Nghiên cứu sự lựa chọn chính sách kế toán của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bình Dương - 7

hơn mức thuế suất thông thường có thời hạn hoặc toàn bộ thời gian thực hiện dự án đầu tư, miễn thuế, giảm thuế và các ưu đãi khác theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp; miễm thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định, nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; miễm, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất; Khấu hao nhanh, tăng mức chi phí được trừ khi tính thu nhập chịu thuế.

Các doanh nghiệp thường có xu hướng vận dụng CSKT trong việc quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh với mục tiêu tối ưu hóa lợi nhuận. Ngoài ra, doanh nghiệp còn dựa vào các chính sách ưu đãi thuế theo quy định của pháp luật để tối ưu số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp.

2.1.4. Các văn bản pháp luật và chính sách kế toán áp dụng trong doanh nghiệp

Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động tại Việt Nam đều phải tuân thủ các quy định của pháp luật và chịu sự quản lý của các cơ quan nhà nước, cụ thể:

Luật đầu tư: Luật đầu tư số 61/2020/QH14 ban hành ngày 17 tháng 06 năm 2020. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 (thay thế Luật đầu tư số 67/2014/QH14). Luật này quy định về hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam và hoạt động đầu tư kinh doanh từ Việt Nam ra nước ngoài. Luật này áp dụng đối với nhà đầu tư và cơ quan tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đầu tư.

Luật doanh nghiệp: Luật doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ban hành ngày 17 tháng 6 năm 2020. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 (thay thế cho luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13). Luật này quy định về việc thành lập, tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động có liên quan của doanh nghiệp, bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp doanh, doanh nghiệp tư nhân và quy định về nhóm công ty.

Luật kế toán: Luật kế toán đang áp dụng hiện nay là luật kế toán số 88/2015/QH13 ban hành ngày 20 tháng 11 năm 2015. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 (Luật này thay thế Luật kế toán số 03/2003/QH11). Luật này quy định về nội dung công tác kế toán, tổ chức bộ máy kế toán, người làm

kế toán, hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán, quản lý nhà nước về kế toán và tổ chức nghề về kế toán.

Chuẩn mực kế toán Việt Nam: là những quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và yêu cầu kế toán cơ bản, các yếu tố và ghi nhận các yếu tố của báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhằm giúp cho doanh nghiệp ghi chép và lập báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán đã ban hành một cách thống nhất và xử lý các vấn đề chưa được quy định cục thể nhằm đảm bảo cho các thông tin trên báo cáo tài chính phản ảnh trung thực hợp lý. Hiện nay, Bộ tài chính đã ban hành 26 chuẩn mực kế toán và được áp dụng mọi doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong phạm vi cả nước. Ngoài ra, Bộ tài chính ban hành quyết định số 345/QĐ-BTC, ngày 16 tháng 3 năm 2020. Quyết định này phê duyệt đề án áp dụng chuẩn mực kế toán Việt Nam. Với mục tiêu hoàn thiện khuôn khổ pháp lý tài chính, kế toán, tạo dựng công cụ quản lý hiệu lực, hiệu quả cho công tác quản trị, điều hành tại doanh nghiệp cũng như việc quản lý, giám sát của cơ quan chức năng Nhà nước trong giai đoạn mới, góp phần thực hiện thành công các mực tiêu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Góp phần nâng cao tính minh bạch, hiệu quả của các thông tin tài chính, nâng cao trách nhiệm giải trình nghiệp vụ, bảo vệ môi trường kinh doanh, bảo vệ lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, góp phần thúc đẩy hội nhập của nền kinh tế Việt Nam với khu vực và thế giới. Áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính tại Việt Nam bao gồm 2 nội dung sau:

(1) Xây dựng phương án, lộ trình và công bố, hỗ trợ áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) tại Việt Nam cho từng nhóm đối tượng cụ thể được xác định, phù hợp với thông lệ quốc tế nhằm mục đích nâng cao tính minh bạch, trung thực của báo cáo tài chính, nâng cao trách nhiệm giải trình của doanh nghiệp đối với người sử dụng báo cáo tài chính; (2) Ban hành mới và tổ chức thực hiện hệ thống chuẩn mực báo cáo tài chính Việt Nam (VFRS) theo nguyên tắc tiếp thu tối đa thông lệ quốc tế, phù hợp với đặc thù của nền kinh tế Việt Nam và nhu cầu của doanh nghiệp, đảm bảo tính khả thi trong quá trình thực hiện.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.

Chế độ kế toán: Hiện nay, các doanh nghiệp đang áp dụng hướng dẫn chế độ kế toán theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ban hành ngày 22 tháng 12 năm 2014; thông tư này áp dụng cho năm tài chính bắt đầu hoặc sau ngày 1/1/2015 (Thông tư này thay thế cho chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định số

15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006). Thông tư này hướng dẫn kế toán áp dụng đối với các doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang thực hiện chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ được vận dụng quy định của Thông tư này để kế toán phù hợp với đặt điểm của kinh doanh và yêu cầu quản lý của mình. Ngoài ra, các doanh nghiệp nhỏ và vừa được áp dụng theo thông tư số 133/2016/TT-BTC, ban hàng ngày 26/08/2016. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/01/2017 (thay thế các nội dung áp dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Quyết định 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006). Thông tư này hướng dẫn nguyên tắc ghi sổ kế toán, lập và trình bày báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa, không áp dụng cho việc xác định nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp đối với ngân sách nhà nước.

Nghiên cứu sự lựa chọn chính sách kế toán của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bình Dương - 7

Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp: Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp số 14/VBHN-VPQH, ban hành ngày 15 tháng 07 năm 2020. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021. Luật này quy định về người nộp thuế, thu nhập chịu thuế, thu nhập được miễn thuế, căn cứ tính thuế, phương pháp tính thuế và ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.

2.1.5. Các chính sách ưu đãi thuế thu hút đầu tư tại Bình Dương

Về thuế thu nhập doanh nghiệp: Thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn 15 năm và miễn thuế 04 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 09 năm tiếp theo đối với ( khoản 1, Điều 15 và khoản 1 Điều 16, Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ; khoản 1 Điều 3 Thông tư số 212/TT-BTC ngày 31/12/2015). Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới thuộc lĩnh vực: nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, sản xuất phần mềm, sản xuất vật liệu composit, các loại vật liệu xây dựng nhẹ, vật liệu quý hiếm, sản xuất năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, năng lượng từ việc tiêu hủy chất thải, phát triển công nghệ sinh học.

Thuế suất 17% trong thời hạn 10 năm và miễn thuế 02 năm và giảm 50% số số thuế phải nộp trong 04 năm tiếp theo áp dụng đối với (khoản 3, Điều 15 và khoản 3, Điều 16 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ). Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới thuộc lĩnh vực môi trường.

Về xuất khẩu, thuế nhập khẩu: Căn cứ Nghị định 134/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016 của Chính phủ được miễn thuế hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của đối tượng được hưởng theo quy định của pháp luật về đầu tư, bao gồm: máy móc, thiết bị, linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng để lắp đặt đồng bộ hoặc sử dụng đồng bộ với máy móc, thiết bị, nguyên liệu, vật tư dùng để chế tạo máy móc, thiết bị hoặc để chế tạo linh kiện chi tiết, bộ phần rời, phụ tùng của máy móc thiết bị; Phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ sử dụng trực tiếp cho hoạt động sản xuất của dự án; Vật tư xây dựng trong nước chưa sản xuất được.

Về tiền thuê đất: Căn cứ Nghị định số 135/2016/NĐ-CP ngày 09/09/2016 và Nghị định 46/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ. Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước cho cả thời gian thuê đất đối với dự án xây dựng kết cấu hạ tầng sử dụng chung trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Miễn tiền thuê đất 03 năm kể từ ngày dự án hoàn thành đi vào hoạt động đối với dự án thuộc danh mục ngành nghề ưu đãi đầu tư theo quy định tại Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ; đối với cơ sở sản xuất kinh doanh mới của tổ chức kinh tế thực hiện di dời theo quy hoạch, di dời do ô nhiễm môi trường. Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước 11 năm đối với dự án đầu tư thuộc danh mục lĩnh vực đặt biệt ưu đãi đầu tư theo quy định tại Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ.

2.2. Khái quát về doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

2.2.1. Khái niệm về doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Doanh nghiệp có vốn đầu từ nước ngoài là thuật ngữ được sử dụng trong Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1966. Doanh nghiệp có vốn đầu từ nước ngoài là doanh nghiệp do nhà đầu tư của một quốc gia đầu tư toàn bộ hoặc một phần vốn thành lập trên lãnh thổ của một quốc gia khác để tiến hành hoạt động kinh doanh thu lợi nhuận.

Theo Luật đầu tư số 61 năm 2020, nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo luật pháp nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.

Mặc dù xuất hiện muộn hơn các hoạt động kinh tế đối ngoại khác đến cả vài chục năm nhưng các doanh nghiệp FDI đã nhanh chóng thiết lập vị trí của mình trong quan hệ quốc tế. Dần trở thành một xu thế tất yếu của lịch sử, một nhu cầu không thể thiếu của mọi quốc gia trên thế giới.

2.2.2. Đặc điểm về doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Doanh nghiệp FDI là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, không phân biệt tỷ lệ vốn của bên trong nước hay bên nước ngoài góp vốn là bao nhiêu và nguồn vốn này sử dụng hầu hết trong các hoạt động sản xuất kinh doanh.

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có những đặc điểm sau: Doanh nghiệp sở hữu hoàn toàn hoặc một phần vốn của nhà đầu tư nước ngoài; Được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam trên cơ sở giấy phép đầu tư do cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài; Có tư cách pháp nhân theo luật Việt Nam; Được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn. Thông thường có hai dạng doanh nghiệp FDI là chủ yếu: Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài; Doanh nghiệp liên doanh giữa nước ngoài và các đối tác trong nước.

Hiện nay, trong bố cảnh hội nhập kinh tế, loại hình doanh nghiệp FDI ngày càng phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Thông qua hình thức đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, chúng ta thu hút được dòng vốn FDI và tích lũy được nhiều công nghệ hiện đại. Nổi bật ở các lĩnh vực điện tử, hóa chất, khai thác dầu khí, viễn thông. Ngoài ra, còn có một số ngành sử dụng nhiều lao động, nguyên liệu trong nước như: dệt may, giày da…cũng sử dụng khoa học công nghệ vào trong sản xuất.

Mặc khác, các doanh nghiệp FDI có văn hóa kinh doanh của tương đối khác biệt, mỗi quốc gia đầu từ vào Việt Nam đều mang một bản sắc văn hóa riêng. Thậm chí có thể xảy ra những bất đồng do khác biệt nhiều yếu tố như về con người, ngôn ngữ, phương thức quản trị, quản lý và điều hành doanh nghiệp. Vì vậy, nước ta phải chuẩn bị kỹ càng và đầy đủ các điều kiện cần thiết để tham gia kinh doanh với các nhà đầu tư nước ngoài một các bình đẳng và hiệu quả. Đồng thời, hạn chế thấp nhất những thua thiệt, rủi ro gây bất lợi cho mình.

Có thể nói, nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài cùng các phương thức kinh doanh mới đã tạo nên môi trường cạnh tranh sôi nổi trong nước. Vừa là thách

thức, vừa là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước phải đổi mới chất lượng sản phẩm và áp dụng phương pháp kinh doanh hiện đại. Trong quá trình phát triển và mở cửa nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam gắn liền với công cuộc đổi mới toàn diện đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế . Doanh nghiệp FDI đã góp phần quan trọng không thể thiếu trong sự phát triển nhanh chóng và ổn định của nền kinh tế Việt Nam. Trong tương lai, nếu tiếp tục xây dựng chính sách phù hợp thì Việt Nam sẽ trở thành nơi có môi trường đầu tư tốt, các doanh nghiệp FDI hứa hẹn có thể giúp Việt Nam tăng cường khả năng cạnh tranh trên toàn cầu.

2.3. Các lý thuyết liên quan đến việc lựa chọn và xây dựng chính sách kế toán

2.3.1. Lý thuyết đại diện

Học thuyết đại diện (Agency Theory) xoay quanh các câu hỏi: Tại sao chủ doanh nghiệp phải chia sẻ quyền lực cho nhà quản lý và quyền sở hữu cho các cổ đông khác khi biết rằng lợi nhuận thu được sẽ giảm nếu như anh ta tự mình điều hành và sở hữu doanh nghiệp? Ai thực sự là người nắm quyền kiểm soát doanh nghiệp: cổ đông hay nhà quản lý được tổ chức quản lý và kiểm soát như thế nào để đàm bảo sự ổn định trên cơ sở thỏa mản các lợi ích của các bên?

Phạm vi áp dụng của học thuyết này bao gồm tất cả các hợp đồng ủy quyền, cụ thể trong doanh nghiệp là hợp đồng lao động giữa nhân viên và doanh nghiệp, trong đó học thuyết tập trung phân tích mối quan hệ hợp đồng đặt biệt giữa chủ doanh nghiệp, các cổ đông và nhà quản lý của các doanh nghiệp.

Học thuyết đại diện (Ross, 1973; Jensen và Meckling, 1976) phân tích mối quan hệ mâu thuẫn phụ thuộc giữa chủ doanh nghiệp (cổ đông) và nhà quản lý (ban lãnh đạo, quản lý) trong doanh nghiệp. Trong đó, cổ đông, được gọi là người ủy quyền, ủy thác cho nhà quản lý, người được ủy quyền hay đại diện thực hiện điều hành và quản lý doanh nghiệp theo lợi ích của cổ đông. Một cách khái quát thì mối quan hệ đại diện được thiết lập giữa hai hay nhiều bên khi mà một trong các bên này, gọi là người đại diện, hành động như một đại diện bên kia được gọi là người ủy quyền, trong một bối cảnh ra quyết định nào đó. Như vậy, có thể nói sự chuyển giao quyền ra quyết định thì quan hệ đại diện sẽ tồn tại.

Theo Jensen và Meckling (1976), mang ý nghĩa rộng hơn bởi vì: mỗi hợp đồng là mối quan hệ đại diện và mọi hợp đồng đều bao hàm trong nó mối quan hệ

này, kể cả hợp đồng lao động thông thường của doanh nghiệp. Hợp đồng này được coi là một thỏa thuận ủy quyền một phần quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp cho người đại diện. Như vậy, về nguyên tắc, người đại diện phải có khả năng quản lý những đối tượng trong hợp đồng thỏa thuận một cách tốt hơn những người chủ doanh nghiệp. Theo Smith (1776), sự tách rời giữa quyền sở hữu và quyền quản lý doanh nghiệp này dẫn đến những hậu quả là giám đốc của các doanh nghiệp này trở thành người quản lý tài chính của người khác một cách bất cẩn và lãng phí chứ không thực sự nghiệm túc như cách mà những người chủ doanh nghiệp xử lý vốn của chính họ. Đây chính là vấn đề mà tất cả các doanh nghiệp cổ phần hiện nay đã đang và sẽ luôn phải đối mặt và xử lý.

Trong doanh nghiệp khi mục đích của chủ sở hữu (cổ đông) nhằm tối đa hóa lợi tức trong ngắn hạn và tăng giá trị cổ phiếu trong dài hạn, thì các nhà quản lý cũng theo đuổi nguyên tắc tối đa hóa tiện ích của mình (Jensen và Meckling, 1976). Với tư cách là người làm công ăn lương, động lực hay mục đích mà nhà quản lý muốn hướng tới mức thù lao hay thu nhập cao nhất, danh vọng đạt được là vị trí quản lý trong hệ thống thứ bậc của doanh nghiệp, đồng thời gắn liền với quy mô, danh tiếng của doanh nghiệp và mức độ đại ngộ, tiện nghi làm việc của nhà quản lý. Quyền lực gắn liền với vai trò của nhà quản lý trong quá trình ra quyết định chứ không đơn thuần là vị trí trong hệ thống thứ bậc của doanh nghiệp. Yếu tố nghề nghiệp như an toàn và cơ hội thăng tiến. An toàn nghề nghiệp liên quan tới rủi ro bị cách chức, đuổi việc do các cổ đông quyết định. Cơ hội thăng tiến mang ý nghĩa thứ bậc trong phạm vi doanh nghiệp và điều kiện phát huy khả năng hay tiềm năng của bản thân.

Về bản chất, nhà quản lý sẽ ưu tiên thõa mãn các mục đích mà mình theo đuổi hơn là mục đích của cổ đông bất việc làm sẽ làm tăng chi phí cho doanh nghiệp. Điều này tạo ra những mâu thuẫn tìm ẩn giữa hai bên và nguồn gốc của sự bất ổn trong mối quan hệ đại diện giữa cổ đông và nhà quản lý.

Vận dụng lý thuyết đại diện vào trong nghiên cứu, lý thuyết giải thích cho các nhân tố thuế, trình độ nhân viên kế toán, kế hoạch trả thưởng, mức vay nợ ảnh hưởng đến sự lựa chọn chính sách kế toán của doanh nghiệp FDI.

2.3.2. Lý thuyết bất cân xứng thông tin

Dựa trên những lập luận về thông tin bất cân xứng của Akerlof (1970), Greenwald, Stiglitz và Weiss (1984), Myers và Majluf (1984) đã thảo luận về vấn đề lựa chọn ngược trong quyết định đầu tư. Cả 2 nghiên cứu này đều tranh cãi rằng, trong thị trường không hoàn hảo, tồn tại sự bất cân xứng thông tin giữa doanh nghiệp và nhà đầu tư bên ngoài. Khi nhà đầu tư bên ngoài không phân biệt được giữa cơ hội đầu tư hiệu quả cao và cơ hội đầu tư hiệu quả thấp, việc doanh nghiệp phát hành cổ phần ra bên ngoài để huy động vốn như là một tín hiệu cho các nhà đầu tư bên ngoài thấy rằng dự án đó đầu tư không hiệu quả. Ross Stephen A (1977) lập luận rằng, các doanh nghiệp tốt sẽ dựa vào chủ yếu là vay nợ khi có nhu cầu gia tăng vốn và do đó, khi các doanh nghiệp phát hành cố phần mới, nó cung cấp cho thị trường một tín hiệu cực mạnh mẽ về chất lượng của doanh nghiệp, điều này ảnh hưởng đến ảnh hưởng đến giá phát hành giảm. Myers và Majluf (1984) trình bày rằng, vốn cổ phần mới tài trợ đầu tư chỉ được thực hiện khi và chỉ khi nó làm gia tăng giá trị cho các cổ đông hiện hữu sau khi đã tính các lợi ích cho cổ đông hiện hữu, chứ không phải phát hành cổ phiếu mới để đầu tư cho hết tất cả dự án có chỉ số giá trị hiện tại ròng (NPV) dương.

Lý thuyết thông tin bất cân xứng hàm ý một trật tự ưu tiên trong sử dụng các nguồn tài trợ như được kết luận trong nghiên cứu của Myers (1984). Nghiên cứu chỉ ra rằng, chỉ có một trật tự phân hạn trong việc sử dụng các nguồn tài trợ, chủ yếu dựa trên thông tin bất cân xứng. Doanh nghiệp ưu tiên sử dụng nguồn lực nội bộ trước, nhằm tránh việc cắt giảm các dự án đầu tư có NPV dương hoặc việc phát hành cổ phần mới. Doanh nghiệp sẽ thực hiện chính sách cổ tức phù hợp với mục tiêu tăng cường nguồn vốn nội bộ và đồng thời giữ một tỷ lệ nợ tối đa có thể, để tránh rơi vào tình trạng khó khăn về tài chính hoặc thiếu hụt tài chính. Điều này hàm ý rằng, doanh nghiệp sẽ sử dụng hết nguồn vốn nội bộ đến mức có thể, rồi mới đến nợ ngắn hạn phải trả. Khi cần nguồn vốn bên ngoài, doanh nghiệp sẽ tiến hành phát hành chứng khoán nợ dài hạn và việc phát hành vốn cổ phần là nguồn tài trợ được xét đến sau cùng.

Thông tin bất cân xứng xảy ra khi một trong các bên giao dịch không biết tất cả và chính xác nhưng thông tin cần biết về bên kia để đưa ra quyết định đúng đắn

Xem tất cả 152 trang.

Ngày đăng: 15/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí