thuốc: Dựa trên nguyên tắc phân chia phổ dạng sống của Raunkiaer (1937).
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu thành phần hóa học
- Xử lý mẫu, tạo dịch chiết tổng: Mẫu thực vật thu về cắt nhỏ, phơi hoặc sấy ở điều kiện khoảng 40 - 50oC, nghiền mịn để tạo dịch chiết phục vụ nghiên cứu hóa học
+ Phương pháp cổ điển để chiết một hợp chất thiên nhiên là dùng một dãy dung môi bắt đầu từ không phân cực đến phân cực mạnh để chiết, phân đoạn các hợp chất ra khỏi hợp chất thiên nhiên.
+ Khi cần chiết lấy toàn bộ thành phần trong hợp chất thiên nhiên thì dung môi thích hợp nhất là cồn 80%. Cồn, nhất là metanol được xem là dung môi vạn năng. Nó hòa tan được các chất không phân cực đồng thời cũng có khả năng tạo dây nối hidro với các nhóm phân cực khác.
+ Dịch chiết cồn sau khi cất loại dung môi sẽ thu được dịch chiết toàn phần chứa hầu hết hợp chất thiên nhiên.
2.3.2. 1. Phương pháp phân lập
+ Sắc ký lớp mỏng (SKLM): Được thực hiện trên bản mỏng tráng sẵn DC- Alufolien 60 F254 (Merck 1,05715), RP18 F254s (Merck).
+ Sắc ký lớp mỏng điều chế:Thực hiện trên bản mỏng tráng sẵn Silica gel 60G F254, phát hiện vệt chất bằng đèn tử ngoại hai bước sóng 254 nm và 368 nm, hoặc cắt rỡa bản mỏng để phun thuốc thử là dung dịch H2SO4 10%.
+ Sắc ký cột (CC):Tiến hành với chất hấp phụ là Silica gel pha thường và pha đảo.
2.3.2. 2. Phương pháp xác định cấu trúc hóa học
Phương pháp chung để xác định cấu trúc hoá học của các hợp chất là sự kết hợp giữa việc xác định các thông số vật lý với các phương pháp phổ hiện đại, bao gồm:
+ Đo độ quay cực[α]D: Độ quay cực [α]D được đo trên máy JASCO DIP- 1000 KUY của Viện Hàn lâm và Công nghệ Việt Nam.
+ Phổ khối lượng (MS):
Phổ khối lượng phân giải cao FTICR-MS đo tại Viện Hóa học
+ Hệ thống sắc ký lỏng kết nối khối phổ (LC_MS) của Viện Hóa sinh biển
+ Phổ cộng hưởng từ hạt nhân (NMR): Phổ cộng hưởng từ hạt nhân được ghi trên máy Bruker AM500 FT-NMR Spectrometer của Viện Hoá học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Chất nội chuẩn là TMS (Tetrametyl Silan).
- Đánh giá hoạt tính: gây độc tế bào và tính kháng viêm của các hợp chất.
2.3.3. Phương pháp phỏng vấn, điều tra xã hội học
Để có thêm cơ sở dữ liệu cây thuốc được đồng bào bản địa sử dụng, thông tin sử dụng cây thuốc trong cuộc sống, cách dùng, chúng tôi sử dụng phương pháp phỏng vấn, đánh giá nông thôn có sự tham gia của cộng đồng (PRA).
- Tiến hành phỏng vấn người dân, lãnh đạo chính quyền địa phương, các cán bộ quản lý vườn quốc gia, khu bảo tồn; các lực lượng chức năng như cán bộ kiểm lâm, cán bộ khoa học tại địa phương… để thu thập thông tin và các số liệu cần thiết.
+ Phiếu điều tra hộ dân trong khu vực nghiên cứu: 50 phiếu
+Phiếu điều tra chuyên gia liên quan khu vực nghiên cứu: 30 phiếu
2.3.4. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu về hệ thực vật
- Số liệu thu thập được ngoài thực địa được xử lý trên phần mềm Excel.
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Hiện trạng nguồn tài nguyên cây thuốc tại Khu bảo tồn Sao La, tỉnh Thừa Thiên Huế
3.1.1. Tính đa dạng của nguồn tài nguyên cây thuốc
3.1.1.1. Danh lục các loài cây thuốc
Quá trình nghiên cứu đã xác định được 431 loài thuộc 321 chi của 124 họ thuộc 05 ngành thực vật bậc cao có mạch được sử dụng làm thuốc tại vùng đệm Khu bảo tồn Sao La. Đã xây dựng được Danh lục các loài cây thuốc với số liệu chi tiết thể hiện ở Phụ lục 1. So với số loài cây thuốc ở Việt Nam (4.472 loài) thì số lượng loài ở đây không lớn (431 loài) nhưng trong phạm vi giới hạn diện tích của khu vực này thì tài nguyên cây thuốc ở đây là khá phong phú và đa dạng
Bảng 3.1. So sánh hệ cây thuốc tại KBT Sao La, tỉnh Thừa Thiên Huế với hệ cây thuốc Việt Nam
KBT Sao La | Việt Nam (*) | Tỉ lệ so sánh (KBT Sao La với Việt Nam (%) | ||
Hệ thực vật | Cây làm thuốc | |||
Diện tích (Km2) | 1,551,993 | 330.000 | 0,047 | |
Số họ | 141 | 124 | 338 | 36,69 |
Số chi | 456 | 321 | 1862 | 17,24 |
Số loài | 786 | 431 | 4472 | 9,64 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tình Hình Nghiên Cứu Bảo Tồn, Các Mối Đe Dọa Nguồn Tài Nguyên Cây
- Tình Hình Nghiên Cứu Cây Thuốc Ở Thừa Thiên Huế Và Điều Kiện Tự Nhiên Xã Hội Khu Bảo Tồn Sao La
- Tổng Quan Nghiên Cứu Các Chất Có Hoạt Tính Sinh Học Từ Thực Vật
- Tiềm Năng Chữa Các Nhóm Bệnh Khác Nhau Của Các Loài Cây Thuốc
- Acranthera Hoangii Hareesh & T.a. Le (Loài Mới Cho Khoa Học)
- Nghiên Cứu Thành Phần Phần Hóa Học Và Hoạt Tính Sinh Học Của Các Loài Thực Vật Làm Thuốc Tiềm Năng
Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.
((*) Số loài cây thuốc theo Võ Văn Chi, 2012) [96].
Phân tích dữ liệu ở bảng 3.1 cho thấy, so với cả nước thì Khu Bảo tồn Sao La, tỉnh Thừa Thiên Huế diện tích chỉ bằng 0,047 % nhưng số họ cây thuốc chiếm 36,69%, số chi chiếm 17,24%, số loài chiếm 9,64 % trong tổng số họ, chi, loài cây thuốc cả nước. Đây là con số không nhỏ khẳng định nguồn tài nguyên cây thuốc dồi dào của Khu bảo tồn Sao La, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Trong đó, cây thuốc được thống kê và biết tới chiếm 54,83 % số loài được thống kê và tìm hiểu. Chính vì vậy, còn rất nhiều cây thuốc chưa được biết đến và tìm hiểu công dụng.
Đối chiều với “Danh lục thành phần loài thực vật bậc cao có giá trị dược liệu ở tỉnh Thừa Thiên Huế” do Lê Nguyễn Thới Trung cùng cộng sự tổng hợp và thống kê năm 2015, NCS đã ghi nhận lại 219 loài cây thuốc ở KBT Sao La có trong danh
lục Cây thuốc ở tỉnh Thừa Thiên Huế và bổ sung thêm 212 loài chưa được cập nhật cho danh lục này.
3.1.1.2. Đa dạng các bậc taxon phân loại cây thuốc
Nguồn tài nguyên cây thuốc Khu bảo tồn Sao La, tỉnh Thừa Thiên Huế phân bố trong 5 ngành thực vật được trình bày bảng sau: (Báng 3.2.)
Bảng 3.2. Sự phân bố các loài cây thuốc trong các ngành
Họ | Chi | Loài | ||||
Số lượng | Tỷ lệ % | Số lượng | Tỷ lệ % | Số lượng | Tỷ lệ % | |
1.Lá thông (Psilotophyta) | 1 | 0,81 | 1 | 0,31 | 1 | 0,23 |
2. Thông đất (Lycopodiophyta) | 2 | 1,61 | 3 | 0,93 | 6 | 1,39 |
3. Dương xỉ (Polypodiophyta) | 8 | 6,45 | 10 | 3,12 | 12 | 2,78 |
4. Thông (Pinophyta) | 2 | 1,61 | 4 | 1,24 | 5 | 1,16 |
5. Ngọc lan (Magnoliophyta) | 111 | 89,52 | 303 | 94,39 | 407 | 94,43 |
Magnoliopsida | 90 | 72,58 | 241 | 75,08 | 311 | 72,16 |
Liliopsida | 21 | 16,94 | 62 | 19,31 | 96 | 22,27 |
Tổng số | 124 | 100 | 321 | 100 | 431 | 100 |
Như vậy, số lượng cây thuốc phân bố ở các ngành không đều nhau, chủ yếu tập trung ở ngành Ngọc lan (Magnoliophyta), với 111 họ (chiếm 89,52 %), 303 chi (chiếm 94,39 %), 407 loài (chiếm 94,43 %). Trong đó, lớp Ngọc lan chiếm tỷ lệ cao, với 90 họ (chiếm 72,58 %), 241 chi (chiếm 75,08 %), 311 loài (chiếm 72,16
%).
Kết quả trên cũng cho thấy, cây thuốc thuộc lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) chiếm ưu thế hơn hẳn so với Lớp Hành (Liliopsida) (Hình 3.1). Trong đó, có 03 loài mới cho khoa học có tác dụng làm thuốc theo tri thức bản địa.
* Lớp Ngọc lan: 90 họ, 241 chi, 311 loài.
* Lớp Hành: 21 họ, 62 chi, 96 loài.
72.58
75.08
72.16
16.94
19.31
22.27
80
70
60
Magnoliopsida
Liliopsida
50
40
30
20
10
0
Họ Chi Loài
Hình 3.1. So sánh tỷ lệ % các taxon giữa lớp Magnoliopsida và Liliopsida Ngoài ra, chúng tôi còn nhận thấy sự phân bố loài trong các taxon trên loài
không giống nhau, thể hiện qua bảng 3.2.
Trong số 124 họ được tìm thấy, 10 họ có số loài nhiều nhất, với 139 loài (chiếm tới 31,09 % tổng số 431 loài cây thuốc nghiên cứu). Trong đó, họ Phong lan có số loài ghi nhận được lớn nhất 23 loài. Khu vực nghiên cứu có địa hình khá phức tạp và trải dài qua nhiều kiểu sinh thái, tạo nên sự đa dạng cao và khu vực được bảo vệ khá tốt. Các họ Gừng (19 loài), Cà phê (17 loài),… kết quả cụ thể tại Bảng 3.3.
Bảng 3.3. Các họ giàu loài cây thuốc nhất tại KBT Sao La, tỉnh Thừa Thiên Huế
Họ | Loài | |||
Tên khoa học | Tên Việt Nam | Số lượng | Tỷ lệ % | |
1 | Orchidaceae | Lan | 23 | 5,34 |
2 | Zingiberaceae | Gừng | 19 | 4,41 |
3 | Rubiaceae | Cà phê | 17 | 3,94 |
4 | Asteraceae | Cúc | 16 | 3,71 |
5 | Annonaceae | Na | 15 | 3,48 |
6 | Euphorbiaceae | Thầu dầu | 14 | 3,25 |
7 | Asclepiadaceae | Thiên lý | 10 | 2,32 |
8 | Rutaceae | Cam | 9 | 2,09 |
9 | Menispermaceae | Tiết dê | 8 | 1,86 |
10 | Moraceae | Dâu tằm | 8 | 1,86 |
Tổng | 139 | 31,09 |
3.1.1.3. Đa dạng dạng sống hệ thực vật KBT Sao La
Hệ thực vật làm thuốc ở KBT Sao La có dạng sống đa dạng. Chúng tôi đánh giá dạng sống theo sự phân chia dạng sống của Raunkiaer (1934).
Việc phân tích tính đa dạng về dạng sống của thực vật (trong đó có thực vật làm thuốc) sẽ có tác dụng định hướng việc khai thác và sử dụng tài nguyên một cách hợp lý. Kết quả được thống kê bảng 3.4 sau:
Bảng 3.4. Đa dạng về dạng sống của hệ thực vật KBT Sao La
Ký hiệu | Số lượng | Tỉ lệ % | |
I. Nhóm cây chồi trên | Ph (Phanerophytes) | 365 | 84,69 |
Cây chồi trên to. | Mg (Magaphanerophytes) | 3 | 0,70 |
Cây chồi trên nhỡ. | Me (Mesophanerophytes) | 33 | 7,66 |
Cây chồi trên nhỏ. | Mi (Microphanerophytes) | 75 | 17,40 |
Cây chồi trên lùn. | Na (Nanophanerophytes) | 88 | 20,42 |
Cây ký sinh hay bán ký sinh | Pp (Parasit - hemiparasit phanerophytes) | 31 | 7,19 |
Cây mọng nước. | Suc (Succulentes) | 7 | 1,62 |
Cây dây leo | Li (Lianophanerophytes) | 80 | 18,56 |
Cây chồi trên thân thảo. | Hp (Herbaces phanerophytes) | 48 | 11,14 |
II. Nhóm cây chồi sát đất | Ch (Chamaephytes) | 10 | 2,32 |
III. Nhóm cây chồi nửa ẩn | Hm (Hemicryptophytes) | 10 | 2,32 |
IV. Nhóm cây chồi ẩn | Cr (Cryptophytes) | 42 | 9,74 |
V. Cây một năm | Th (Therophytes) | 4 | 0,93 |
Tổng | 431 | 100 |
Qua bảng chúng ta thấy:
+ Nhóm cây có chồi trên mặt đất (Ph): chiếm ưu thế với 365 loài chiếm 84,69 % tổng số loài của cả hệ, bao gồm các dạng sau:
- Cây chồi trên to (Mg): có 3 loài chiếm 0,70 % tổng số loài, thuộc các họ như: Na (Annonaceae), Dầu (Dipterocarpaceae), ....
- Cây chồi trên nhỡ (Me): có 33 loài chiếm 7,66 % tổng số loài, thuộc các họ như: Thông tre (Podocarpaceae), Sổ (Dilleniaceae), Thầu dầu (Euphorbiaceae), Mộc lan (Magnoliaceae), ....
- Cây chồi trên nhỏ (Mi): có 75 loài chiếm 17,04 %, tổng số loài toàn hệ, ở các họ như: Cà phê(Rubiaceae), Dâu tằm (Moraceae), Long não (Lauraceae), ....
- Cây chồi lùn (Na): có 88 loài, chiếm 20,42 % tổng số loài, gồm các cây thuộc các họ: Trường điều (Connaraceae), Mua (Melastomataceae), ...
- Cây ký sinh hay bán ký sinh (Pp): có 31 loài, chiếm 7,19 % tổng số loài, gồm các cây thuộc các họ: Dương xỉ (Polypodiaceae),Tổ điểu (Aspleniaceae), Thiên lý (Asclepiadaceae), Tầm gửi (Loranthaceae), ...
- Cây mọng nước (Suc): có 7 loài, chiếm 1,62 % tổng số loài, gồm các cây thuộc các họ: Thu hải đường (Begoniaceae), Gai (Urticaceae), Bóng nước (Balsaminaceae), ...
- Cây dây leo (Li:) có 80 loài, chiếm 18,56 % tổng số loài, gồm các cây thuộc các họ:Tiết dê (Menispermaceae), Na (Annonaceae), Nhài (Oleaceae), ....
- Cây chồi trên thân thảo (Hp): có 48 loài, chiếm 11,14 % tổng số loài, gồm các cây thuộc các họ: Cà phê (Rubiaceae), Ô rô (Acanthaceae), Rau dền (Amaranthaceae), ...
+ Nhóm cây chồi sát đất (Ch): có 10 loài chiếm 2,32 % thuộc các họ: Rau trai (Commelinaceae), Hoa tán (Apiaceae), ...
+ Nhóm cây chồi nửa ẩn (Hm): có 10 loài chiếm 2,32 % thuộc các họ: Mạch môn (Convallariaceae), Hạ trâm (Hypoxidaceae), Chuối (Musaceae), ...
+ Nhóm cây chồi ẩn (Cr): có 42 loài chiếm 9,74 % thuộc các họ: Râu hùm (Taccaceae), Trọng lâu (Trilliaceae), Gừng (Zingiberaceae), cói (Cyperaceae).
+ Nhóm cây một năm (Th): có 4 loài chiếm 0,93 % , đa số tập trung ở Phân họ Hoà thảo (Pooideae), Lan (Orchidaceae), ....
Đặc biệt trong nhóm chồi trên mặt đất (Ph) có nhóm: (Mg), (Me) và (Mi) có 111 loài làm thuốc, chiếm 26,00 % tổng số cây thuốc, điều này sẽ thuận lợi trong việc khai thác và sử dụng thuốc, không làm ảnh hưởng nhiều đến các tầng tán cao, những cây thấp và dạng sống khác có thời gian sinh trưởng nhanh, thuận lợi cho việc nhân trồng.
Thực tế sử dụng cây thuốc cho thấy, các cây thuốc dạng cây dạng bụi, gỗ nhỏ và thân dây leo thường được sử dụng làm thuốc nhiều. Trong khi đó, nhóm loài có dạng sống này ở KBT Sao La lớn (chiếm 56,38 %), thuận lợi cho việc làm thuốc, thu hái và nhân giống trong tương lai.