Nghiên cứu sự lựa chọn chính sách kế toán của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bình Dương - 8

trong giao dịch. Khi đó giá cả trên thị trường có thể quá thấp hoặc quá cao so với giá cân bằng của thị trường. Bất cân xứng thông tin có ba đặt điểm cơ bản sau: thứ nhất, có sự khác biệt về thông tin giữa các bên giao dịch; thứ hai, có nhiều trở ngại trong việc chuyển thông tin giữa các bên; thứ ba, trong hai bên có một bên thông tin không chính xác.

Do đó thông tin trình bày trên BCTC luôn có vai trò quan trọng đối với các cổ đông, ngân hàng, nhà đầu tư. Tuy nhiên vấn đề này chưa được trình bày một cách thỏa đáng trong việc lập và trình bày lập BCTC, những thông tin được trình bày trên BCTC chưa thực sự có ích cho người sử dụng. Điều này ảnh hưởng việc sử dụng các nguồn lực và cơ hội đầu tư, thông tin không trung thực và khách quan còn làm tăng rủi ro các hoạt động kinh doanh.

Trong nghiên cứu này, lý thuyết bất cân xứng thông tin lý giải cho các nhân tố nhu cầu thông tin, sự trung thực và hợp lý BCTC, mức vay nợ có tác động đến sự lựa chọn chính sách kế toán của doanh nghiệp FDI.

2.3.3. Lý thuyết thông tin hữu ích

Lý thuyết thông tin hữu ích là lý thuyết kế toán chuẩn tắc được sử dụng như một lý thuyết nền tảng để xây dựng khuôn mẫu lý thuyết kế toán hiện nay của chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế và chuẩn mực kế toán nhiều quốc gia. Lý thuyết này nhấn mạnh nhiệm vụ cơ bản của báo cáo tài chính là cung cấp thông tin hữu ích và hợp lý cho các đối tượng sử dụng trong việc ra quyết định kinh tế. Lý thuyết thông tin hữu ích cũng đề cập đến khái niệm cân bằng lợi ích và chi phí, là một khía cạch quan trọng cần quan tâm khi thiết lập các chuẩn mực (Godfrey et al, 2003).

Áp dụng vào lĩnh vực hội tụ kế toán quốc tế, lý thuyết này giải thích mục tiêu của quá trình hội tụ kế toán quốc tế là xây dựng các chuẩn mực chất lượng cao giúp cho nhà đầu tư và các đối tượng khác ra quyết định kinh tế đúng đắn hơn.

Vận dụng lý thuyết thông tin hữu ích vào trong nghiên cứu, lý thuyết lý giải cho nhân tố nhu cầu thông tin, sự trung thực và hợp lý BCTC có ảnh hưởng đến sự lựa chọn chính sách kế toán của doanh nghiệp FDI.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 này, tác giả là trình bày tổng quan cơ sở lý thuyết về CSKT, trong đó đề tài nghiên cứu nêu ra một số khái niệm về chính sách kế toán, vai trò, mục tiêu sự lựa chọn chính sách kế toán, các văn phản pháp luật và các chính sách kế toán trong áp dụng trong doanh nghiệp. Ngoài ra, chương này còn trình bày khái niệm và đặc điểm của doanh nghiệp FDI và các lý thuyết nền có liên quan làm cơ sở đề xuất mô hình và giả thuyết nghiên cứu nhằm đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn chính sách kế toán của doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Bình Dương.


CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Thiết kế nghiên cứu

Trong nghiên cứu của mình, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu tổng hợp, cụ thể nghiên cứu định tính giúp thu thập thông tin trực tiếp bằng cách phỏng vấn lấy ý kiến các chuyên gia là kế toán, kế toán trưởng, giám đốc tại các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Bình Dương, hệ thống hóa cơ sở lý luận bằng phương pháp tổng hợp, phân tích. Tiến hành khảo sát các thông tin nhằm xác định các nhân tố tác động đến sự lựa chọn CSKT của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Sau khi xây dựng mô hình và các thang đo, tác giả tiến hành nghiên cứu định lượng với việc thu thập dữ liệu thông qua việc khảo sát sau khi hình thành bảng câu hỏi từ kết quả của nghiên cứu định tính, xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính, sau đó sử dụng phần mềm SPSS để đánh giá độ tin cậy thang đo Cronbach’s alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy, kiểm định sự phù hợp của mô hình, mức độ tác động của các nhân tố đến sự lựa chọn CSKT của doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

3.1.1. Quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu gồm có 3 bước

Bước 1: Tìm hiểu tổng quan các nghiên cứu trước trong và ngoài nước, các lý thuyết liên qua đến sự lựa chọn chính sách kế toán của doanh nghiệp FDI. Từ đó, tác giả tiến hành xây dựng thang đo, đề xuất mô hình nghiên cứu.

Bước 2: Nghiên cứu định tính được tiến hành bằng cách tìm hiểu và thu thập các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu, lấy ý kiến chuyên gia như: kế toán viên, kế toán trưởng, người làm công tác kế toán, giám đốc, người phụ trách kế toán. Để điều chỉnh thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn chính sách kế toán, xác định mô hình nghiên cứu chính thức.

Bước 3: Nghiên cứu định lượng được tiến hành bằng phương pháp khảo sát với đối tượng thu thập chủ yếu là các kế toán, phụ trách kế toán, người làm công tác kế toán, kế toán trưởng, giám đốc tại có doanh nghiệp FDI có trụ sở tại Bình Dương. Dữ liệu thu thập được dùng để đánh giá độ tin cậy thang đo thông qua kiểm định độ

tin cậy của thang đo Cronbach’s alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy, kiểm định giả thiết nghiên cứu và xác định mức độ tác động của các nhân tố trong mô hình.


Đề tài nghiên cứu

Mô hình nghiên

cứu đề xuất

- Thảo luận chuyên gia

- Mô hình nghiên cứu chính thức

- Thang đo chính thức

Nghiên cứu định tính

- Vấn đề nghiên cứu

- Mục tiêu nghiên cứu

- Cơ sở lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu trước



Kết quả nghiên cứu và hàm ý quản trị

Nghiên cứu định lượng

- Đo lường độ tin cậy Cronbach’s Alpha

- Phân tích nhân tố khám phá EFA

- Phân tích hồi quy

- Kiểm định giả thuyết nghiên cứu


- Kiểm định các giả định hồi quy

(Nguồn: Tác giả xây dựng)

Hình 3. 1: Mô tả quy trình nghiên cứu sự lựa chọn chính sách kế toán của doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Bình Dương

3.1.2. Xây dựng thang đo

Đề tài nghiên cứu xây dựng thang do dựa vào các lý thuyết và các nghiên cứu trước ở trong nước và nước ngoài. Sau khi thảo luận với các chuyên gia và điều chỉnh cho phù hợp với loại hình doanh nghiệp FDI tại Bình Dương. Từ đó, tác giả xây dựng thang đo chính thức và sử dụng thang đo Likert với 5 mức độ để đo lường các biến quan sát. Nghiên cứu có 24 biến quan sát dùng để đo lường 6 biến độc lập và 3 biến quan sát để đo lường 1 biến phụ thuộc.

Thang đo lường nhân tố thuế: là thang đo được đo lường bởi 4 biến quan sát: (1) Thuế TNDN có ảnh hưởng tới việc lựa chọn CSKT; (2) Các loại thuế khác (ngoài thuế TNDN) có ảnh hưởng tới việc lựa chọn CSKT; (3) Việc tận dụng tối đa sự ưu đãi về thuế của các DN FDI có ảnh hưởng đến việc lựa chọn CSKT; (4) Sự đồng ý của cơ quan thuế có ảnh hưởng việc lựa chọn CSKT. Khi phân tích SPSS thang đo Thuế được ký hiệu là THUE; Các biến đo lường được ký hiệu lần lượt là THUE1, THUE2, THUE3, THUE4

Thang đo lường nhân tố nhu cầu thông tinh: là thang đo được đo lường bởi 4 biến quan sát: (1) Các CSKT được đề suất trên cơ sở khoa học (bài báo, tạp chí, sách, internet…) có tác động đến việc lựa chọn CSKT; (2) Quy định và yêu cầu thông tin của nhà quản lý có ảnh hưởng đến việc lựa chọn CSKT; (3) Quy định và yêu cầu thông tin riêng biệt của chủ sở hữu có ảnh hưởng đến việc lựa chọn CSKT;

(4) Quy định và yêu cầu thông tin của các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp có ảnh hưởng đến việc lựa chọn CSKT. Khi phân tích SPSS thang đo nhu cầu thông tin ký được ký hiệu là NCTT; Các biến đo lường được ký hiệu lần lượt là NCTT1, NCTT2, NCTT3, NCTT4

Thang đo lường nhân tố sự trung thực va hợp lý của BCTC: là thang đo được đo lường bởi 4 biến quan sát: (1) Cung cấp thông tin BCTC thích hợp với nhu cầu ra quyết định kinh tế của người sử dụng có ảnh hưởng đến lựa chọn CSKT; (2) Cung cấp thông tin BCTC đáng tin cậy với nhu cầu ra quyết định kinh tế của người sử dụng có ảnh hưởng đến lựa chọn CSKT; (3) Áp dụng nguyên tắc thận trọng có ảnh hưởng đến lựa chọn CSKT; (4) Áp dụng nguyên tắc trọng yếu có ảnh hưởng đến lựa chọn CSKT. Khi phân tích SPSS thang đo sự trung thực va hợp lý của BCTC ký

được ký hiệu là TTHT; Các biến đo lường được ký hiệu lần lượt là TTHT1, TTHT2, TTHT3, TTHT4

Thang đo lường nhân tố trình độ nhân viên kế toán: là thang đo được đo lường bởi 4 biến quan sát: (1) Nhân viên kế toán được đào tạo kế toán để đảm bảo tuân thủ tốt các CSKT; (2) Khả năng vận dụng các CSKT của kế toán viên có ảnh hưởng đến việc lựa chọn CSKT; (3) Việc tối đa hóa lợi nhuận của DN dựa trên trình độ kế toán viên có ảnh hưởng đến lựa chọn CSKT; (4) Mức độ tham gia của nhân viên kế toán đối với quyết định lựa chọn CSKT có ảnh hưởng đến việc lựa chọn CSKT. Khi phân tích SPSS thang đo trình độ nhân viên kế toán ký được ký hiệu là TĐNVKT; Các biến đo lường được ký hiệu lần lượt là TĐNVKT1, TĐNVKT2, TĐNVKT3, TĐNVKT4

Thang đo lường nhân tố kế hoạch trả thưởng: là thang đo được đo lường bởi 4 biến quan sát: (1) Việc DN trả tiền thưởng dựa trên lợi nhuận có ảnh hưởng đến đến việc lựa chọn CSKT; (2) Sự tồn tại của kế hoạch trả thưởng khuyến khích các nhà quản lý sử dụng các phương pháp kế toán như phương pháp khấu hao, phương pháp xác định hàng tồn kho,... có ảnh hưởng đến việc lựa chọn CSKT; (3) Việc làm tăng lợi nhuận kỳ báo cáo để làm tăng các khoản tiền thưởng có ảnh hưởng đến việc lựa chọn CSKT; (4) Chính sách trả thưởng của Hội đồng thành viên công ty dành cho nhà quản lý có ảnh hưởng đến việc lựa chọn CSKT. Khi phân tích SPSS thang đo kế hoạch trả thưởng ký được ký hiệu là KHTL; Các biến đo lường được ký hiệu lần lượt là KHTT1, KHTT2, KHTT3, KHTT4

Thang đo lường nhân tố mức vay nợ: là thang đo được đo lường bởi 4 biến quan sát: (1) Việc tối đa hóa lợi ích của DN dựa trên mức vay nợ có ảnh hưởng đến việc lựa chọn CSKT; (2) Khả năng hợp đồng vay có ảnh hưởng đến việc lựa chọn CSKT; (3) Mức vay nợ ngân hàng và cá nhân nhiều có ảnh hưởng đến việc lựa chọn CSKT; (4) Thời hạn của các khoản vay có ảnh hưởng đến việc lựa chọn CSKT. Khi phân tích SPSS thang đo mức vay nợ ký được ký hiệu là MVN; Các biến đo lường được ký hiệu lần lượt là MVN1, MVN2, MVN3, MVN4

Thang do biến phụ thuộc sự lựa chọn CSKT của doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Bình Dương: là thang đo được đo lường bởi 3 biến quan sát: (1) Mức độ tăng lợi nhuận khi lựa chọn CSKT của DN có ảnh hưởng đến việc lựa chọn

CSKT; (2) Mức độ phù hợp giữa CSKT của DN với quy định của luật thuế hiện hành có ảnh hưởng đến việc lựa chọn CSKT; (3) Khả năng bảo toàn vốn, đảm bảo hướng lợi nhuận bền vững trong dài hạn của DN có ảnh hưởng đến việc lựa chọn CSKT.

3.2. Mô hình và giả thiết nghiên cứu

3.2.1. Mô hình nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu dựa vào kết quả các nghiên cứu trong nước, nước ngoài, kết hợp với các nền tản cơ sở lý thuyết về CSKT, lý thuyết nền có liên quan đến đề tài nghiên cứu, tham khảo ý kiến chuyên gia, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu đề xuất các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn CSKT của doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Bình Dương bao gồm 6 nhân tố: (1) Thuế; (2) Nhu cầu thông tin; (3) Sự trung thực và hợp lý BCTC; (4) Trình độ nhân viên kế toán; (5) Kế hoạch trả thưởng;

(6) Mức vay nợ.

Bảng 3. 1: Bảng tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng sự lựa chọn chính sách kế toán dựa trên các nghiên cứu trước

STT

Nhân tố

Kế thừa nghiên cứu trước


1


Thuế

Okpala, Kenneth Enoch (2016); Szilveszter Fekete và cộng sự (2010); Christos Tzovas (2006); Kenneth và Michael (1991); Nguyễn Thúy An (2019); Nguyễn Thị Thanh Thủy (2018); Trần Quốc Dũng (2017); Trần Thị Hoài Thương (2017); Bùi Thị Thu Lan (2016); Nguyễn

Hồng Hà (2015); Huỳnh Thị Cẩm Nhung (2015)


2


Nhu cầu thông tin

Sirwan Lutfulah Abdulla et al (2022); Okpala, Kenneth Enoch (2016); Szilveszter Fekete et al. (2010); Nguyễn Thúy An (2019); Hoàng Tâm Vân Anh (2016); Phạm

Thị Bích Vân (2012).

3

Sự trung thực và

hợp lý BCTC

Szilveszter Fekete et al (2010); Trần Thị Hoài Thương

(2017)


4


Trình độ nhân viên kế toán

Nguyễn Thúy An (2019); Nguyễn Thị Thanh Thủy (2018); Bùi Thị Thu Lan (2016); Huỳnh Thị Cẩm Nhung (2015)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.

Nghiên cứu sự lựa chọn chính sách kế toán của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bình Dương - 8

Nhân tố

Kế thừa nghiên cứu trước


5

Kế hoạch trả thưởng

Desrir Miftah (2018); Franck Missonier-Piera (2004);

P. Healy (1985); Robert L.Hagerman and Mark E.Zmijewski (1979); Bùi Thị Thu Lan (2016)


6


Mức vay nợ

Sirwan Lutfulah Abdulla et al (2022); Sandra Alves (2019); Franck Missonier-Piera (2004); Steven Young (1998); Kenneth and Michael (1991); Nguyễn Thúy An (2019); Nguyễn Thị Thanh Thủy (2018); Bùi Thị Thu

Lan (2016); Huỳnh Thị Cẩm Nhung (2015)

STT

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)


Bảng 3. 2: Bảng các nhân tố ảnh hưởng sự lựa chọn chính sách kế toán dựa trên cơ sở lý thuyết nền

STT

Nhân tố

Cơ sở lý thuyết

1

Thuế

Lý thuyết đại diện

2

Nhu cầu thông tin

Lý thuyết bất cân xứng thông tin

Lý thuyết thông tin hữu ích

3

Sự trung thực và hợp lý BCTC

Lý thuyết bất cân xứng thông tin

Lý thuyết thông tin hữu ích

4

Trình độ nhân viên kế toán

Lý thuyết đại diện

5

Kế hoạch trả thưởng

Lý thuyết đại diện

6

Mức vay nợ

Lý thuyết đại diện

Lý thuyết bất cân xứng thông tin

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Xem tất cả 152 trang.

Ngày đăng: 15/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí