DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Cây thuốc trồng trên toàn cầu 10
Bảng1.2. Bảo tồn cây thuốc trên toàn cầu 11
Bảng 1.3. Hiện trạng sử dụng đất 4 xã vùng đệm khu bảo tồn Sao La 20
Bảng 2.1. Các tuyến khảo sát tại Khu bảo tồn Sao La, Tỉnh Thừa Thiên Huế 28
Bảng 3.1. So sánh hệ cây thuốc tại KBT Sao La, tỉnh Thừa Thiên Huế với hệ cây thuốc Việt Nam 33
Bảng 3.2. Sự phân bố các loài cây thuốc trong các ngành 34
Bảng 3.3. Các họ giàu loài cây thuốc nhất tại KBT Sao La, tỉnh T.T. Huế 35
Bảng 3.4. Đa dạng về dạng sống của hệ thực vật KBT Sao La 36
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu tài nguyên cây thuốc Khu bảo tồn Sao La, tỉnh Thừa Thiên Huế và đề xuất biện pháp bảo tồn, phát triển bền vững - 1
- Tình Hình Nghiên Cứu Bảo Tồn, Các Mối Đe Dọa Nguồn Tài Nguyên Cây
- Tình Hình Nghiên Cứu Cây Thuốc Ở Thừa Thiên Huế Và Điều Kiện Tự Nhiên Xã Hội Khu Bảo Tồn Sao La
- Tổng Quan Nghiên Cứu Các Chất Có Hoạt Tính Sinh Học Từ Thực Vật
Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.
Bảng 3.5. Tần suất sử dụng các bộ phận làm thuốc 38
Bảng 3.6. Các nhóm bệnh được chữa trị bằng cây thuốc tại KBT Sao La, T.T. Huế 39
Bảng 3.7. Các loài nguy cấp, quý, hiếm và tình trạng bảo tồn theo các tiêu chí 41
Bảng 3.8. Danh lục loài quý hiếm tại KBT Sao La 41
Bảng 3.9. Cao chiết tổng của 12 loài dược liệu tiềm năng 56
Bảng 3.10. Kết quả sàng lọc hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cao chiết tổng của 12 loài dược liệu tiềm năng 57
Bảng 3.11. Kết quả sàng lọc hoạt tính kháng viêm của cao chiết tổng của 12 loài dược liệu tiềm năng 60
Bảng 3.12. Số liệu phổ NMR của OB10 và hợp chất tham khảo (OB2) 72
Bảng 3.13. Kết quả đánh giá hoạt tính gây độc tế bào ung thư của các hợp chất phân lập từ loài Xà căn ba vì 77
Bảng 3.14. Kết quả đánh giá hoạt tính kháng viêm của các hợp chất phân lập từ loài Xà căn ba vì 80
Bảng 3.25. Tình trạng thu hái cây thuốc tại KBT Sao La 82
Bảng 3.26. Giá thu mua dược liệu trôi nổi trên địa bàn khu vực nghiên cứu 82
Bảng 3.27. Các loại cây thuốc thường xuyên được khai thác sử dụng 83
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 2.1. Sơ đồ tuyến điều tra thực vật tại KBT Sao La, tỉnh Thừa Thiên Huế 30
Hình 3.1. So sánh tỷ lệ % các taxon giữa lớp Magnoliopsida và Liliopsida 35
Hình 3.2. Tần suất sử dụng các bộ phận làm thuốc 38
Hình 3.3. Aspidistra heterocarpa var. echinata 45
Hình 3.4. Acranthera hoangii Hareesh & T.A. Le 46
Hình 3.5. Begonia saolaensis Y.M. Shui, T.A. Le & C.T. Vu 47
Hình 3.6. Cây Xương khỉ (Clinacanthus nutans (Burm. f.) Lindau) 54
Hình 3.7. Cây lèo heo (Leoheo domatiophorus) 54
Hình 3.8. Bồ công anh (Taraxacum officinale (L.) Weber ex F.H. Wigg) 54
Hình 3.9. Cây Kê huyết đằng (Milletia reticulata Benth.) 54
Hình 3.10. Thạch tùng (Lycopodiella cernua (L.) Pic. Serm.) 54
Hình 3.11. Cây Bình vôi: (Stephania rotunda Lour.) 54
Hình 3.12. Cây Bạch hoa xà (Plumbago zeylanica L.) 55
Hình 3.13. Cây Xà căn ba vì (Ophiorrhiza baviensis Drake) 55
Hình 3.14. Cây Bá bệnh (Eurycoma longifolia Jack.) 55
Hình 3.15. Cây Cà dại hoa trắng (Solanum torvum Sw.) 55
Hình 3.16. Cây Cà gai leo (Solanum procumbens Lour.) 55
Hình 3.17. Phá lửa (Tacca subflabellata P.P.Ling & C.T.Ting) 55
Hình 3.18. Sơ đồ phân lập các hợp chất từ loài Xà căn ba vì 63
Hình 3.19. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của OB1 64
Hình 3.20. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của OB2 65
Hình 3.21. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của OB3 66
Hình 3.22. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của OB5 67
Hình 3.23. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của OB9 68
Hình 3.24. Cấu trúc hóa học, các tương tác HMBC chính của hợp chất OB10 và hợp chất tham khảo OB2 69
Hình 3.25. Phổ 1H-NMR của hợp chất OB10 70
Hình 3.26. Phổ 13C-NMR của hợp chất OB10 71
Hình 3.27. Phổ HSQC của hợp chất OB10 71
Hình 3.28. Phổ HMBC của hợp chất OB10 71
Hình 3.29. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của OB11 73
Hình 3.30. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của OB12 74
Hình 3.31. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của OB14 75
Hình 3.32. Cây Xà căn ba vì (Ophiorrhiza baviensis Drake) 76
Hình 3.33. Cấu trúc hóa học của 9 hợp chất phân lập từ loài Xà căn ba vì 77
Hình 3.34. Phân khu chức năng dự kiến của CCRR 95
Hình 3.35. Cây Thiên niên kiện 96
Hình 3.36. Trạm xá xã Thượng Quảng và mô hình Vườn thuốc nam. 97
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Vào ngày 17/11/2019, trường hợp đầu tiên của coronavirus đã được ghi nhận tại Vũ Hán, sau đó nhanh chóng lây lan toàn bộ Trung Quốc và thế giới. Đến ngày 11/4/2020, Covid-19 đã lây nhiễm trên 213 quốc gia, với 1614951 trường hợp và 99887 trường hợp tử vong. Nhiều biến thể mới được phát hiện với sức lây nhiễm và độc tính nguy hiểm. Loài người đang đứng trước thách thức về bệnh tật trên quy mô toàn cầu [1]
Thực vật làm thuốc trong nhiều thế kỷ được dùng điều trị nhiều bệnh nhiễm trùng mãn tính, bao gồm cả các bệnh do virus. Trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã xác minh tiềm năng các chất phytochemical tự nhiên có thể được coi là một nguồn thuốc tiềm năng tuyệt vời chống lại các bệnh khác nhau cũng như điều trị Covid [2].
Khu bảo tồn Sao La được thành lập theo Quyết định số 2020/QĐ-UB ngày 09 tháng 10 năm 2013 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, với diện tích 15.519,93 ha, gồm 15 tiểu khu, và trải dài trên địa bàn 3 xã: Hương Nguyên huyện A Lưới, xã Thượng Quảng, Thượng Long huyện Nam Đông. Đây là khu vực giáp ranh giới với Khu Bảo tồn Quốc gia Xe Xap – Lào đồng thời giáp với Khu Bảo tồn Sao La tỉnh Quảng Nam [3]. Khu vực này có địa hình gồ ghề, nằm ở sườn phía Bắc của một rặng núi là một phần của dãy núi Trường Sơn. Các điều tra thực địa tại Khu bảo tồn đã khẳng định đây là khu vực có giá trị đa dạng sinh học quan trọng. Nhiều loài trong số này đã được công nhận cấp quốc tế và cấp quốc gia là loài có nguy cơ bị tuyệt chủng cao (theo IUCN 2018; MoST 2007)[4,5] và có tầm quan trọng cao cần được bảo vệ. Khu vực được ghi nhận là khu đa dạng sinh học trọng yếu ở phạm vi toàn cầu (theo BirdLife, 2018a) [6]
Hệ sinh thái và sinh vật nơi đây rất phong phú và đa dạng, ít được nghiên cứu, có nhiều loài quý hiếm. Hệ thực vật nơi đây phong phú và đa dạng, theo thống kê chưa đầy đủ có khoảng 600 loài, trong đó có nhiều loài quý hiếm như: Trầm hương (Aquilaria crassna), Sến mật (Madhuca pasquieri), Trắc (Dalbergia cochinchinensis), Gụ lau (Sindora tonkinensis), Kiền kiền (Hopea pierrei), Lan kim tuyến (Anoectochilus setaceus), Hoàng lan thủy tiên (Dendrobium amabile),... trong danh mục Sách đỏ Việt Nam. Người Mường, Vân Kiều, Ca Tu sinh sống quanh
Khu bảo tồn với nền văn hóa bản địa đặc sắc, có nhiều phương thuốc hay chữa được nhiều chứng bệnh với nhiều loài cây quý như: Chè đắng, Bảy lá một hoa, Bình vôi, Sa nhân gai, Thiên niên kiện, Thổ phục linh, Sa nhân… (Leonid V. Averyanov và cộng sự, 2006) [4,7,8].
Các loài cây thuốc đã biết ở Việt Nam hiện nay, phần lớn được ghi nhận theo kinh nghiệm trong từng cộng đồng dân tộc ở các vùng khác nhau ghi chép lại. Tính độc đáo của kho tàng dược liệu thể hiện ở kinh nghiệm của từng cá nhân và của mỗi cộng đồng người. Chính giá trị văn hóa của mỗi cộng đồng, gắn liền với mỗi vùng sinh thái tạo nên bề dày của nền Y học dân tộc hàng ngàn năm nay. Ngày nay, những kinh nghiệm quý báu đó đang dần bị mất đi, đồng thời nguồn tài nguyên rừng, tài nguyên cây thuốc đang đứng trước nguy cơ, trước sự tàn phá rừng tự nhiên và nguy cơ bị khai thác cạn kiệt bởi sự thu mua của thương lái nước ngoài.
Với những đặc trưng và giá trị to lớn cả về mặt khoa học, bảo tồn, kinh tế lẫn xã hội và môi trường như vậy tài nguyên cây thuốc ở Khu bảo tồn Sao La thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế cần phải được nghiên cứu, gìn giữ, bảo tồn và phát triển.
Việc nghiên cứu thành phần loài cây thuốc nhằm tiến hành kiểm kê nguồn tài nguyên rừng, làm cơ sở cho công tác bảo tồn nguồn gen của rừng, bảo tồn cây thuốc. Vì thế chúng tôi tiến hành đề tài luận án “Nghiên cứu tài nguyên cây thuốc Khu bảo tồn Sao La, tỉnh Thừa Thiên Huế và đề xuất biện pháp bảo tồn, phát triển bền vững” nhằm góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho việc bảo tồn, phát triển và khai thác sử dụng nhằm phục vụ đời sống nhân dân ở địa phương và phát triển kinh tế-xã hội trong vùng.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung: Nhằm bảo tồn và sử dụng bền vững các loài thực vật có tiềm năng chữa bệnh tại Khu bảo tồn Sao La, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Mục tiêu cụ thể:
- Xây dựng danh lục và đánh giá tính đa dạng thành phần loài cây thuốc tại Khu bảo tồn Sao La, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học 1 đến 2 cây thuốc tại Khu bảo tồn Sao La, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Đề xuất giải pháp bảo tồn và khai thác, sử dụng bền vững nguồn tài nguyên cây thuốc tại Khu bảo tồn Sao La, tỉnh Thừa Thiên Huế.
3. Ý nghĩa khoa học của đề tài luận án
- Ý nghĩa khoa học: Đề tài góp phần hoàn thiện Danh lục và đánh giá đa dạng các loài cây thuốc (thực vật bậc cao có mạch), cung cấp cơ sở khoa học nhằm bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên cây thuốc tại Khu bảo tồn Sao La, tỉnh Thừa Thiên Huế
- Ý nghĩa thực tiễn: nhằm phục vụ nhu cầu chữa bệnh ở địa phương và cả nước, tìm cây thuốc có tiềm năng lớn phát triển kinh tế vùng.
4. Bố cục của luận án
Luận án ngoài mở đầu, kết luận, kiến nghị, những điểm mới của luận án, còn có các chương sau:
- Chương 1. Tổng quan tài liệu: 21 trang
- Chương 2. Đối tượng, địa điểm, nội dung và phương pháp nghiên cứu: 06
trang.
- Chương 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận: 56 trang.
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Tình hình nghiên cứu về nguồn tài nguyên cây thuốc trên thế giới
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu và tình hình điều tra thống kê
Loài người đã sử dụng thực vật làm thuốc từ rất sớm và có nhiều bằng chứng cho điều này. Người Neanderthal cổ ở Iraq từ 60.000 năm trước đã biết sử dụng một số cây cỏ mà ngày nay vẫn thấy sử dụng trong y học cổ truyền [9]. Người Sumer từ Nagpur, Ấn Độ, lưu giữ 12 công thức pha chế thuốc, hơn 250 loại cây khác nhau được khắc lên phiến đất sét, khoảng 5000 năm trước [10,11], Người Ai Cập cổ đại ghi chép 800 bài thuốc và trên 700 vị thuốc trong khoảng thời gian 3.600 năm trước đây [9]. Cuốn “Ebers papyrus in Egypt”, được người Ai Cập cổ viết vào khoảng năm 1550 TCN, đã ghi lại hơn 780 toa thuốc và công thức sử dụng, 700 loại thảo dược và các chứng bệnh như quả lựu, cây thầu dầu, lô hội, tỏi, hành, vả, liễu, rau mùi, bách xù, ...[12,13,14]. Theo dữ liệu từ Kinh thánh và sách thánh Do Thái Talmud, cây chứa tinh dầu được sử dụng trong nghi lễ và phương pháp điều trị bệnh [15]
Ở Châu Á, đất nước Ấn Độ được xem là "cái nôi" của y học cổ với rất nhiều tài liệu ghi chép được truyền lại. Trong đó cuốn sách cổ nhất: "Rig-Veda" được viết vào khoảng 4.500 TCN, đã đề cập đến việc điều trị bệnh bằng thực vật, có nhiều loại cây gia vị được sử dụng như: Nhục đậu khấu, Tiêu, Đinh hương,... [16] Cuốn sách đã giới thiệu hệ thống y học cổ Ayurvedic vào khoảng 4.400TCN, tiếp đến các hệ thống như: Unani, Siddha và Tibetan dùng để chữa trị cho dân tộc này và các dân tộc khác. Ở thế kỷ thứ 6 trước công nguyên, Sushruta đã viết "Sushruta Amhita", trong đó mô tả 700 cây thuốc, nhiều cây thuốc vẫn được sử dụng trong y học hiện đại [17].
Cùng với Ấn Độ, Trung Quốc ghi nhận sử dụng dược liệu từ rất sớm. Cuốn dược điển "Pen T' Sao"do Shen Nung khoảng 2500 năm TCN, đề cập 365 vị thuốc và cây thuốc, nhiều trong số chúng được sử dụng ngay cả ngày nay như: Đại hoàng, Long não, Khổ sâm vàng, Nhân sâm, vỏ Quế, Ma hoàng, ...[18,19]. Cộng đồng dân tộc thiểu số Trung Quốc cũng đã biết sử dụng 8.000 loài cây cỏ làm thuốc, trong đó, Tây Tạng (sử dụng 3.294 loài), Mông Cổ (1.430 loài), Thái (800 loài), ....[20]. Năm 1985, cuốn sách “Cây thuốc Trung Quốc” thống kê hầu hết các loài cây cỏ có tác dụng chữa bệnh ở Trung Quốc [21]. Gần đây Thomas S. C. Li ở Đài Loan, Trung
Quốc công bố hơn 1.000 loài cây thuốc, danh sách này sắp xếp theo bảng chữ cái Latin [22].
Theophrastus (371-287 TCN) trong “De Causis Plantarium” và “De Historia Plantarium” đã phân loại hơn 500 cây thuốc được biết đến [23, 24]. Trong tác phẩm này, ông đã nhấn mạnh tính năng quan trọng để con người trở nên quen thuộc với chất độc thực vật là cách tăng dần liều lượng sử dụng [25, 26]
Vào năm 77 sau công nguyên (SCN), Dioscorides với tư cách là bác sĩ quân y và dược sĩ của quân đội Nero, đã nghiên cứu cây thuốc nơi ông đi qua cùng quân đội La Mã. Tác phẩm “De Materia Medica” do ông viết cung cấp nhiều dữ liệu về cây thuốc chữa bệnh từ thời Trung cổ và thời kỳ Phục hưng [27, 28] Trong tổng số 944 loại thuốc được mô tả, có 657 loại có nguồn gốc thực vật, với các mô tả về hình thái, phân bố, cách thu hái, làm các chế phẩm thuốc và hiệu quả điều trị [29,30]. Pliny the Elder (23 -79 SCN) người đã đi khắp Đức và Tây Ban Nha, viết về khoảng 1000 cây thuốc trong cuốn sách “Historia naturalis”[31]. Các tác phẩm của hai ông đã tổng hợp tất cả kiến thức về cây thuốc thời bấy giờ.
Thế kỷ 18, Linnaeus trong tác phẩm: "Species Plantarium" (1753) đã cung cấp một mô tả ngắn gọn và phân loại loài được mô tả cho đến lúc đó. Ông đã đề ra phương pháp đặt tên loài được dùng cho đến ngày nay [32]
Năm 1978, WHO chính thức khởi động một chương trình quốc tế nhằm thúc đẩy và phát triển các nghiên cứu cơ bản và ứng dụng trong y học cổ truyền (WHO, 1978; Tsige Gebremariam và Kaleab Asres, 2001) [33,34].
Ðầu thế ỷ XX, Perry (1985) đã công bố 1.000 loài cây và dược liệu tại Ðông Nam Á để tổng hợp thành cuốn “Medicinal Plants of Eats and Southeast Asia” trong chương trình nghiên cứu về thực vật nơi đây [35].
Cây thuốc bản địa và thực vật học dân tộc được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm nghiên cứu và thống kê, đây là những dẫn liệu khoa học quý cho các dân tộc khắp thế giới, đại diện như: điều tra dân tộc học của các bộ lạc Akha của Thái Lan [36], tại Massif của Monteseny, nằm ở phía đông bắc Catalonia (Bán đảo Iberia) từ năm 1993 đến năm 2000 [37], ở Mihalgazi thuộc tỉnh Eskisdehir ở Thổ Nhĩ Kỳ [38], cây thuốc trong khu vực Avsar (Kahramanmaras) và vùng phụ cận, Thổ Nhỉ Kì [39], cây thuốc tộc người Jah Hut (bán đảo Mã Lai ) [40]. Nghiên cứu cây thuốc cổ truyền dùng để điều trị bệnh sốt rét ở Ethiopia [41]. Điều tra dân tộc học về cây