Nghiên cứu sự lựa chọn chính sách kế toán của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bình Dương - 6


STT

Tác giả

Đề tài nghiên cứu

Phương pháp

nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu





cho các DN thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu nâng

cao hiệu quả trong việc lựa chọn CSKT.

8

Nguyễn Hồng Hà (2015).

“Các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn chính sách kế toán tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh”.

phương pháp nghiên cứu định lượng

Kết quả sau khi đánh giá độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố khám phá và hồi quy bội, chỉ có thuế là nhân tố duy nhất ảnh hưởng đến sự lựa chọn CSKT. Trong đó sự thay đổi trong lựa chọn CSKT ảnh hưởng 92,4% bởi nhân tố “Thuế”, còn lại 7,6% là do sai số ngẫu nhiên hoặc nhân tố khác ngoài mô hình gây ra. Tuy nhiên, hạn chế của nghiên cứu này là chưa đi sâu vào từng lĩnh vực kinh tế mà mới chỉ xem xét ở các

DNNVV

9

Huỳnh Thị Cẩm Nhung (2015).

“Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn chính sách kế toán của các DN xây lắp trên địa

bàn TP.Đà Nẵng”.

phương pháp nghiên cứu định lượng

Kết quả nghiên cứu cho thấy có 4 nhân tố đó là: Chi phí thuế, mức vay nợ, tình trạng niêm yết, trình độ kế toán viên ảnh hưởng đến việc lựa chọn CSKT tại các DN xây lắp trên địa bàn TP. Đà Nẵng. Tuy nhiên, điểm hạn chế

còn tồn tại của nghiên cứu là chưa chỉ ra được sự khác

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.

Nghiên cứu sự lựa chọn chính sách kế toán của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bình Dương - 6


STT

Tác giả

Đề tài nghiên cứu

Phương pháp

nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu





biệt giữa đặc thù ngành xây lắp so với những ngành

khác trong việc lựa chọn CSKT.

10

Phạm Thị

Bích Vân (2012).

“Nghiên cứu ảnh hưởng của thuế TNDN đến sự lựa chọn chính sách kế toán của các doanh nghiệp trên địa bàn TP. Đà Nẵng”.

phương pháp nghiên cứu định tính

Kết quả nghiên cứu cho thấy các DN này ưu tiên cung cấp thông tin cho cơ quan thuế khi lập BCTC hơn là cung cấp cho các cơ quan khác. Ngoài ra, tác giả còn đánh giá được ảnh hưởng của thuế đến việc lựa chọn chính sách kế toán. Bên cạnh đó, tác giả còn phân tích được sự giống và khác nhau giữa mục tiêu kế toán và mục tiêu thuế dựa trên mô hình đánh giá chênh lệch

giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế tại các DN

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

1.3 Nhận xét và khoảng trống trong nghiên cứu

Qua quá trình tìm hiểu tổng quan các nghiên cứu liên quan đến sự lựa chọn chính sách kế toán. Các nghiên cứu đã hệ thống hóa cơ sở lý luận, thực trạng và đưa ra những nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn CSKT. Kết quả các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các nhân tố có ảnh hưởng đến sự lựa chọn chính sách kế toán tùy thuộc vào mục tiêu lựa chọn của doanh nghiệp. Từ đó, các nghiên cứu đóng góp nhiều hữu ích trong việc lựa chọn CSKT phù hợp với doanh nghiệp. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu có những khoảng trống trong nghiên cứu.

Các nghiên cứu ở nước ngoài được thực hiện ở các nước phát triển có nền kinh tế, xã hội khác với Việt Nam. Các nghiên cứu tại Việt Nam thì đã có nhiều nghiên cứu thực hiện tại các lĩnh vực khác nhau nhưng chưa có nhiều công trình nghiên cứu về loại hình doanh nghiệp FDI. Các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Bình Dương có vai trò quan trọng góp phần tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động, đáp ứng nhu cầu sản xuất và cung ứng hàng hóa, giúp Bình Dương trở thành một trong những tỉnh thành có phát triển đứng đầu trong cả nước. Ngoài ra, các doanh nghiệp FDI góp phần tăng thu ngân sách nhà nước, thực hiện các chính sách an sinh xã hội cho đất nước. Mặc dù chiếm tỷ trọng lớn và có vị trí quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế nhưng vấn đề thực hiện công tác kế toán tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hiện nay nhìn chung vẫn chưa được quan tâm nhiều. Việc thực hiện các CSKT của Doanh nghiệp FDI vì mục đích thuế, mang tính đối phó với cơ quan chức năng hoặc mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.

Việc xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn CSKT đều dựa trên các nghiên cứu trước ở trong nước và nước ngoài. Tuy nhiên chưa có nhiều nghiên cứu tại các doanh nghiệp FDI trên địa bàn Bình Dương. Tác giả nhận thấy đây là khoảng trống để thực hiện nghiên cứu này. Luận văn sẽ khám phá, đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến CSKT của doanh nghiệp FDI trên địa bàn Bình Dương nhằm xác định ra nhấn tố nào có mật độ chi phối nhiều nhất. Từ đó, tác giả đưa ra các hàm ý và kiến nghị để giúp công tác lựa chọn chính sách kế toán tốt hơn và phù hợp với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1, tác giả trình bày tổng quan các nghiên cứu có liên quan các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn CSKT của các doanh nghiệp ở trong nước và nước ngoài. Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, tác giả tổng hợp được những kết quả mà các nghiên cứu trước đã đạt được. Qua đó, tác giả cũng xác định khoảng trống trong nghiên cứu. Trên cơ sở đó, tác giả kế thừa các nghiên cứu trước và dựa vào cơ sở lý thuyết nền để định hướng nghiên cứu trong chương tiếp theo. Chương 2, tác giả sẽ trình bày các khái niệm, cơ sở lý thuyết của nghiên cứu này.

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1. Tổng quan về chính sách kế toán

2.1.1. Khái niệm về chính sách kế toán

Chính sách kế toán được hiểu như trong đoạn 13 chuẩn mực kế toán Việt Nam số 21 (VAS 21- Chuẩn mực trình bày báo cáo tài chính) và trong đoạn 4 chuẩn mực kế toán Việt Nam số 29 (VAS 29- Chuẩn mực thay đổi về chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót), như sau: Chính sách kế toán là nguyên tắc, cơ sở và phương pháp kế toán cụ thể được doanh nghiệp áp dụng trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính.

Theo Chuẩn mực kế toán quốc tế số (IAS 8): Chính sách kế toán là nguyên tắc, cơ sơ, quy ước và thông lệ cụ thể được áp dụng bởi một đơn vị trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính.

Việc lựa chọn và áp dụng chính sách kế toán phù hợp còn tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức quản lý và cách vận hành của mỗi doanh nghiệp. Nhưng doanh nghiệp phải lựa chọn và xây dựng chính sách kế toán dựa trên các chuẩn mực và chế độ độ kế toán hiện hành. Doanh nghiệp xây dựng phương pháp kế toán hợp lý nhằm đảm bảo các thông tin trên báo cáo tài chính trình bày trung thực, hợp lý tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, phản ánh đúng bản chất kinh tế của các giao dịch cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính phù hợp với các chuận mực kế toán và chế độ kế toán hiện hành.

2.1.2. Vai trò của chính sách kế toán

Theo đoạn 5, chuẩn mực kế toán số 29 (VAS 29 - Chuẩn mực thay đổi về chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót) thì doanh nghiệp phải lựa chọn và áp dụng chính sách kế toán nhất quán đối với các giao dịch, trừ khi có chuẩn mực kế toán khác yêu cầu hoặc cho phép phân loại giao dịch, sự kiện tương tự thành các nhóm nhỏ và áp dụng chính sách kế toán khác nhau cho các nhóm này. Trường hợp này, một chính sách kế toán phù hợp sẽ được lựa chọn và áp dụng nhất quán đối với mỗi nhóm.

Như vậy, Chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán hiện hành cho các doanh nghiệp tự do lựa chọn chính sách kế toán phù hợp để áp dụng vào việc quản lý và

điều hành doanh nghiệp trong chu kỳ kế toán của năm tài chính. Vai trò CSKT được thể hiện cụ thể qua những chủ thể sau:

Đối với chủ sở hữu doanh nghiệp, cổ đông góp vốn: Chính sách kế toán là căn cứ quan trọng giúp chủ sở hữu doanh nghiệp, cổ đông góp vốn biết được hiệu quả của việc sử dụng vốn trong việc đầu tư kinh doanh có đạt được kết quả như kỳ vọng mà nhà quản lý ghi nhận và trình bày trên báo cáo tài chính.

Đối với nhà quản lý doanh nghiệp: chính sách kế toán là phương tiện của nhà quản lý trong quá trình quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Giúp nhà quản lý có thể xây dựng kế hoạch kinh doanh, tối ưu hóa được các chính sách để định hướng phát triển doanh nghiệp. Ngoài ra, nhà quản lý có thể sử dụng như công cụ để kiểm soát chi phí nhằm tránh thất thoát, gây lãng phí và cơ sở pháp lý để trình bày cho các bên liên quan.

Đối với kế toán viên, kiểm toán viên: chính sách kế toán là những nguyên tắc, cơ sở và phương pháp giúp người kế toán viên thực hiện việc ghi nhận, trình bày các thông tin nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong doanh nghiệp một cách trung thực, hợp lý, khách quan, không thiên vị. Đồng thời là căn cứ đề kế toán viên, kiểm toán viên so sánh, đối chiếu tính tuân thủ các quy định pháp luật theo từng chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành.

Đối với cơ quan thuế: chính sách kế toán của doanh nghiệp là cơ sở pháp lý được áp dụng tại doanh nghiệp và cũng là cơ sở làm căn cứ do để cơ quan thuế thanh tra, kiểm tra việc thực hiện kê khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế của doanh nghiệp có phù hợp với các chuẩn mực và chế độ kế toán theo quy định của pháp luật Việt Nam. Từ đó ngăn ngừa các hành vi gian lận trốn thuế, các thông tin được trình bày trên báo cáo tài chính sai lệch, không đúng sự thật. Giúp các doanh nghiệp không vi phạm pháp luật về các quy định, chính sách thuế, kế toán, tài chính.

Đối với các tổ chức tín dụng, ngân hàng, nhà đầu tư: là cơ sở quan trọng của nhà đầu khi tiếp nhận thông tin của doanh nghiệp được trình bày trên báo cáo tài chính được công bố ra bên ngoài. Nhà đầu tư có thể làm căn cứ phân tích, đánh giá, so sánh tình hình hoạt động kinh doanh, những rủi ro có thể xảy ra hoặc những triển vọng của doanh nghiệp trong tương lai. Đây là điều sẽ ảnh hưởng đến khả năng ra quyết định của họ đối với doanh nghiệp.

2.1.3. Mục tiêu sự lựa chọn chính sách kế toán

2.1.3.1. Mục tiêu về tối đa hóa lợi nhuận

Steven Young (1998), kết quả nghiên cứu giải thích được sự lựa chọn CSKT chịu ảnh hưởng của mức vay nợ, mục tiêu ổn định lợi nhuận và dấu hiệu dòng tiền mong muốn trong tương lai của DN.

Charles P. Cullinan (1999), kết quả nghiên cứu cho thấy rằng DN nhập khẩu thường lựa chọn CSKT theo hướng lợi nhuận ngày càng tăng so với DN không nhập khẩu, xuất khẩu thì lại không có ảnh hưởng đến sự lựa chọn CSKT. Điểm mới của Charles là tác giả đã nghiên cứu thêm nhóm các bên liên quan khác mà các nghiên cứu trước không đề cập đến đó là khách hàng và nhà cung cấp nước ngoài. Các bên liên quan có thể đánh giá khả năng của đối tác thương mại dựa trên cảm nhận sức mạnh tài chính vì thế các DN có hoạt động thương mại quốc tế có thể lựa chọn CSKT tối đa hóa lợi nhuận.

Theo nghiên cứu của Marina Gurau (2014), nghiên cứu cho rằng lựa chọn CSKT trong từng trường hợp cụ thể với những mục tiêu khác nhau sẽ tác động đến BCTC, nhằm phản ảnh tình hình sử dụng tài chính và hiệu quả hoạt động của DN. Tác giả cho rằng mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận trong kỳ kế toán là kết quả giữa mong muốn và kỳ vọng từ các nhà quản trị hay chủ đầu tư và sự ảnh hưởng của việc áp dụng các chuẩn mực và chính sách kế toán.

Christos Tzovas (2006), nghiên cứu thông qua một cuộc khảo sát các nhà quản lý tài chính của 200 công ty ở Hy Lạp để thu thập ý kiến của họ về tác động của báo cáo số liệu từ các bên liên quan và mức độ các công ty theo đuổi mục tiêu lợi nhuận. Qua cuộc khảo sát, sự lựa chọn CSKT chịu ảnh hưởng bởi nhận thức các bên liên quan, mục tiêu lợi nhuận, mục tiêu tối thiểu hóa nghĩa vụ thuế của DN tuy nhiên những mục tiêu này có thể không đồng nhất. Tác giả đã ghi lại bằng chứng về mức độ mà DN muốn báo cáo lợi nhuận giảm (để giảm nghĩa vụ thuế) và mức độ DN muốn báo cáo lợi nhuận tăng (để tác động tích cực đến quyết định cho vay của ngân hàng, tránh vi phạm cam kết vay vốn hay tăng giá trị cổ phiếu của DN).

Lợi nhuận là kết quả quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp khi hoạt doanh kinh doanh đều mong muốn đạt được mục tiêu lợi nhuận đã đặt ra. Kết quả kinh doanh đó của doanh nghiệp có ảnh hưởng đến

sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai, khả năng mở rộng kinh doanh, tái đầu tư, nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống của người lao động. Ngoài ra, hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của DN tạo ra lợi nhuận góp phần tăng các khoản thuế nộp vào ngân sách nhà nước, doanh nghiệp hoạt động hiệu quả tạo ra dòng tiền và khả năng thanh khoản tốt giúp cho doanh nghiệp có được uy tín và nâng cao vị thế thương hiệu của DN đối với các nhà cung cấp, nhà đầu tư, ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Từ đó, có thể thấy lợi nhuận của doanh nghiệp có vai trò quan trọng, ảnh hưởng lớn tới sự thành công trong kinh doanh của một doanh nghiệp.

2.1.3.2. Mục tiêu về thuế thu nhập doanh nghiệp

Trần Thị Hoài Thương (2017), kết quả nghiên cứu cho thấy nhân tố thuế và chi phí khác của DN là một trong bốn nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn CSKT và cũng là nhân tố có mức độ ảnh hưởng mạnh nhất đến sự lựa chọn CSKT của các DN.

Nguyễn Hồng Hà (2015), kết quả sau khi đánh giá độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố khám phá và hồi quy bội, chỉ có thuế là nhân tố duy nhất ảnh hưởng đến sự lựa chọn CSKT. Trong đó sự thay đổi trong lựa chọn CSKT ảnh hưởng 92,4% bởi nhân tố “Thuế”, còn lại 7,6% là do sai số ngẫu nhiên hoặc nhân tố khác ngoài mô hình gây ra.

Theo đoạn 2, chuẩn mực kế toán số 17 (VAS 17 - Chuẩn mực mày áp dụng để kế toán thuế TNDN) thuế TNDN bao gồm toàn bộ số thuế thu nhập tính trên thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp, kể cả các thu nhập nhận được từ hoạt động sản xuất kinh doanh, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ tại nước ngoài mà việc Nam chưa ký Hiệp định về tránh đánh thuế hai lần. Thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm các loại thuế liên quan khác được khấu trừ tại nguồn đối với các tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam không có cơ sở thường trú tại Việt Nam được thanh toán bởi công ty liên doanh, liên kết hay công ty con tính trên khoản phân phối cổ tức, lợi nhuận (nếu có) hoặc thanh toán dịch vụ cung cấp cho đối tác cung cấp dịch vụ nước ngoài theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.

Theo điều 15 Luật Đầu tư 2020, nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư ở Việt Nam đáp ứng đủ các điều điện sẽ được ưu đãi đầu tư bao gồm: ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, bao gồm áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp

Xem tất cả 152 trang.

Ngày đăng: 15/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí