Tình Hình Nghiên Cứu Cây Thuốc Ở Thừa Thiên Huế Và Điều Kiện Tự Nhiên Xã Hội Khu Bảo Tồn Sao La


trồng). Giá trị dược liệu của sâm Việt được khẳng định trên thị trường trong nước và thế giới, mang lại một nguồn lợi lớn từ việc buôn bán sâm và các sản phẩm chiết suất [102].

Theo báo cáo Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Nam (2015), giá 1 kg sâm tươi có giá trên 20 triệu đồng, những lúc khan hiếm có thể lên tới 30 - 40 triệu đồng/kg. Theo tính toán sơ bộ nếu trồng 01 ha sâm sau 8 năm sẽ thu lợi nhuận trên 2 tỷ đồng/ha. Đến năm 2019, giá cây sâm giống 01 năm tuổi khoảng 300000 đồng/cây. Cá biệt, loại 1 củ 200 gram có giá từ 150 - 200 triệu đồng/kg. Mỗi ha sau 5 năm trồng sẽ thu lợi nhuận từ 30 -50 tỷ đồng [103]. Có thể nói Sâm ngọc linh là quốc bảo của Việt Nam.

Những thống kê trên cho thấy việc phát triển trồng cây thuốc ở nước ta có nhiều tiềm năng và cho hiệu quả kinh tế cao. Cần giúp cho người dân biết cách chuyển đổi cơ cấu cây trồng, kết hợp trồng rừng với trồng cây thuốc ở những nơi có khí hậu và đất đai phù hợp, để nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, góp phần tích cực trong việc xoá đói giảm nghèo cho người dân ở vùng núi.

Nếu ta biết sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên, khai thác thế mạnh của miền núi, vận dụng khoa học kỹ thuật để canh tác hợp lý, trong đó có việc trồng cây thuốc thành hàng hoá, thì chắc chắn những sản phẩm này không chỉ góp phần vào công cuộc xoá đói giảm nghèo ở nước ta

1.2.3. Tiềm năng phát triển

Cây thuốc và thuốc thảo dược đã tạo ra một đóng góp cho nền y tế quốc gia và sự phát triển của Việt Nam. Ước tính năm 2010, Việt Nam tự sản xuất được 70% các loại thuốc cần. Tuy nhiên, nguyên liệu bản địa chiếm 30% tổng giá trị thuốc sản xuất. Trong khi hàng năm thu hoạch được 10.000 tấn dược liệu nhưng vẫn phải nhập khẩu 40.000 tấn hoặc 80% chủ yếu từ Trung Quốc (Nirmal và cs, 2013) [61].

Việt Nam là nơi giao lưu của các dân tộc và các nền văn hóa, là ngôi nhà chung của 54 dân tộc, thuộc 3 họ ngôn ngữ và 8 nhóm khác nhau [9]. Người Kinh có tỷ lệ dân số lớn nhất, chủ yếu phân bố ở các vùng châu thổ sông Hồng, sông Cửu Long và các con sông khác. Các dân tộc còn lại chủ yếu phân bố ở các khu vực đồi núi, có thành phần đa dạng, bao gồm các nhóm dân tộc Mường, Thái,Tày, Nùng, Hmông, Dao… ở miền núi phía Bắc đến Bắc Trung Bộ; các nhóm dân tộc sinh sống ở Nam Trung Bộ và miền Nam chủ yếu thuộc nhánh ngôn ngữ Môn-Khmer; nhóm


các dân tộc Cơ tu, Ê đê – Gia Rai – Mơ nông… sinh sống dọc ven biển miền Trung và Tây Nguyên. Mỗi dân tộc có tri thức và kinh nghiệm sử dụng cây thuốc khác nhau. Nhiều công trình điều tra về kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của các dân tộc thiểu số ở nước ta đã được tiến hành trong những năm vừa qua. Trong thời gian 2000 - 2016, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật đã triển khai nghiên cứu tại các cộng đồng dân tộc người H'mông, Dao, Mường, Thái, Khơ Mú, Tày, Nùng, Hoa tại các tỉnh miền núi phía Bắc ... [104,105,106]

Các dân tộc: Ba Na, Cil, Cho Ro, Chu Ru, Dẻ, Ja Rai, K’Ho, Lào, M’Nông, Mạ, Tày, ... cũng như những khu vực sinh thái đặc trưng như rừng khộp, khu vực Tây Nguyên [107,108]

Các kết quả cho thấy, cộng đồng các dân tộc ở nước ta có nhiều tri thức quý giá và kinh nghiệm sử dụng cây thuốc độc đáo để phòng và chữa bệnh.

1.2.4. Tình hình nghiên cứu bảo tồn, các mối đe dọa nguồn tài nguyên cây

thuốc

Bảo tồn cây thuốc, trước hết là bảo tồn những loài có nguy cơ tuyệt chủng là

một vấn đề cấp bách trong chiến lược hành động bảo tồn đa dạng sinh học ở nước ta. Bên cạnh đó, bảo tồn cây thuốc chính là bảo tồn vốn kinh nghiệm cổ truyền trong việc sử dụng cây thuốc của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Bảo tồn tài nguyên cây thuốc không thể thành công nếu nó chỉ là công việc của các nhà khoa học tự nhiên. Công tác bảo tồn tài nguyên cây thuốc cần phải có sự tham gia của các ngành khác nhau, không những của các nhà khoa học, nhà quản lý, nhà kinh tế mà còn cần có sự tham gia của người dân. Có hai hình thức bảo tồn chính được sử dụng:

* Bảo tồn nguyên vị (in situ): là hình thức bảo vệ cây thuốc ở nơi sống tự nhiên của chúng, giữ nguyên trạng các mối quan hệ sinh thái giữa các loài và mối quan hệ giữa các loài với môi trường sống và các nền văn hoá.

Hiện nay, Việt Nam có 34 Vườn quốc gia, 72 Khu bảo tồn thiên nhiên (Khu dự trữ thiên nhiên:58; Khu bảo tồn loài/sinh cảnh: 14), ...[109] hay là việc duy trì các khu vực được bảo vệ không chính thức của các cộng đồng, như các khu vực quy định riêng lưu giữ cây thuốc của cộng đồng, các khu rừng nhỏ dành cho thờ cúng, rừng đầu nguồn, v.v… hay đơn giản chỉ là hoạt động thu thập hạt cây thuốc hoặc nhân giống để trồng lại trong tự nhiên.


Từ 1997 - 2009, Viện Dược liệu đã thu thập hơn 500 loài cây thuốc đem trồng, nhân giống ở các vườn cây thuốc, trong đó 65 loài có nguy cơ cao được trồng tại Sa Pa, Yên Bái, Hòa Bình, Hà Giang, Vĩnh Phúc, Lạng Sơn, Hà Nội, Nghệ An, Thanh Hóa, Vườn Quốc gia Bạch Mã. Ngoài ra Viện còn tập huấn nâng cao nhận thức và tri thức bản địa của cây thuốc cho đồng bào [110]

Huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc triển khai đề án khôi phục, bảo tồn và phát triển cây dược liệu trên địa bàn giai đoạn 2021 - 2023, với mục tiêu đưa vào bảo tồn hơn 250 loài cây dược liệu, lưu giữ nguồn gen đặc hữu, bản địa có giá trị và nguy cơ tuyệt chủng cao.

* Bảo tồn chuyển vị (ex situ): là di chuyển cây ra khỏi nơi sống tự nhiên để chuyển đến chỗ có điều kiện tập trung quản lý. Cần ưu tiên bảo tồn chuyển vị đối với các loài cây thuốc có nơi sống đã bị phá huỷ hay không bảo đảm an toàn. Cần được sử dụng để nâng số lượng các quần thể các loài cây thuốc đã bị suy kiệt hay các giống bị tuyệt chủng ở mức độ địa phương để trồng lại vào thiên nhiên.

Hiện đã có 11 cây dược liệu được trồng theo nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc” (GACP-WHO), bao gồm: Trinh nữ hoàng cung, Actiso, Bìm bìm biếc, Rau đắng đất, Đinh lăng, Diệp hạ châu đắng, Nhọ nồi, Tần dày lá, Dây thìa canh, Chè dây và Kim tiền thảo.

* Chính sách quản lý và bảo tồn cây thuốc của nhà nước:

Trong Quyết định Phê duyệt quy hoạch tổng thế phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ ký ngày 30/10/2013 đã nêu rõ: Mục tiêu phát triển dược liệu thành sản xuất hàng hóa, trên cơ sở ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới trang thiết bị trong nghiên cứu chọn tạo giống, trồng trọt, chế biến, chiết xuất, chuyển giao công nghệ nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng cao. Với những nội dung rất cụ thể: quy hoạch 8 vùng dược liệu trọng điểm, xây dựng 05 vườn bảo tồn cây thuốc đại diện các vùng sinh thái, bảo tồn nguồn gen đặc hữu bản địa, có nguy cơ tuyệt chủng và ngăn chặn nguồn gen bản địa bị đưa ra nước ngoài trái pháp luật [109]

Qua các nội dung, chúng ta thấy được quyết tâm của Thủ tướng và Chính phủ trong việc từng bước bảo tồn cây thuốc và nâng tầm cây thuốc Việt đúng với giá trị của nó.


* Vai trò của cộng đồng trong bảo tồn cây thuốc:

Tài nguyên cây thuốc bao hàm cả sự đa dạng về mặt thực vật và đa dạng trong tri thức bản địa của người dân. Chính người dân là người duy trì, người tạo nên các tri thức và được đúc kết, lưu truyền theo thời gian. Chính vì vậy, trong sự bảo tồn cây thuốc vai trò của người dân là phần tất yếu không thể tách rời.

Bảo tồn tri thức bản địa và nguồn gen cần khai thác tốt yếu tố cộng đồng. Luôn gắn kết cộng đồng người bản xứ vào việc phát triển, chế biến, sản xuất hàng hóa. Có như vậy, thì tài nguyên dược liệu mới được phát triển một cách bền vững.

Trần Văn Ơn xây dựng cơ sở bảo tồn cây thuốc cho cộng đồng người Dao, với sản phẩm "Thuốc tắm người Dao” là minh chứng cho sự thành công của việc lấy cộng đồng làm trung tâm. Ông đã đồng hành với bà con xây dựng và phát triển 15 hợp tác xã, công ty cổ phần tại cộng đồng để phát triển dược liệu ở Lào Cai, Hà Giang, Quảng Ninh, Thái Nguyên....

1.3. Tình hình nghiên cứu cây thuốc ở Thừa Thiên Huế và điều kiện tự nhiên xã hội Khu bảo tồn Sao La

1.3.1. Tình hình nghiên cứu cây thuốc ở Thừa Thiên Huế

Theo thống kê cây thuốc Vườn Quốc gia (VQG) Bạch Mã đa dạng về thành phần loài (249 loài thuộc 82 họ của người Cơ Tu, 27 loài thuộc 21 họ của người Vân Kiều), về dạng sống (thân thảo 61,0%, dạng gỗ, bụi 39,0%), về bộ phận sử dụng (người Cơ Tu sử dụng làm thuốc vẫn là cành, lá 77 loài chiếm 31%; tiếp đến là cả cây 73 loài chiếm 30%; rễ, củ 68 cây chiếm 28%; hoa quả 15 loài chiếm 7%; các bộ phận khác 9 loài chiếm 4%. Người Vân Kiều sử dụng rễ củ 13 loài chiếm 42%; cành lá 8 loài chiếm 26%; cả cây 5 loài chiếm 16%; các bộ phận khác (nhựa, dịch thân,...) 4 loài chiếm 13% và hoa quả 1 loài chiếm 3%) mà còn đa dạng về các nhóm bệnh được chữa trị (11 nhóm bệnh) [111].

Theo nghiên cứu của Leonid V. Averyanov và cộng sự (2006) khi: "Đánh giá Hệ thực vật Vùng cảnh quan Hành lang xanh, tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam" đã ghi nhận được 322 loài Thực vật bậc cao có mạch, thuộc 215 chi của 74 họ thực vật tại xã Thượng Quảng, huyện Nam Đông. Thảm thực vật ở xã A Roàng, huyện A Lưới thu thập được 231 loài Thực vật bậc cao có mạch, thuộc 162 chi, của 57 họ. Tổng số 816 loài, thuộc 130 họ thực vật bậc cao có mạch ở khu vực A Roàng và


Thượng Quảng. Đây là nghiên cứu có quy mô nhất về thực vật, đã đưa ra một danh lục thực vật, tuy nhiên chưa đầy đủ [7].

Vũ Tiến Chính và cs (2018-2019) đã nghiên cứu khảo sát, thống kê hệ thực vật Khu bảo tồn Sao La và đã thu được 746 loài, thuộc 405 chi, 134 họ. Trong đó, có 398 loài có tác dụng làm thuốc [112]

Lê Nguyễn Thới Trung và cs (2015) đã khảo sát, điều tra, thống kê cây thuốc trên phạm vi cả tỉnh Thừa Thiên Huế. Kết quả nghiên cứu Danh lục các loài thực vật bậc cao có giá trị dược liệu của tỉnh Thừa Thiên Huế được công bố gồm 1.126 loài, 177 họ thuộc 4 ngành thực vật, trong đó, 11 họ có số loài nhiều nhất từ 20 - 61 loài [113].

1.3.2. Điều kiện tự nhiên, xã hội Khu bảo tồn Sao La

1.3. 2.1. Địa lí, dân số, ranh giới, khí hậu thủy văn

* Địa lí:

Khu bảo tồn Sao La có địa hình núi thấp và núi trung bình, độ cao thấp dần về hướng Bắc, độ cao thấp nhất là 120 m, độ cao lớn nhất là 1.232 m. Độ dốc của khu vực khá lớn, độ dốc thấp nhất 200, độ dốc cao nhất > 350, độ dốc bình quân của khu vực > 250. Do địa hình bị phân cắt mạnh và sâu nên các lòng suối hẹp dốc, nhiều thác ghềnh.

Khu bảo tồn Sao La thuộc địa bàn 3 xã: xã Hương Nguyên huyện A Lưới và Thượng Quảng, Thượng Long huyện Nam Đông. Có tọa độ địa lý: Từ 1603’7” đến 1609’50” vĩ độ Bắc, Từ 107025’41” đến 107033’39” kinh độ Đông [3].

* Ranh giới [3]

- Ranh giới phía Bắc: từ ngã ba khe A Rít và sông Hữu Trạch, chạy dọc khe A Rít theo hướng Tây Nam, lên đỉnh 243 và 584. Từ đỉnh 584, chạy dọc theo hướng Tây Bắc, qua đỉnh 508 và xuống sông Cha Linh. Đến đây ranh giới KBT chạy theo hướng Tây Nam, dọc theo sông Cha Linh và lên đỉnh 706. Từ đỉnh 706, ranh giới KBT chạy theo hướng Tây, xuống ngã ba suối A Bung.

- Ranh giới phía Tây: bắt đầu từ ngã ba suối A Bung, chạy theo hướng Nam lên đỉnh 1004. Từ đỉnh 1004, ranh giới KBT chạy dọc dông theo hướng Đông Nam và gặp ranh giới quốc gia (Việt Nam – Lào). Lúc này ranh giới KBT chạy dọc ranh giới quốc gia đến núi Bơ Rơ.


- Ranh giới phía Nam: xuất phát từ núi Bơ Rơ chạy dọc theo ranh giới giữa tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Nam đến đỉnh 1.342.

- Ranh giới phía Đông: từ đỉnh 1.342, chạy theo hướng Tây Bắc, qua các đỉnh 788, 538, xuống ngã ba sông Hữu Trạch và khe Đang. Từ đây ranh giới KBT chạy dọc theo sông Hữu Trạch đến ngã ba khe A Rít và sông Hữu Trạch.

- Diện tích KBT [3] Tổng diện tích 15.519,93 ha, gồm 15 tiểu khu:

+ Huyện A Lưới có 9 tiểu khu: 345; 346; 347; 348; 349; 350, 351; 352; 353.

+ Huyện Nam Đông có 6 tiểu khu: 398; 402; 403 (Trừ khoảnh 1); 404; 405; 409.

* Khí hậu thủy văn

Khu vực có khí hậu mang những nét đặc trưng chung của vùng khí hậu gió mùa, tuy nhiên do ảnh hưởng của địa hình nên mùa mưa ở đây đến sớm và kéo dài hơn, nên nhiệt độ thấp và lượng mưa lớn hơn.

Nhiệt độ trung bình năm của khu vực từ 22 – 24,50, nhiệt độ thấp nhất trong năm đo được 11-120. Mùa mưa bắt đầu khoảng tháng 5, 6 đến tháng 12, lượng mưa bình quân từ 3.400 – 3.800 mm/năm. Mưa tập trung vào tháng 9 – 12, chiếm 80 – 85% lượng mưa năm. Độ ẩm tương đối trung bình 87 – 88%, độ ẩm các tháng thấp nhất 75-77% (tháng 6), độ ẩm tương đối cao nhất 95-96% (tháng 12) [114].

* Địa chất, đất

Khu vực KBT là một phần của dãy Trường Sơn, nằm trên thềm kết tinh cổ cấu tạo bởi đá gơ-nai tiền Cambrian, với các trầm tích biển và lục địa bị biến thái ít nhiều sâu sắc như các đá cát khác nhau, đá phiến sét, đá xanh xám. Ở vài nơi có các mạch granít xâm nhập như ở phần đất thấp của xã Thượng Quảng, huyện Nam Đông. Ở phần lớn vùng nghiên cứu, đá mẹ (nền vật chất) gắn kết với các mạch quáczít ít nhiều chặt chẽ để tạo nên các tảng quáczít lộ đầu gây ấn tượng mạnh.

1.3. 2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

* Dân số, dân tộc

Trong vùng lõi của khu bảo tồn không có dân cư sinh sống. Tại 4 xã vùng đệm khu bảo tồn có 1.384 hộ với 6.749 khẩu, người Kinh (36,4%); người Cà Tu (29,6%); người Tà Ôi (34%). Người Kinh chủ yếu sinh sống ở các xã Dương Hòa, Thượng Quảng; người Cà Tu sinh sống chủ yếu ở các xã Hương Nguyên, Thượng Quảng; người Tà Ôi sinh sống chủ yếu trên địa bàn xã A Roàng [114]


Nhân lực vùng đệm tập trung chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp chiếm 90,1% số lao động; còn lại là các ngành nghề khác như thương mại dịch vụ 4,0%; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng 2% và lao động khác 3,9% [114]

* Đặc điểm kinh tế

Tổng diện tích tự nhiên 4 xã là 80.279 ha, trong đó: đất nông nghiệp 1.214,9 ha (1,5%); đất lâm nghiệp là 63.711,5 ha (79,4%); đất phi nông nghiệp là 1.311,7 ha (1,6%) ; đất chưa sử dụng 14.040,9 ha (17,5%) diện tích tự nhiên (bảng 1.3).

Theo kết quả thống kê, thu nhập bình quân trên địa bàn 4 xã rất thấp và chỉ bằng 60% thu nhập của các huyện, như xã A Roàng là 2,8 triệu đồng/người; Hương nguyên 3,0 triệu đồng/người; Thượng Quảng 3,6 triệu đồng/người.

Bảng 1.3. Hiện trạng sử dụng đất 4 xã vùng đệm KBT Sao La


TT

Loại đất

Tổng

A Roàng

H. Nguyên

T. Quảng

Dương Hòa


Tổng

80.279,0

5.715,0

32.590,0

15.630,0

26.344,0

1

Đất nông nghiệp

64.926,4

4.626,2

28.204,7

13.160,6

18.934,9


Đất dành cho NN

1.214,9

275,7

264,1

605,2

69,9


Đất lâm nghiệp

63.711,5

4.350,5

27.940,6

12.555,4

18.865,0

2

Đất phi NN

1.311,7

183,8

479,9

195,4

452,6

3

Đất chưa sử dụng

14.040,9

905,0

3.905,4

2.274,0

6.956,5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Nghiên cứu tài nguyên cây thuốc Khu bảo tồn Sao La, tỉnh Thừa Thiên Huế và đề xuất biện pháp bảo tồn, phát triển bền vững - 4

Nguồn: Niên giám thống kê 2008 của 3 huyện

Kết quả khảo sát mức sống của các hộ gia đình cho thấy 47% số hộ thuộc diện nghèo, cao hơn tỷ lệ bình quân của huyện A Lưới (35,3%), cũng như Nam Đông (18,8%).

- Nông nghiệp: Nông nghiệp hiện là một trong những ngành mũi nhọn, trọng tâm trong cơ cấu phát triển kinh tế của các xã khu vực vùng đệm, với các ngành chính là trồng trọt và chăn nuôi.

+Trồng trọt: an ninh lương thực của các xã trong khu vực vùng đệm chưa được đảm bảo, vì vậy người dân vẫn phải một phần sống dựa vào rừng.

+ Chăn nuôi: chăn nuôi gia súc và gia cầm các loại quy mô gia đình, trong khu vực gặp nhiều khó khăn do thiếu khu vực chăn thả, các loại dịch bệnh như lở mồm long móng ở gia súc; dịch cúm ở gia cầm xảy ra.

- Lâm nghiệp: Trong khu vực có 4 đơn vị quốc doanh lâm nghiệp: Ban QLRPH Nam Đông; A Lưới; Hương Thủy; Công ty lâm nghiệp Nam Hòa. Một số


hộ gia đình trong khu vực kinh doanh rừng nguyên liệu, tuy nhiên hiện nay công tác giao đất trồng rừng đang triển khai rất chậm.

Với doanh thu 1 ha rừng trồng nguyên liệu khoảng 30 – 35 triệu đồng/chu kỳ kinh doanh (6-7 năm), mỗi hộ gia đình chỉ cần được giao bình quân 2 ha thì sẽ có thêm thu nhập từ sản xuất lâm nghiệp 10 triệu đồng/năm, bằng 40% thu nhập hiện tại. Có thể nói, giao đất lâm nghiệp để trồng rừng nguyên liệu mở ra cơ hội thoát nghèo và tiến tới làm giàu cho nhiều hộ gia đình, góp phần bảo vệ khu bảo tồn.

- Thương mại, dịch vụ

Hoạt động thương mại, dịch vụ do tư nhân đảm nhiệm, phương thức hoạt động cũng khá đa dạng như trao đổi hàng hoá, vận chuyển hàng hoá, mua bán các vật dụng cần thiết cho nhu cầu của người dân.

- Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

Các cơ sở tiểu thủ công nghiệp nhỏ bé, quy mô hộ gia đình. Các ngành nghề như: xay sát, mộc, rèn, đan lát, dệt truyền thống, các sản phẩm làm ra phục vụ cho nhu cầu tại chỗ là chính.

Đặc biệt nghề dệt truyền thống (dệt zdèng) đang được người dân cũng như các tổ chức phi chính phủ quan tâm phục hồi, nếu được đầu tư đúng hướng đây sẽ là một sản phầm du lịch độc đáo trong tương lai.

* Cơ sở hạ tầng

- Giao thông: Bốn xã vùng đệm đã có đường ô tô tới trung tâm xã, 70% đường liên thôn đã được xây dựng bằng bê tông hoặc đường nhựa. Trong vùng đề xuất khu bảo tồn Sao la có tuyến đường Hồ Chí Minh chạy qua với chiều dài 32,5 km, đường bê tông và trải nhựa, có thể lưu thông quanh năm. Tuy nhiên, vào mùa mưa hiện tượng sạt lở thường xuyên xẩy ra, gây ách tắc giao thông.

- Thủy lợi: Ngoài công trình thủy lợi Tả Trạch, vùng đệm của khu bảo tồn chỉ có công trình thủy lợi nhỏ, theo kết quả thống kê khu vực có 9 hồ đập nhỏ với công suất thiết kế tưới 200 ha, công suất thực tế là 150 ha, đảm bảo cung cấp nước cho khoảng 50% diện tích lúa nước.

- Cung cấp điện, nước: Hệ thống điện trong khu vực được xây dựng tương đối hoàn thiện, tất cả các thôn đã có điện lưới quốc gia, hiện tại có 87,7% số hộ sử dụng điện. Nước sạch dùng cho sinh hoạt trên địa bàn 4 xã được cung cấp bởi các

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 14/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí